intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

6 lỗi lớn phụ huynh cần tránh khi dạy con

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

85
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều kiện 'hoàn hảo' và tình thương yêu của cha mẹ chưa chắc đã là 'thuốc bổ' cho sự phát triển của con. Bậc làm cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có một tương lai tươi sáng, trở thành người tự lập và trách nhiệm khi trưởng thành...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 6 lỗi lớn phụ huynh cần tránh khi dạy con

  1. 6 lỗi lớn phụ huynh cần tránh khi dạy con Điều kiện 'hoàn hảo' và tình thương yêu của cha mẹ chưa chắc đã là 'thuốc bổ' cho sự phát triển của con. Bậc làm cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có một tương lai tươi sáng, trở thành người tự lập và trách nhiệm khi trưởng thành... Chính những kỳ vọng đó của cha mẹ đôi khi dẫn đến những sai lầm khi dạy con. 1. Nuông chiều làm hư con Cha mẹ nào cũng thương yêu con cái và luôn muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Nhưng sự quan tâm, nuông chiều con một cách thái quá khiến những đứa trẻ không thể lớn lên, hình thành nhân cách mà luôn luôn trong vòng tay che chở của cha mẹ. Với tâm lý mong muốn cho con được bằng bạn bằng bè, cha mẹ luôn cố gắng đáp ứng mọi yêu cầu của con. Khi làm điều đó, không phải phụ huynh nào cũng ý thức được rằng mình đang làm hại con chứ không phải thương con. Đặc biệt sự nuông chiều con thái quá còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Những đứa trẻ được cha mẹ quá bao bọc và cưng chiều từ bé sẽ có thói quen
  2. sống ỷ lại, không biết tự lo và sắp xếp cuộc sống. Thậm chí, có bé tính cách sẽ rất ngang tàng, phá phách. Nuôi dưỡng và lo lắng cho con là trách nhiệm của tất cả các bậc cha mẹ. Nhưng để con tự tin, sẵn sàng đối mặt với những sóng gió khi trưởng thành thì rất cần sự uốn nắn của cha mẹ ngay từ nhỏ. Con cái như những viên ngọc quý của cha mẹ, nhưng nếu cha mẹ không thường xuyên rèn dũa thì viên ngọc ấy sẽ không sáng đẹp. Tính kỷ luật không đồng nghĩa với những hình thức phạt nặng nề, đánh mắng hay kiểm soát trẻ gắt gao. (Ảnh minh họa).
  3. 2. Thiếu kỷ luật với con Dù con ở độ tuổi nào, bạn cũng cần phải đặt ra cho con những kỷ luật nhất định để đưa con vào nền nếp. Rất nhiều phụ huynh khi xử phạt con chỉ dọa nạt vài câu hoặc qua loa cho xong chuyện. Hành động như thế không có tính răn đe cao, lâu dần trẻ sẽ không sợ việc bị cha mẹ quở trách. Tính kỷ luật không đồng nghĩa với những hình thức phạt nặng nề, đánh mắng hay kiểm soát con quá gắt gao... Những hình phạt quá nghiêm khắc chỉ có tác dụng ngược và khiến con có những phản ứng xấu. Muốn con ngoan, hãy dạy con tính kỷ luật và phạt con đúng lúc. Nếu bạn không làm điều đó chắc chắn sẽ có nhiều người không hài lòng với cách sống và ứng xử của con bạn sau này. 3. Sai lầm khi rèn con tinh thần trách nhiệm Giao cho con làm một số công việc phù hợp với lứa tuổi, chính là cách đơn giản nhất để bạn dạy con tinh thần trách nhiệm. Nhưng nhiều phụ huynh khi giao việc cho con thường kèm theo những phần thưởng không nên có. Ví như, rất nhiều phụ huynh tranh thủ thưởng con bằng một
  4. khoản tiền nho nhỏ, nếu có nhờ con dọn dẹp nhà cửa hay rửa bát lúc vắng nhà... đó thực sự không phải là cách làm thông minh. Rèn tính trách nhiệm cho con, trong mỗi việc làm bạn nên động viên, khuyến khích trẻ cố gắng hoàn thành. Nếu như trẻ gặp khó khăn thì cha mẹ có thể dùng lời chỉ dẫn nhưng tuyệt đối không làm thay khiến trẻ hình thành thói quen ỷ lại. Tốt nhất, hãy phân tích để con hiểu rằng con là một phần của gia đình, do đó, con phải có trách nhiệm với các thành viên khác trong gia đình, với mọi công việc nhà cũng như vun vén, tạo hòa khí hạnh phúc cho cả gia đình. 4. Không quan tâm đến thời gian con ở trường Ngoài khoảng thời gian bên gia đình, trường học là nơi gắn bó với con bạn nhiều nhất. Đó cũng là nơi có ảnh hưởng lớn trong việc phát triển và hình thành nhân cách của con. Vì vậy, sẽ thật sai lầm nếu sáng bạn đưa con đến trường, chiều đón về mà không quan tâm gì khác. Thường xuyên liên lạc với giáo viên là cách gián tiếp bạn thể hiện sự quan tâm và tình yêu bạn dành cho con. Hơn nữa, việc làm này còn mang lại lợi ích thiết thực cho bạn,
  5. khi tạo được mối quan hệ tốt với giáo viên, bạn sẽ nhanh chóng biết được những biểu hiện và thay đổi khác lạ của con để có sự can thiệp kịp thời. 5. Quá kỳ vọng vào con Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có được một tương lai tươi đẹp, thậm chí phải trở thành ‘ông nọ, bà kia'. Chính điều ấy đã gây cho trẻ ít nhiều áp lực bởi những đòi hỏi cũng như kỳ vọng vượt quá khả năng của trẻ. Đánh giá đúng khả năng của con giúp bạn không có những ảo tưởng để rồi thất vọng về con. Dẫu rằng, tâm lý chung của các bậc cha mẹ đều mong muốn con ‘hơn người', thế nhưng, chính áp lực và kỳ vọng quá lớn của cha mẹ vô tình tạo nên bức tường ngăn cách với con, khiến con có nguy cơ mắc bệnh tâm lý, sống thu mình và ác cảm hơn. 6. Không là người vợ hay chồng tốt Cách bạn đối xử với vợ hay chồng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lối sống, cách xử sự cũng như các mối quan hệ của con sau này. Nếu vợ chồng bạn thường xuyên chọn giải pháp tranh cãi để giải quyết mâu thuẫn, chắc chắn con bạn sau này sẽ đối xử với bạn đời y như thế.
  6. Khi bạn đối xử với vợ hoặc chồng nhẹ nhàng, tinh tế và tôn trọng, trẻ sẽ biết nâng niu giá trị gia đình, cảm nhận hạnh phúc và thấy ấm áp, an toàn hơn. Theo Eva.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2