intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

6 tố chất tối cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

172
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn có nghĩ lúc nào đó mình sẽ đảm trách vai trò là một nhà lãnh đạo? Hay trong sự nghiệp của mình, bạn có đặt ra một kế hoạch phấn đấu để trở thành một nhà quản lý chuyên nghiệp. Nhưng để đạt được mục tiêu đó, trước tiên bạn cần phải có tố chất của nhà quản lý vậy tố chất tối quan trọng đó bao gồm những gì?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 6 tố chất tối cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo

  1. 6 tố chất tối cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo. (Phần 1) Bạn có nghĩ lúc nào đó mình sẽ đảm trách vai trò là một nhà lãnh đạo? Hay trong sự nghiệp của mình, bạn có đặt ra một kế hoạch phấn đấu để trở thành một nhà quản lý chuyên nghiệp. Nhưng để đạt được mục tiêu đó, trước tiên bạn cần phải có tố chất của nhà quản lý vậy tố chất tối quan trọng đó bao gồm những gì? 1/ Tầm nhìn: Biết nhìn xa trông rộng
  2. Phải hiểu đội ngũ nhân viên của bạn làm việc phù hợp với năng lực của họ hay không. Đặt ra các chiến lược dài hạn cho văn phòng của bạn và truyền đạt lại các ý tưởng đó cho các thành viên, nhân viên cấp trên. Thiết lập các mục tiêu cụ thể và vừa phải cho các cá nhân và nhóm, bày tỏ lòng mong đợi của bạn vào viễn cảnh vĩ đại trước mắt. Tham vọng Là người tham vọng không có nghĩa là người năng nổ, xông xáo. Hãy sử dụng tham vọng của bạn một cách sáng suốt. Bạn không nên trèo lên chiếc thang đoàn thể bằng cách dẫm đạp lên những người khác. Phải biết nơi bạn muốn đến trong sự nghiệp của mình, và chấp nhận mọi cơ hội và thử thách. Nếu bạn được coi là người không thể thay thế được ở vị trí của mình, điều đó có nghĩa là bạn sẽ không được thăng chức. 2/ Tự tin Biết khả năng bản thân Thừa nhận năng lực hiện có và tiếp tục làm việc trên những khuyết điểm của bạn. Đừng bao giờ sợ đưa ra những câu hỏi hoặc tham dự các khoá học đào tạo bổ trợ. Nếu như năng lực làm việc của bạn ở một công việc cụ thể còn yếu thì hãy đảm bảo chắc rằng bên cạnh bạn có những đồng nghiệp thành thạo luôn sẵn sàng giúp đỡ. Phải kiên quyết. Luôn có kế hoạch cho nhưng điều không mong đợi và không gì có thể làm cho bạn cảm thấy bị ngạc nhiên. Nếu như bạn từng có ý nghĩ có những thứ
  3. có thể diễn ra không theo dự kiến, bạn sẽ có thể đưa ra những quyết định chắc chắn để hiệu chỉnh khi cần thiết. Kiểm soát stress. Nếu như bạn cảm thấy mình buộc phải kiềm chế trước một chuyện gì đó, hãy cố gắng kiểm soát mức độ căng thẳng. Như mọi người thường nói: “đừng bao giờ để người ta thấy bạn đang toát mồ hôi”. Có lòng tin vào bản thân và bạn sẽ tạo cảm hứng cho người khác tin tưởng vào bạn. Chấp nhận bị chỉ trích. Biểu lộ đức tính tự tin của bạn bằng việc chấp nhận những lời chỉ trích gay gắt và tiêu cực của những người khác mà không tỏ ra bảo thủ, ngạo mạn hay tỏ ra là người dễ phục tùng. Hãy xem xem có gì hữu ích và có tính chất xây dựng trong từng câu chỉ trích góp ý. Hãy thể hiện phẩm chất chuyên môn cá nhân cũng như tài năng, sự chín chắn của bạn. Hãy học cách lắng nghe…. 3/ Những kỹ năng cá nhân: Lắng nghe. Nên có thói quen luôn thích nghe kể về những kinh nghiệm của người khác. Nghiên cứu xem những chính sách hay những vấn để nào gây trở ngại tới hiệu quả công việc và lòng hăng hái của đội ngũ nhân viên. Hãy lắng nghe một cách kỹ lưỡng để hiểu tốt hơn chất lượng các vấn đề phát sinh trên cán cân cuộc sống và công việc, rồi sau đó khuyến khích, động viên nhân viên đưa ra các giải pháp mà họ trải nghiệm.
  4. Phải mềm dẻo. Một nhà lãnh đạo giỏi, có năng lực thường không muốn hoặc cần mình được coi là phải, là đúng trong mọi vấn đề, mọi quyết định hay câu nói. Cần cởi mở đối với những quan điểm bất đồng, những ý tưởng khác và xự khởi xướng mới. Nếu như nhân viên của bạn cảm thấy thoải mái đưa ra những gợi ý và có tham gia quá trình triển khai và áp dụng một trong số những gợi ý đó họ sẽ tích cực tìm kiếm cơ hội cải thiện và xây dựng công ty phát triển hơn. Biết thông cảm. Phải tỏ rõ sự thấu cảm và lòng kiên nhẫn, bỏ qua những thất bại thuộc về những người ít tận tâm và nỗ lực hơn bạn. Luôn luôn đối đãi với đồng nghiệp và nhân viên của mình một cách thật nhã nhặn và tỏ thái độ tôn trọng họ. Nếu có điều kiện thì tỏ thái độ quan tâm tới từng cá nhân trong tập thể nhân viên. Hãy nhớ rằng: bạn tạo ra sự ảnh hưởng và quan tâm tới mọi người bao nhiêu thì bạn sớm được coi là một nhà lãnh đạo bấy nhiêu.
  5. 6 tố chất tối cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo. (Phần 2) 4/ Những kỹ năng thúc đẩy. Một nhà lãnh đạo tài năng có khả năng kích thích, thúc đẩy và tiếp thêm sinh lực cho các đồng nghiệp và nhân viên của mình. Hãy cố gắng để trở thành nhà thông thái, hiểu rõ và đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân để rồi giao cho họ một công việc phù hợp. Tập trung khơi nguồn những điều tốt nhất được chắt lọc ở những người khác, phát triển tài năng của họ và khuyến khích họ sử dụng đưa ra những sáng kiến và ý kiến của riêng mình. Cùng chia sẽ thành công.
  6. Cố gắng là người sớm nhất tỏ lời ca ngợi, tán dương khi đồng nghiệp hay nhân viên của bạn đạt được một thành tích hay đưa ra một sáng kiến phát minh nào đó. Một bản viết tay - trên một tờ giấy chỉnh tề, tươm tất, không phải là một tờ giấy dán ghi nhớ – chúc mừng và cảm ơn nhân viên khi họ hoàn thành một công việc nào đó được giao sẽ giúp bạn lấy được lòng nhân viên, đồng thời sẽ khơi dậy lòng tận trung, tận nghĩa ở họ. Khi có một việc diễn ra không theo mong đợi, đừng bao giờ chỉ trích họ công khai trước mặt nhiều người. Hãy thực hiện việc quở trách đó một cách nhẹ nhàng, tế nhị, kín đáo và có tính chất xây dựng, trừ khi lỗi quá nặng mà bạn cần phải sa thải để làm gương cho những người khác. Trong trường hợp nhân viên của bạn mắc lỗi ở một khâu của cả một dự án làm việc của tập thể, để tránh những điều đáng tiếc xảy đến gây ảnh hưởng tới tiến trình của cả dự án, bạn có thể để khi công việc hoàn tất rồi có trách sau cũng chưa muộn. Ủng hộ nhân viên. Là một nhà lãnh đạo không có nghĩa là mọi người tự động phải theo bạn. Bạn cần phải cho họ thấy rằng bạn luôn là người đứng đằng sau mọi người. Hiểu những nhu cầu của đội ngũ nhân viên. Khi có các khoá đào tạo nghiệp vụ nâng cao tay nghề, hay cập nhật những công cụ làm việc mới hoặc công nghệ mới, thậm chí những lúc thay đổi trách nhiệm hoặc nhân sự, bạn hãy đứng ra để đòi hỏi quyền lợi cho mọi người. Không phải lúc nào bạn cũng thành công, tuy nhiên điều quan trọng là bạn được mọi người xem như là người đại diện cho tiếng nói chung của cả tập thể, vai trò của bạn sẽ được đẩy lên cao hơn, đồng thời bạn cũng sẽ được mọi người tín nhiệm.
  7. Giúp đỡ. Hãy xắn tay áo lên giúp đỡ nhân viên và đồng nghiệp khi họ gặp khó khăn, cho dù bạn chỉ có một vài phút rảnh rỗi hoặc chỉ là động tác tranh thủ. Hãy tỏ rõ cho mọi người thấy rằng bạn hiểu những trở ngại và thách thức họ gặp phải, thậm chí ngay cả khi bạn chưa từng trải qua những kinh nghiệm tháo gỡ khó khăn trong công việc mà mọi người còn đang bị vướng mắc. 5/ Chịu trách nhiệm. Chấp nhận bị khiển trách. Đừng vội tìm cách chống đỡ nếu như việc vận chuyển hàng hoá bị chậm hoặc thông tin về dự án bị sai lệch. Hãy kìm chế sự nóng giận trước những lỗi lầm của nhân viên hoặc đồng nghiệp, hãy xin lỗi và nên có hành động để sửa chữa thái độ bực tức của mình. Lỗi có thuộc về ai đi nữa không phải là vấn đề cốt yếu, mà điều quan trọng là sau đó bạn nên cùng gánh vác trách nhiệm sửa chữa những lỗi đó. Giải quyết các vấn đề. Với tư cách là nhà lãnh đạo, bạn nên đưa ra những quyết định khác thường và khó khăn hơn. Bạn nên kiểm soát và kiềm chế những mối xung đột và giúp mọi người chấp nhận với những thay đổi. Giao tiếp với mọi người là yếu tố then chốt. Nếu như bạn là người tận tâm với công việc, trách nhiệm chung và đội ngũ cộng sự, bạn sẽ tìm ra những cách giải quyết có tính chất sáng tạo. Làm gương.
  8. Luôn thể hiện khả năng thích nghi với cung cách làm việc theo nhóm cho dù về mặt cá nhân bạn có thể không thích những người cùng cộng tác với mình. Hãy công bằng và không nên thiên vị với bất kỳ ai. Hãy cố kìm giữ những điều không hài lòng hay thất vọng về người khác. Hãy thể hiện thái độ tích cực trước mọi vấn đề xảy đến. 6/ Tính chính trực. Hãy làm những việc đúng đắn. Khi phải đối mặt với một quyết định đi ngược lại với giá trị cũng như phẩm cách của bạn, hãy nói thẳng ra ý kiến của mình. Nếu như bạn bị yêu cầu làm những điều bất hợp pháp, trái nguyên tắc thì nên từ chối. Hãy đứng lên đấu tranh giành lấy lẽ phải về cho nhân viên hay đồng nghiệp của bạn. Phải trung thực. Khi bạn phát ngôn, những lời lẽ nói ra phải trung thực. Nếu như bạn cảm thấy không đủ sức hay điều kiện để thực hiện một công việc gì đó thì không nên hứa hẹn. Nếu mắc lỗi thì nên thú nhận và có lời xin lỗi. Nếu có tính trung thực, bạn sẽ chiếm được lòng tin của nhân viên, cộng sự và tiến đến là khách hàng, đối tác. Tránh ngồi lê đôi mách. Đừng nên “buôn chuyện”, nói ra những lời đồn đại không có căn cứ, những điều vụn vặt về một người khác sau lưng họ. Tốt hơn cả là bạn nên nói: “Tôi không thích nói về anh/cô ta khi anh/cô ấy không có ở đây”. Bạn nói xấu
  9. người khác sau lưng đồng nghĩa với hậu quả nhận được là bạn cũng sẽ bị bêu xấu trong lúc vắng mặt. Nỗ lực hết mình. Duy trì lòng tin vào người khác, tỏ thái độ tôn trọng người khác và nhất quán trước mọi vấn đề. Luôn thể hiện tài năng cũng như kỹ năng của bạn trong bất kỳ dự án nào. Có như vậy bạn mới giành được sự khâm phục của mọi người. Tuy nhiên, khả năng làm lãnh đạo đôi khi không phải là do bẩm sinh, bạn phải lỗ lực không ngừng trau rồi và học hỏi những kinh nghiệm hay của những thế hệ đi trước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2