intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 bước để đạt đến đỉnh cao của thành công

Chia sẻ: Tuyetson Tuyetson | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

210
lượt xem
64
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn muốn công việc kinh doanh đạt đến đỉnh cao của sự thành công? Hãy thực hiện tốt bảy bước sau đây. 1/ Hoạch định kỹ Yêu cầu đầu tiên cho sự thành công trong kinh doanh là việc hoạch định. Khi bạn lên trước kế hoạch cho mọi hoạt động càng chi tiết và toàn diện thì bạn càng có thể dễ dàng và nhanh chóng thực hiện các kế hoạch đó nhằm đạt được những kết quả mà bạn mong muốn. Nếu bạn bỏ ra 20% thời gian ban đầu cho việc hoạch định, bạn sẽ tiết kiệm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 bước để đạt đến đỉnh cao của thành công

  1. 7 bước để đạt đến đỉnh cao của thành công Bạn muốn công việc kinh doanh đạt đến đỉnh cao của sự thành công? Hãy thực hiện tốt bảy bước sau đây. 1/ Hoạch định kỹ Yêu cầu đầu tiên cho sự thành công trong kinh doanh là việc hoạch định. Khi bạn lên trước kế hoạch cho mọi hoạt động càng chi tiết và toàn diện thì bạn càng có thể dễ dàng và nhanh chóng thực hiện các kế hoạch đó nhằm đạt được những kết quả mà bạn mong muốn. Nếu bạn bỏ ra 20% thời gian ban đầu cho việc hoạch định, bạn sẽ tiết kiệm được 80% thời gian thực hiện các mục tiêu đề ra. Muốn vậy, đầu tiên bạn hãy tự
  2. hỏi và trả lời: Sản phẩm hay dịch vụ của tôi là gì; khách hàng là ai, mua những gì và đánh giá cao điều gì; điều gì làm cho sản phẩm hay dịch vụ của tôi nổi trội hơn đối thủ cạnh tranh; khách hàng tiềm năng của tôi sẽ không mua những gì, mua gì từ các đối thủ cạnh tranh và những giá trị nào họ nhận được; làm thế nào để tôi có thể bù đắp cho những giá trị này và khiến khách hàng của các đối thủ cạnh tranh quay sang mua hàng của tôi; điều gì là quan trọng nhất khiến khách hàng của tôi bị thuyết phục và phải mua sản phẩm của tôi chứ không phải của ai khác? Khi đã tự hỏi và trả lời những câu hỏi này, bước tiếp theo là đặt ra những chỉ tiêu cụ thể cho doanh số và lợi nhuận. Xác định rõ ràng những yếu tố về nhân lực, tài chính, quảng cáo, tiếp thị, phân phối, quản lý và những công cụ hỗ trợ mà bạn cần có để thực hiện những chỉ tiêu đã đề ra. 2/ Tổ chức tốt trước khi bắt đầu Sau khi đã xây dựng được một kế hoạch hoàn chỉnh, bạn phải biết tổ chức tốt về con người và các nguồn lực cần thiết trước khi bạn bắt đầu thực hiện kế hoạch đó. Trong việc tổ chức, bạn sẽ phải kết hợp tất cả những nguồn lực mà bạn đã xác định rằng bạn sẽ cần đến trong quá trình hoạch định. 3/ Tìm người thích hợp
  3. Việc tìm người có năng lực, phẩm chất thích hợp để thực hiện các kế hoạch đã đề ra sẽ quyết định 95% chuyện thành bại của doanh nghiệp trong kinh doanh. 4/ Giao phó nhiệm vụ một cách sáng suốt Bạn phải phát triển được cho mình khả năng giao phó nhiệm vụ cho cấáp dưới theo nguyên tắc “đúng người, đúng việc, đúng cách”. Nếu thiếu khả năng này, bạn sẽ khiến cho mọi người không làm việc hết khả năng, thậm chí làm cho kế hoạch kinh doanh bị thất bại. Với tư cách là người điều hành quản lý hoặc là chủ doanh nghiệp, bạn phải xác định cho mình hai hoặc ba nhiệm vụ quan trọng nhất, góp phần làm nên nhiều giá trị nhấát cho doanh nghiệp, còn lại nên giao bớt cho người khác. 5/ Giám sát việc thực hiện kế hoạch Cần xây dưng một hệ thống kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra nhằm bảo đảm các kế hoạch phải đi đúng hướng. Khi bạn đã giao phó
  4. công việc cho đúng người, đúng cách, điều quan trọng là bạn phải kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đó nhằm đảm bảo cho nó được diễn ra đúng tiến độ kế hoạch với chất lượng đạt yêu cầu đề ra. Giao phó công việc không có nghĩa là từ bỏ công việc. Vì vậy phải xây dựng một hệ thống báo cáo sao cho bạn luôn được cập nhật những thông tin cần thiết về tiến độ thực hiện các công việc. Bạn phải bảo đảm rằng mọi người đã biết cần phải làm gì, khi nào và theo những tiêu chuẩn, yêu cầu nào. Sau đó, nhiệm vụ của bạn là bảo đảm cho họ có đủ thời gian và nguồn lực cần thiết để làm công việc đó một cách thỏa đáng. Công việc càng có tính chất quan trọng, bạn càng cần phải thường xuyên kiểm tra. 6/ Đánh giá kết quả Bạn cần phải xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, có thể đo lường được và thực hiện cho điểm những kết quả mà bạn mong muốn. Bạn cũng phải xác định rõ thời hạn hoàn thành công việc. Mọi người cần phải biết rõ mọi vấn đề liên quan đến những chỉ tiêu mà họ cần thực hiện, kết quả công việc của họ sẽ được đánh giá ra sao và khi nào họ phải hoàn thành nhiệm vụ.
  5. 7. Cập nhật thông tin cho mọi người Theo các cuộc nghiên cứu về động cơ thúc đẩáy làm việc, đa số các nhân viên đều cho rằng điều quan trọng nhất làm họ thỏa mãn trong công việc là “được biết chuyện”. Mọi người trong một tổ chức có nhu cầu rất lớn về việc biết và hiểu những gì đang diễn ra xung quanh họ có liên quan đến công việc của họ. Nếu bạn thông báo cho mọi người một cách đầy đủ và chính xác những thông tin và tình hình kinh doanh của công ty, họ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn và làm việc đạt hiệu quả cao hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1