7 bước để thành công khi chọn nhượng quyền thương hiệu
lượt xem 57
download
Nhượng quyền là cách tuyệt vời nhất để bắt đầu công việc kinh doanh. Chúng ta sẽ nhận được khá nhiều “lợi ích” khi thực hiện nhượng quyền như phát triển thương hiệu, thị trường, sản phẩm, quy trình sản xuất, hệ thống quản lý,.. Theo một cuộc nghiên cứu được thực hiện hồi đầu năm của Hiệp hội các tổ chức ngiên cứu về nhượng quyền thương hiệu thì việc xây dựng kinh doanh thông qua nhượng quyền là một giải pháp hết sức thành công khi đã giải quyết hơn 18 triệu việc làm cho nhân công Mỹ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 7 bước để thành công khi chọn nhượng quyền thương hiệu
- 7 bước để thành công khi chọn nhượng quyền thương hiệu Nhượng quyền là cách tuyệt vời nhất để bắt đầu công việc kinh doanh. Chúng ta sẽ nhận được khá nhiều “lợi ích” khi thực hiện nhượng quyền như phát triển thương hiệu, thị trường, sản phẩm, quy trình sản xuất, hệ thống quản lý,.. Theo một cuộc nghiên cứu được thực hiện hồi đầu năm của Hiệp hội các tổ chức ngiên cứu về nhượng quyền thương hiệu thì việc xây dựng kinh doanh thông qua nhượng quyền là một giải pháp hết sức thành công khi đã giải quyết hơn 18 triệu việc làm cho nhân công Mỹ và khoảng 9.5% sản luợng kinh tế của khu vực kinh tế tư nhân. Nếu bạn nhận thức được nhượng quyền chính là động lực giúp bạn phát triển công việc kinh doanh kế tiếp thì tại sao bạn không bắt tay vào việc tìm hiểu mình sẽ cần phải làm những gì sau đó? Người ta đã bàn luận rất nhiều về đề tài này. Mỗi người đều có những ý kiến khác nhau khi cho bạn biết bạn cần làm gì để bạn có ý niệm hoàn hảo nhất cho bạn và cả công việc kinh doanh. Tại franchoice, giúp các bạn “phát hiện” cơ hội lý tưởng nhất, tốt nhất cho các bạn là nhiệm vụ của chúng tôi. Và kết quả là hàng ngàn người đã tìm đến chúng tôi và sau đó thì họ nhận ra “giấc mơ” của mình. Chúng tôi sẽ giới thiệu một số phương pháp tiếp cận để giúp bạn đạt những gì mong muốn khi thực hiện nhượng quyền. Bước 1: Trước khi bắt đầu nghĩ về việc được nhượng quyền thương hiệu, hãy xem xét nhân tố quan trọng nhất, quyềt định mọi chuyện. Đó chính là bản thân các bạn. Bạn đã có những kỹ năng nào, kinh nghiệm và cả sở thích của chính bạn? Hãy xem xét lại các công việc đã qua và xác định: bạn thích và không thích điều gì ở chúng. Sau đó thì hãy lập một bảng so sánh điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong các công việc đó. Bạn có thể kiếm bao nhiêu tiền và bạn thích có bao nhiêu tiền? Bạn muốn làm việc ở đâu? Bạn có sẵn sàng chuyển chỗ không?
- Bạn sẽ làm việc bao nhiêu giờ trong khi công việc tiến triển tốt đẹp và bạn sẽ sống như thế nào sau khi công việc vững chắc Bạn nghĩ như thế nào về các hoạt động mua bán? Bắt đầu công việc với những câu hỏi về những gì bạn cần và muốn trong việc kinh doanh tiếp theo thì bạn đã có thể bắt đầu vạch ra chiến luợc cũng như các kế hoạch cho các công vịêc tiếp theo. Bước 2: Hãy tiếp tục “mở rông” suy nghĩ của bạn. Cho dù bạn sẽ sử dụng sáng kiến từ những người đã có kinh nghiệm về nhượng quyền, hay tự thực hiện các nghiên cứu về nhượng quyền qua Internet thì đó cách tốt nhất để “giữ” những lựa chọn “mở” khi chuẩn bị nhượng quyền Một người “non kém” về kinh nghiệm có thể bắt đầu kinh doanh khi nghĩ rằng: “Tôi thích ăn bánh donut. Thế thì tại sao tôi không nhượng quyền kinh doanh sản phẩm ấy nhỉ?”. Và sau khi nghiên cứu Kripsy Kreme, Dukin’ Donuts và một số công ty khác trong một vài ngày hay vài tuần thì người đó sẽ không thể huy động được lượng vốn cần thiết, khu vực anh ấy định kinh doanh cũng không sẵn sàng “mở cửa”, và cuối cùng anh ấy cũng phải từ bỏ uớc mơ được các công ty cho phép nhượng quyền về thực phẩm. Một cách khác cũng hiệu quả không kém khi bạn bắt đầu nghiên cứu nhượng quyền thương hiêu là hãy chỉ để 2 đến 3 ý niệm tồn tại trong suy nghĩ của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng “Tôi chỉ muốn quan tâm đến kem và tôi muốn áp dụng chúng khi thực hiện nhượng quyền” thì bạn có thề bỏ lỡ các cơ hội xem xét những ý niệm khác được đánh giá cao hơn và phù hợp với bạn hơn. Hiện nay với sự tồn tại của các công ty nhượng quyền thì mở rộng tầm nhìn là cách tốt nhất để bạn “khởi nhiệp” dù chỉ từ những suy nghĩ nhỏ nhặt nhất. Bước 3: Hãy chắc rằng bạn đã có một bản danh sách các công ty đã nhượng quyền thành công. Bạn sẽ làm gì tiếp theo? Hãy liên lạc với công ty sẽ nhượng quyền cho bạn và yêu cầu những thông tin cần thiết cho ý định của bạn. Bạn cũng có thể cần gọi cho những người có chức năng ở phòng phát triển nhượng quyền thương hiệu. Ở đó họ có thể giúp bạn đánh giá đúng mục tiêu mà bạn đang theo đuổi và cho bạn nhưng lời khuyên thật hữu ích nếu khu vực bạn định nhượng quyền còn “bỏ ngỏ”. Bạn cũng sẽ có thể cần xem các thông tin trên trang chủ công ty, những đoạn phim quảng cáo, tờ rơi mà họ đã cung cấp cho bạn. Hãy chú ý những điều mà bạn cho là quan trọng. Những thông tin đó có chuyên nghiệp và mới được cập nhật hay không? Ở đó bạn có được tiếp đón nhã nhặn và niềm nở bởi một nhân viên thân thiện và có những kiến thức nhất định hay không? Cuối cùng là những câu hỏi bạn đặt ra đã được trả lời một cách đầy đủ chứ? Những gì bạn được nhận từ công ty lúc này có thể là biểu hiện tốt cho sự đồng ý được nhượng quyền từ họ. Bước 4: Bước tiếp theo của bạn là hãy đọc thông tư đề nghị cho phép nhượng quyền của công ty (UFOC). Đây là một văn bản các công ty ở Mỹ cần phải cung cấp cho khách hàng trước khi
- đồng ý nhượng quyền sản phẩm. Từ các văn bản này thì bạn sẽ biết thêm về lịch sử hình thành và phát triển của công ty, cách thức đào tạo nhân viên cũng như chiến luợc marketing, tất cả các loại “tiền” mà bạn phải trả bao gồm chi phí, tiền “bản quyền” và các phí “dịch vụ” khác. UFOC là một bản tổng hợp đầy đủ các thông tin về việc nhượng quyền. Trong đó, trách nhiệm của người đựơc nhượng quyền - bạn và công ty nhượng quyền được nêu ra một cách rõ ràng. Những gì bạn nắm đựơc sau khi đọc văn bản này sẽ chiếm một phần khá quan trọng trong quá trình thực hiện nhượng quyền. Những gì bạn “khám phá” khi đọc UFOC có thể giúp bạn có thể “loại” những hợp đồng “không tiềm năng”. Nhưng dấu hiệu “cảnh báo” khi thực hiện các hợp đồng nhượng quyến là bạn sẽ phải đối mặt với việc bị các công ty nhượng quyền khác tranh chấp hay chỉ số chứng khoán của công ty khi thị trường “đóng cửa” có giá trị cao hơn khi thị trường “mở cửa”. Bước 5: Chúng tôi xem đây là một bước rất quan trọng trong một số hợp đồng nhượng quyền đặc biệt. Lúc đó, hãy gọi cho những công ty đã được nhượng quyền khác! Các công ty này là nguồn thông tin vô cùng quý giá khi bạn “thấy” những điều gì sẽ thật sự xảy đến trong công việc kinh doanh “hằng ngày”. Nếu họ thấy “hạnh phúc” khi hợp tác hay chỉ là “cảm giác” được kiếm tiền bằng cách nhượng quyền thì bạn vẫn có thể hỏi về những gì họ thích và không thích về công việc họ đang làm. Tập hợp các ý kiến đấy, bạn sẽ có một “bức tranh toàn cảnh” không chỉ khi nhượng quyền mà cả việc bạn có sẽ thích hợp với công việc ấy hay không. Đó là lý do tại sao chúng tôi xem bước này rất quan trọng cho bạn trước khi bạn đưa đến quyết định cuối cùng. Bước 6: Bước tiếp theo của bạn là hãy “giới hạn” các lựa chọn. Có thể là hoàn thành công việc này không dễ nhưng hãy xem lại những gì bạn đã làm nào: Một “danh sách” các điểm mạnh, đểm yếu, kinh nghiệm và cả những gì bạn cần. Trong khi “mở rộng tầm nhìn”, các công ty nào là có “tiềm năng” đối với bạn Các thông tin cần thiết Hãy xem lại UFOC Trao đổi với các công ty đã đựơc nhượng quyền hiện có trên thị trường. Chúng tôi hy vọng bạn đã tìm được một vài công ty phù hợp với những gì bạn cần. Khi đã hoàn thành những công việc này, hãy đến ngày hội khám phá (Discocery Day). Đây là
- cuộc họp mặt được tổ chức để bạn có cơ hội trò chuyện với các công ty cho phép nhượng quyền. Tại cuộc họp này, bạn sẽ đựơc giới thiệu với các nhân vật cấp cao của công ty và có thể sẽ được tới tham quan công ty chính. Tại đây, họ cũng cho phép bạn hỏi thêm những câu hỏi liên quan và bạn cũng sẽ có thể có cơ hộp thực tập việc kinh doanh. Những “Ngày hội khám phá” thường rất thú vị. Khi bạn ra về, bạn sẽ có những suy nghĩ rõ ràng hơn về việc nhượng quyền. Đừng quên đó là con đường “hai chiều”. Họ sẽ đánh giá bạn giống như các bạn đánh giá công ty của họ. Bước 7: Ở bứơc cuối cùng này, tất cả những gì bạn cần làm là hãy đưa ra quyết định cuối cùng. Cũng như tất cả các quyết định quan trọng khác ở thời điểm đó bạn sẽ trong tâm trạng hết sức băn khoăn và lo lắng, muốn thử sức nhưng lại sợ hãi. Đó là những cảm xúc rất đỗi bình thường mà hầu như ai cũng phải trải qua. Nhưng nếu như bạn đã thực hiện đúng theo sự hướng dẫn của chúng tôi, bạn sẽ rất tự tin và thoải mái với quyết định của mình. Và lúc này, tất cả những gì chúng tôi có thể nói với bạn là: “Xin chúc mừng! Bạn đã sẵn sàng để trở thành một công ty được nhượng quyền rất thành công!”. ................... Steve Hockett (Thùy Dương - Công ty Thương Hiệu LANTABRAND -sưu tập và lược dịch từ franchoice.com)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
7 bước cho việc chào bán sản phẩm mới
4 p | 701 | 186
-
7 bước hiệu quả để gia tăng số lượng khách hàng
5 p | 330 | 109
-
7 bước để đạt đến đỉnh cao của thành công
5 p | 209 | 64
-
7 bước đơn giản để bắt đầu kinh doanh
3 p | 234 | 45
-
7 bước xây dựng chiến dịch chiêu thị thành công
4 p | 183 | 36
-
7 bí mật thiết kế chuỗi bán lẻ
5 p | 151 | 33
-
7 bước vươn tới thành công
2 p | 243 | 29
-
Xây dựng blog kinh doanh trực tuyến
6 p | 101 | 12
-
7 bước giúp giữ vững danh tiếng của doanh nghiệp
3 p | 90 | 11
-
7 bước để thành đạt
2 p | 106 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn