intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 cách giúp trẻ cởi mở khi trò chuyện

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

88
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một người mẹ tuyệt vời là người mẹ mà mỗi khi trẻ gặp khó khăn, chúng nghĩ tới bạn đầu tiên, vùi đầu vào lòng bạn và thủ thỉ những tâm sự… Bạn đừng để trẻ gặp rắc rối rồi mới tìm cách giải quyết! Cách cư xử với trẻ phải được bạn chú trọng ngay từ khi trẻ mới chào đời. Bạn luôn muốn trẻ nghe lời bạn nhưng tại sao bạn lại không một lần lắng nghe chúng? Một người mẹ tuyệt vời là mỗi khi trẻ gặp khó khăn, chúng nghĩ tới bạn đầu tiên, vùi đầu vào...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 cách giúp trẻ cởi mở khi trò chuyện

  1. 7 cách giúp trẻ cởi mở khi trò chuyện Một người mẹ tuyệt vời là người mẹ mà mỗi khi trẻ gặp khó khăn, chúng nghĩ tới bạn đầu tiên, vùi đầu vào lòng bạn và thủ thỉ những tâm sự… Bạn đừng để trẻ gặp rắc rối rồi mới tìm cách giải quyết! Cách cư xử với trẻ phải được bạn chú trọng ngay từ khi trẻ mới chào đời. Bạn luôn muốn trẻ nghe
  2. lời bạn nhưng tại sao bạn lại không một lần lắng nghe chúng? Một người mẹ tuyệt vời là mỗi khi trẻ gặp khó khăn, chúng nghĩ tới bạn đầu tiên, vùi đầu vào lòng bạn và thủ thỉ những tâm sự… Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn học cách lắng nghe những tâm tư của trẻ với sự cởi mở nhất: 1. Đừng quá nghiêm khắc phê bình trẻ. Trẻ cảm thấy rất thích những điều chúng làm. Cho nên khi chúng mắc lỗi hoặc làm sai điều gì đó, bạn không nên quá mức nghiêm khắc phê bình. Điều đó khiến trẻ sợ, ảnh hưởng tới sự phát triển cảm xúc của trẻ. 2. Không nên vội vã kết luận sự việc mà chưa rõ nguyên nhân. Để trẻ có cơ hội giải thích lý do khi chúng mắc lỗi. 3. Hiểu thời đại trẻ đang sống.
  3. Xu hướng, quan điểm đạo đức, quan điểm thời trang, cái nhìn với cuộc sống của trẻ trong thế giới hiện tại khác với thế giới của bạn khi lớn lên. Không thể áp đặt cách bạn sống trong quá khứ lên cuộc sống của trẻ. Bạn nên hướng trẻ tới cái nhìn Chân – Thiện – Mỹ. 4. Có thời gian lắng nghe trẻ. Thời gian trong cuộc sống hiện tại vô cùng quý giá. Dù bạn bận rộn thế nào cũng nên cố gắng dành thời gian quan tâm, lắng nghe trẻ, cùng trẻ tìm ra được nguyên nhân của vấn đề để giải quyết. 5. Không nên cãi nhau trước mặt trẻ. Khi trẻ nhìn thấy hai bạn không hòa thuận, suốt ngày cãi nhau vặt thì trẻ khó có thể bày tỏ với bạn cảm xúc, vấn đề mà chúng đang gặp phải. Bởi vì trẻ sợ vấn đề của chúng làm cho mối quan hệ của 2 bạn trở nên tồi tệ hơn. 6. Đối xử với người khác một cách tốt bụng. Nếu bạn dạy trẻ lịch sự nhưng bạn lại thô lỗ và đối xử không tốt với người khác thì vô tình bạn “há miệng
  4. mắc quai”. Bạn nên đối xử một cách lịch sự và tốt bụng với người khác. Trẻ sẽ nhận ra bạn thật tuyệt vời và noi gương bạn. 7. Đừng nên la mắng trẻ khi chúng gặp lỗi hoặc tâm sự với bạn. Nếu bạn lơ là “Ôi dào, chuyện trẻ con!”, không chú ý đến vấn đề của trẻ. Trẻ không còn tìm bạn để chia sẻ những rắc rối ấy nữa. Chúng sẽ nói dối bạn, giữ những điều đó trong lòng hoặc nói cho bạn bè biết để tìm cách giải quyết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2