Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
73 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT BỆNH TRƯỢT ĐỐT SỐNG<br />
VÙNG THẮT LƯNG CÙNG TẠI BỆNH VIỆN THANH HÓA<br />
TỪ 8/2008 ĐẾN 8/2012<br />
Trần Văn Thiết*; Lê Minh Biển*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật trượt đốt sống vùng<br />
thắt lưng cùng.<br />
Phương pháp: Từ tháng 8/2008 – 8/2012 chúng tôi nghiên và cứu và phẫu thuật cho 42 bệnh nhân (BN) bị<br />
trượt đốt sống (TĐS) vùng thắt lưng cùng tại khoa Phẫu thuật Thần kinh (PTTK) bệnh viện Thanh Hoá bằng cố<br />
định cột sống qua cuống, ghép xương sau bên và ghép xương thân đốt.<br />
Kết quả sau mổ dựa theo thang điểm Prolo: tốt 28/42BN (66,6%) khá 12/42 BN (28,5%) trung bình<br />
2/42BN (4,7%).<br />
Kết luận: Đây là một kỹ thuật mới được áp dụng nhưng mang lại kết quả khả quan, đáng khích lệ tại bệnh<br />
viện tuyến địa phương.<br />
Từ khóa: Trượt đốt sống vùng thắt lưng cùng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATION THE TREATMENT OF SPONDYLOLISTHESIS AT THANH HOA HOSPITAL FROM<br />
AUGUST 2008 TO AUGUST 2012<br />
Tran Van Thiet; Le Minh Bien** Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 398 400<br />
Objective: To evaluate clinical, radiological features and outcome of lumbar spondylolisthesis at Thanh Hoa<br />
Hospital by Pedicular screw instrumentation.<br />
Patient and method: From August 2008 to August 2012 we studied 42 patients of lumbar<br />
spondylolisthesis were operated at Departement of Neurosurgery in Thanh Hoa Hospital by Pedicular screw<br />
instrumentation, posterolateral fusion and interbody fusion technique. The post- operative results were evaluated<br />
by Prolo scale.<br />
Results: good result were 28/42 patients ( 66.6%), fair in 12/42 patients (28.5%) and poor in 2/42 patients<br />
(4.7%).<br />
Conclusion: Although the technique has just been used, the authors believe that the technique may be<br />
applied with satisfactory results in the loal hospitals.<br />
Keyword: lumbar spondylolisthesis<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trượt đốt sống (TĐS) là bệnh lý cột sống<br />
thường gặp trong lâm sàng, do nhiều nguyên<br />
nhân khác nhau, trong đó nguyên<br />
nhân thường gặp nhất là TĐS do hở eo và do<br />
thoái hoá. Với BV tuyến tỉnh chúng tôi mạnh<br />
<br />
dạn triển khai kỹ thuật này, vậy kết quả phẫu<br />
thuật ra sao? Do vậy chúng tôi nghiên cứu đề<br />
tài: “Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật<br />
bệnh trượt đốt sống vùng thắt lưng cùng tại<br />
bệnh viện Thanh Hoá từ 8/2008 – 8/2012”.<br />
Nhằm mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm<br />
<br />
*Khoa PTTK Bệnh viện đa khoa Thanh Hoá.<br />
Tác giả liên lạc: BS Trần Văn Thiết, ĐT: 0912061500, Email: thietbvtinh@yahoo.com.vn.<br />
<br />
398<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu<br />
thuật trượt đốt sống vùng thắt lưng cùng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Gồm 42 ca TĐS vùng thắt lưng cùng đã<br />
được phẫu thuật tại khoa PTTK- Bệnh viện<br />
Thanh Hoá từ 8/2008 đến 8/2012.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Hồi cứu mô tả<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân<br />
BN được chẩn đoán là TĐSTL ở người<br />
trưởng thành, đã được điều trị nội khoa một<br />
cách hệ thống nhưng không kết quả, bệnh<br />
TĐS có liên quan đến eo cung sau đốt sống,<br />
TĐS có kèm mất vững cột sống, TĐS có chèn<br />
ép rễ thần kinh.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Tính tỷ lệ phần trăm (%), so sánh sự thay đổi<br />
các triệu chứng trước và sau mổ với test X2, sự<br />
khác biệt có ý nghĩa khi p< 0,05. Sử dụng phần<br />
mềm EPIINPO 6.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Một số đặc điểm chung<br />
Tuổi trung bình 51 ± 10,8, cao nhất là 69 tuổi,<br />
thấp nhất 28 tuổi, phân bố chủ yếu ở nhóm<br />
người > 37 tuổi (68,9%), nữ: 25/42 BN (chiếm<br />
59,5%), nam: 17/42 BN (chiếm 40,5%), tỷ lệ<br />
nữ/nam là 1,4. Cả hai yếu tố tuổi và giới không<br />
có sự khác biệt nhiều so với các nghiên cứu<br />
khác. Tuổi trung bình theo nghiên cứu của<br />
Meyerding là 48 ± 9,5, của Phạm Hòa Bình (1) là<br />
50,5 ± 10, của chúng tôi là 51 ± 10,8. Các nghiên<br />
cứu đều cho thấy BN đều ở độ tuổi trưởng<br />
thành, độ tuổi lao động với cường độ cao và<br />
cũng là độ tuổi có tỷ lệ thoái hóa cột sống cao.<br />
Có 27/42 BN (chiếm 64,9%) là người lao động<br />
nặng, đa số các nghiên cứu đều đưa ra nhận xét<br />
bệnh lý trượt ĐSTL có liên quan đến lao động<br />
nặng.<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Những biểu hiện lâm sàng<br />
Bảng 1: Những biểu hiện lâm sàng.<br />
Biểu hiện<br />
Hội chứng cột sống<br />
Hội chứng chèn ép rễ<br />
Đau cách hồi<br />
Dấu hiệu nhát rìu<br />
<br />
Số BN<br />
42<br />
20<br />
12<br />
29<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
100<br />
47,5<br />
28,5<br />
69,2<br />
<br />
Những biểu hiện cận lâm sàng<br />
Mức độ trượt trên phim X quang quy ước<br />
Bảng 2: Mức độ trượt trên phim X- quang quy ước.<br />
Số BN<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Độ I<br />
2<br />
1,76<br />
<br />
Độ II<br />
18<br />
42,8<br />
<br />
Độ III<br />
19<br />
45,2<br />
<br />
Độ IV<br />
3<br />
7,1<br />
<br />
Tất cả các BN chúng tôi đều chụp tư thế<br />
đứng, ở tư thế này các biến dạng ở cột sống<br />
được bộc lộ rõ rệt nhất. Di lệch trượt chúng tôi<br />
được chia độ theo Mayerding (4 độ) , trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi trượt độ III chiếm chủ<br />
yếu (45,2 %) , nghiên cứu của Nguyễn Đắc<br />
Nghĩa độ III chiếm 56,4%(5), của Vũ Hùng Liên<br />
thì độ IV và độ III ngang nhau 31,6% và 34%(8).<br />
<br />
Tổn thương trên phim MRI<br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy có<br />
tới trên 90;4% BN có tăng sinh dây chằng<br />
vàng, hẹp ống sống có 78,5%, hẹp lỗ tiếp hợp<br />
50%, TVĐĐ 64,2%.<br />
Vị trí trượt đốt sống<br />
Bảng 3: Vị trí trượt đốt sống.<br />
Vị trí đốt sống<br />
L4 - L5<br />
L5 – S1<br />
<br />
Số BN<br />
28<br />
14<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
66,6<br />
33,3<br />
<br />
Qua nghiên cứu chúng tôi gặp chủ yếu trượt<br />
L4 - L5 (66,6%), L5 - S1 (33,3%); các đốt khác<br />
không trượt và chỉ có trượt một tầng.<br />
<br />
Kết quả điều trị<br />
Các kỹ thuật trong quá trình phẫu thuật<br />
Tất cả các BN được gây mê nội khí quản, tư<br />
thế mổ nằm sấp, sử dụng dụng cụ kết hợp<br />
xương bằng nẹp- vít titan của hãng Metronic và<br />
Xirong- Best với các vít đơn trục và đa trục,<br />
không BN nào phải truyền máu.<br />
Theo Stauffer(7) và Hà Kim Chung(2) thì<br />
nguyên nhân đau được cho là do rễ thần kinh bị<br />
<br />
399<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
kích thích trong tình trạng cột sống không vững,<br />
triệu chứng đau sẽ hết khi khắc phục được hai<br />
yếu tố này. Trong nghiên cứu chúng tôi có 42/42<br />
BN (100%) phải cắt dây chằng vàng tăng sinh,<br />
mở rộng đường ra của rễ 39/42 BN (92,8%) và<br />
lấy đĩa đệm 30/42 BN (71,4%).<br />
Ghép xương làm liền xương vững chắc giữa<br />
các đốt sống, loại bỏ chuyển động bất thường<br />
giữa các đốt sống mất vững, mặc dù có nhiều kỹ<br />
thuật ghép xương nhưng chúng tôi áp dụng kỹ<br />
thuật kết hợp ghép xương sau bên và ghép<br />
xương thân đốt.<br />
<br />
Các biến chứng trong và sau phẫu thuật<br />
Trong và sau phẫu thuật, không gặp các<br />
biến chứng nhiễm trùng vết mổ, dò dịch não<br />
tủy, vít sai tầng và tổn thương rễ thần kinh. Có<br />
01 BN (2,3%) màng cứng bị rách trong quá trình<br />
gỡ dính, có 03 BN bí tiểu sau khi rút sonde tiểu<br />
nhưng trở lại bình thường sau 4-5 ngày qua các<br />
biện pháp chườm ấm, kích thích bàng quang…<br />
<br />
Kết quả sau mổ theo Prolo<br />
Bảng 4: Kết quả sau mổ theo Prolo.<br />
Prolo<br />
Tốt (>8 điểm)<br />
Khá (6-7 điểm)<br />
Trung bình (≤ 5 điểm)<br />
Tổng số<br />
<br />
Số BN<br />
28<br />
12<br />
2<br />
42<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
66,6<br />
28,5<br />
4,7<br />
100<br />
<br />
mổ 10,14 ± 0,95 (7-21), JOA sau mổ 17,12 (10-26).<br />
Tỷ lệ hồi phục trung bình là 34,7 (13,4 – 41,8%).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Chúng tôi rút ra một số kết luận sau:<br />
Tất cả các BN (100%) có hội chứng cột sống,<br />
chèn ép rễ có 20/40 BN (47,5%); đau cánh hồi<br />
12/42 BN (28,5%)<br />
Trượt độ II và III chiếm 37/42BN (88%); có<br />
2/42BN trượt độ I (1,70%) và độ IV có 2/42 BN<br />
chiếm 7,1%; vị trí trượt L4-5 có 28/42 BN (69,9%)<br />
còn L5 – S1 13/42 BN (30,9%), tăng sinh dây<br />
chằng vàng 38BN (90,4%); hẹp ống sống<br />
33/42BN (78,5%), hẹp lỗ tiếp hợp 21/42 BN<br />
(50%).<br />
<br />
Kết quả điều trị<br />
Kết quả sau mổ theo Prolo: Tốt 28/42BN<br />
chiếm 66,6%; khá 12/42 BN (28,5%); trung bình<br />
2/42BN (4,7%).<br />
Sau 03 tháng có 34/42BN (80,9%) tái khám<br />
kết quả theo tiêu chuẩn JOA và Prolo tốt 25/34<br />
BN (73,5%); khá 7/34 BN (20,%%) và trung bình<br />
2/34BN (5,8%) và tỷ lệ hồi phục bình quân là<br />
34,7% (13,4% – 41,8%).<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Kết quả cho thấy các triệu chứng đều cải<br />
thiện rõ rệt so với trước mổ, còn mức độ trượt<br />
thì có 5/42 BN (11,9%) từ trượt độ III đươc nắn<br />
chỉnh xuống độ I, có 33/42 BN (78,5%) giảm 1<br />
độ, có 4/42 BN (9,4%) không giảm độ nào.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Các bệnh nhân được tái khám sau 3 tháng,<br />
01 năm. Chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn JOA và<br />
Prolo, số BN tái khám là 34/42BN (80,9%). Có kết<br />
quả tốt 25/34 BN (73,5%), khá 7/34BN (20,5%),<br />
trung bình 2/34 BN (5,8%).<br />
<br />
5.<br />
<br />
Dựa vào bảng JOA chúng tôi đánh giá BN<br />
sau phẫu thuật 03 tháng thì cho kết quả trước<br />
<br />
400<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
Denis F, Armstrong GW, Searls K, Matta L (1984). Post-surgical<br />
spondylolis. Thesis, 189: pp 142-149.<br />
Hà Kim Trung (2005). Chấn thương cột sống lưng - thắt lưng có<br />
tổn thương thần kinh. Cấp cứu ngoại khoa thần kinh. Nhà xuất<br />
bản Y học.<br />
Meyerding HW (1943). Spondylolisthesis: surgical treatment and<br />
results. JBJS, VolXXV: pp 65–779.<br />
Mulholand RC (1992). Lumbar spondylolisthesis. Surgery of the<br />
spine, 2: pp 737–753.<br />
Nguyễn Đắc Nghĩa (1999). Kết quả phẫu thuật cố định trượt thân<br />
đốt sống thắt lưng bằng nẹp vít phía sau. Y học thực hành, 332: tr<br />
76 – 79<br />
Phạm Hòa Bình, Nguyễn Văn Ngạn, Nguyễn Trọng Yên (2002).<br />
Điều trị trượt đốt sống thắt lưng tại Bệnh viện TƯQĐ 108 từ<br />
6/1990 đến 6/2002. Y hoc thực hành số 436.<br />
Stauffer RN (1972). Posterolateral lumbar–spine fusion. JBJS 54A:<br />
pp 1195–1204.<br />
Vũ Hùng Liên (2007). Điều trị trượt đốt sống thắt lưng tại bệnh<br />
viện 103. Báo cáo hội nghị ngoại khoa thần kinh toàn quốc lần<br />
VIII- Đà Nẵng – 2007.<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br />
<br />