YOMEDIA
ADSENSE
75 câu hỏi trắc nghiệm về Mắt và Dụng cụ quang học
440
lượt xem 64
download
lượt xem 64
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nhằm giúp đỡ cho các bạn học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức ôn tập về Mắt và dụng cụ quang học để chuẩn bị cho các kỳ thi học kì, ĐH-CĐ sắp tới, mời các bạn tham khảo “75 câu hỏi trắc nghiệm về Mắt và dụng cụ quang học”. Tài liệu cung cấp các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giúp các bạn dễ dàng ôn tập hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 75 câu hỏi trắc nghiệm về Mắt và Dụng cụ quang học
- 75 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ MẮT VÀ DỤNG CỤ QUANG HỌC II. Mắt và dụng cụ quang học (GỒM 75 Câu, từ câu 1 đến câu 7) Câu 1. VL1231CBH Vật kính của một máy ảnh có tiêu cự f = 4,5 cm. Khoảng cách giữa vật kính và phim có thể thay đổi từ 4,5 cm đến 4,8 cm. Máy ảnh này có thể chụp các vật cách máy. A. từ 2 m đến vô cùng B. từ 0,72 tới 100 m C. Từ 1 m đến 50 m D. từ 72 cm đến xa vô cùng. PA : D Câu 2. VL1231CBB Trong máy ảnh, khoảng cách từ vật kính đến phim ảnh: A. Phải luôn luôn nhỏ hơn tiêu cự của vật kính B. Phải luôn luôn lớn hơn tiêu cự của vật kính C. Phải lớn hơn và có thể bằng tiêu cự của vật kính D. Phải bằng tiêu cự của vật kính PA: B Câu 3: VL1231CBH Vật kính của một máy ảnh có f = 7cm. Khoảng cách từ vật kính đến phim có thể thay đổi trong khoảng từ 7cm đến 7,5cm. Hướng máy để chụp ảnh của một vật ở rất xa. Góc trông vật từ chỗ đứng chụp là 30. Chiều cao của ảnh trên phim có thể nhận giá trị đúng nào trong các giá trị sau? A. 0,75cm B. 0,47cm C. 0,37cm D. 3,7 cm PA: C Câu 4: VL1231CBH Vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ. Ban đầu máy được điều chỉnh để chụp ảnh một vật cách máy một khoảng nào đó. Hỏi khi đưa máy ảnh ra xa vật hơn để chụp và để ảnh trên phim rõ nét thì: A. Khoảng cách từ phim đến vật kính tăng lên còn độ cao của ảnh trên phim giảm đi B. Khoảng cách từ phim đến vật kính giảm đi còn độ cao của ảnh trên phim giảm đi C. Khoảng cách từ phim đến vật kính tăng lên còn độ cao của ảnh trên phim tăng lên
- D. Khoảng cách từ phim đến vật kính giảm đi còn độ cao của ảnh trên phim tăng lên. PA : B Câu 5: VL1231CBV Vật kính của một máy ảnh có f = 7cm. Khoảng cách từ vật kính đến phim có thể thay đổi trong khoảng từ 7cm đến 7,5cm. Hướng máy để chụp ảnh của một vật ở rất xa và góc trông vật từ chỗ đứng chụp là 30. Chiều cao của ảnh trên phim là: A. 0,75cm B. 0,47cm C. 0,37cm D. 3,7 cm. PA: C Câu 6: VL1231CBB Để cho ảnh của vật cần chụp được hiện rõ nét trên phim, người ta điều chỉnh máy ảnh theo phương án nào dưới đây?. A. Giữ phim cố định điều chỉnh độ tụ của vật kính B. Giữ phim cố định thay đổi vị trí của vật kính. C. Giữ vật kính cố định thay đổi vị trí của phim. D. Dịch chuyển cả phim lẫn vật kính. PA: B Câu 7: VL1232CBH Mắt một người cận thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 10cm, và giới hạn nhìn rõ là 40cm. Độ tụ của kính phải đeo để sửa tật cận thị là bao nhiêu? A. D = -1dp B. D = 2dp C. D = -2dp D. D = 1dp PA: C Câu 8: VL1232CBB Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt nhìn thấy ở xa vô cực? A. Mắt không có tật, không điều tiết. B. Mắt cận thị, không điều tiết. C. Mắt viễn thị, không điều tiết. D. Mắt không có thật, không điều tiết tối đa. PA: A Câu 9: VL1232CBV Một người khi không đeo kính có thể nhìn rõ các vật đặt gần nhất cách mắt 50cm. Xác định độ tụ của kính mà người đó cần đeo sát mắt để có nhìn rõ các vật đặt gần nhất cách mắt 25cm? A. D = -2dp B. D = 2dp C. D = 1,25dp D. D = 0,2 đp PA: B Câu 10. VL1232CBB Chọn câu trả lời đúng khi nói về Mắt viễn thị. A. Có tiêu điểm ảnh F’ ở trước võng mạc. B. Có điểm cực viễn ở xa vô cực
- C. Đeo kính hội tụ hoặc phân kì thích hợp để nhìn rõ vật ở xa D. Nhìn rõ vật ở xa vô cực phải điều tiết PA: D Câu 11. VL1232CBV Một người cận thị chỉ nhìn rõ các vật cách mặt từ 10 cm đến 50 cm. Để có thể nhìn các vật cách xa mà mắt không phải điều tiết thì người này phải đeo kính có độ hội tụ bao nhiêu và khi đó khoảng cách thấy rõ gần nhất cách mắt bao nhiêu (xem kính sát mắt). A. – 2 dp; 12,5 cm B. 2dp; 12,5 cm. C – 2,5 dp; 10 cm D. 2,5 dp; 15 cm PA: A Câu 12: VL1232CBV Một người khi đeo một kính có tiêu cự là -60cm ở sát mắt thì sẽ quan sát được vật ở cách kính là 180cm mà mắt không phải điều tiết. Hỏi khi người này đặt một thấu kính có độ tụ là 20 điốp sát mắt thì sẽ nhìn được vật ở cách kính bao nhiêu mà không phải điều tiết? A. 5cm B. 45cm C. 4,5cm D. 4,75cm PA : C Câu 13: VL1232CBH Khi mắt nhìn rõ một vật đặt ở điểm cực cận thì A. Khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc là nhỏ nhất B. Độ tụ của thuỷ tinh thể là lớn nhất. C. Tiêu cự của thuỷ tinh thể là lớn nhất D. Mắt không cần điều tiết vì vật ở rất gần mắt. PA: B Câu 14: VL1232CBH Một người cận thị đeo kính có độ tụ = 2đp thì nhìn được những vật ở xa vô cùng không mỏi mắt. Nếu bỏ kính người này nhìn được vật xa nhất cách mắt. A. 2m B. 1m C. 0,5m D. 0,2m PA: C Câu 15: VL1232CBH Phát biểu nào sau đây về việc đeo kính chữa tật cận thị là không chính xác: A. Kính chữa tật cận thị là kính phân kỳ để làm giảm độ tụ của thủy tinh thể. B. Qua kính chữa tật cận thị ảnh ảo của vật ở xa vô cực sẽ ở tiêu điểm ảnh của thấu kính. C. Khi đeo kính sửa tật cận thị người đeo kính đọc sách sẽ để cách mắt khoảng 25 cm như người mắt tốt.
- D. Khi đeo kính sửa tật cận thị ảnh thật cuối cùng qua thủy tinh thể dẹt nhất sẽ hiện trên võng mạc. PA: B Câu 16: VL1232CBB Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt nhìn thấy ở xa vô cực? A. Mắt không có tật, không điều tiết. B. Mắt cận thị, không điều tiết. C. Mắt viễn thị, không điều tiết. D. Mắt không có tật, không điều tiết tối đa PA: A Câu 17: VL1232CBH Mắt một người cận thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 10cm, và giới hạn nhìn rõ là 40cm. Độ tụ của kính phải đeo để sửa tật cận thị là bao nhiêu? A. d = -1đp B. d = 2 đp C. d = -2 đp D. d = 1đp PA: B Câu 18: VL1232CBH Kết luận nào sau đây là sai khi so sánh mắt và máy ảnh? A. Thuỷ tinh thể có vai trò giống như vật kính. B. Con ngươi có vai trò giống như màn chắn có lỗ hở. C. Giác mạc có vai trò giống như phim. D. Ảnh thu được trên phim của máy ảnh và trên võng mạc của mắt có tính chất giống nhau. PA: C Câu 19: VL1232CBV Một người khi không đeo kính có thể nhìn rõ các vật đặt gần nhất cách mắt 50cm. Xác định độ tụ của kính mà người đó cần đeo sát mắt để nhìn rõ các vật đặt gần nhất cách mắt 25cm là: A. D = -2đp B. D = 2đp C. D = 1,25đp D. D = 0,2 đp PA: B Câu 20: VL1232CBV Một người cận thị có khoảng thấy rõ ngắn nhất là 12,5cm, giới hạn nhìn rõ của mắt là 37,5cm. Khi mắt chuyển từ trạng thái không điều tiết đến trạng thái điều tiết tối đa thì độ tụ của thuỷ tinh thể thay đổi một lượng là: A. 2 điôp B. 4 điôp C. 1 điôp D. 6điôp PA: D Câu 21: VL1232CBH Chọn câu trả lời sai:
- A. Khi mắt điều tiết thì khoảng cách giữa thuỷ tinh thể và võng mạc thay đổi. B. Khi mắt điều tiết thì tiêu cự (độ tụ) của thuỷ tinh thể thay đổi. C. Mắt chỉ có thể điều tiết khi vật nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt (từ CC đến CV). D. Sự điều tiết là sự thay đổi độ cong của thuỷ tinh thể để cho ảnh của vật hiện rõ trên võng mạc. PA: A Câu 22: VL1232CBH Trong các kết luận sau về mắt kết luận nào đúng: A. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thuỷ tinh thể bằng cách thay đổi bán kính các mặt cong của nó, làm cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ nét trên võng mạc. B. Khi quan sát vật ở điểm CV độ tụ của thuỷ tinh thể lớn nhất. C. Khi quan sát vật ở điểm CC độ tụ của thuỷ tinh thể nhỏ nhất. D. Khi quan sát vật ở điểm CV độ tụ của thuỷ tinh thể lớn nhất và . Khi quan sát vật ở điểm CC độ tụ của thuỷ tinh thể nhỏ nhất. PA: A Câu 23: VL1232CBH Một người đứng tuổi có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 101cm. Người này đeo kính cách mắt 1cm để có thể đọc được các dòng chữ ở gần nhất cách mắt 26cm. Độ tụ của kính là: A. D = 1đp B. D = 2đp C. D = 3đp D. D = 0,2 đp PA: C Câu 24: VL1233CBB Trên vành kính lúp có ghi ký hiệu X10. Tiêu cự của kính lúp là: A. 4cm B. 5cm C. 10cm D. 2,5cm PA: C Câu 25: VL1233CBV Một người có thể nhìn rõ các vật từ 25 cm đến ¥. Người này dùng kính lúp có f = 5 cm để quan sát một vật nhỏ. Khi kính sát mắt thì số bội giác bằng 6. Khoảng cách từ vật đến kính lúp là: A. 25/6 cm B. 4,5 cm C. 20/6 cm D. 4,25 cm PA : A Câu 26: VL1233CBV Một kính lúp có tiêu cự f = 4 cm. Mắt của một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất Đ = 20 cm. Đặt kính lúp cách mắt 5 cm để quan sát một vật nhỏ. Độ bội giác khi ngắm chừng ở cực cận là: A. 4,75 B. 4,25 C. 5,25 D. 6,75
- PA: A Câu 27. VL1233CBB Khi dùng một thấu kính hội tụ tiêu cự f làm kính lúp để nhìn một vật, ta phải đặt vật cách kính một khoảng: A. bằng f B. nhỏ hơn f C. giữa f và 2 f D. lớn hơn 2 f PA: B Câu 28: VL1233CBB Một kính lúp trên vành kính có ghi X5. Độ tụ của kính là: A. 5điốp B. 10điốp C. 15điốp D. 20điốp PA: D Câu 29: VL1233CBH Một kính lúp có độ tụ bằng 6 điốp. Muốn nhìn thấy chữ lớn gấp 4 lần chữ của một trang sách người đọc phải đặt kính lúp: A. Cách trang đó 4cm C. Cách trang đó 12,5cm B. Cách trang đó 6cm D. Cách trang đó 16,7cm PA : C Câu 30: VL1233CBB Điều nào sau đây là sai khi nói về Độ bội giác của D kính lúp là G = f A. Khi ngắm chừng ở vô cực B. Khi ngắm chừng ở cực cận C. Khi mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của kính D. Khi ngắm chừng ở vô cực hoặc mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của kính PA: B Câu 31: VL1233CBV Mắt của một người có điểm cực cận cách mắt 15cm, điểm cực viễn cách mắt 100cm. Dùng kính lúp có độ tụ 20 điốp để quan sát vật nhỏ trước kính sao cho mắt không phải điều tiết.Nếu mắt đặt sát lúp thì Độ bội giác của ảnh qua kính là A. 3 ; B. 5 ; C. 3,15 ; D. 0,9 PA: C Câu 32: VL1233CBV Kính lúp có tiêu cự f = 4cm. Mắt đặt cách kính 2cm nhìn ảnh của vật AB và thấy ảnh rõ khi AB nằm bên trong và cách tiêu điểm từ 0,5cm đến 2cm. Khoảng nhìn rõ của mắt người này là? A. 6cm đến 30cm B. 4cm đến 25cm C. 6cm đến 25cm D. 6cm đến 20cm PA: A
- Câu 33: VL1233CBV Gọi f là tiêu cự của kính lúp, D là khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất của mắt, L là khoảng cách từ mắt đến kính lúp, d là khoảng cách từ vật đến kính, d' < 0 là từ ảnh đến kính lúp. Công thức nào dưới đây viết cho độ bội giác G của kính lúp là đúng: D d' d 'D fD A. G = B. G = - C. G = D. G = f d d ( d '+ L ) d ( f - L ) + Lf PA: C Câu 34: VL1233CBV Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm. Khoảng nhìn rõ ngắm nhất của người ấy là 15cm. Người ấy quan sát một vật nhỏ một kính lúp có tiêu cự 5cm, mắt đặt cách kính 20cm trong trạng thái không điều tiết. Khoảng cách từ vật đến kính lúp và độ bội giác của kính nhận giá trị đúng nào trong các giá trị sau? 30 30 A. d = cm;G = 21 B. d = cm;G = 2,1 7 9 20 30 C. d = cm;G = 4,1 D. d = cm;G = 2,1 7 7 PA: D Câu 35: VL1233CBV Một người quan sát một vật cách mắt 18cm bằng kính lúp. Qua kính lúp người này thấy vật dường như cách mắt 34cm. Mắt đặt cách kính 14cm. Tiêu cự của kính lúp là: A. f = 10cm B. f = 11,75cm C. f = 15cm D. f = 5cm PA: D Câu 36: VL1233CBV Một người có mắt tốt (với D = 25cm) quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = 20đp. Mắt đặt cách kính 5cm. Độ bội giác của kính là: A. G = 2,5 B. G = 5 C. G = 8 D. Không tính được PA: B Câu 37: VL1233CBV Kính lúp có tiêu cự f = 4cm. Mắt đặt cách kính 2cm để quan sát vật qua lúp và nhìn thấy khi vật nằm bên trong và cách tiêu điểm chính từ 0,5cm đến 2cm. Khoảng nhìn rõ của mắt người này là: A. 6cm đến 30cm B. 4cm đến 25cm. C. 6cm đến 25cm D. 6cm đến 20cm PA: A
- Câu 38: VL1233CBV Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của người ấy là 15cm. Người ấy quan sát một vật nhỏ bằng một kính lúp có tiêu cự 5cm, mắt đặt cách kính 10cm trong trạng thái không điều tiết. Khoảng cách từ vật đến kính lúp và độ bội giác của kính là: 30 30 A. d = cm ; G = 21 B. d = cm ; G = 2,1 7 9 20 C. d = cm ; G = 4,1 D.d = 40/9 cm; G = 2,7 7 PA: D Câu 39: VL1234CBV Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có tiêu cự lần lượt f1 = 0,5cm và f2 = 4cm. Khoảng cách giữa hai kính là 17,5cm. Một người mắt bình thường (có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25cm) đặt mắt sát sau thị kính để quan sát vật nhỏ AB mà không điều tiết. Độ bội giác của kính hiển vi khi đó là: A. 120 B. 150 C. 162,5 D. 218,75 PA: C Câu 40: VL1234CBV Vật kính và thị kính của một kính thiên văn đặt cách nhau 104cm. Một người mắt bình thường, đặt mắt sát sau thị kính quan sát một vật ở rất xa trong điều kiện mắt không điều tiết. Độ bội giác của kính thiên văn khi đó là G = 25. Tiêu cự f1 của vật kính và f2 của thị kính là: A. f1 = 100cm; f2 = 2,5cm B. f1 = 100cm; f2 = 4cm C. f1 = 64cm; f2 = 4cm D. f1 = 4cm; f2 = 100cm PA: B Câu 41: VL1234CBB Điều kiện tối thiểu để chế tạo một kính hiển vi phải có. A. Hai thấu kính hội tụ có f lớn. B. Vật kính có tiêu cự lớn hơn thị kính C. Hai thấu kính hội tụ có độ tụ bằng nhau. D. Vật kính có tiêu cực nhỏ hơn thị kính PA: D Câu 42: VL1234CBV Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 0,5cm, thị kính có tiêu cự 4cm đặt cách nhau một đoạn 20,5cm. Một người đặt mắt quan sát ở sát thị kính. Mắt không có tật và điểm cực cận xa mắt 25cm. Độ
- bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực có thể nhận giá trị đúng nào sau đây? A. G = 208 B. G = 280 C. G = 248 D. G = 200 PA: D Câu 43: VL1234CBV Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là f1 = 0,5cm và f2 = 5cm. Khoảng cách giữa hai kính là 18,5cm. Một người mắt tốt có điểm cực cận cách mắt là 25cm đặt mắt sát sau thị kính quan sát một vật nhỏ AB mà không điều tiết. Độ bội giác của kính khi đó là: A. 130 B. 150 C. 200 D. 110 PA: A Câu 44: VL1234CBH Cách nói nào dưới đây là đúng khi bàn về kính hiển vi? Kính hiển vi gồm vật kính và thị kính là các thấu kính hội tụ mà: A. Vật kính và thị kính có tiêu cự ngắn, khoảng cách giữa chúng cố định B. Vật kính và thị kính có tiêu cự ngắn, khoảng cách giữa chúng thay đổi được. C. Vật kính có tiêu cự ngắn, thị kính có tiêu cự rất ngắn, khoảng cách giữa chúng thay đổi được. D. Vật kính có tiêu cự rất ngắn, thị kính có tiêu cự ngắn, khoảng cách giữa chúng cố định. PA: D Câu 46: VL1234CBB Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo ảnh qua kính hiển vi: A. Vật AB cần quan sát được đặt trong tiêu cự f1 của vật kính B. Ảnh A1B1 của vật kính O1 phải ở trong tiêu cự của thị kính O2. C. Ảnh A2B2 cho bởi hệ hai thấu kính là một ảnh ảo cùng chiều với vật AB. D. Để ảnh A2B2 trong khoảng nhìn rõ của mắt người ta điều chỉnh thị kính O2. PA: B Câu 47: VL1234CBV Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự là 5mm và thị kính có tiêu cự là 5 cm. Khoảng cách giữa hai kính là 20,5 cm. Một người quan sát có mắt không tật, có khảng thấy rõ ngắn nhất là 25 cm đặt
- mắt sát sau thị kính và quan sát một vật nhỏ AB mà không điều tiết. Độ bội giác của kính là: A. 125 B. 130 C. 150 D. 175 PA: C Câu 48: VL1234CBH Một người mắc tật cận thị đặt mắt sát sau thị kính của một kính hiển vi để quan sát một vật nhỏ. Khi chuyển từ trạng thái quan sát không phải điều tiết sang trạng thái điều tiết tối đa thì: A. Dịch chuyển ống kính lại gần vật và thu được độ bội giác nhỏ hơn. B. Dịch chuyển ống kính ra xa vật và thu được độ bội giác lớn hơn. C. Dịch chuyển ống kính lại gần vật và thu được độ bội giác lớn hơn. D. Dịch chuyển ống kính ra xa vật và thu được độ bội giác nhỏ hơn. PA: C Câu 49: VL1234CBV Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự f1 = 1 cm, thị kính với tiêu cự f2 = 4 cm. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 17 cm. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt Đ = 25 cm. Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừn ở vô cực là. A. 80. B. 75 C60 D. 85 PA : B Câu 50: VL1234CBB Câu nào đúng khi nói về kính hiển vi khi được điều chỉnh để ngắm chừng ở vô cực: A. Ảnh của vật qua vật kính là một ảnh ảo lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. B. Độ bội giác tỷ lệ nghịch với tiêu cự thị kính và tỷ lệ nghịch với tiêu cự vật kính. C. Vật phải đặt tại tiêu điểm của vật kính để chùm tia ló qua thị kính là song song. D. Độ bội giác không phụ thuộc vào khoảng cách từ mắt đến thị kính. PA : B Câu 51: VL1234CBH Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự 1 cm. Thị kính có tiêu cự 4cm, vật kính cách thị kính 21cm. Để cho chùm tia sáng ló ra khỏi kính hiển vi lọt vào con ngươi của mắt và mắt không phải điều tiết thì thì đó phải là: A. Mắt đặt sát thị kính và điều tiết lớn nhất.
- B. Mắt đặt cách thị kính 2cm. C. Mắt cách thị kính 4cm. D. Mắt tốt ngắm chừng tại vô cực. PA: D Câu 45: VL1235CBB Một người quan sát đặt mắt sát sau thị kính quan sát một vật ở rất xa trong điều kiện ngắm chừng ở vô cực. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt 100cm và 4cm. Độ bội giác của kính bằng: A. 25 B. 20 C. 10,4 D. 35 PA: A Câu 52: VL1235CBB Một kính thiên văn gồm hai thấu kính hội tụ có tiêu cự f1= 60cm, f1 = 5 cm được điều chỉnh ở trạng thái ngắm chừng ở vô cực. Khi ấy khoảng cách giữa hai thấu kính là: A. 60cm B. 55cm C. 70cm D. 65cm PA: D Cau 53: VL1235CBH Một người có mắt tốt quan sát Mặt Trăng qua một kính thiên văn trong trạng thái không phải điều tiết. Vật kính có tiêu cự 1,2m; thị kính có tiêu cự 4cm. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính, độ bội giác của kính lần lượt là: A. 1,24m; 30 B. 1,24m; 20 C. 1,5m; 20 D. 1,5m; 30 PA: A Câu 54: VL1235CBV Một người cận thị khi đeo kính sát mắt có tiêu cự f = -45cm thì có thể nhìn rõ được các vật ở rất xa mà không phải điều tiết. Người này không đeo kính, dùng một kính thiên văn có vật kính tiêu cự f1 = 30cm và thị kính có tiêu cự f2 = 5cm đặt mắt sát sau thị kính để quan sát Mặt trăng trong trạng thái không phải điều tiết thì có độ bội giác và khoảng cách giữa vật kính và thị kính tương ứng là: A. 6 và 35 B. 6 và 34,5 C. 6,7 và 35 D. 6,7 và 34,5 PA : A Câu 55: VL1235CBV Một người mắt không có tật có điểm cực viễn ở vô cùng, dùng kính thiên văn để nhìn ngôi sao ở rất xa mà mắt không phải điều tiết khi đó độ bội giác của kính là 10 và hai kính cách nhau 66 cm. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là:
- A. 6cm và 60cm B. 60cm và 6cm. C. 55cm và 11 cm D. 11cm và 55cm PA : A Câu 56: VL1235CBB Một kính thiên văn có vật kính với tiêu cự f1, thị kính với tiêu cự f2. Độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực là: f2 A. G¥ = B. G¥ =( f1 + f2 ) C. G¥ = f1 . f2 D. G¥ = f1 f1 f2 PA: D Câu 57: VL1235CBB Kính thiên văn gồm vật kính và thị kính là các thấu kính hội tụ, ban đầu được điều chỉnh để quan sát một thiên thể trong trạng thái ngắm chừng ở vô cực. Sau đó một người cận thị sử dụng kính này để quan sát thiên thể trong trạng thái không phải điều tiết thì: A. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính tăng lên và độ bội giác giảm đi B. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính tăng lên và độ bội giác tăng lên C. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính giảm đi và độ bội giác giảm đi D. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính giảm đi và độ bội giác tăng lên PA : D Câu 58: VL1235CBH Một người mắt tốt quan sát mặt trăng qua một kính thiên văn trong trạng thái không điều tiết. Vật kính có tiêu cự 1,2m thị kính có tiêu cự 4cm, khoảng cách giữa vật kính và thị kính và độ bội giác của ảnh lần lượt có thể nhận các giá trị nào trong các giá trị sau? A. d = 12,4m; G = 30 B. d = 1,24m; G = 30 C. d = 12,4m; G = 40 D. d = 1,44m; G = 35 PA: B Câu 59: VL1235CBV Kính ngắm xa là một loại kính thiên văn cỡ nhỏ dùng để nhìn các vật ở xa trên mặt đất. Vật kính có tiêu cự f1 = 50cm, thị kính có tiêu cự f2 = 5cm. Một người có mắt tốt quan sát mục tiêu ở cách xa 10km, mắt không phải điều tiết. Độ bội giác của kính là:
- A. G = 10 B. G = 5 C . G = 20 D. 15 PA: A Câu 60: VL1235CBH Một người mắt tốt quan sát mặt trăng qua một kính thiên văn trong trạng thái không điều tiết. Vật kính có tiêu cự 1,2m thị kính có tiêu cự 5cm, khoảng cách giữa vật kính và thị kính (d) và độ bội giác (G) của ảnh lần lượt có thể nhận các giá trị nào trong các giá trị sau: A. d = 12,5m; G = 30 B. d = 12,5m; G = 40. C. d = 1,25m; G = 24. D. d = 1,45m; G = 25 PA: C Câu 61 VL1230CBH Tính chất nào là đúng khi nói về ảnh thật và ảnh ảo qua một dụng cụ quang học: A.Ảnh thật chụp được trên phim còn ảnh ảo thì không B. Ảnh thật hứng được trên màn còn ảnh ảo thì không C. Ảnh thật hay ảnh ảo đều không hứng đượctrên màn D. Ảnh thật hay ảnh ảo đều hứng được trên màn PA: B Câu 62 VL1231CBH Nhận xét nào là đúng khi nói về mắt và máy ảnh A.Xét về phương diện quang học, mắt khác máy ảnh B.Máy ảnh thu ảnh thật còn mắt thu ảnh ảo C.Máy ảnh thu ảnh ảo mắt thu ảnh thật D.Cả mắt và máy ảnh đều thu ảnh thật nhỏ hơn vật PA: D Câu 63 VL1232CBB Chọn phát biểu SAI khi nói về điểm cực viễn Cv của mắt: A.Mắt tốt cực viễn ở vô cùng B.Mắt viễn thị Cv không ở vô cùng C.Mắt cận thị Cv không ở vô cùng D.Mắt lão Cv không ở vô cùng PA: D Câu 64 VL1232CBH Muốn nhìn rõ vật thì: A.vật nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt B.góc trông vật lớn hơn năng suất phân li của mắt C.góc trông vật nhỏ hơn năng suất phân li của mắt D.vật nằm trong giới hạn nhìn rõ và góc trông lớn hơn năng suất phân li của mắt
- PA: Câu 65 VL1232CBH Trong các trương hợp sau đây, ở trường hợp nào mắt nhìn thấy ở xa vô cực? A.Mắt không có tật , không điều tiết. B.Mắt cận thị, không điều tiết C.Mắt viễn thị, không điều tiết D.Mắt không có tật và điều tiết tối đa PA: A Câu 66 VL1232CBH Khi mắt nhìn vật đặt ở điểm cực cận thì: A.khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc là ngắn nhất B.mắt điều tiết tối đa C.mắt không cần điều tiết D.mắt chỉ cần điều tiết một phần PA: B Câu 67 VL1232CBH Chọn câu SAI khi nói về mắt: A.Điểm Cc là điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà đặt vật tại đó mắt có thể nhìn rõ không phải điều tiết B. Điểm Cv là điểm xa nhất trên trục chính của mắt mà đặt vật tại điểm đó mắt có thể nhìn rõ mà không cần điều tiết C.Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong của thuỷ tinh thể để làm cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ nét trên võng mạc D.Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt PA: A Câu 68 VL1232CBB Năng suất phân li của mắt là A.góc trông vật khi vật đặt ở điểm cực cận của mắt B.góc trông vật khi vật đặt ở điểm cực viễn xủa mắt C.góc trông vật khi vật đặt trong giới hạn nhìn rõ của mắt D.góc trông vật nhỏ nhất giữa hai điểm A và B mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó PA: D Câu 69 VL1232CBH Khi mắt không điều tiết thì ảnh của vật đặt ở điểm cực cận sẽ hiện lên ở: A.trước võng mạc B.sau võng mạc
- C.trên võng mạc D.không xác định được vì không có ảnh PA: B Câu 70 VL1232CBH Khi mắt điều tiết tối đa thì ảnh của vật đặt ở điểm Cv sẽ hiện lên ở: A.trước võng mạc B.sau võng mạc C.tại võng mạc D.không xác định được vì không có ảnh PA: A Câu 71 VL1232CBV Một người cận thị phải đeo sát mắt một kính có độ tụ -2đp để nhìn rõ các vật nằm cách mắt từ 20cm đến vô cực. Người ấy không đeo kính và soi mình trước một gương cầu lõm có tiêu cự 40cm. Gương phải đặt cách mắt từ: A.13cm đến 17,83cm B.6,5cm đến 17,83cm C.13cm đến 40cm D.6,5cm đến 40cm PA: B Câu 72 VL1232CBH Chọn phát biểu SAI khi nói về sự điều tiết của mắt A.Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ tụ của thuỷ tinh thể để mắt có thể nhìn rõ vật ở gần cũng như ở xa B.Khi nhìn vật ở điểm cực cận mắt điều tiết mạnh nhất C.Mắt viễn thị muốn nhìn vật ở xa vô cùng phải điều tiết D.Mắt cận thị muốn nhìn vật ở điểm cực viễn phải điều tiết PA: D Câu 73 VL1233CBB Trên vành của một kính lúp có ghi X10. Tiêu cự của kính lúp bằng A. 5cm B. 2,5cm C. 0,5cm D. 25cm PA: B Câu 74 VL1233CBH Điều nào sau đây là SAI khi sử dụng kính lúp A. Ảnh của vật qua kính là ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật
- B. Ảnh của vật qua kính là ảnh ảo ngược chiều lớn hơn vật C.Mắt và vật ở bên kính D.Muốn nhìn rõ nhất phải ngắm chừng ở điểm cực cận PA: A Câu 75 VL1233CBV Một người đặt mắt cách kính lúp một khoảng l không đổi để quan sát một vật nhỏ qua kính. Biết tiêu cự của kính là f. Để số bội giác của kính không phụ thuộc vào cách ngắm chừng thì l phải bằng: A.3f f B. 2 C.2f D.f PA: D
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn