intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

8 bước cơ bản để chuyển đổi sự xung đột thành sự hợp tác

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

173
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng ta đều hiểu rằng xung đột tại nơi làm việc có thể dẫn tới những kết quả không lấy gì làm tốt đẹp, tuy nhiên đã bao giờ bạn nghĩ rằng sự xung đột với đồng nghiệp hay với bạn bè cũng có thể đưa lại những kết quả tích cực? Điều này hoàn toàn là thực tế khi bạn quan tâm tới một vài yếu tố nhất định. Có thể đó là một bài học cuộc sống được rút ra hay bạn cảm thấy có một cảm giác gắn bó mới mẻ giữa mọi người với nhau. Những gắng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 8 bước cơ bản để chuyển đổi sự xung đột thành sự hợp tác

  1. 8 bước cơ bản để chuyển đổi sự xung đột thành sự hợp tác Chúng ta đều hiểu rằng xung đột tại nơi làm việc có thể dẫn tới những kết quả không lấy gì làm tốt đẹp, tuy nhiên đã bao giờ bạn nghĩ rằng sự xung đột với đồng nghiệp hay với bạn bè cũng có thể đưa lại những kết quả tích cực? Điều này hoàn toàn là thực tế khi bạn quan tâm tới một vài yếu tố nhất định. Có thể đó là một bài học cuộc sống được rút ra hay bạn cảm thấy có một cảm giác gắn bó mới mẻ giữa mọi người với nhau. Những gắng sức làm sạch bầu không khí sẽ giúp bạn bắt đầu lại mọi thứ với những suy nghĩ mới. Mặc dù vậy, thông thường trước khi bạn có thể đem lại cho mối quan hệ của bạn những hơi thở tươi mới, một vài cuộc hội thoại không mấy thoải mái sẽ
  2. cần diễn ra. Về cơ bản, có hai dạng xung đột khác nhau: các xung đột công việc và các xung đột cảm xúc. Các xung đột công việc trọng tâm vào những hành động cần thực hiện và cách thức làm một việc nào đó. Những xung đột này thường đóng vai trò như những chất xúc tác, động viên và chào mời chúng ta tìm hiểu về những khác biệt của chúng ta. Khi chúng ta đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các xung đột này bằng việc tiến hành các cuộc hội thoại hay thảo luận, chúng ta thường có thể xác định được cách thức tốt nhất để hoàn thành các mục tiêu chung hay tiếp cận những quyết định chuẩn xác hơn. Các xung đột cảm xúc (hay còn gọi là các bất đồng tính cách) là kết quả của những vận động tâm lý thường phát sinh ngầm bên dưới bề mặt. Đây là những xung đột xuất hiện khi một hay cả hai bên cảm thấy mình đánh giá thấp hay không được coi trọng.
  3. Thông thường, các xung đột cảm xúc và các xung đột công việc sẽ xuất hiện cùng nhau hay một xung đột công việc có thể trở nên bị kích động hay bị hiểu sai, dẫn tới sự nghi ngờ, ganh đua và xung đột cảm xúc. Theo chuyên gia nổi tiếng Elinor – chủ nhân của trang web tư vấn www.elinorrobin.com, bạn có thể giải quyết tất cả những xung đột phức tạp nhất nếu các bên sẵn lòng ngồi xuống trò chuyện. Dưới đây là 8 bước cơ bản để bạn xoay chuyển sự xung đột thành sự hợp tác hiệu quả: 1) Chuẩn bị. Hãy ghi ra một vài chú ý về tình hình và cảm giác hiện tại của bạn. Hãy viết về nơi bạn đang đứng trong hiện tại, nơi bạn muốn đến trong tương lai và làm thế nào bạn có thể đến được đó. 2) Kêu gọi đàm phán. Hãy sẵn lòng ngồi xuống bàn và ở đó trong một thời gian. Phía bên kia cũng sẽ làm giống bạn nếu thông điệp của bạn là: “Tôi thực sự muốn tìm ra một giải pháp có lợi cho cả hai chúng ta”. Nếu bạn không thể truyền tải thông
  4. điệp, hãy tìm kiếm ai đó có thể can thiệp thay mặt bạn và đưa các bên vào bàn đàm phán. 3) Lên lịch đàm phán Hãy ngồi xuống vào thời điểm mà bạn và phía bên kia đã nhận rõ vấn đề và có thể xây dựng cho cuộc đàm phán quan trọng này những lịch trình thích hợp cùng công sức bỏ ra thích đáng cho nó. 4) Lắng nghe và lắng nghe Hãy lắng nghe như thế bạn là một người giám sát ngoài cuộc không có trước bất cứ kiến thức nào về tình huống. Hai mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đàm phán kinh doanh đã dạy cho Elinor rằng luôn có ít nhất hai mặt trong mỗi câu truyện. Bạn có thể ngạc nhiên khi bạn nghe thấy phần còn lại của câu chuyện. 5) Xác định các cảm xúc Tại gốc rễ của tất cả các xung đột của con người, cho dù là hai đứa trẻ ở
  5. trong sân trường hay hai quốc gia trong cuộc chiến tranh, một ai đó cảm thấy mình bị thiếu tôn trọng, đánh giá thấp, bị tước quyền, không được quan tâm hay bị bỏ qua. Đôi lúc, chỉ cần xác định các cảm xúc của bạn và nhận ra rằng phía bên kia cũng có cảm xúc như vậy là đủ để giải quyết các tranh chấp của bạn. 6) Sẵn lòng xin lỗi Mối quan hệ càng gần gũi bao nhiêu, bạn sẽ càng cần phải sẵn sàng xin lỗi bấy nhiêu. Nếu bản thân bạn không thể xin lỗi về một vấn đề cụ thể nào đó, ít nhất hãy xin lỗi vì đã làm phía bên kia phải lo lắng, bận tâm tới sự việc hay bất cứ những gì bạn đã làm góp phần vào đó. 7) Không nên bỏ sót việc giải quyết bất kỳ sự bất đồng nào Một thỏa thuận rằng các bên vẫn bất đồng ý kiến sẽ không thích hợp chút nào. Việc này chỉ dẫn bạn tới những cuộc tranh đấu khác trong tương lai. 8) Nếu tình hình không khả quan, hãy nhờ cậy đến sự giúp đỡ của chuyên gia tư vấn
  6. Thông thường, một ý kiến bên ngoài sẽ như một tia sáng lóe lên trong bóng tối và có thể giúp bạn đạt được một thỏa thuận. Hãy quan tâm tới việc mang đến một nhà điều đình khi mối quan hệ hay xung đột mang tính quan trọng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2