intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

9 loại cháo trị rối loạn tiêu hóa.

Chia sẻ: Hung Duong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

70
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khó tiêu, rối loạn tiêu hóa thường là do sai lầm trong chế độ ăn uống như ăn quá nhiều nhất là chất đường, mỡ, chất bột, ăn vội, nhai không kỹ, ăn không thành bữa. Táo bón nhiều cũng dễ sinh chứng khó tiêu. Sau đây là một số món cháo giúp trị chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. Cháo thịt dê, cao lương

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 9 loại cháo trị rối loạn tiêu hóa.

  1. 9 loại cháo trị rối loạn tiêu hóa
  2. Khó tiêu, rối loạn tiêu hóa thường là do sai lầm trong chế độ ăn uống như ăn quá nhiều nhất là chất đường, mỡ, chất bột, ăn vội, nhai không kỹ, ăn không thành bữa. Táo bón nhiều cũng dễ sinh chứng khó tiêu. Sau đây là một số món cháo giúp trị chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. Cháo thịt dê, cao lương Thành phần: thịt dê 100g, gạo cao lương 100g, muối ăn vừa đủ. Cách chế: thịt dê rửa sạch thái quân cờ, cho cùng gạo cao lương đãi sạch, nước 1 lít nấu loãng, cho muối ăn vừa đủ. Công hiệu: khai vị giúp tiêu hóa. Công dụng: dùng cho các chứng bệnh tỳ, vị hư nhược, rối loạn tiêu hóa, ngực đau âm ỉ... Cách dùng: ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Cháo cá diếc, táo đỏ
  3. Cháo cá diếc. Thành phần: cá diếc 250g, táo đỏ 50g, gạo lứt 100g, hành, gừng, rượu vang, muối tinh vừa đủ. Cách chế: cá diếc làm vẩy, bỏ mang và nội tạng, rửa sạch cắt miếng cho vào nồi, cùng với nước, rượu vang, hành, gừng, muối nấu chín nhừ, dùng sàng lọc bỏ bã, lấy nước, cho gạo đãi sạch, táo đỏ thêm nước vừa đủ, đun nhỏ lửa từ từ đến khi hạt gạo nở ra, cho muối vừa đủ là được. Công hiệu: kiện tỳ, ích vị, lợi thủy, tiêu thũng. Công dụng: dùng cho các chứng bụng lạnh đau do tràng vị bất hòa, chống nôn mửa, chân tay phù thũng... Cách dùng: ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Không nên ăn các thức ăn sống, nguội lạnh.
  4. Cháo ca la thầu Thành phần: ca la thầu 50g, thịt dê chín 50g, hành lá 5g, gừng lá 5g, muối tinh 2g, dầu thơm 25g, gạo nếp 100g. Cách chế: ca la thầu rửa sạch cắt vụn, thịt dê chín cũng thái vụn, sau đó cho dầu ăn vào xào qua ca la thầu, thịt dê cho thơm. Cho 1 lít nước và gạo nếp đãi sạch vào, ban đầu lửa to đun sôi, sau lửa nhỏ nấu đến khi hạt gạo nở ra lại cho tiếp hành, gừng, muối vừa đủ đun qua là được. Công hiệu: khai vị, hạ khí, lợi thấp giải độc, trị ho, giải khát. Công dụng: dùng cho chứng ăn không tiêu, bụng lạnh đau, tiêu khát, hoàng đản... Cách dùng: ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Cháo ngưu đỗ, song nha Thành phần: ngưu đỗ (bao tử bò, trâu) 100g, cốc nha 30g, mạch nha 30g, mề gà 100g, gạo lứt 50g, muối ăn vừa đủ. Cách chế: ngưu đỗ rửa sạch, cắt quân cờ; cốc nha, mạch nha, mề gà cho vào túi vải, cho tiếp gạo lứt đãi sạch, cùng ngưu đỗ, túi vải vào nồi, đổ nước nấu chín nhừ là dùng được. Công hiệu: kiện tỳ, khai vị, trừ cam tích.
  5. Công dụng: dùng cho các chứng rối loạn chức năng tiêu hóa và chứng cam tích... Cách dùng: ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Cháo bát bảo Thành phần: khiếm thực 6g, sơn dược 6g, phục linh 6g, liên nhục 6g, nhân ý dĩ 6g, bạch biển đậu 6g, đẳng sâm 6g, bạch truật 6g, gạo lứt 150g. Cách chế: lấy 8 vị thuốc đầu rửa sạch, cho nước nấu khoảng 40 phút, bỏ bã lấy nước, cho gạo lứt đãi sạch vào nước thuốc, nấu đến khi được cháo, cho gia vị vào dùng. Công hiệu: khai vị, kiện tỳ, dưỡng tâm, ích trí. Công dụng: dùng cho các chứng bệnh hấp thu kém, loạn nhịp tim, mệt mỏi, sức nhớ giảm sút, không tập trung... do tỳ vị hư nhược. Cách dùng: ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Cháo lá lách, bao tử lợn, cà rốt Thành phần: lá lách 100g, bao tử lợn chín 50g, cà rốt trắng 100g, rượu vang 5g, dầu ăn 25g, bột hồ tiêu 2g, hành lá 5g, gừng 5g, gạo lứt 100g, gia vị vừa đủ. Cách chế: lá lách, bao tử lợn và cà rốt rửa sạch, cắt nhỏ hạt lựu, cho dầu ăn vào nồi, cho lá lách, bao tử lợn, cà rốt vào xào qua, cho rượu vang vào, cho tiếp 1 lít
  6. nước, gia vị, hành gừng, gạo lứt đãi sạch vào rồi nấu cháo, cháo chín cho bột tiêu vào là được. Công hiệu: kiện tỳ vị, giúp tiêu hóa. Công dụng: dùng cho các chứng tỳ vị khí hư, rối loạn tiêu hóa, cơ thể yếu sau khi bị ốm... Cách dùng: ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Cháo thần khúc Thành phần: thần khúc 10 - 16g, gạo lứt 100g. Cách chế: thần khúc giã nát, cho 0,2 lít nước nấu còn 0,1 lít, bỏ bã lấy nước, cho gạo lứt đãi sạch vào với 0,6 lít nước nấu cháo loãng. Công hiệu: kiện tỳ hòa trung, giải cảm, tán hàn. Công dụng: dùng cho các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa, ăn tích khó tiêu, đại tiện nước lỏng, và người cảm mạo phong hàn. Cách dùng: ngày 1 bát, chia ăn hai bữa sáng tối. Cháo quả sung Thành phần: sung quả 50g, đường phèn 100g, gạo lứt 100g.
  7. Cách chế: sung rửa sạch, cắt nhỏ, cho gạo lứt đãi sạch vào nồi, nước 1 lít, đun sôi, cho sung và đường phèn vào nấu cháo. Công hiệu: kiện tỳ, lý khí, sạch ruột cầm đi tả, ngừng ho, trừ đờm. Công dụng: dùng cho các chứng bệnh không muốn ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, kiết lỵ, ho đờm nhiều, họng đau, phổi nóng, mất tiếng, trĩ máu... Cách dùng: ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Cháo phật thủ, đường phèn Thành phần: phật thủ 15g, đường phèn 15g, gạo lứt 100g. Cách chế: phật thủ rửa sạch, cho nước đun, bỏ bã lấy nước, sau đó cho gạo lứt đãi sạch, đường phèn vào nấu cháo. Công hiệu: kiện tỳ, dưỡng vị, lý khí, hết đau. Công dụng: dùng cho chứng người già dạ dày yếu, không thích ăn, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa khó chịu. Cách dùng: ngày 1 bát, chia ăn vài lần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2