intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

9 Mẹo Nhỏ Giúp Giảm Tác Hại Của Rượu Tới Sức Khỏe

Chia sẻ: Missyou2 Missyou2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

70
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

9 Mẹo Nhỏ Giúp Giảm Tác Hại Của Rượu Tới Sức Khỏe Dù biết rượu có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe nhưng bạn không có lý do để từ chối rượu trong các bữa tiệc tiếp khách...Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng của rượu tới sức khỏe cơ thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 9 Mẹo Nhỏ Giúp Giảm Tác Hại Của Rượu Tới Sức Khỏe

  1. 9 Mẹo Nhỏ Giúp Giảm Tác Hại Của Rượu Tới Sức Khỏe 9 Mẹo Nhỏ Giúp Giảm Tác Hại Của Rượu Tới Sức Khỏe Dù biết rượu có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe nhưng bạn không có lý do để từ chối rượu trong các bữa tiệc tiếp khách...Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng của rượu tới sức khỏe cơ thể. 1. Không tắm ngay sau khi uống rượu. Việc tắm ngay sau khi uống rượu sẽ làm tiêu hao một lượng lớn đường glucose có trong cơ thể, từ đó làm giảm lượng đường trong máu, dẫn tới hạ đường huyết đột ngột, giảm thân nhiệt. Thành phần chất cồn trong rượu sẽ làm rối loạn hoạt động của gan. Tắm ngay sau khi uống rượu nhiều còn có thể gây đột quỵ hoặc trụy tim mạch, dẫn tới tử vong.
  2. 2. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Rau xanh, hoa quả, đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan. Vì vậy, một chút rau xanh, hoa quả hoặc sữa đậu nành sau bữa tiệc sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của lá gan và cơ thể. 3. Không uống rượu thuốc trong bữa tối. Một số loại thực vật và thảo dược trong thành phần của rượu thuốc sẽ kết hợp với thức ăn có nguồn gốc động vật và sản sinh ra các phản ứng hóa học có hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa, đôi khi có thể gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu và ói mửa.
  3. Thức ăn càng để lâu thì tác hại của rượu với cơ thể càng lớn. Vì vậy, không nên dùng rượu thuốc vào buổi tối. 4. Không dùng trà ngay sau khi uống rượu. Nước ép trái cây như nước cam ép, táo ép chứa nhiều thành phần axit amin và hàm lượng đường fructose, có tác dụng trung hòa lượng cồn của rượu, từ đó có tác dụng giải rượu nhanh. Ngược lại, thành phần tanin trong trà lại càng kích thích nhanh hơn quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày và gây hại cho dạ dày nhiều hơn. 5. Tuyệt đối không uống rượu khi đói. Khi bụng đói, lượng axit trong dạ dày tăng lên, khi kết hợp với chất cồn trong rượu sẽ làm bạn dễ say hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu. Vì vậy, vừa ăn, vừa uống hay ăn một chút lót dạ trước khi uống rượu là cách tốt nhất để đẩy lùi cơn say và giảm bớt tác hại của rượu với sức khỏe cơ thể. Khi đã có thức ăn trong dạ dày. Các axit dịch vị còn " mải mê" tiêu hóa thức ăn mà tạm thời "quên đi" việc xử lý chất cồn trong rượu, từ đó đẩy lùi cơn say. 6. Không dùng nhiều loại rượu cùng lúc. Rượu thuốc, rượu vang, rượu trắng... mỗi loại có thành phần và liều lượng khác nhau, khi uống lẫn lộn, sẽ dễ làm bạn say hơn.
  4. 7. Không uống nhiều 1 lúc. Uống rượu từ từ cũng là cách giảm cơn say của bạn vì 1 lượng cồn lớn bất ngờ "đổ bộ" vào cơ thể trong thời gian ngắn có thể gây tác động nhanh, mạnh tới não bộ, có thể dẫn tới choáng và nhanh say hơn. 8. "Kết thân" với nước khi uống rượu
  5. Khi uống rượu, bạn đừng quên chuẩn bị cho mình một vài cốc nước đun sôi để nguội. Bạn nên uống nước ngay sau khi uống rượu. Dù lượng nước nhiều hay ít thì việc này cũng làm bạn phải tích cực "ghé thăm" nhà vệ sinh nhiều hơn. Cách này cũng giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện, làm bạn không bị say khi uống rượu. 9. "Làm ấm" rượu trước khi uống. Đối với tất cả các loại rượu, trước khi uống, bạn hãy "làm ấm" chúng bằng cách ngâm vào nước nóng. Dưới tác động của nhiệt độ, một số chất có hại trong rượu sẽ bay hơi, từ đó giảm được những tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơ thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2