YOMEDIA
ADSENSE
Agropark Yên Bình – “hướng đi mới” cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên
51
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trên cơ sở các định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu đã hệ thống hóa các lý luận về Agropark, kinh nghiệm phát triển Agropark ở trong và ngoài nước đồng thời phân tích các điều kiện và cơ hội phát triển khu Agropark Yên Bình tại tỉnh Thái Nguyên.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Agropark Yên Bình – “hướng đi mới” cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên
Nguyễn Bích Hồng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
91(03): 139 - 143<br />
<br />
AGROPARK YÊN BÌNH – “HƯỚNG ĐI MỚI” CHO<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Bích Hồng1*, Trần Đại Nghĩa2, Phạm Lê Vân1<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên,<br />
2<br />
Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đang đứng trước nhiều vấn đề nan giải. Mỗi năm, đất nông<br />
nghiệp lại giảm đi khoảng 70.000ha cho đô thị hóa và công nghiệp hóa. Mặt khác, sản xuất nông<br />
nghiệp ngày càng phải hứng chịu nhiều rủi ro lớn do thiên tai, dịch bệnh. Trong khi đó, người tiêu<br />
dùng luôn đòi hỏi có sự minh bạch trong chuỗi thực phẩm “từ nông trại đến bàn ăn”. Do vậy, để<br />
giải quyết các trở ngại và đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, phải thay đổi phương thức canh tác nông<br />
nghiệp lạc hậu đã và đang tồn tại hàng nghìn năm nay. Những mô hình nông nghiệp xanh, hài hòa<br />
sinh thái và giàu sức sáng tạo, trong đó các khu công viên nông nghiệp (AgroPark) là đại diện tiêu<br />
biểu, đang được trông đợi như lời giải cho bài toán phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương<br />
thực và an ninh lương thực. Trên cơ sở các định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà<br />
nước, nghiên cứu đã hệ thống hóa các lý luận về Agropark, kinh nghiệm phát triển Agropark ở<br />
trong và ngoài nước đồng thời phân tích các điều kiện và cơ hội phát triển khu Agropark Yên Bình<br />
tại tỉnh Thái Nguyên.<br />
Từ khóa: Agropark, Yên Bình, Thái Nguyên, nông nghiệp, nông thôn.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Phát triển nông nghiệp nông thôn đã và đang<br />
được Đảng và Nhà nước xác định là một<br />
trong những nhiệm vụ trọng tâm của đất<br />
nước. Theo đó Việt Nam tập trung quy hoạch<br />
lại kết cấu nông thôn theo mô hình nông thôn<br />
mới; cải tiến sản xuất nông nghiệp ở trình độ<br />
thấp, manh mún sang nông nghiệp kỹ thuật<br />
cao, quy mô lớn; lấy người nông dân là trung<br />
tâm trong quá trình đổi mới để nâng cao đời<br />
sống nhân dân, giải quyết các vấn đề xã hội<br />
phát sinh.<br />
Mô hình khu công nghiệp nông nghiệp công<br />
nghệ cao (Agropark) với điển hình thành công<br />
ở các nước Hà Lan, Trung Quốc, Ấn Độ đang<br />
được coi là lời giải cho hiện đại hóa nền nông<br />
nghiệp, nông thôn Việt Nam. Nông nghiệp<br />
công nghệ cao bắt đầu được triển khai tại Việt<br />
Nam đầu những năm 2000. Đến nay, các mô<br />
hình thử nghiệm đã được xây dựng và triển<br />
khai tại nhiều địa phương như: Thành phố Hồ<br />
Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai v.v. Tuy<br />
nhiên khu vực Đồng bằng sông Hồng chưa có<br />
mô hình nào, mặc dù đây là khu vực sản xuất<br />
nông nghiệp rất lâu đời. Vì vậy, việc xây<br />
*<br />
<br />
Tel: 0914 527585<br />
<br />
dựng một mô hình Agropark tại khu vực phía<br />
Bắc là một yêu cầu cấp thiết để phát triển<br />
sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn cho toàn<br />
khu vực.<br />
Qua nghiên cứu cho thấy, tỉnh Thái Nguyên<br />
là nơi lý tưởng cho việc phát triển Agropark<br />
đầu tiên của miền Bắc.<br />
MỤC TIÊU VÀ<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
PHƯƠNG<br />
<br />
PHÁP<br />
<br />
(i) Hệ thống hóa các lý luận về Agropark và<br />
kinh nghiệm phát triển Agropark ở thế giới và<br />
Việt Nam.<br />
(ii) Phân tích các điều kiện và cơ hội phát<br />
triển khu Agropark tại tỉnh Thái Nguyên.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
(i) Phương pháp điều tra thu thập số liệu: Số<br />
liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo<br />
cáo, nghiên cứu có liên quan; trao đổi ý kiến<br />
với các nhà quản lý và chuyên môn địa<br />
phương; tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà<br />
khoa học.<br />
(ii) Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu: Số<br />
liệu được phân tích bằng các phương pháp<br />
thống kê và xử lý bằng phần mềm Excel.<br />
139<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Bích Hồng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Tổng quan về Agropark<br />
Trong các nghiên cứu đã được công bố có<br />
nhiều thuật ngữ khác nhau được dùng để chỉ<br />
cùng một khái niệm như “Agropark”,<br />
“Greenport”, “Agro production Park” v.v.<br />
Theo định nghĩa của De Wilt năm 2000 thì<br />
Agropark là sự tập trung thành cụm một cách<br />
có chủ đích các hoạt động nông nghiệp và phi<br />
nông nghiệp tại một khu vực cụ thể nhằm tạo<br />
ra các hoạt động tiềm năng trong nhiều lĩnh<br />
vực tạo sự gắn kết các công đoạn của các chu<br />
trình chế biến, giảm chi phí và thời gian vận<br />
chuyển để sử dụng một cách hiệu quả nhất<br />
các khoảng không gian hạn chế cho phép [1].<br />
Agropark là một khái niệm động, nó có thể<br />
thay đổi theo thời gian.<br />
AgroPark phân theo cấp độ phức tạp của vận<br />
hành gồm có: Giản đơn và tích hợp. AgroPark<br />
giản đơn được thiết kế và vận hành với chức<br />
năng duy nhất là khu sản xuất. Tại đây, đầu<br />
vào được cung cấp qua trung tâm thu gom<br />
nguyên liệu từ nông dân, và/hoặc từ khu sản<br />
xuất riêng theo công nghệ cao của AgroPark.<br />
Nguyên liệu thô, sau đó, sẽ chuyển vào khu<br />
sơ chế, chế biến nông sản. Thành phẩm cuối<br />
cùng sẽ tiêu thụ trên thị trường. Theo cấp độ<br />
cao cấp, AgroPark tích hợp (Integrated<br />
AgroPark) sẽ được thiết kế và vận hành dưới<br />
hình thức chuỗi liên hợp gắn kết từ sản xuất<br />
nông nghiệp-công nghiệp chế biến nông sảndịch vụ nông nghiệp. Chuỗi liên hợp này<br />
được bắt đầu từ các Trung tâm trung chuyển<br />
nông thôn (Rural Transformation Center).<br />
Trung tâm này thực hiện hai chức năng quan<br />
trọng: Là nơi hướng dẫn, đào tạo nông dân<br />
sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa cho<br />
AgroPark, và cũng là điểm thu mua sản phẩm<br />
của nông dân, sau đó cung cấp nguyên liệu<br />
đầu vào cho AgroPark.<br />
Cơ hội phát triển khu Agropark ở Thái<br />
Nguyên<br />
Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội<br />
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du<br />
Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.562,82 km²,<br />
phía Bắc giáp với Bắc Kạn; phía Tây giáp<br />
với Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía Đông<br />
<br />
91(03): 139 - 143<br />
<br />
giáp với Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Nam<br />
với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý khá<br />
thuận lợi và là một trong những trung tâm<br />
chính trị, kinh tế của Việt Bắc nói riêng,<br />
của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói<br />
chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu<br />
kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi<br />
với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu đó<br />
được thực hiện thông qua hệ thống đường<br />
bộ, đường sắt, đường sông mà thành phố<br />
Thái Nguyên là đầu nút cửa ngõ giao thông<br />
để kết nối giữa các khu vực trên [1].<br />
Theo Niên giám thống kê 2010, dân số tỉnh<br />
Thái Nguyên là 1.131.300 người, trong đó<br />
nam có 558.900 người chiếm 49,4% và nữ là<br />
572.400 người chiếm 50,6%, tỉ số giới tính<br />
nam/nữ là 97,6/100. Tổng dân số đô thị là<br />
293.600 người (25,95%) và tổng dân cư nông<br />
thôn là 837.700 người (74,05%) [3].<br />
Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên<br />
luôn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.<br />
Năm 2010, tổng sản phẩm trong tỉnh (theo giá<br />
thực tế) ước đạt 19.816,2 tỷ đồng; trong đó<br />
khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm<br />
41,54%; khu vực dịch vụ chiếm 36,73%; khu<br />
vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm<br />
21,73%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)<br />
trên địa bàn năm 2010 ước đạt 11%, GDP<br />
bình quân đầu người ước đạt 17,5 triệu đồng.<br />
Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 92 triệu<br />
USD tăng 32,9% so với năm 2009. Trong đó,<br />
xuất khẩu địa phương đạt 72,2 triệu USD,<br />
tăng 35,4% so với năm 2009 [2].<br />
Thực trạng sản xuất nông nghiệp của tỉnh<br />
Thái Nguyên<br />
Trong những năm gần đây, sản xuất nông<br />
nghiệp của tỉnh đã phát triển với tốc độ<br />
nhanh, ổn định, đa dạng, bền vững theo<br />
hướng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp<br />
chế biến; sử dụng có hiệu quả cao quỹ đất<br />
nông nghiệp bằng thâm canh tăng năng suất,<br />
chất lượng, giá trị sản phẩm trên một đơn vị<br />
diện tích, nâng cao sức cạnh tranh của nông<br />
sản hàng hoá, thực hiện tốt chủ trương dồn<br />
điền, đổi thửa; bảo đảm an ninh lương thực;<br />
cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng:<br />
tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp,<br />
cây công nghiệp, cây ăn quả; phát triển các<br />
<br />
140<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Bích Hồng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
cây, con có giá trị cao phù hợp điều kiện của<br />
địa phương, gắn phát triển nông nghiệp của<br />
Tỉnh với phát triển nông nghiệp Vùng trung<br />
du và miền núi Bắc Bộ và Vùng Hà Nội. Bên<br />
cạnh đó, tỉnh đã đẩy mạnh áp dụng các tiến<br />
bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông,<br />
lâm nghiệp; chú trọng đầu tư cho công nghệ<br />
bảo quản sau thu hoạch; đặc biệt chú ý đến<br />
các tiến bộ về sử dụng đất hiệu quả, bền<br />
vững, tiến bộ về giống, chuyển dịch cơ cấu<br />
mùa vụ, phòng trừ dịch bệnh.<br />
Năm 2010, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp<br />
và thủy sản toàn tỉnh (theo giá so sánh) ước<br />
đạt 2.452 tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm<br />
2009. Giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông<br />
nghiệp trồng trọt ( theo giá thực tế) ước đạt 54<br />
triệu đồng, tăng 7 triệu đồng so với năm 2009,<br />
tương ứng với tăng 15,3%. Sản lượng lương<br />
thực có hạt ước đạt 419 nghìn tấn, tăng 2,9% (<br />
tương đương 11,8 nghìn tấn) so với năm<br />
2009. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước<br />
đạt 694 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2009.<br />
Diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh ( từ<br />
tất cả các nguồn vốn) ước đạt 6.914 ha, tăng<br />
3,4% so với năm 2009. Diện tích chè trồng<br />
mới và trồng lại được 727 ha tăng 1% ( tương<br />
đương 7 ha) so với trồng mới năm 2009 [2].<br />
Thuận lợi và khó khăn trong phát triển khu<br />
Agropark tại Thái Nguyên<br />
Thuận lợi<br />
Trên cơ sở các thành tựu đã đạt được, tỉnh Thái<br />
Nguyên định hướng phát triển nông, lâm<br />
nghiệp giai đoạn 2011-2015 theo hướng hiện<br />
đại, hiệu quả, bền vững. Đẩy mạnh chuyển<br />
dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo<br />
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao<br />
năng suất, chất lượng để duy trì tốc độ tăng<br />
trưởng bình quân hàng năm 4,5%. Tăng cường<br />
áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là<br />
công nghệ sinh học, công nghệ chế biến sau<br />
thu hoạch. Chuyển đổi diện tích chè bằng các<br />
giống mới theo hướng tạo vùng nguyên liệu<br />
tập trung gắn với công nghiệp chế biến. Phát<br />
triển trồng rau an toàn, hoa, cây cảnh. Phát<br />
triển hệ thống dịch vụ, kỹ thuật nông, lâm<br />
nghiệp. Tăng cường củng cố các thành phần<br />
kinh tế và ngành nghề ở nông thôn, khuyến<br />
khích phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã,<br />
<br />
91(03): 139 - 143<br />
<br />
hộ gia đình và kinh tế trang trại. Thực hiện tốt<br />
công tác thông tin dự báo thị trường, tăng<br />
cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị<br />
trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.<br />
Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ 4 nhà (nhà<br />
nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà<br />
nước) và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công<br />
nghiệp, dịch vụ ở nông thôn. Thực hiện đề án<br />
phát triển công nghiệp và làng nghề, đẩy<br />
mạnh thu hút đầu tư các dự án sản xuất kinh<br />
doanh công nghiệp có công nghệ tiên tiến,<br />
hiện đại. Quy hoạch các cụm công nghiệp<br />
như: Nam Phổ Yên, Tây Phổ Yên, Điềm<br />
Thụy - Phú Bình và khu công nghiệp Yên<br />
Bình tạo điều kiện thuận lợi để các doanh<br />
nghiệp tư nhân đầu tư vào sản xuất kinh doanh.<br />
Có thể thấy rằng, các chủ trương phát triển<br />
nông, lâm nghiệp đúng đắn cùng với tốc độ<br />
tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững của<br />
tỉnh sẽ tạo đà cho khu vực kinh tế nông thôn<br />
nói chung và khu Agropark nói riêng phát<br />
triển nhanh chóng.<br />
Khó khăn<br />
Bên cạnh những thuận lợi đó, quá trình phát<br />
triển khu Agropark tại Thái Nguyên cũng gặp<br />
không ít khó khăn như: Xu hướng giá cả hàng<br />
hoá leo thang cao và kéo dài, tỷ lệ lạm phát<br />
cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới tốc độ phát triển<br />
và tăng trưởng kinh tế, đầu tư. Công tác cải<br />
cách hành chính của tỉnh chưa tạo được sự<br />
đột phá để thu hút vốn đầu tư. Tuy môi<br />
trường đầu tư đã được cải thiện song sự phối<br />
hợp giữa các ngành, địa phương, các cấp còn<br />
thiếu đồng bộ, chồng chéo, trách nhiệm chưa<br />
cụ thể, thủ tục hành chính rườm rà, năng lực<br />
của cán bộ công chức còn nhiều hạn chế, các<br />
chính sách về tài chính, đất đai chưa đáp ứng<br />
được nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân.<br />
Về lĩnh vực xã hội còn nhiều tồn tại, bức xúc<br />
nhất là tệ nạn ma tuý, tai nạn giao thông… ảnh<br />
hưởng nhiều đến sự phát triển chung của kinh tế<br />
Thái Nguyên.<br />
Agropark Yên Bình – hướng đi mới cho phát<br />
triển nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên<br />
Với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, đường<br />
giao thông thuận lợi, nằm giữa trục cao tốc<br />
Hà Nội - Thái Nguyên. Khu công - nông<br />
141<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Bích Hồng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nghiệp công nghệ cao Agropark Yên Bình sẽ<br />
mang đến sự hài hòa về phát triển cho khu tổ<br />
hợp Yên Bình với chức năng phát triển nông<br />
nghiệp cũng như đóng vai trò là khu nông<br />
nghiệp công nghệ cao đầu tiên của miền Bắc,<br />
hướng đến thị trường trực tiếp là Hà Nội.<br />
Agropark Yên Bình sẽ trở thành khu công<br />
nghiệp công nghệ cao theo 2 hướng: (i) mô<br />
hình tích hợp nhiều chức năng, và (ii) mô<br />
hình đặc trưng theo từng ngành hàng nông<br />
sản có thế mạnh của địa phương. Thông qua<br />
kết hợp với phát triển nông thôn và nông<br />
nghiệp của vùng, Agropark Yên Bình dự kiến<br />
sẽ là nơi: chế biến, tiêu thụ nông sản cho<br />
vùng; cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ<br />
cho vùng; làm mô hình phát triển nông<br />
nghiệp; đào tạo cán bộ kỹ thuật, cung cấp các<br />
chuyên gia tư vấn và nghiên cứu; phát triển<br />
du lịch nông thôn và nâng cao giá trị gia tăng<br />
cho sản xuất nông nghiệp. Trọng tâm hướng<br />
đến sản xuất, chế biến và thương mại các sản<br />
phẩm nông nghiệp như: rau, hoa, quả, thủy<br />
sản, nấm, chè.. theo quy trình công nghệ cao,<br />
năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm<br />
nông nghiệp của vùng sẽ nâng cao một cách<br />
rõ rệt. Theo tính toán của các chuyên gia viện<br />
Chính sách và Chiến lược PTNT - Bộ Nông<br />
nghiệp & Phát triển nông thôn, nếu giá trị sản<br />
phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt<br />
(theo giá thực tế) năm 2010 của tỉnh Thái<br />
Nguyên là 54 triệu đồng/ha thì khi chuyển<br />
sang sản xuất công nghệ cao, giá trị này có<br />
thể đạt 500 triệu/ha đối với mặt hàng quả có<br />
múi như cam, bưởi; 2 tỉ/ha nếu nuôi trồng và<br />
chế biến cá rô phi năng suất cao; 10 tỉ/ha đối<br />
với mặt hàng hoa ly…<br />
KẾT LUẬN<br />
Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ<br />
cao. Sức mua của người dân đô thị không<br />
ngừng gia tăng. Nông phẩm xanh, sạch trở<br />
thành một tiêu chí phản ánh chất lượng đời<br />
<br />
91(03): 139 - 143<br />
<br />
sống hiện đại. Thực tế khách quan này đòi hỏi<br />
sản xuất nông nghiệp dịch chuyển từ phương<br />
thức truyền thống sang nông nghiệp công<br />
nghệ cao - sản xuất theo định hướng tiêu<br />
dùng. Sản xuất nông nghiệp được tổ chức<br />
thành chuỗi liên hợp thông minh gồm: sản<br />
xuất nông nghiệp - chế biến - hậu cần kho vận<br />
- thương mại phân phối - nghiên cứu và phát<br />
triển. Mô hình vận hành hài hòa và phối hợp<br />
đầy đủ các cấu phần như trên chính là Công<br />
viên Nông nghiệp (AgroPark).<br />
Tỉnh Thái Nguyên với đà tăng trưởng tốt về<br />
kinh tế, tốc độ tăng trưởng ổn định và bền<br />
vững của tất cả các ngành đặc biệt là ngành<br />
nông, lâm thuỷ sản; tiềm năng về nhân lực,<br />
nhiều thuận lợi về giao thông, thương mại là<br />
nơi lý tưởng cho việc phát triển Agropark đầu<br />
tiên của miền Bắc. Mô hình AgroPark Yên<br />
Bình sẽ là tương lai của nông nghiệp Việt<br />
Nam. Tại đây sẽ cho phép tạo ra được khối<br />
lượng sản phẩm lớn trên diện tích canh tác<br />
hẹp, giải quyết công ăn việc làm cho lao động<br />
dôi dư. Một khi được đầu tư và phát triển<br />
đúng hướng, Agropark Yên Bình sẽ trở thành<br />
mô hình hoàn chỉnh về nông nghiệp công<br />
nghệ cao, theo hướng hàng hóa lớn của Thái<br />
Nguyên nói riêng và miền Bắc nói chung,<br />
có sức ảnh hưởng và lan tỏa mạnh mẽ đến<br />
sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn<br />
của vùng.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Báo cáo xây dựng đề án hợp tác đầu tư cho<br />
khu Agropark tại Thái Nguyên, Viện Chính sách<br />
và Chiến lược PTNNNT, 2011.<br />
[2]. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái<br />
Nguyên năm 2010.<br />
[3]. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Niên giám<br />
thống kê tỉnh Thái Nguyên, Công ty cổ phần in<br />
Thái Nguyên, 2009.<br />
[4]. www.wikipedia.org<br />
<br />
142<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Bích Hồng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
91(03): 139 - 143<br />
<br />
SUMMARY<br />
YEN BINH AGRO PARK– “NEW DIRECTION” TO DEVELOP<br />
THAI NGUYEN PROVINCE’S AGRICULTURE AND RURAL AREA<br />
Nguyen Bich Hong1*, Tran Dai Nghia2, Pham Le Van1<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
College of Economics and Business Administration – TNU,<br />
Institute of Policy and Strategy for Agriculture and Rural Development<br />
<br />
In the context of fast urbanization and industrialization, the agricultural land has been being<br />
declined (about 70,000 ha/yearly) while demand for agricultural products in urban area has<br />
increased dramatically. This requires the restructuring of agricultural production toward urban<br />
demand-oriented agriculture along supply chain that links of production – processing – logistics<br />
and storages – distribution, trade – research & development. This modern model of agricultural<br />
production is known in a number of countries in the world as Agropark.<br />
This paper reviews theories of agropark and the development of agropark models in the world and<br />
Viet Nam as well as assesses conditions required for establishing an agropark area in Thai Nguyen<br />
province. This agropark will be located in Pho Yen and Phu Binh districts and will be a green city<br />
model with a combination between agriculture, industry and services. This agropark is designed to<br />
produce a large volume of products to meet high demand for agricultural products and services of<br />
urban population, Yen Binh will be a complete model of the high-tech agriculture and as a new<br />
direction for agriculture and rural economy of Thai Nguyen province in particular and of Vietnam<br />
in general.<br />
Key words: Agropark, Yen Binh, Thai Nguyen, agriculture, rural area .<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0914 527585<br />
<br />
143<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn