intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ai Cập, kho báu thời cổ đại

Chia sẻ: D D | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

74
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không chỉ nổi tiếng với những Kim tự tháp, Ai Cập tọa lạc giữa sa mạc với những công trình kiến trúc đồ sộ giống như một kho báu vô giá của nhân loại. Những kiến trúc nơi đây là công trình văn hóa cổ xưa từng đi vào lịch sử thế giới bao đời nay. Ở Ai Cập, mùa hạ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Dịp Tết của người Ai Cập là những ngày bắt đầu những ngày nóng khô mùa hạ, mùa gió, trên sa mạc....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ai Cập, kho báu thời cổ đại

  1. Ai Cập, kho báu thời cổ đại
  2. Không chỉ nổi tiếng với những Kim tự tháp, Ai Cập tọa lạc giữa sa mạc với những công trình kiến trúc đồ sộ giống như một kho báu vô giá của nhân loại. Những kiến trúc nơi đây là công trình văn hóa cổ xưa từng đi vào lịch sử thế giới bao đời nay. Ở Ai Cập, mùa hạ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Dịp Tết của người Ai Cập là những ngày bắt đầu những ngày nóng khô mùa hạ, mùa gió, trên sa mạc. Thưởng ngoạn du thuyền Xuôi theo dòng sông Nile thơ mộng, trên chiếc Dahabeya loại thuyền đặc biệt chỉ có tại con sông nổi tiếng này khách sẽ được tham quan những cảnh quan tráng lệ trải dài từ Louxor đến vùng Assouan thuộc thượng Ai Cập. Thỉnh thoảng thuyền
  3. bất chợt dừng lại hoặc để ghé thăm ngôi làng nhỏ ven sông hoặc để nán lại lâu hơn để bạn được tận hưởng cảm giác khoan khoái và thanh khiết giữa vùng thôn dã Ai Cập trù phú này. Mỗi chiếc Dahabeya có hai cabin đôi, hai phòng đơn, một phòng chính có trang trí những bộ ghế sopha với rất nhiều cửa sổ. Ở phía trên có một khoảng rộng rãi dành cho du khách vừa dùng bữa vừa ngắm cảnh. Sau Louxor, thuyền ghé khu đền Esna và đại điện Horus, đền Kom Ombo… Cairo, thủ đô nghìn tháp Nằm ở phía bắc-đông của Ai Cập, thành phố Cairo là ranh giới của văn hóa châu Phi, châu Á và châu Âu. Căn cứ vào các vị trí quan trọng trong lịch sử Cairo được gọi là “các bà mẹ trên thế giới”. Ngay từ lúc thành lập, Cairo luôn được xem là trung tâm chính trị của Ai Cập. Nó là thành phố lớn nhất châu Phi cũng như các nước trong thế giới Hồi giáo. Ra đời vào khoảng năm 937 dưới thời của vương triều Patimah, theo tiếng Ả Rập thì Cairo có nghĩa là “Thắng lợi”. Tên gọi ấy nhằm ghi lại những dấu ấn những chiến thắng oanh liệt liên tiếp trong công cuộc chinh phạt, mở rộng bờ cõi của vương triều Patimah vào khoảng năm 969. Vì lịch sử của Cairo gắn liền với người Ả Rập nên trong thành đâu cũng nhìn thấy kiến trúc và văn hóa Islam. Cả thành phố có hơn 1.000 nhà thờ mang nhiều màu sắc, hơn 1.000 tòa tháp như tựa bầu trời đầy sao, cảnh sắc lung linh, mộng ảo của thế giới cổ tích. Chính vì thế mà Cairo được mệnh danh là “Thành phố nghìn tháp”. Tháp nhọn nhà thờ Islam mỗi thời đại đều có phong thái khác nhau: tháp của vương triều Patimah thế kỷ 10 – 12 hùng tránh mang phong cách thuần phác cổ xưa, tháp của vương triều Aaibu thế ký 12 – 15 có đỉnh tròn theo kiểu mũ vua được chạm khắc tinh xảo, tháp của vương triều Mameluke thế kỷ 13 – 16 tinh tế, cao vút uy nghi, tháp nhọn kiểu Thổ Nhĩ Kỳ thời đế quốc aosman nhỏ và cao chót vót. Còn tháp nhọn thời này có nét
  4. đẹp trang nghiêm, trong đó cao nhất là tháp Cairo đứng sừng sững trên đảo Zammalli trên sông Nile. Từ đây nhìn xuống, bạn có thể bao quát cả thành phố, nó trở thành biểu tượng của Cairo ngày nay. Nếu muốn khám phá một vòng Cairo, bạn có thể đến trường đua ngựa tại câu lạc bộ Gezira, tham quan sở thú Cairo, khu vườn botanical hoặc xuôi thuyền trên sông Nile, thăm làng Haraniyya và chiêm ngưỡng những tấm thảm thêu tay tinh xảo do dân địa phương làm nên. Vào ban đêm, thành phố Cairo sôi động hẳn lên. Bên cạnh các cửa hiệu sang trọng và hiện đại là những cửa hàng ăn uống mang đậm phong cách ẩm thực vùng Trung Đông. Bạn có thể thưởng thức một bữa tiệc “âm nhạc và ánh sáng” khi ánh đèn laser đầy ấn tượng phủ ánh sáng màu lên quẩn thể Kim tự tháp cổ kính. Bảo tàng viện Cairo Bảo tàng Cairo, nơi qui tụ nhiều hiện vật của nền văn minh Ai Cập. Ở gian phòng trưng bày xác ướp, người ta đã đưa về đây hàng trăm xác của đủ mọi tầng lớp từ dân đến vua, đủ trẻ, già, trai, gái. Nhưng được chú ý nhất là hai xác ướp của hoàng đế Ramses II và vị vua trẻ Tutankhamen. Ramses đệ nhị là một trong những
  5. Pharaoh oai hùng nhất (1.300 năm TCN, trị vì 65 năm). Ông chinh phục các nước liên bang từ Ethiopia đến Palestine để mở rộng đế quốc của mình. Ông còn là nhà kiến trúc tài ba đã hoàn thành nhiều thành lũy, lâu đài, kênh đào từ sức lao động của lực lượng tù binh bị bắt trên chiến trường. Tutankhamen (năm 1350 TCN) là vị vua nổi danh. Xác ướp của ông nằm trong chiếc quan tài bằng vàng khối nặng 150kg, mặt ông mang chiếc mặt nạ vàng ròng nặng 15kg. Những báu vật đầy rẫy trong lăng mộ ông như ngai vàng, vật trang sức, khí cụ, vũ khí, thuyền…phần lớn đều làm bằng vàng, như còn mới nguyên, rực sáng khắp các gian phòng trưng bày lăng mộ ông tại bảo tàng Cairo. Bảo tàng Cairo không cho chụp hình và hầu hết các nơi có thiết kế ánh sáng mờ để bảo vệ hiện vật. Khách có thể diễn tả cảm xúc khi thấy người Ai Cập đã tạo ra một nền văn minh rực rỡ cách đây 5.000 năm như thế nào. Thành phố Alexandrie Sau cuộc hành trình xuyên sa mạc Sahara gần bốn giờ đồng hồ, bạn sẽ ghé qua thành phố Alexandrie nằm ven bờ Địa Trung Hải. Nơi đây có ngọn hải đăng đầu tiên của loài người trên đảo Pharos vào khoảng năm 290 TCN. Nhiều thế kỷ qua, ngọn hải đăng thành Alexandrie đã hướng dẫn tàu thuyền ra vào cảng. Ở chóp tháp, người ta dùng miếng kính phản chiếu mặt trời ban ngày còn ban đêm dùng lửa. Ngọn hải đăng này được xếp vào một trong những kỳ quan thế giới cổ đại. Ở vịnh phía Đông của thành phố, sâu dưới mặt biển 4m là thành phố cổ Alexandrie đã chìm xuống biển sau một trận động đất. Ai Cập chuẩn bị xây dựng một hệ thống đường ống bằng kính xuyên qua những cung điện dưới nước này để phục vụ khách tham quan. Văn hóa cổ xưa
  6. Đa số người Ai Cập theo đạo Hồi, vì vậy cách ăn mặc của người Ai Cập rất khắt khe, nhất là với phụ nữ. Du khách nữ không nên mặc váy ngắn khi vào các đền đài, lăng tẩm. Theo luật Hồi giáo, khi được mời dùng bữa khách không nên thêm gia vị vào thức ăn vì điều này đồng nghĩa với việc bạn chê món ăn không ngon.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2