Âm nhạc 1 (Tài liệu dành cho sinh viên ngành tiểu học) - Trường ĐH Thủ Dầu Một
lượt xem 9
download
Cuốn sách Âm nhạc 1 gồm có phần Lý thuyết âm nhạc cơ bản và phần Tập đọc nhạc. Là tài liệu học tập cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học giúp các em có trình độ chuyên môn để sau này thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học ở bậc tiểu học, đồng thời tạo sự thống nhất trong đào tạo giữa các giảng viên của bộ môn Âm nhạc. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Âm nhạc 1 (Tài liệu dành cho sinh viên ngành tiểu học) - Trường ĐH Thủ Dầu Một
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƯ PHẠM ÂM NHẠC 1 TÀI LIỆU DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH TIỂU HỌC Biên soạn: Ths. Nguyễn Thị Lưu An (chủ biên) Nguyễn Bình An Bình Dương, tháng 8 năm 2015
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................1 PHẦN I NHẠC LÝ CƠ BẢN .........................................................................2 CHƢƠNG 1 CAO ĐỘ CỦA ÂM THANH ........................................................ 2 1.1. Khái niệm về âm thanh và âm nhạc ............................................................ 2 1.2. Hệ thống âm thanh trong âm nhạc .............................................................. 3 1.3. Các ký hiệu về cao độ ................................................................................. 5 1.4. Dấu hóa - Hóa biểu .................................. Error! Bookmark not defined. 1.5. Bài tập ....................................................................................................... 10 CHƢƠNG 2 TRƢỜNG ĐỘ CỦA ÂM THANH .............................................17 2.1. Các ký hiệu trường độ ............................................................................... 17 2.2. Tiết tấu - Phách - Nhịp .............................................................................. 22 2.3. Các loại nhịp ............................................................................................. 24 2.4. Một số ký hiệu thường gặp trong tác phẩm âm nhạc ................................ 31 2.5. Một số phân chia trường độ tự do ............................................................. 34 2.6. Bài tập ....................................................................................................... 38 2.6.2. Bài tập viết ............................................................................................ 39 CHƢƠNG 3 QUÃNG ........................................................................................ 49 3.1. Khái niệm về quãng .................................................................................. 49 3.2. Tên và tính chất của quãng ....................................................................... 50 3.3. Quãng tăng - quãng giảm .......................................................................... 53 3.4. Quãng đơn - quãng kép ............................................................................. 54 3.5. Quãng thuận- quãng nghịch ...................................................................... 55 3.. Đảo quãng ................................................................................................... 55 3.2. Bài tập ....................................................................................................... 57 CHƢƠNG 4 ĐIỆU THỨC - GIỌNG ............................................................... 61 4.1. Điệu thức ................................................................................................... 61 4.2. Giọng ......................................................................................................... 69 4.3. Bài tập ....................................................................................................... 82 CHƢƠNG 5 SƠ LƢỢC VỀ HỢP ÂM ............................................................. 88 5.1. Khái niệm về hợp âm ................................................................................ 88 5.2. Hợp âm ba ................................................................................................. 88 5.3. Hợp âm bảy: .............................................................................................. 90 5.4. Bài tập ....................................................................................................... 93 PHẦN II TẬP ĐỌC NHẠC........................................................................101 CHƢƠNG 1 GIỌNG KHÔNG CÓ DẤU HÓA Ở HÓA BIỂU ...................101 1.1. Bài tập luyện đọc tiết tấu ........................................................................ 101 i
- 1.2. Thực hành đọc các bài đọc nhạc ở giọng Cdur tự nhiên, nhịp 2/4, 3/4. . 101 1.3. Đọc hợp âm chủ rải ................................................................................. 102 1.4. Ứng dụng đọc nhạc các bài hát trong chương trình tiểu học .................. 106 1.5. Thực hành đọc các bài đọc nhạc ở giọng a moll tự nhiên, nhịp 2/4, ¾ (LT: 0, TH: 2). ........................................................................................................ 108 CHƢƠNG 2 GIỌNG CÓ MỘT DẤU THĂNG Ở HÓA BIỂU ...................113 2.1. Bài tập luyện đọc tiết tấu ........................................................................ 113 2.2. Thực hành đọc các bài đọc nhạc ở giọng Gdur tự nhiên, nhịp 2/4, 3/4, 4/4113 2.3. Ứng dụng đọc nhạc các bài hát trong chương trình tiểu học .................. 116 2.4. Thực hành đọc các bài đọc nhạc ở giọng e moll tự nhiên, nhịp 2/4, 3/4 119 CHƢƠNG 3 GIỌNG CÓ MỘT DẤU GIÁNG Ở HÓA BIỂU .....................123 3.1. Bài tập luyện đọc tiết tấu ........................................................................ 123 3.2. Thực hành đọc các bài đọc nhạc ở giọng Fdur tự nhiên, nhịp 2/4, 3/4, 3/8.123 3.3. Ứng dụng đọc nhạc các bài hát trong chương trình tiểu học .................. 126 3.4. Thực hành đọc các bài đọc nhạc ở giọng d moll tự nhiên, nhịp 2/4, 3/4, 3/8 ................................................................................................................... 129 BẢNG TRA CỨU THUẬT NGỮ ..............................................................131 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................133 ii
- LỜI NÓI ĐẦU Âm nhạc là một môn học nghệ thuật được quy định trong chương trình đào tạo bậc cử nhân Giáo dục tiểu học. Môn học được chia thành hai học phần: Âm nhạc 1 và Âm nhạc 2 & phương pháp dạy học âm nhạc. Cuốn sách Âm nhạc 1 gồm có phần Lý thuyết âm nhạc cơ bản và phần Tập đọc nhạc. Là tài liệu học tập cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học giúp các em có trình độ chuyên môn để sau này thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học ở bậc tiểu học, đồng thời tạo sự thống nhất trong đào tạo giữa các giảng viên của bộ môn Âm nhạc. Muốn hát đúng hoặc sử dụng đàn để biểu diễn một tác phẩm âm nhạc, muốn sáng tác hoặc nghiên cứu âm nhạc, trước hết phải biết lý thuyết âm nhạc. Lý thuyết âm nhạc gồm có nhiều môn: Nhạc lý cơ bản, hòa âm, phức điệu, hình thức âm nhạc… “Nhạc lý cơ bản” là môn học đầu tiên, vì môn này làm nền tảng để bước vào lĩnh vực âm nhạc. Mục tiêu của cuốn sách này là cung cấp kiến thức và các kỹ năng âm nhạc cần thiết cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, là nền tảng để nâng cao chất lượng dạy và học môn Âm nhạc với nội dung mang tính liên kết thống nhất giữa các học phần Âm nhạc trong bậc học, giữa bậc Cao đẳng và Đại học. Ngoài ra, đây còn là tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Cấu trúc của sách: Ngoài phần mục lục, Bảng tra cứu thuật ngữ, Bảng tài liệu tham khảo, sách gồm có hai phần. Phần 1: Nhạc lý cơ bản (1 tín chỉ). Phần này cung cấp kiến thức âm nhạc cơ bản, các bài tập rèn kỹ năng âm nhạc nhằm phục vụ cho việc thực hành văn bản âm nhạc. Phần 2: Tập đọc nhạc (1 tín chỉ). Phần này gồm các bài tập tiết tấu, bài tập thực hành đọc nhạc gồm các bản nhạc không lời từ đơn giản đến phức tạp và các ca khúc quy định trong chương trình âm nhạc bậc tiểu học. Hƣớng dẫn học tập: Để môn học đạt hiệu quả, đối với phần Nhạc lý cơ bản, ngoài việc nghe giảng trên lớp, các em cần phải làm bài tập viết có trong tài liệu, cần chuẩn bị các câu hỏi giáo viên đã giao kể cả những vấn đề chưa hiểu rõ để trao đổi trên lớp. Phần Tập đọc nhạc cần học tập theo nhóm trước khi tự học, luyện tập nhiều để các kỹ năng âm nhạc được thuần thục khi thực hành. Cần tích hợp giữa hai phần Nhạc lý và Tập đọc nhạc để thông qua lý thuyết biết thực hành và thông qua thực hành để hiểu rõ về các ký hiệu âm nhạc. Tác giả 1
- PHẦN I - NHẠC LÝ CƠ BẢN CHƢƠNG 1 CAO ĐỘ CỦA ÂM THANH 1.1. Khái niệm về âm thanh và âm nhạc 1.1.1. Khái niệm về âm thanh Trong cuộc sống, cơ quan thính giác của chúng ta tiếp cận nhiều âm thanh khác nhau. Các nhà khoa học đã nghiên cứu âm thanh xác định hai khái niệm: Thứ nhất, âm thanh là một hiện tượng vật lý. Thứ hai, âm thanh là một cảm giác. Do kết quả rung của một vật thể đàn hồi nào đó sẽ xuất hiện sự lan truyền theo hình làn sóng những dao động kéo dài trong môi trường không khí. Những dao động này gọi là những sóng âm. Từ nguồn phát âm, chúng lan truyền ra theo tất cả các hướng. Cơ quan thính giác tiếp nhận các sóng âm, các sóng âm này gây ra sự kích thích trong cơ quan thính giác, truyền qua hệ thần kinh vào bộ não, tạo nên cảm giác về âm thanh. Thính giác của ta phân biệt những âm thanh có tính nhạc và những âm thanh có tính chất tiếng động. Như vậy, âm thanh có hai loại: - Âm thanh có cao độ không rõ ràng là âm thanh “không có tính nhạc”. Loại âm thanh này là những âm không có tần số nhất định như tiếng máy nổ, tiếng còi xe ô tô, tiếng sấm, tiếng gió thổi, tiếng nước chảy v.v… chỉ mang tính chất tiếng động nên không sử dụng trong âm nhạc, hoặc chỉ sử dụng kết hợp để tạo hiệu quả âm thanh. - Âm thanh có cao độ rõ ràng là “âm thanh có tính nhạc”, đó là âm thanh mà con người cảm thụ được, có tần số hoàn toàn được xác định như tiếng hát, tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng kèn… 1.1.2. Khái niệm về âm nhạc Âm nhạc là loại hình nghệ thuật mà ở đó những ấn tượng của cuộc sống, tâm tư, tình cảm của con người được thể hiện bằng âm thanh. Vì thế mà âm nhạc không thể thiếu được trong đời sống con người. Đặc biệt, đối với tuổi thơ, âm nhạc có sự tác động rất mạnh mẽ vào tư tưởng, tình cảm và có tính giáo dục rất cao. Vì thế, việc đưa âm nhạc vào giảng dạy ở các trường phổ thông (bậc tiểu học và Trung học cơ sở) đặc biệt là nhà trẻ và mẫu giáo là một việc rất cần thiết. Âm nhạc có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ nói riêng và âm nhạc mang tính giáo dục con người rất cao. 2
- 1.1.3. Các thuộc tính của âm thanh trong âm nhạc Âm thanh trong âm nhạc được xác định bởi bốn thuộc tính là độ cao, trường độ, cường độ và âm sắc. - Cao độ: Là mức độ cao thấp của âm thanh phụ thuộc vào tần số dao động của vật thể rung. Dao động càng nhiều, âm thanh càng cao và ngược lại. - Trường độ: Độ dài của âm thanh phụ thuộc vào độ dài các dao động của nguồn phát âm. Quy mô dao động lúc âm thanh bắt đầu vang càng rộng thì thời gian ngân vang càng kéo dài trong điều kiện nguồn phát âm (vật thể phát âm) được rung động tự do. - Cường độ: Độ mạnh, nhẹ, to, nhỏ của âm thanh phụ thuộc vào sức mạnh của những dao động, tức là phụ thuộc vào quy mô dao động của vật thể, nguồn âm thanh. Không gian trong đó diễn ra các dao động gọi là biên độ dao động, biên độ dao động càng rộng thì âm thanh càng to và ngược lại. - Âm sắc: Âm sắc là chất lượng của âm thanh. Âm thanh có thể mềm mại, gay gắt, đậm đặc, lanh lảnh, du dương v.v… Mỗi nhạc cụ hoặc giọng của mỗi người đều có âm sắc riêng. Sự khác biệt của âm sắc phụ thuộc vào thành phần của các âm thanh phụ tự nhiên - bồi âm. Độ cao của bồi âm không giống nhau vì tốc độ dao động của các sóng tạo ra chúng khác nhau. 1.2. Hệ thống âm thanh trong âm nhạc 1.2.1. Hệ thống âm thanh Hệ thống âm thanh trong âm nhạc có những mối tương quan nhất định với nhau về độ cao. Sự sắp xếp các âm của hệ thống dựa theo độ cao gọi là hàng âm, mỗi âm thanh là một bậc của hàng âm đó. Hàng âm hoàn chỉnh của hệ thống âm nhạc gồm 88 âm khác nhau (được thể hiện đầy đủ trên phím đàn piano). Có nhiều hệ thống âm nhạc khác nhau. Trong hệ thống âm nhạc phổ biến hiện hành, các bậc cơ bản của hàng âm tương ứng với những âm thanh phát ra khi gõ các phím trắng của đàn piano (đàn organ, đàn accordion, cũng tương tự). 1.2.2. Tên gọi các bậc cơ bản Các bậc cơ bản của hàng âm có bảy tên nốt được sắp xếp theo thứ tự như sau: Số thứ tự 1 2 3 4 5 6 7 Tên nốt ĐÔ RÊ MI FA SON LA SI 3
- Bảy tên gọi của các bậc cơ bản nhắc lại một cách có chu kỳ trong hàng âm, do đó các phím trắng trên đàn piano bao gồm các âm thanh của tất cả các bậc cơ bản. 1.2.3. Quãng tám Bảy tên gọi của các bậc cơ bản được lặp lại một cách có chu kỳ trong hệ thống âm nhạc, khoảng cách giữa hai âm có tên giống nhau sau mỗi chu kỳ gọi là quãng tám. Ví dụ1: từ đồ đến đố, từ mì đến mí, từ là đến lá v.v... Quan sát trên phím đàn piano có 9 tầng quãng tám với 88 phím biểu đạt đầy đủ các nốt nhạc từ thấp lên cao nằm trong giới hạn tai con người có thể phân biệt được. Bởi vậy, người ta dùng phím đàn piano làm chuẩn mực quy định tên gọi các tầng quãng tám để từ đó xác định vị trí cụ thể của từng nốt nhạc. Các tầng quãng tám lần lượt tính từ trái qua phải quy định như sau: - Quãng tám cực trầm - Quãng tám trầm - Quãng tám lớn - Quãng tám nhỏ - Quãng tám thứ nhất - Quãng tám thứ hai - Quãng tám thứ ba - Quãng tám thứ tư - Quãng tám thứ năm 4
- Trong đó có quãng tám cực trầm và quãng tám thứ năm không đầy đủ. Ký hiệu âm thanh bằng hệ thống chữ cái: Ngoài tên gọi bằng vần của các âm thanh, người ta ký hiệu âm thanh bằng chữ cái dựa theo bảng chữ cái La tinh. Trong âm nhạc, âm La ở quãng tám thứ nhất được coi là âm mẫu trong hệ thống các âm cơ bản của âm nhạc. Do vậy, âm La có tên là chữ A (chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái). Bảy bậc cơ bản được ký hiệu như sau: Tên nốt LA SI ĐÔ RÊ MI PHA SON Chữ cái A B C D E F G Tuy nhiên, hiện nay một số quốc gia lại ký hiệu âm Si là chữ H, còn chữ B là ký hiệu của âm Si giáng. 1.3. Các ký hiệu về cao độ 1.3.1. Ký hiệu âm Hệ thống ghi âm thanh bằng ký hiệu đặc biệt gọi là những nốt nhạc. Những nốt nhạc được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử âm nhạc. Nốt nhạc có hình ô van rỗng hoặc đặc ruột, không có đuôi hoặc có đuôi. 1.3.2. Khuông nhạc Để xác định độ cao của âm thanh, các nốt nhạc được ghi trên khuông nhạc. Khuông nhạc là một hệ thống gồm có 5 dòng kẻ song song và cách đều nhau tạo thành 4 khe, dòng và khe này được tính từ dưới lên (dòng chính). Ví dụ 2: Trên khuông nhạc, các nốt nhạc được viết ở dòng và khe. 5
- Ví dụ 3: Ngoài khuông nhạc là những dòng kẻ chính còn có các dòng kẻ phụ song song, là những đường kẻ ngắn cho từng nốt nhạc. Các dòng kẻ phụ được đặt ở trên và ở dưới khuông nhạc. Ví dụ 4: Các dòng kẻ phụ phía trên được tính từ dòng thứ năm trở lên. Các dòng kẻ phụ phía dưới được tính từ dòng thứ nhất trở xuống. 1.3.3. Khóa nhạc Khóa nhạc là tên gọi của ký hiệu dùng để xác định độ cao nhất định cho một âm nằm trên dòng hoặc khe. Từ âm đó ta có thể xác định vị trí các âm khác trên khuông nhạc. Khóa nhạc được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc. Miệng khóa mở ở dòng kẻ nào thì nốt nằm trên dòng kẻ ấy mang tên của khóa. Có 3 loại khóa thường dùng: - Khóa Son: Điểm khởi đầu khi viết khóa Son là dòng kẻ thứ hai của khuông nhạc, xác định nốt nằm trên dòng kẻ thứ 2 trên khuông nhạc là nốt Son thuộc quãng tám thứ nhất của hệ thống âm nhạc. - Khóa Pha: Điểm khởi đầu khi viết khóa Pha là dòng kẻ thứ tư của khuông nhạc, xác định nốt nằm trên dòng kẻ thứ 4 trên khuông nhạc là nốt Pha thuộc quãng tám nhỏ của hệ thống âm nhạc. 6
- - Khóa Đô: Có nhiều dạng khóa Đô. Người ta thường dùng khóa Đô Alto và khóa Đô Tenor. + Khóa Đô Alto: Điểm khởi đầu khi viết khóa Đô là dòng kẻ thứ ba của khuông nhạc, xác định nốt nằm trên dòng kẻ thứ 3 trên khuông nhạc là nốt Đô thuộc quãng tám thứ nhất của hệ thống âm nhạc. + Khóa Đô Tenor: Điểm khởi đầu khi viết khóa Đô là dòng kẻ thứ tư của khuông nhạc, xác định nốt nằm trên dòng kẻ thứ tư trên khuông nhạc là nốt Đô thuộc quãng tám thứ nhất của hệ thống âm nhạc. Trong cách ghi chép nhạc, người ta sử dụng các loại khóa khác nhau nhằm tránh số lượng quá lớn các dòng kẻ phụ ký hiệu các cao độ của âm thanh để đọc nốt nhạc được dễ hơn nếu đã học thuộc nốt ở khóa mới. 1.4. Dấu hóa - Hóa biểu 1.4.1. Nửa cung Mỗi quãng tám trong hệ thống âm nhạc hiện hành chia thành mười hai phần 7
- bằng nhau, mỗi phần là nửa cung. Nửa cung là khoảng cách hẹp nhất giữa các âm. - Ký hiệu : 1.4.2. Nguyên cung Khoảng cách do hai nửa cung tạo thành gọi là nguyên cung. - Ký hiệu : Giữa các bậc cơ bản của hàng âm có hai nửa cung và năm nguyên cung được sắp xếp như sau: 1c 1c 1/2c 1c 1c 1c 1/2c 1.4.3. Dấu hóa - Các loại dấu hóa Mỗi bậc cơ bản của hàng âm có thể nâng cao hoặc hạ thấp cao độ. Những dấu hiệu xuất hiện trên bản nhạc để báo hiệu sự thay đổi về cao độ gọi là dấu hóa. Như vậy, dấu hóa là những ký hiệu chuyển hóa cao độ của âm thanh trong âm nhạc. Có 5 loại dấu hóa: - Dấu thăng: Có tác dụng nâng cao các bậc cơ bản lên nửa cung. - Dấu giáng: Có tác dụng hạ thấp các bậc cơ bản xuống nửa cung. - Dấu hoàn: (dấu bình) Có tác dụng xóa bỏ hiệu lực của dấu thăng và dấu giáng trước đó và đưa cao độ nốt nhạc trở lại bậc cơ bản. - Dấu thăng kép: Có tác dụng nâng cao bậc cơ bản lên hai nửa cung. - Dấu giáng kép: Có tác dụng hạ thấp bậc cơ bản xuống hai nửa cung. Các bậc có cùng một cao độ nhưng khác tên gọi và ký hiệu gọi là sự trùng âm: Mi thăng và pha, đô giáng và si v.v… 1.4.4. Hai trường hợp xuất hiện dấu hóa a. Dấu hóa theo khóa Các dấu hóa đặt bên phải khóa tạo thành hóa biểu gọi là dấu hóa theo khóa. 8
- Các dấu hóa theo khóa có hiệu lực tới tất cả các nốt cùng tên với dấu hóa ở mọi quãng tám trong suốt tác phẩm âm nhạc. Ví dụ 5: Nhạc rừng (Hoàng Việt) Ở bài hát này có 3 dấu thăng ở vị trí Pha, Đô, Son nên tất cả các nốt nhạc có tên Fa, Đô, Son có ở dòng nhạc đó khi thể hiện đều nâng lên 1/2 cung. Ví dụ 6: Ở bài hát này có 3 dấu giáng ở vị trí Si, Mi, La nên tất cả các nốt nhạc có tên Si, Mi, La trong dòng nhạc đó khi thể hiện đều hạ xuống 1/2 cung. b. Dấu hóa bất thường Dấu hóa bất thường không có vị trí cố định, xuất hiện trước nốt nhạc. Dấu hóa bất thường chỉ có hiệu lực tới các nốt cùng tên trong một quãng tám đứng sau nó trong cùng một ô nhịp. Ví dụ 7: 1.4.5. Thứ tự các nốt trên đàn piano Trên đàn Piano, accordion, organ, hai hàng phím đen trắng có tên gọi như sau: 9
- 1.5. Bài tập 1.5.1. Bài tập lý thuyết 1. Các âm thanh mà con người cảm thụ được có mấy loại? Sự khác nhau giữa chúng thể hiện ở điểm nào? 2. Hãy trình bày các thuộc tính cơ bản của âm thanh trong âm nhạc. 3. Hệ thống âm là gì? 4. Trong âm nhạc có bao nhiêu bậc cơ bản? Đọc tên của chúng. 5. Thế nào gọi là quãng tám? 6. Có bao nhiêu quãng tám trong hệ thống âm nhạc hiện hành? Nêu tên của các quãng tám. 7. Trình bày các ký hiệu âm bằng nốt nhạc. 8. Trình bày các ký hiệu âm bằng hệ thống chữ cái. 9. Trình bày cấu tạo của khuông nhạc. 10. Thế nào là dòng kẻ phụ, thứ tự của dòng kẻ phụ tính như thế nào? 11. Khóa nhạc là gì? 12. Trình bày những loại khóa nhạc thường dùng. 13. Cung và nửa cung là gì? 14. Trong hàng âm tự nhiên, các âm nào cách nhau nửa cung? 15. Dấu hóa là gì? Kể tên dấu hóa và viết ký hiệu của chúng. 16. Dấu hóa thường ở vị trí nào trong bản nhạc? 1.5.2. Bài tập viết 1. Viết khóa son lên khuông nhạc và tập viết các nốt nhạc theo mẫu: 10
- 2. Điền các tên nốt vào ô trống: 3. Hãy điền tên cao độ vào dưới các nốt trong hai khúc nhạc sau: 11
- 4. Hãy điền các nốt nhạc lên khuông với các tên nốt cho sẵn a. b. c. d. 12
- 5. Viết trên khuông nhạc với khóa Son các nốt nhạc sau: Mi giáng, Son thăng, La thăng kép, Pha hoàn, Rê giáng kép thuộc quãng tám thứ nhất. 6. Hãy đánh dấu chéo vào phương án trả lời đúng a. Ký hiệu gọi là: Dấu thăng Dấu giáng Dấu bình b. Ký hiệu gọi là: Dấu thăng Dấu giáng Dấu bình c. Ký hiệu gọi là: Dấu thăng Dấu giáng Dấu bình d. Dấu có tác dụng: Nâng cao độ nốt nhạc lên nửa cung Nâng cao độ nốt nhạc lên một cung Đưa nốt nhạc trở lại bình thường e. Dấu có tác dụng: Hạ thấp cao độ nốt nhạc xuống nửa cung Hạ thấp cao độ nốt nhạc xuống một cung Đưa nốt nhạc trở lại bình thường f. Dấu có tác dụng: Nâng cao độ nốt nhạc lên nửa cung 13
- Hạ thấp cao độ nốt nhạc xuống nửa cung Đưa nốt nhạc trở lại bình thường 7. Điền tên nốt nhạc kèm tên dấu hóa vào ô trống 8. Đánh dấu x vào các phương án trả lời đúng a. Dấu hóa theo khóa thường xuất hiện ở: Trước các nốt nhạc. Đầu mỗi khuông nhạc, sau các nốt nhạc. Đầu mỗi khuông nhạc, sau các khóa nhạc. b. Dấu hóa theo khóa còn được gọi là: Dấu hóa cố định. Dấu hóa bất thường. c. Dấu hóa theo khóa có ảnh hưởng tới: Tất cả các nốt cùng tên với dấu hóa trong ô nhịp. Tất cả các nốt cùng tên với dấu hóa ở mọi tầng quãng tám. Tất cả các nốt cùng tên với dấu hóa trong cùng một tầng quãng tám. 14
- d. Những loại dấu hóa nào sau đây được dùng làm dấu hóa theo khóa: Dấu thăng. Dấu thăng kép. Dấu giáng. Dấu giáng kép. Dấu bình. e. Dấu hóa bất thường xuất hiện ở: Đầu mỗi khuông nhạc, trước các nốt nhạc. Thỉnh thoảng xuất hiện ngay trước các nốt nhạc. Đầu mỗi khuông nhạc, sau các khóa nhạc. 9. Hãy khoanh tròn các nốt nhạc chịu ảnh hưởng của dấu hóa theo khóa trong khúc nhạc sau: 15
- 16
- CHƢƠNG 2 TRƢỜNG ĐỘ CỦA ÂM THANH 2.1. Các ký hiệu trƣờng độ 2.1.1. Các hình nốt nhạc và mối tương quan giữa các hình nốt a. Các dạng hình nốt (Ký hiệu âm) Để ký hiệu âm người ta dùng hình bầu dục rỗng hoặc đặc ruột. Hình bầu dục đặc ruột bao giờ cũng có đuôi. Trường độ các nốt được sắp xếp từ nốt ngân dài đến nốt ngân ngắn như sau: - Nốt tròn : - Nốt trắng : - Nốt đen : - Nốt móc đơn : - Nốt móc kép : - Nốt móc ba : - Nốt móc tư : Trong âm nhạc còn có nốt tròn kép và nốt móc năm. b. Mối tương quan giữa các hình nốt - Giá trị hình nốt Trong âm nhạc, nốt tròn kép có trường độ dài nhất và nốt móc năm có trường độ ngắn nhất. Nốt tròn kép có độ ngân dài gấp đôi nốt tròn. Nếu ta đập chân đều đặn như tiếng của kim giây đồng hồ thì tương quan về độ ngân của các nốt như sau: - Nốt tròn: Có âm thanh ngân dài 4 giây. - Nốt trắng: Có âm thanh ngân dài 2 giây. - Nốt đen: Có âm thanh ngân dài 1 giây. Cứ theo thứ tự từ trên xuống dưới thì nốt đứng sau sẽ có trường độ bằng một nửa nốt đứng trước nó. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu học đánh đàn guitar
0 p | 2447 | 1002
-
Tự học đánh đàn Guitar tập 2 part 1
20 p | 1736 | 389
-
Độc tấu Guitar - New Flamenco part 1
5 p | 806 | 313
-
100 Bài hát thiếu niên part 1
17 p | 427 | 218
-
Tự học đánh trống part 1
10 p | 2187 | 212
-
Nghệ thuật viết ca khúc part 1
10 p | 300 | 116
-
Sổ tay tự học đàn guitar solo (Tập 1): Phần 1
103 p | 602 | 115
-
The Greatest Collection of Richard Clayderman: Part 1
206 p | 476 | 115
-
Sổ tay tự học đàn guitar solo (Tập 1): Phần 2
133 p | 299 | 97
-
100 bài hát mẫu giáo part 1
12 p | 351 | 93
-
100 bài hát nhi đồng part 1
14 p | 281 | 66
-
Thực hành Đàn bầu: Tập 1 (Phần 1)
46 p | 264 | 59
-
Tuyển tập những bài hát đồng dao: Phần 1
58 p | 164 | 51
-
Kỹ thuật biến tấu dành cho solo piano và các bản sonat: Phần 1
98 p | 128 | 23
-
Dạy học đàn Mandoline căn bản: Phần 1
17 p | 132 | 23
-
Giáo án Âm nhạc lớp 9 : Tên bài dạy : Kiểm tra học kì 1
5 p | 139 | 11
-
Tài liệu dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học: Phần 1
90 p | 12 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn