intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ấn chương Việt Nam - Ấn, Đồ ký ở cấp phủ, phân phủ, huyện, châu

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

57
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngay từ thời Gia Long đến đầu Minh Mệnh đã phân cấp phủ, huyện, châu và đặt các chức Tri phủ đứng đầu một phủ và Tri huyện quản lãnh một huyện. Thời kỳ này phủ đặt hai viên Tri phủ, mỗi huyện đặt hai viên Tri huyện gọi là Đông đường và Tây đường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ấn chương Việt Nam - Ấn, Đồ ký ở cấp phủ, phân phủ, huyện, châu

  1. Ấn chương Việt Nam - Ấn, Đồ ký ở cấp phủ, phân phủ, huyện, châu Ngay từ thời Gia Long đến đầu Minh Mệnh đã phân cấp phủ, huyện, châu và đặt các chức Tri phủ đứng đầu một phủ và Tri huyện quản lãnh một huyện. Thời kỳ này phủ đặt hai viên Tri phủ, mỗi huyện đặt hai viên Tri huyện gọi là Đông đường và Tây đường. Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821) vua xuống chỉ chuẩn cho các phủ, huyện, châu đều đ ược sử dụng ấn bằng đồng. Tới năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) quy định về ấn triện cụ thể hơn: “ … Phàm các phủ thuộc về Trực lệ[253] ấn bằng đồng, vuông một tấc 6 phân 7 ly, trong khắc 4 chữ Triện Mỗ phủ ấn. Các huyện thuộc về Trực lệ, ấn bằng đồng vuông 1 tấc 5 phân 3 ly, trong khắc chữ Triện Mỗ huyện ấn. Các phủ thuộc các thành, trấn ấn bằng đồng vuông 1 tấc 6 phân 2 ly, trong khắc 4 chữ Triện Mỗ phủ ấn. Các huyện, châu thuộc các thành, trấn ấn bằng đồng vuông 1 tấc 4 phân, trong khắc 4 chữ Triện Mỗ huyện ấn”[254]. Thời gian này nhà Nguyễn chú ý nhiều đến cấp phủ, huyện châu. Thống kê cả nước có 37 phủ và 127 huyện, châu. Tổng cộng 164 phủ, huyện, châu đều được ban cấp ấn bằng đồng và kiềm gỗ, có quy định cả về mực đóng dấu và dây đeo ấn của mỗi loại. Đến năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) nhà vua xuống chỉ cho phủ huyện ở các thành, doanh, trấn giảm một viên Tri phủ ở mỗi phủ và một viên Tri huyện ở mỗi huyện, nên việc sử dụng ấn triện ở cấp phủ, huyện được ổn định hơn. Công cuộc cải cách hành chính ở địa phương với việc bãi bỏ cấp thành và các trấn được đổi làm t ỉnh vào năm 1831 - 1832 đã làm thay đổi không ít đến cấp phủ, huyện, châu. Cấp phân phủ với chức Đồng tri phủ ra đời và được ban cấp ấn Đồ ký. Sử cũ ghi: “Phủ huyện các địa phương trong đó có phủ rất trọng yếu hay trọng yếu mà thiếu người làm việc, nơi nào bốn huyện trở lên đặt một viên Đồng tri phủ cấp thêm một phân phủ Đồ ký bằng đồng và một Kiềm bằng gỗ (Đồ ký dài 1 tấc 4 ly ngang 1 tấc 8 ly, núm vòng tròn, trong khắc chữ Triện: Mỗ phân phủ đồ ký)”[255]. Đồ ký đồ dùng cho các quan nhỏ ở cấp dưới mới đặt, hoặc đã có nhưng để phân biệt với ấn triện của các chức quan ở cấp t ương đương hoặc gần tương đương. Các chức Huyện thừa, Giáo thụ, Huấn đạo, Trưởng quan các ty v.v… đều sử dụng Đồ ký. Đây là việc làm khoa học của triều Nguyễn - Minh Mệnh trong việc kiện toàn tổ chức hành chính địa phương với gần 200 đơn vị phủ, phân phủ, huyện, châu. Rõ ràng sự phức tạp trong công tác quản lý của cấp tỉnh và cả trung ương đối với cấp phủ, huyện (và các cấp tương đương) sẽ giảm hơn so với trước, đồng thời nó là mực thước cho các vua Nguyễn sau này noi theo. Việc đóng dấu ấn, Đồ ký cùng Kiềm ấn của các cấp phủ phân phủ, huyện, châu được quy định rõ. Ấn, Đồ ký phải đóng trên chữ tháng “mỗ” ở dòng chữ niên hiệu, kiềm ấn đóng ở chỗ tẩy xóa, sửa chữa và chỗ giáp trang. Xin giới thiệu một dấu cấp phủ trong tập Công văn cổ chỉ[256]. Dấu hình vuông, cỡ 6,9x6,9cm. Bốn chữ Triện khắc vuông vức chia hai hàng, là 4 chữ Quốc Oai phủ ấn
  2. 國威府印 (Ấn của phủ Quốc Oai). Dấu đóng trên chữ “nguyệt” dòng ghi niên hiệu Minh Mệnh thập niên lục nguyệt sơ cửu nhật. Đây là ấn dấu của viên Tri phủ phủ Quốc Oai trong một bản tấu đóng vào ngày 9 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 10 (1829). Bên trái dấu Tri phủ trên là hai dòng chữ Hán ghi tên tuổi của bốn người có kiềm dấu rất nhỏ đóng dưới mỗi tên, vì mờ nhòe nên không đọc được. Tuy nhiên qua ngoại hình và nét nhòe của dấu chúng tôi khẳng định đây không phải là dấu kiềm phủ Quốc Oai, cũng không phải là kiềm dấu có chữ Tín, loại Kiềm dấu này hiếm thấy trong các văn bản chữ Hán thời Nguyễn. (H. 183) Xin giới thiệu tiếp dấu Đồ ký của một phân phủ trong tập Công văn cổ chỉ[257]. Dấu hình chữ nhật cỡ 4,6x4,6cm, sáu chữ Triện chia hai hàng. Nét chữ mềm cong rõ nét là 6 chữ Ứng Hòa phân phủ đồ ký 應和分府圖記 (Đồ ký của phân phủ Ứng Hòa). Dấu đóng trên chữ “nguyệt” dòng ghi niên hiệu Minh Mệnh thập bát niên lục nguyệt nhị thập tứ nhật. Đây là dấu của chức quan Đồng Tri phủ phụ trách phân phủ Ứng Hòa đóng vào ngày 24 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 18 (1837). (H. 184) Việc thay đổi cấp phủ, phân phủ, huyện, châu thời Nguyễn không chỉ diễn ra một lần, mà lẻ tẻ qua nhiều đợt khác nhau. Những điểm này chính sử không ghi lại - nhưng trên thực tế văn bản chữ Hán chúng tôi thấy được qua sự thay đổi khác biệt của dấu ấn. Trong cuốn Công văn tập xuất hiện hình dấu Quốc Oai phân phủ đồ ký 國威分府圖記 (Đồ ký của phân phủ Quốc Oai). Dấu hình chữ nhật có cỡ 4,2x6,2cm và đóng ở dòng ghi niên hiệu ghi năm Minh Mệnh thứ 21 (1840). (H. 185)
  3. Như vậy ta gặp lại hình dấu của địa danh Quốc Oai, nhưng không phải là cấp phủ với dấu ấn vuông như cũ nữa, mà là hình dấu Đồ ký có hình chữ nhật với tên gọi mới ở cấp phân phủ do chức Đồng Tri phủ quản lãnh. Theo thống kê đầu thời Minh Mệnh: Cả nước có 127 huyện, châu (sau này có thay đổi điều chỉnh đôi chút), chắc chắn phải có ít nhất 254 quả ấn, kiềm cấp phát cho tất cả các Tri huyện, Tri châu, nhưng cho đến nay, những hiện vật này hầu như đã bị chôn vùi. Viện Bảo tàng Lịch sử Hà Nội may mắn còn giữ lại được 3 quả ấn (trong đó có một kiềm nhỏ) của hai viên Tri huyện và một quả của chức Huyện thừa. Quả ấn có ký hiệu LSb 2526 chất liệu bằng đồng cán chuôi vồ, trên to dưới thuôn, cao 6,5cm và dầy 1,5cm. Phần trên ấn khắc hai dòng chữ Hán ở hai bên Minh Mệnh tam niên và Vũ khố phụng tạo. Mặt dấu hình vuông cỡ 6x6cm, bốn chữ Triện chia hai hàng là 4 chữ An lập huyện ấn 安立縣印 (Ấn của huyện An Lập). Đây là quả ấn của viên Tri huyện huyện An Lập được xưởng Vũ khố đúc vào năm Minh Mệnh thứ 3 (1822). (H. 186 a,b,c,d)
  4. Kiềm ấn cùng bằng đồng có ký hiệu LSb 2521, hình tháp bằng đầu, cao 2,2cm, mặt dấu hình vuông cỡ 1,9x1,9cm, hai chữ Triện An lập (hu yện An Lập) xếp theo chiều ngang. Đây là kiềm ấn cùng cặp với ấn lớn trên, chắc chắn có niên đại từ năm 1822. (H. 187 a,b,c)
  5. Quả ấn thứ ba có ký hiệu LSb 2418, cán chuôi vồ thắt đáy cao 7cm dày 1,3cm. Phần trên khắc hai dòng chữ Hán Thiệu Trị nhất niên và Trọng thập nhị lượng, bốn chữ Triện ở mặt dấu Thất Khê huyện ấn 七溪縣印 (Ấn của huyện Thất Khê). Đây là quả ấn của viên Tri huyện huyện Thất Khê được đúc vào năm Thiệu Trị thứ 1 (1841), ấn nặng 12 lượng. (H. 188 a,b,c,d)
  6. Ấn thứ 4 có ký hiệu LSb 2522. Đây là quả ấn đồng duy nhất có cán kiểu tay quai, cao 3,5cm dầy 1,2cm. Niên đại khắc ở dấu ghi năm Minh Mệnh thứ 15 (1834), trọng lượng ghi 7 lượng, 3 tiền 6 phân. Dấu hình chữ nhật có kích thước 4,3x5,8cm, 5 chữ Triện trong dấu là Kỳ sơn vệ đồ ký 祈山衛圖記 là Đồ ký của vệ Kỳ Sơn. Có người lại cho rằng là 5 chữ Kỳ Sơn thừa đồ ký 祈山承圖記. Đồ ký của Huyện thừa huyện Kỳ Sơn? (H. 189 a,b)
  7. Các hình dấu cấp huyện còn giữ được nhiều vì điều kiện có hạn nên chúng tôi chỉ đơn cử một vài ví dụ dưới đây: Trong tập Công văn cựu chỉ xuất hiện hình dấu Lạc An huyện ấn 樂安縣印 (Ấn của huyện Lạc An). Dấu hình vuông cỡ 6x6cm, 4 chữ Triện Lạc An huyện ấn chia hai hàng, dấu được đóng ở hai vị trí khác nhau, ở hai đời vua khác nhau. Quyển 1[258], dấu đóng ở đoạn dưới 2 dòng chữ Hán song song ở dưới trang giấy, phía phải của dòng ghi niên đại Minh Mệnh nhị thập niên ngũ nguyệt nhị thập cửu nhật. Chỗ giáp trang có dấu kiềm hình vuông cỡ 1,8x1,8cm mặt dấu hình hai chữ Triện Lạc An 樂安 (Huyện Lạc An). Đây là dấu ấn và kiềm của Tri huyện Lạc An đóng vào ngày 29 tháng 5 năm Minh Mệnh thứ 20 (1839). (H. 190) Ở quyển 4[259], chúng tôi lại thấy xuất hiện dấu Lạc An huyện ấn có hình thức tự dạng giống y như hình dấu trên, nhưng lại đóng ở đoạn chữ “nguyệt” dòng ghi niên hiệu Tự Đức nguyên niên thập nguyệt thập ngũ nhật (Ngày 15 tháng 10 năm Tự Đức nguyên niên [1847]). Bên trái có 2 hình dấu kiềm Lạc An樂安 (H. 191)
  8. Như vậy cùng một con dấu của cùng một chức quan đóng trong cùng một dạng công văn ở thời điểm gần nhau, lại có sự khác biệt về vị trí hình dấu. Hình dấu ở đời Tự Đức là hình dấu đóng bình thường đúng theo quy định ở dòng ghi niên hiệu, còn hình dấu đóng ở đời Minh Mệnh là dấu trong một bản sao từ nguyên bản chính của Tri huyện huyện Lạc An. Dòng ghi niên đại không có dấu của cấp chủ quản hoặc dấu huyện Lạc An càng chứng tỏ đây là một bản sao gốc, văn bản chính hoàn thiện đã được gửi đi không nằm trong tập công văn này. Công cuộc cải cách của vua Minh Mệnh năm 1827 cũng làm thay đổi bộ mặt ở các vùng dân tộc thiểu số. Các chức Tuyên úy sứ, Chiêu thảo sứ, Phòng ngự sứ v.v… của thổ quan miền núi bị xóa bỏ, thay vào đó là những chức quan nói trên, đồng thời với việc ban cấp ấn triện cho họ. Các chức quan này được sử dụng Đồ ký bằng đồng và Kiềm bằng gỗ,
  9. mặt dấu khắc 4 chữ (Mỗ) thổ huyện đồ ký, (Mỗ) thổ châu đồ ký dùng mực màu tía để đóng dấu. Những hiện vật và ngay cả hình dấu trên văn bản của loại Đồ ký này ngày nay không còn giữ được. Nhiều năm nghiên cứu chúng tôi chỉ t ìm thấy một hình dấu duy nhất của dấu Đồ ký này, nhân chuyến đi công tác vào kho Châu bản triều Nguyễn ở Tp. Hồ Chí Minh năm 1990. Dấu hình chữ nhật có kích thước 4,0x5,5cm, 6 chữ Triện chia 3 hàng, chữ thuôn dài, nét khắc đơn giản, là 6 chữ Nà Bôn thổ châu đồ ký 那賁土州圖記 (Đồ ký của Thổ châu châu Nà Bôn)[260]. (H. 192) Dấu đóng trên văn bản bằng giấy viết hoàn toàn bằng chữ dân tộc thiểu số. Đây là hình dấu ấn của viên thổ Tri châu châu Nà Bôn, trên văn bản bằng chữ dân tộc, được đóng ở quyển 2 đời Hàm Nghi, nên chúng tôi cho rằng dấu có niên đại khoảng đời Hàm Nghi. Việc xác định con dấu góp thêm tư liệu cho công tác nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa các dân tộc Việt Nam thời Nguyễn. Thuộc quan ở cấp phủ, huyện, châu như ngành giáo dục cũng được sử dụng ấn triện riêng, chức Giáo thụ, Huấn đạo dùng ấn Đồ ký. Quy chế này đã ghi trong chính sử: “… ấn của viên Giáo thụ, Huấn đạo dài 1 tấc 3 phân, ngang 8 phân 1 ly… Dùng hộp son đóng trên chữ “nguyệt” ở dòng ghi niên hiệu”[261]. Xin miêu tả một Đồ ký của chức Huấn đạo còn tồn tại trong dân gian. Ấn có chất liệu bằng đồng, làm theo hình núm thắt đáy loe lên. Dầy khoảng 1cm và cao khoảng 2,5cm. Dấu hình chữ nhật cỡ 3,1x5,4cm, 6 chữ Triện chia 2 hàng, nét chữ rõ ràng vuông vức là 6 chữ Quỳnh Côi huấn đạo đồ ký[262] 瓊瑰訓道圖記. Đây là ấn Đồ ký của viên Huấn đạo phụ trách việc Giáo dục ở huyện Quỳnh Côi phủ Thái Bình[263]. Trên ấn không ghi niên đại nhưng qua hình dấu, tự dạng chữ Triện chúng tôi khẳng định đây là Đồ ký thời Nguyễn. (H. 193 a,b).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0