intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ăn dặm và tất cả những gì bạn cần biết – Phần 1

Chia sẻ: Hoa Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

69
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'ăn dặm và tất cả những gì bạn cần biết – phần 1', y tế - sức khoẻ, sức khỏe trẻ em phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ăn dặm và tất cả những gì bạn cần biết – Phần 1

  1. Ăn dặm và tất cả những gì bạn cần biết – Phần 1 Trong những tháng đầu đời, toàn bộ nhu cầu dinh dưỡng của con bạn đều được sữa mẹ hoặc sữa bình đáp ứng đầy đủ. Khi bé lớn dần lên, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng trở nên phức tạp. Đối với rất nhiều bà mẹ, thời kỳ cai sữa này khiến họ hết sức mệt mỏi và lúng túng, nhưng với kiến thức đúng đắn và một chút kiên trì, mọi chuyện sẽ xuôi chèo mát mái cả. Khi nào con tôi sẵn sàng cho thức ăn khác ngoài sữa? Tổ chức Y tế Thế giới khuyên rằng chỉ nên cho con ăn thức ăn thô sớm nhất là 4 tháng tuổi và trễ nhất là 6 tháng tuổi. Đó là bởi vì trước 4 tháng tuổi, hệ tiêu hoá của con bạn chưa thực sự sẵn sàng để xử lý thức ăn thô, và các phản xạ nguyên thủy có thể khiến trẻ gặp khó khăn khi nuốt. Cho con ăn thức ăn đặc sớm quá cũng có thể khiến bé bị dị ứng thức ăn. Sau 6 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của con bạn trở nên phức tạp hơn, và chỉ sữa mẹ hay sữa bình không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể đang lớn lên rất nhanh. Nếu bạn không bắt đầu cho con ăn t hức ăn đặc lúc 6 tháng tuổi, bạn có thể gặp vấn đề khi cho con ăn vì bé sẽ không chịu ăn các loại thức ăn. Nếm thử những mùi vị và dạng thức ăn mới cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của bé.
  2. Giai đoạn cai sữa và ăn dặm bắt đầu khi bé được từ 4-6 tháng tuổi - Ảnh: Inmagine Ngoài độ tuổi, bạn cũng có thể biết được con mình đã sẵn sàng cho thức ăn đặc dựa trên những dấu hiệu sau: Bé có thể ngồi không cần tựa và kiểm soát tốt đầu cổ.  Bé đưa tay với lấy đồ vật cho vào miệng  Bé tỏ ra hiếu kỳ với những gì bạn ăn, thậm chí còn nhép miệng làm  động tác nhai Bé tăng cân không đều như trước hoặc sụt cân vì cơ thể sử dụng nhiều  calorie mà một mình sữa không thể cung cấp đủ. Sữa dường như không thể làm bé no, và bé đòi ăn nhiều hơn 
  3. Cũng cần lưu ý rằng bắt đầu cho con ăn thức ăn đặc với mục đích khiến bé ngủ suốt đêm không phải là ý hay. Thay vì khuyến khích thói quen ngủ đúng giờ, việc này có thể phản tác dụng. Bắt đầu cho con ăn dặm như thế nào? Đây là một trải nghiệm mới cho cả bạn và bé, nghe ra thì vất vả nhưng có thể sẽ rất vui. Hãy đảm bảo cả hai mẹ con đều đồng thuận khi lần đầu cho bé ăn thức ăn. Hãy làm điều đó khi con bạn bình tĩnh thoải mái và tỉnh táo. Sẽ mất vài ngày bé mới quen nuốt thức ăn đặc, và những bữa ăn đặc đầu tiên của bé đúng thật là một thí nghiệm với những dạng và mùi vị mới – bạn dọn dẹp thì nhiều mà cho con ăn chẳng được bao nhiêu. Cho bé ăn dặm bằng trái cây trước có thể gây khó khăn khi tập cho bé ăn rau sau này - Ảnh: Inmagine
  4. Bữa trưa là thời điểm tốt nhất để tập cho con bạn làm quen với thức ăn đặc, vì bạn có thời gian dành cho bé. Hãy cho bé uống chút sữa cho bớt đói, rồi thử cho ăn chút thức ăn đặc. Những thức ăn đầu đời của con bạn cần phải mềm và dễ tiêu. Trong những bữa đầu tiên, cố gắng giữ cho dạng thức ăn gần giống như sữa mà bé đã quen uống. Vì vậy, nên bắt đầu cho con ăn những món như bột lỏng hay bột ngũ cốc sơ sinh pha chút sữa mẹ hay sữa bình. Pha trộn theo hướng dẫn cho đến khi tạo thành một mỗi hợp lỏng sền sệt và đút cho bé ăn từng chút một. Khi bé đã quen, hãy thử cho bé ăn nhiều ngũ cốc hơn và pha hỗn hợp đặc dần lên theo thời gian. Bạn cũng có thể bắt đầu với rau củ và dần dần lên sinh tố trái cây, hãy nhớ đảm bảo cho hỗn hợp đủ lỏng trong thời gian con bạn làm quen với món ăn mới. Trái cây ngọt hơn rau củ, vì vậy nếu cho bé ăn trái cây trước khi ăn rau củ, con bạn có thể trở nên thích trái cây hơn rau và bạn sẽ rất khó bắt con ăn rau sau này. Những món rau củ và trái cây thường được chọn bao gồm: khoai lang, bí đỏ, cà rốt, chuối, táo và lê. Hãy bắt đầu với các loại rau củ có màu cam trước khi tiến đến các loại có màu xanh đậm. Bạn cũng có thể cho sữa vào sinh tố để đặt độ lỏng cần thiết. Khi con bạn đã chịu ăn cháo bột hay ngô dằm sữa, hãy chuyển sang rau củ nghiền rồi sinh tố trái cây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2