intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ăn gì để hạn chế chống lão hóa

Chia sẻ: Heo Hanhphuc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

146
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lão hóa là một quá trình tất yếu của tự nhiên, không ai có thể né tránh được tuổi già. Tuy nhiên quá trình này đến với mỗi người theo một mức độ khác nhau. Nếu bản thân mỗi người có ý thức tích cực nhăn chặn lão hóa thì nó sẽ đến chậm hơn những ai không quan tâm. Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy – Trung Tâm dinh dưỡng TPHCM - sẽ tư vấn những cách làm chậm bước tiến của tuổi già, với một chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý. Lão hóa là một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ăn gì để hạn chế chống lão hóa

  1. Ăn gì để chống lão hóa
  2. Lão hóa là một quá trình tất yếu của tự nhiên, không ai có thể né tránh được tuổi già. Tuy nhiên quá trình này đến với mỗi người theo một mức độ khác nhau. Nếu bản thân mỗi người có ý thức tích cực nhăn chặn lão hóa thì nó sẽ đến chậm hơn những ai không quan tâm. Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy – Trung Tâm dinh dưỡng TPHCM - sẽ tư vấn những cách làm chậm bước tiến của tuổi già, với một chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý. Lão hóa là một quá trình tất yếu của tự nhiên. Nhưng chúng ta có thể nhìn nó từ những góc độ khác nhau. Trước hết, đây là một trình tự diễn tiến nhất định của thời gian. Tiếp đến, đó là những thay đổi về mặt sinh học. Sự lão hóa về mặt sinh học là một quá trình khó tránh khỏi của tự nhiên. Chẳng hạn vào độ tuổi 20, cơ thể của chúng ta luôn ở tình trạng tươi trẻ và tràn đầy sức sống. Sau đó, quá trình thoái hóa bắt đầu từ từ diễn ra và đeo bám bền bỉ vào cơ thể của chúng ta. Bảng liệt kê những thay đổi chủ yếu của cơ thể:
  3. • Khi qua lứa tuổi 20, sự linh hoạt của các khớp xương đã bắt đầu suy giảm, các dây chằng trở nên kém đàn hồi dẫn đến chứng viêm khớp, gây cản trở hoạt động của các khớp. • Đến lứa tuổi 30 thì sự linh hoạt, khả năng chịu đựng của cơ thể càng suy giảm hơn, các chấn thương rất khó hồi phục. Xương bắt đầu trở nên mỏng và loãng hơn, không còn độ rắn chắc như trước nữa, vì khả năng hấp thu lượng calcium của cơ thể ngày càng kém đi. • Tuổi tác ảnh hưởng tới các giác quan của chúng ta. Kể từ 40 tuổi trở đi, mắt của chúng ta càng trở nên yếu, tai khó nghe những âm thanh có tần số cao, cảm giác thăng bằng bị suy giảm hẳn. • Ở độ tuổi trên 40, các mô phổi mất dần đi tính đàn hồi, gây tổn thương nghiêm trọng cho phổi. Nguyên nhân do các tác nhân ô nhiễm của môi trường làm giảm dung lượng hô hấp. Lồng ngực cứng nhắc và thói quen hít thở không đúng cách cũng khiến cho vấn đề càng trở nên phức tạp. Có khoảng 17% nam giới và 8% phụ nữ ở độ tuổi 40-65 mắc
  4. phải các chứng viêm phế quản và nghẽn khí quản mãn tính. • Sau tuổi 50, tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch tăng vọt. Những thay đổi của cơ tim và mạch máu khiến cho chức năng hệ tim mạch hoạt động kém hiệu quả hơn. • Vào tuổi 65, tế bào não bị mất đi 10% so với lúc còn trẻ. Triệu chứng đầu tiên là trí nhớ bị giảm sút, sau đó phản xạ cũng trở nên chậm chạp hơn. Chức năng hệ miễn nhiễm bắt đầu suy yếu, dễ bị mắc bệnh, viêm nhiễm. Tỷ lệ mắc các chứng bệnh ung thư tăng sau độ tuổi 50. Mặc dù quá trình lão hóa về mặt sinh học là điều không thể tránh được, nhưng tốc độ thay đổi ở mỗi cá nhân lại không giống nhau mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như - Gen của mỗi người. Ở một số người, khả năng chống chọi và phục hồi cao hơn so với những người khác. Đồng thời, các yếu tố về gen cũng có vai trò trong các chứng bệnh có liên quan tới tuổi tác như: cao huyết áp, bệnh tim mạch, viêm xương khớp, đi tháo đường khi cao tuổi và một số
  5. chứng ung thư. Tuy nhiên, tính di truyền không phải là nhất thiết phải xảy ra. - Phân tử có gốc tự do được phát sinh từ các phản ứng hóa học trong cơ thể là một yếu tố quan trọng làm cho tốc độ lão hóa của tế bào xảy ra nhanh hơn. Hút thuốc lá và có thể là các chất phụ gia trong thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh các phân tử có gốc tự do. Cũng không thể xem thường các yếu tố có liên quan tới môi trường. Ví dụ như, quá trình lão hóa của da phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc của bạn với ánh nắng mặt trời và các yếu tố gây ô nhiễm môi trường. - Lối sống, mức độ rèn luyện thể lực, chế độ ăn uống, tình trạng minh mẫn của trí não và cách bạn đối phó với stress - tất cả đều đóng vai trò quan trọng, quyết định đến tốc độ lão hóa của bạn. - Tình trạng thể chất của bạn so với tuổi tác ra sao cũng có ảnh hưởng nhất định tới yếu tố tâm lý. Tuy vậy, thái độ sống cũng có thể ảnh hưởng rất lớn tới quá trình lão hóa về
  6. mặt thể chất. Nếu nghĩ rằng ta già chỉ vì ta đã đạt tới một độ tuổi nào đó, thì ta sẽ bị già đi nhanh chóng hơn, cả về mặt thể chất, lẫn tinh thần. Thái độ sống rất quan trọng. Một quan điểm sống tích cực, một thái độ vui tươi, hài lòng với bản thân, biết quan tâm tới thế giới và những người xung quanh, sống có mục đích, luôn sảng khoái, cởi mở trong mọi tình huống sẽ giúp trái tim và tinh thần của bạn trẻ hơn. Chúng ta nên chú ý đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản trong chế độ dinh dưỡng để chống lại sự lão hóa cơ thể đó là: đầy đủ năng lượng, đa dạng và cân bằng các món ăn, nguyên liệu thực phẩm; tránh suy dinh dưỡng hoặc thừa cân. Suy dinh dưỡng và thừa cân đều có thể gây ra những bệnh lý liên quan làm giảm tuổi thọ. Để chống lão hóa cơ thể cần nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa như: vitamin E (có nhiều trong mầm hạt như giá, dầu thực vật, các loại hạt nhiều dầu...), vitamin C (có nhiều trong rau quả tươi, cam, bưởi, táo...), beta-caroten (có nhiều trong cà rốt, đu đủ, bí rợ, các loại
  7. rau xanh đậm - rau ngót, rau dền, rau lang...). Cần phòng ngừa các bệnh loãng xương, thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng, tiểu đường, ung thư... bằng cách sử dụng thực phẩm giàu can-xi: tôm, tép, cua, cá, sữa và sản phẩm từ sữa (chọn loại sữa ít béo, ít đường), rau xanh, đậu hũ, sữa đậu nành... Nên dùng những thực phẩm giàu chất sắt: huyết, gan, thịt, cá, trứng, rau xanh, các loại đậu; thực phẩm giàu kẽm: cá, thịt, hải sản, gia cầm. Hạn chế dùng nhiều thịt, mỡ động vật, thức ăn nhiều đường, muối, món ăn hun khói, bia, rượu... Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng còn giúp tạo ra các chất hóa học tốt cho não bộ, giúp não lâu già nua, ngăn cản sự suy giảm trí nhớ đến sớm, đó là những thực phẩm như: cá trích, trứng, gan, đậu nành, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa, trái cây và rau quả. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, thì việc vận động thể lực đều
  8. đặn (phù hợp với từng người), ngủ đủ giấc mỗi ngày cũng sẽ giúp cơ thể lâu lão hóa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2