intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ẩn họa từ hồ bơi

Chia sẻ: Anhtuc_1 Anhtuc_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

49
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùa hè thời tiết nóng bức, được bơi lội, ngâm mình trong nước là điều ai cũng thích thú. Tuy nhiên, khi đến bể bơi bạn cũng nên lưu ý những vấn đề sau. - Luôn tuân theo các quy định của bể bơi. - Trong khu vực bể bơi nên đi bộ chậm, đừng chạy. - Nên nhớ rằng thành và đáy của bể bơi thường được làm bằng bê tông, loại vật liệu cứng. Một cú trượt hoặc ngã có thể gây đau và nguy hiểm. - Để ý đến những vạch sơn lớn trên thành bể bơi,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ẩn họa từ hồ bơi

  1. “Ẩn họa” từ hồ bơi
  2. Mùa hè thời tiết nóng bức, được bơi lội, ngâm mình trong nước là điều ai cũng thích thú. Tuy nhiên, khi đến bể bơi bạn cũng nên lưu ý những vấn đề sau. - Luôn tuân theo các quy định của bể bơi. - Trong khu vực bể b ơi nên đi bộ chậm, đừng chạy. - N ên nhớ rằng thành và đáy của bể bơi thường được làm bằng bê tông, lo ại vật liệu cứng. Một cú trượt hoặc ngã có thể gây đau và nguy hiểm. - Đ ể ý đến những vạch sơn lớn trên thành bể bơi, chúng báo cho b ạn biết độ sâu của nước. Do vậy, bạn luôn phải quan sát các vạch này trước khi nhảy xuống bể. Nếu bạn mới học bơi, hãy ở chỗ nông. - Chỉ nên nhảy ở cầu nhảy. Đừng bao giờ nhảy từ thành bể, trừ phi ban chắc chắn rằng nước ở đó đủ sâu. Nếu nước nông hơn bạn nghĩ, bạn có thể bị va vào đáy b ể thì rất nguy hiểm đấy. - Đ ừng nhai kẹo cao su hoặc ăn khi đang bơi, bạn có thể bị sặc.
  3. Một số bệnh thường gặp ở hồ bơi: 1. Viêm kết mạc Sau khi bơi, m ắt có thể bị ngứa, đỏ. Đây chính là biểu hiện của viêm kết mạc, bệnh thường do vi khuẩn gây ra. Trong thời điểm bệnh mắt đỏ dễ bùng phát là từ tháng 6 đến tháng 8, cần lưu ý đeo kính khi bơi đ ể nước không vào mắt. K hông nên dùng tay dụi mắt, chỉ nên dùng nước sạch để rửa mắt sau khi bơi. Trước và sau khi bơi nên nhỏ vài giọt thuốc mắt để chống viêm. 2. Viêm mũi Bể bơi chứa rất nhiều nguồn phát dị ứng gây bệnh viêm mũi. Nếu dễ bị dị ứng, có thể dùng một lượng thuốc chống dị ứng thích hợp theo lời khuyên của bác sỹ trước và sau khi bơi. Sau khi bơi, nên dùng nước muối rửa mũi để giảm các kích thích từ nước hồ bơi lên niêm m ạc mũi. 3. Sưng lợi, lở loét khoang miệng
  4. N gay cả hồ b ơi đã qua thanh lọc cũng không thể diệt hết 100% vi khuẩn. Vi khuẩn có thể thông qua khoang miệng, xâm nhập vào hệ hô hấp, hệ tiêu hoá gây viêm nhiễm. Đặc biệt khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu, khoang miệng có vết thương hở càng d ễ bị viêm nhiễm, dễ gây sưng lợi, hoặc lở loét khoang miệng. V ì vậy, sau khi bơi, nên dùng nước sạch hoặc nước súc miệng để súc miệng nhằm kịp thời loại bỏ các vi khuẩn còn đang “lưu lại” trên bề mặt khoang miệng, tránh không để các vi khuẩn này xâm nhập sâu hơn, gây viêm nhiễm. Lưu ý không ăn uống bất kì thứ gì trước khi súc miệng. 4. Viêm tai ngoài N ấm mốc, vi khuẩn trong nước hồ bơi sẽ dễ đọng lại ở tai (do cấu tạo đặc biệt của tai), từ đó gây bệnh viêm tai ngoài. Bệnh này nếu không được chăm sóc, chữa trị tốt có thể gây thủng tai trong và cũng có thể gây xáo trộn thính giác kéo dài. Do đó, nếu thấy tai bị ngứa, hay có vết lở loét, bạn nên đi khám chuyên khoa tai - mũi - họng. Tuyệt đối không được ngoáy tai, vì hành động đó sẽ tạo thêm các vết x ước, giúp vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh hơn. 5. Bệnh phụ khoa Do nước bể bơi có rất nhiều vi khuẩn nấm, vi trùng gây bệnh... nếu không vệ sinh sạch sẽ, các vi khuẩn nấm và vi trùng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây ra hiện tượng nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục. Bệnh này nếu không phát hiện sớm và điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm: Tiểu ra máu, tiểu buốt, rắt; nam giới viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, phụ nữ là viêm âm hộ, viêm cổ tử cung và viêm phần phụ.
  5. 6. Khô và rụng tóc Các hóa chất dùng đ ể khử trùng, làm sạch nước sẽ làm tóc bạn sẽ trở nên thô xơ và cứng, thậm chí là rụng tóc sau một thời gian đi bơi. Khi bơi b ạn nên dùng mũ nilon bảo vệ tóc để tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này. 7. Viêm da Các hóa chất để khử trùng, làm xanh nước bể bơi chính là thủ phạm gây các bệnh ngoài da sau: viêm da tiếp xúc (xuất hiện ở vùng da m ỏng như mặt trong cánh tay, nách, bẹn, mặt trong đùi) với các triệu chứng điển hình và các đám đỏ da, ngứa, có thể có các mụn nước nhỏ lấm tấm mọc trên nền da đỏ. N ếu gãi nhiều có thể bị bội nhiễm vi khuẩn gây viêm da nặng. Đen da, sạm da, thậm chí bỏng da cũng là một dạng bệnh d o hóa chất. Khi có những x ây xát nhẹ (đứt tay, trầy da, vết thương do cạo râu...) cũng không nên đi bơi. Đ ể tránh các bệnh này, sau mỗi lần bơi lội, cần phải tắm rửa sạch sẽ bằng nước từ vòi sen để tẩy sạch hết những chất hữu cơ đã bám dính vào cơ thể và dùng khăn cá nhân thật sạch lau khô cơ thể trước khi mặc quần áo. Hạn chế tối đa việc thuê quần áo bơi đã sử dụng. N goài ra, bạn nên tránh bơi vào các giờ nóng gắt như cuối buổi sáng, buổi trưa và đầu buổi chiều. Tốt nhất là dùng kem chống nắng thoa lên da 15 phút trước khi bơi và sau khi bơi phải tắm gội thật sạch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2