intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ăn kiêng có gây rối loạn thần kinh?

Chia sẻ: Meo Sungsuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

99
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kiêng khem có thể gây nhiều hậu quả tiêu cực. Dù bạn có ngưng chế độ ăn uống hà khắc, những rối loạn về tâm thần cũng không dễ phục hồi. Những năm qua, người ta đua nhau ăn kiêng để gìn giữ hoặc cải thiện vóc dáng. Chị em, đặc biệt là phụ nữ trẻ, kể cả những thiếu nữ 13 – 18 tuỏi, chiếm nhiều nhất. Nếu bạn hoặc một thành viên nào đó trong gia đình đang ăn kiêng, hãy cẩn thận. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ăn kiêng có gây rối loạn thần kinh?

  1. Ăn kiêng có gây rối loạn thần kinh?
  2. Kiêng khem có thể gây nhiều hậu quả tiêu cực. Dù bạn có ngưng chế độ ăn uống hà khắc, những rối loạn về tâm thần cũng không dễ phục hồi. Những năm qua, người ta đua nhau ăn kiêng để gìn giữ hoặc cải thiện vóc dáng. Chị em, đặc biệt là phụ nữ trẻ, kể cả những thiếu nữ 13 – 18 tuỏi, chiếm nhiều nhất. Nếu bạn hoặc một thành viên nào đó trong gia đình đang ăn kiêng, hãy cẩn thận. Ăn kiêng có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực và những rối loạn tâm thần. Đây là điều đáng quan tâm bởi những rối loạn đó không dễ gì hồi phục nhanh chóng, dù bạn có ngừng ăn kiêng. Ăn uống khắc nghiệt khiến bạn thay đổi tính tình Ai cũng biết thức ăn cung cấp năng lượng cũng như các dưỡng chất cần thiết để cơ thể tăng trưởng và phát triển. Ăn kiêng nghĩa là bạn đã hạn chế quá trình cung cấp đó, khiến cơ thể phải gánh chịu tình trạng bị bỏ đói không hoàn toàn.
  3. Đó là nguyên nhân khiến bạn mỏi mệt vì thiếu năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Tính tình bạn thay đổi một cách kỳ lạ. Bạn biến thành một người khác hẳn trước đây. Bạn sẽ dễ bực bội, cáu gắt, mất tập trung vì tự đặt mình vào một hoàn cảnh mà có thể, đặc biệt là não bộ, không dễ gì chấp nhận. Sau một ngày ăn kiêng, bạn sẽ gặp hai trạng thái phổ biến nhất trong những rối loạn về mặt tâm thần là lo âu và trầm cảm. Những rối loạn này có nguồn gốc thần kinh và nội tiết. Nguồn gốc thần kinh là do cơ thể không đủ những chất dẫn truyền thần kinh như serotonin. Nguồn gốc nội tiết do cơ thể không có đầy đủ các nội tiết tố (hormones). Thủ phạm gây ra những thiết hụt đó là do ăn kiêng. Vì thế, cơ thể bạn sẽ không dư thừa chất bột đường (carbohydrates), chất béo, chất đạm và các yếu tố vi lượng khác. Đây là những chất mà cơ thể cần để tổng hợp ra các chất dẫn truyền thần kinh và hormones.
  4. Não bọ luôn nghĩ đến việc bạn nên hay không nên ăn những gì. Đây cũng là lý do khiến người ăn kiêng luôn bị stress. Khi bỏ đói mình, cơ thể bạn bắt đầu dùng đến những chất béo dự trữ rồi dần kiệt sức. Vì vaỵa, giảm cân đồng nghĩa với việc mất khả năng ứng phó với cuộc sống. Đặc trưng của trần cảm là những cảm xúc mãnh liệt, dai dẳng của sự buồn phiền và vô vọng, gây đau nhức đầu, mình, dạ dày (bao tử)… Trầm cảm còn gây nên các chứng rối loạn về giấc ngủ (mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều), khiến bạn ăn không ngon miệng. Vì thế, việc ăn uống trở thành ép buộc, cực hình. Ngoài ra, trầm cảm cũng gây mất tập trung, giảm trí nhớ, suy nhược cơ thể nặng và có thể khiến người ta tìm đến cái chết. Ăn kiêng với những biến loạn về hình thể sẽ khiến trầm cảm nặng thêm. Bạn sẽ có cảm giác phạm tội, xấu hổ, ghê tởm bản thân, lo lắng về những thức ăn mà lẽ ra một người
  5. bình thường mong ước và thích thú. Nên giảm cân bằng cách vận động cơ thể Cần nhắc lại rằng những rối loạn về mặt tâm thần cứ tuần tiến từ nhẹ đến nặng và không dễ khắc phục, dù bạn nhưng ăn kiêng hoặc dùng những thuốc chống lo âu, trầm cảm. Người ta đặc biệt nhấn mạnh vai trò giảm cân, gìn giữ và tạo vóc dáng của việc vận động cơ thể bằng đi bộ, tập thể dục nhịp điệu hay khiêu vũ… Đó là những biện pháp mang lại vóc dáng khỏe và đẹp, tránh được các hệ quả tiêu cực về mặt sức khỏe tâm thần cũng như thể chất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2