intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ăn ngon miệng hay ăn kiêng?

Chia sẻ: Dalat Trangmat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

84
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng ta thường quen với việc ăn kiêng, kiêng rất nhiều món ăn vì hàm lượng các chất không có lợi cho bạn trong các món đó. Thực tế điều đó có cần thiết. Khi đi mua sắm tại siêu thị, chắc chắn bạn sẽ thấy rất nhiều người đang chăm chú đọc nhãn của các loại đồ hộp để chọn ra đồ ăn nào có lợi cho sức khỏe nhất, có ít chất béo nhất hay chứa ít calo nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ăn ngon miệng hay ăn kiêng?

  1. Ăn ngon miệng hay ăn kiêng ?
  2. Chúng ta thường quen với việc ăn kiêng, kiêng rất nhiều món ăn vì hàm lượng các chất không có lợi cho bạn trong các món đó. Thực tế điều đó có cần thiết. Khi đi mua sắm tại siêu thị, chắc chắn bạn sẽ thấy rất nhiều người đang chăm chú đọc nhãn của các loại đồ hộp để chọn ra đồ ăn nào có lợi cho sức khỏe nhất, có ít chất béo nhất hay chứa ít calo nhất. Nhưng có lẽ những hàm lượng chất trong các loại đồ ăn đó không phải là vấn đề. Theo lý thuyết, các cảnh báo đáng lo ngại về thực phẩm và các hướng dẫn về hàm lượng dinh dưỡng hàng ngày giúp mọi người chọn lựa đồ ăn có lợi cho sức khỏe hơn, bằng cách chú ý đến những dòng về hàm lượng chất béo, chất béo bão hòa, muối, đường… trên nhãn mác các loại thực phẩm.
  3. Đúng vậy! Đồ ăn sẵn là những thứ chúng ta không tự làm ra (ví dụ như bánh quy, bánh ngọt, sô-cô-la…), vì thế chúng ta không nên ăn nhiều và cũng không nên coi chúng là những món ăn “chuẩn”. Tuy nhiên, mọi người lại trở nên bối rối và bị chi phối trước một mớ nhãn hàng. Thay vào đó, có một giải pháp đơn giản hơn. Thay vì luôn bị ám ảnh bởi các loại hàm lượng chất béo, hàm lượng đường, chúng ta hãy bỏ qua những thứ đó và nhấm nháp món ăn của mình – một giải pháp tốt hơn rất nhiều cho cơn khủng hoảng béo phì và ốm yếu gây ra bởi các bữa ăn không được tổ chức tốt. Ta chỉ cần theo công thức đơn giản sau: bữa ăn cần có đạm (thịt nạc, cá, gà, hay đậu), tinh bột (gạo, khoai tây, bánh mỳ), rau, hoa quả và một chút chất kích thích tiêu hóa (sữa chua, pho-mát). Chúng ta chỉ nên ăn các loại đồ hộp – những thứ ta không
  4. tự chế biến (như bánh quy, bánh ngọt, sô-cô-la, kem, bánh nướng, bánh hấp…) trong trường hợp bất đắc dĩ, chứ không nên coi chúng là quy chuẩn cho các bữa ăn. Nếu chúng ta tiếp tục tập trung vào các giá trị hàm lượng chất béo, đường hay muối, đánh giá chiếc bánh bích quy quá kỹ mà quên đi rằng ta muốn ăn chỉ đơn giản vì ta thích mùi vị của nó, chúng ta khó có thể tận hưởng chúng một cách sung sướng. Nếu ăn quá nhanh mà không nhấm nháp, chúng ta đã mất một cơ hội thưởng thức phần tuyệt vời nhất của bữa ăn: cảm giác no hạnh phúc. Trong miệng con người, những nụ vị giác làm nhiệm vụ chuyển các tín hiệu đến phần vỏ não xác nhận rằng chúng ta đã ăn thức nào đó. Nếu ta nghĩ thứ đó ngon và ăn một cách chậm rãi, thời gian để vùng vỏ não này nhận được tín hiệu chính xác là lớn nhất. Điều này sẽ giúp ta tránh được tình trạng ăn quá no.
  5. Ta sẽ thấy rõ điều này qua 2 ví dụ về văn hóa ăn uống của người Mỹ và người Ý: Người Mỹ thường ăn khá nhanh, bữa ăn của họ thường là các đồ ăn sẵn đã loại bỏ phần lớn hàm lượng chất béo và đường – điều này khiến đồ ăn trở nên nhạt nhẽo và không ngon. Giờ làm việc của các công sở tại Mỹ cũng đòi hỏi nhân viên văn phòng phải ăn trưa tại phòng làm việc nhiều hơn. Nhưng ở Ý, giờ nghỉ trưa dài hơn, công chức được có nhiều thời gian ăn uống hơn (thường là salad hoặc mỳ ống có dầu ô-liu). Hương vị bữa ăn là cực kỳ quan trọng. Họ không bao giờ mơ về một chiếc sandwich kẹp pho-mát ít béo và một loại thịt tổng hợp. Tại Ý, tỉ lệ ốm bệnh do ăn thiếu chất thấp hơn rất nhiều vì họ luôn coi trọng những đồ ăn đơn giản nhưng chất lượng cao này. Bên cạnh đó, họ cũng thường có các bữa ăn nhẹ
  6. bên ngoài vào dịp cuối tuần. Hãy thử công thức bánh rán ngọt xem sao, nó sẽ là bữa ăn nhẹ rất tốt dành cho những người từng có tiền sử bệnh tim. Trong công thức này có bơ, si-rô, đường mía – những thành phần vẫn được gọi là các chát không tốt, quá nhiều calo, chất béo và đường. Nhưng bên cạnh đó cũng có các loại hoa quả “sạch” như yến mạch, đậu, và hạt – cung cấp chất xơ và các loạt chất béo tốt (từ đậu phộng), omega 3 (từ các loại hạt) và đường hoa quả. Bạn sẽ thấy một chiếc bánh rán bơ tuyệt vời hơn rất nhiều so với một chiếc bánh quy ít béo, ít đường và ít calo mà bạn vẫn thường ăn. Người ta thường rất khó có thể theo một chế độ ăn uống gồm toàn những loại đồ hộp vô vị. Bạn nên ăn theo cách của người Ý, chậm rãi nhưng lại hưởng thụ được hương vị tuyệt vời của các món ăn đơn giản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1