intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

An toàn bức xạ trong phẫu thuật lấy sỏi thận qua da (PCNL)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lấy sỏi thận qua da (PCNL) hiện nay vẫn là một phương pháp điều trị sỏi thận quan trọng trên thế giới, đặc biệt là về hiệu quả. Bài viết này nhằm tổng hợp các kiến thức cơ bản về bức xạ tia X và một số nghiên cứu về tính an toàn bức xạ trong khi làm PCNL.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: An toàn bức xạ trong phẫu thuật lấy sỏi thận qua da (PCNL)

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 539 - THÁNG 6 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 AN TOÀN BỨC XẠ TRONG PHẪU THUẬT LẤY SỎI THẬN QUA DA (PCNL) Đỗ Anh Toàn1,2, Nguyễn Xuân Chiến1 TÓM TẮT 3 SUMMARY Tầm quan trọng: Lấy sỏi thận qua da RADIATION SAFETY IN (PCNL) hiện nay vẫn là một phương pháp điều PERCUTANEOUS trị sỏi thận quan trọng trên thế giới, đặc biệt là về NEPHROLITHOTOMY (PCNL) hiệu quả. Tại Việt Nam, phương pháp này đang Importance: Percutaneous nephrolithotomy ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ ở các (PCNL) remains an important treatment for trung tâm tiết niệu lớn mà cả các bệnh viện tỉnh. kidney stones worldwide, especially due to its Khi triển khai PCNL thì một trong những lo lắng effectiveness. In Vietnam, this method is của các phẫu thuật viên là phải tiếp xúc với tia X, becoming increasingly popular, not only in major đặc biệt là nếu làm trong nhiều năm. Tuy vậy, mức độ của nỗi sợ này như thế nào trên cơ sở urology centers but also in provincial hospitals. chứng cứ, nhất là với các bác sĩ trẻ? Bài viết này One of the concerns of surgeons when nhằm tổng hợp các kiến thức cơ bản về bức xạ tia performing PCNL is exposure to X-rays, X và một số nghiên cứu về tính an toàn bức xạ especially if they do so for many years. However, trong khi làm PCNL. how should the extent of this fear be viewed on Các phát hiện: Một số nghiên cứu cho thấy the basis of evidence, especially for young để đạt ngưỡng liều bức xạ giới hạn hằng năm thì urologists? This article aims to present basic mỗi phẫu thuật viên cần chạm đến số ca PCNL knowledge about X-ray radiation and some khá lớn (#800 ca/năm). studies on radiation safety during PCNL. Kết luận: Tất cả các nhân viên làm việc với Findings: Some studies show that to reach tia bức xạ phải cẩn trọng và được bảo vệ tốt để the annual radiation dose limit, each surgeon chỉ tiếp xúc với liều tia X thấp nhất có thể bằng needs to perform a considerable number of cách áp dụng các qui định thực hành tốt. Nếu PCNL cases (approximately 800 cases per year). tuân thủ những điều đó, nhân viên phòng mổ vẫn Conclusion: All personnel working with có thể đảm bảo nằm trong giới hạn liều bức xạ an radiation must be cautious and well protected to toàn trong quá trình làm PCNL. Từ khoá: bức xạ, lấy sỏi thận qua da only be exposed to the lowest possible X-ray dose by applying good practice guidelines. By following these, operating room personnel can 1 Bệnh viện Bình Dân still ensure that they remain within safe radiation 2 Bộ môn Tiết niệu học, ĐHYD TP.HCM dose limits during PCNL. Chịu trách nhiệm chính: Đỗ Anh Toàn Keywords: radiation, percutaneous ĐT: 0983707036 nephrolithotomy Email: doanhtoan09@gmail.com Ngày nhận bài: 30/01/2024 Ngày phản biện khoa học: 29/03/2024 Ngày duyệt bài: 05/04/2024 17
  2. HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN HUNA 2024 – HỘI TIẾT NIỆU-THẬN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I. GIỚI THIỆU - Phơi nhiễm bức xạ trong không khí 1.1. Các khái niệm cơ bản về bức xạ(2) được đo bằng Roentgen và ký hiệu của nó là 1.1.1. Bức xạ là gì? tia X là gì? “R.”. Trong vật lý học, bức xạ hay phát xạ, là - Gray (ký hiệu: Gy): theo Hệ đo lường sự lan tỏa hoặc truyền dẫn năng lượng dưới quốc tế (SI), gray là đơn vị đo lượng hấp thụ dạng sóng hoặc hạt phân tử qua không gian bức xạ ion hóa tuyệt đối. Tên đơn vị được hoặc thông qua môi trường dẫn. Bức xạ bao đặt theo tên nhà vật lý người Anh Louis gồm: Harold Gray. Một gray là lượng hấp thụ bức - Bức xạ điện từ: sóng radio, vi sóng, xạ ion hóa có năng lượng 1 jun của vật hấp hồng ngoại, ánh sáng ban ngày, tia cực tím, thụ có khối lượng 1 kilôgam. Ngoài ra, liều tia X, tia gamma... lượng hấp thụ vào một cơ quan hoặc da còn - Bức xạ phân tử: bức xạ alpha, bức xạ được đo tính theo rad (radiation absorbed beta.. dose: liều hấp thụ bức xạ) tương đương với Nói riêng về tia X (được ứng dụng rộng 100 erg năng lượng tích tụ trong 1g vật liệu rãi trong y học, đặc biệt là trong quá trình (mô). Đơn vị quốc tế cho rad là Gray (Gy); 1 phẫu thuật PCNL): tia X có bản chất là sóng Gy bằng 100 rad. điện từ, bức xạ phát ra chùm tia electron đập - Sievert (ký hiệu: Sv): theo Hệ đo lường vào vật rắn, hầu hết tia X có dải bước sóng quốc tế là đơn vị đo lượng hấp thụ bức xạ ion trong khoảng từ 0,01 đến 10 nano mét và có hóa có tác dụng gây tổn hại. Một sievert là năng lượng từ 120 eV đến 120 keV. Năm lượng hấp thụ bức xạ ion hóa tương đương 1 1895, khi cho một ống tia cathode hoạt động, gray có tác dụng gây tổn hại. Sievert còn có nhà vật lý học người Đức Wihelm Roentgen 1 đơn vị tương đương là Rem (Roentgen nhận thấy từ vỏ thủy tinh đối diện với equivalent man - Roentgren tương ứng với cathode có một bức xạ không thấy được người), theo đó 1 Sv = 100 rem. phóng ra. Bức xạ này tác dụng lên các tấm 1.1.3. Các cách để đo độ phơi nhiễm kính ảnh vốn được gói kín và đặt trong hộp phóng xạ(2) kín. Roentgen gọi loại bức xạ này là tia X. Hiệu ứng bức xạ phụ thuộc vào các đặc tính ion hóa của bức xạ, ví dụ một số loại Bức xạ tia X là bức xạ ion hóa vì nó có bức xạ như tia alpha phát ra từ chất phóng xạ thể ion hóa môi trường tương tác (ở đây là cơ có tính ion hóa nhiều hơn hơn tia X. Tất cả thể con người) bằng cách đánh bật một điện các sóng ion hóa có một trọng số gọi là tử khỏi nguyên tử và do đó gây ra tổn thương “radiation weighting factor-hệ số trọng lượng mô. Bức xạ là một dạng năng lượng và đặc bức xạ". Mặt khác, các cơ quan trong cơ thể tính ion hóa của các photon tia X chỉ là do khác nhau về độ nhạy cảm với bức xạ, do đó năng lượng của chúng. Các dạng bức xạ "tissue weighting factor-trọng số mô" cũng không ion hóa khác cùng nhóm bức xạ điện được sử dụng để so sánh liều bức xạ toàn bộ từ là vi sóng, tần số vô tuyến và ánh sáng. cơ thể và các cơ quan. 1.1.2. Đơn vị của bức xạ(2) 18
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 539 - THÁNG 6 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 - Liều hấp thụ: là lượng bức xạ hấp thụ trước khi tới được mặt đất. Mức độ bức xạ ở trên một đơn vị khối lượng. Nó được biểu ngang mặt biển sẽ thấp hơn ở núi cao. Ví dụ: diễn dưới dạng các đơn vị chuyên dụng là ở vùng xích đạo ngang với mặt biển, suất gray (Gy) và milligray (mGy). Trước đây, nó liều bức xạ vũ trụ khoảng 0,2 mSv/năm, được biểu hiện dưới dạng liều hấp thụ bức xạ trong khi đó ở nơi cao 3000 m, suất liều lên (rad). tới 1 mSv/năm. - Liều tương đương: là liều hấp thụ nhân - Bức xạ mặt đất: Trong đất đá có một với hệ số trọng lượng bức xạ điều chỉnh cho lượng nhỏ các nguyên tố phóng xạ: uranium, các tác động trên mô, dựa vào loại bức xạ (ví thorium. Một nguồn xạ quan trọng đối với cơ dụ như tia X, tia gamma, electron). Đơn vị thể người là radon và thoron. Các khí này từ biểu diễn là sieverts (Sv) và millisieverts đất đá toả vào không khí. Ở một số nước (mSv). Trước đây, nó được biểu diễn dưới châu Á liều hiệu dụng trung bình do phóng dạng từ trường tương đương Roentgen ở xạ mặt đất vào khoảng 0,35 mSv/năm. Trên người. Tia X có hệ số trọng lượng bức xạ lãnh thổ Việt Nam chưa có số liệu tổng quát bằng 1, và do đó, liều hấp thụ (Gy) của tia X nhưng qua đo đạc một số nơi ở vùng đồng bằng liều tương đương (Sv). bằng phía Bắc và phía Nam thấy phông - Liều hiệu dụng: là một trong số những phóng xạ thiên nhiên khoảng 1,4-1,5 thước đo nguy cơ ung thư; nó giúp điều mSv/năm (trong đó có cả bức xạ vũ trụ và chỉnh liều tương đương dựa trên tính nhạy bức xạ mặt đất). cảm của các mô bị phơi nhiễm (ví dụ, hệ sinh - Bức xạ trong cơ thể người: Phần lớn các dục là cơ quan dễ tổn thương nhất). "Liều chất phóng xạ trong cơ thể là 40K và các chất hiệu dụng" = "liều tương đương" nhân với từ dòng họ uraniumthorium sinh ra, chỉ có trọng số mô. Nó được biểu diễn bằng đơn vị một lượng nhỏ là 14C. Trong thực phẩm thì Sv và mSv. Liều hiệu dụng cao hơn đối với ngũ cốc chứa nhiều chất phóng xạ hơn sữa, đối tượng trẻ tuổi. hoa quả và rau. Liều phóng xạ do ăn uống 1.1.4. Các loại bức xạ trong cuộc sống(2) lương thực, thực phẩm có chứa uranium, a) Bức xạ môi trường: Loài người từ khi thorium chiếm khoảng 0,11-0,15 mSv/năm. ra đời đã bị bức xạ của môi trường chiếu vào. b) Nguồn phóng xạ nhân tạo Bức xạ tự nhiên sinh ra từ 3 nguồn chính: Ngoài phông phóng xạ thiên nhiên như bức xạ vũ trụ, bức xạ mặt đất và bức xạ từ đã nêu trên, hoạt động của con người góp trong cơ thể. phần làm tăng phông phóng xạ của môi - Bức xạ vũ trụ: Bức xạ vũ trụ xuất phát trường, bao gồm: từ mặt trời và khoảng không gian giữa các vì + Chiếu xạ với mục đích y học (chẩn sao đi tới trái đất. Nó gồm nhiều loại bức xạ, đoán và điều trị). trong quá trình đi qua khí quyển đã tương tác + Chiếu xạ do sử dụng các bức xạ trong với nhiều nguyên tố tạo ra nhiều phản ứng công nghiệp . khác nhau. Bầu khí quyển tác động như một + Chiếu xạ nghề nghiệp. lá chắn làm giảm rất nhiều số lượng bức xạ 19
  4. HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN HUNA 2024 – HỘI TIẾT NIỆU-THẬN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bảng 1: Liều bức xạ điển hình trong một số kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh(5) 1.1.3. Các biện pháp hạn chế bức xạ(2) phát tia X (X-ray tube), theo công thức + Thời gian nghịch đảo với bình phương khoảng cách. Đối với những người tiếp xúc với bức xạ + Che chắn ngoài bức xạ nền tự nhiên, việc hạn chế hoặc Các rào cản bằng chất chì, bê tông hoặc giảm thiểu thời gian tiếp xúc sẽ giảm được nước cung cấp sự bảo vệ khỏi sự xâm nhập liều lượng từ nguồn bức xạ. của tia gamma và tia X. Đây là lý do tại sao + Khoảng cách một số vật liệu phóng xạ được lưu trữ dưới Khi tia X phân kỳ ra xa theo khoảng nước hoặc trong các phòng làm bằng bê tông cách, trường tia X (diện tích tia X hoặc kích hoặc chì, và tại sao nha sĩ đặt một chiếc chăn thước chùm tia X) tăng lên. Tuy nhiên, liều chì lên bệnh nhân trong lúc răng của họ được tia X giảm đi khi tăng khoảng cách đến ống rọi tia X. 20
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 539 - THÁNG 6 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 II. CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN VỀ BỨC XẠ VÀ - Trang bị liều kế cá nhân và đánh giá CÔNG CỤ PHÒNG HỘ TRONG PCNL liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ ít 2.1. Nghị định của Bộ Y tế(6) nhất 03 tháng một lần. Nghị định Số: 142/2020/NĐ-CP, quy - Nhân viên bức xạ phải có Giấy chứng định về việc tiến hành công việc bức xạ và nhận đào tạo an toàn bức xạ phù hợp với hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng công việc bức xạ. lượng nguyên tử - Nhân viên làm việc với bức xạ cần 2.1.1. Bảo đảm an toàn được kiểm tra sức khoẻ định kỳ nhằm phát Bảo đảm mức liều chiếu xạ trong điều hiện sớm các biến đổi, ngăn chặn ảnh hưởng kiện làm việc bình thường như sau: phóng xạ do sức khoẻ không phù hợp. * Đối với nhân viên bức xạ - Người làm việc thường xuyên với + Liều hiệu dụng không vượt quá 20 phóng xạ có thể chia làm 2 nhóm: Nhóm làm mSv/năm (lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp việc trong điều kiện có thể vượt quá 3/10 nhau) và không vượt quá 50 mSv trong một giới hạn liều hàng năm cần được khám định năm bất kỳ trong giai đoạn này. kỳ 1 lần/năm. Nhóm làm việc trong điều kiện + Liều tương đương đối với thủy tinh thể không vượt quá 3/10 giới hạn liều hàng năm của mắt không vượt quá 20 mSv/năm (lấy chỉ khám khi có nghi ngờ. trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau) và - Nội dung khám sức khoẻ giống như không vượt quá 50 mSv trong một năm bất khám cho nhân viên nói chung nhưng cần kỳ trong giai đoạn này. phải chú ý những điểm liên quan đến các cơ + Liều tương đương đối với da không quan nhạy cảm với phóng xạ như máu và cơ vượt quá 500 mSv/năm theo loại hình công quan tạo máu, hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, da, mắt việc bức xạ cụ thể. và thị lực... Xét nghiệm máu không những * Đối với công chúng chỉ đếm số lượng máu ngoại vi mà cần phải + Liều hiệu dụng không vượt quá 1 phát hiện những thay đổi về chức năng và mSv/năm (lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp hình thái của tế bào máu. Sự thay đổi số nhau) và không vượt quá 5 mSv trong một lượng tế bào máu được coi như một test nhạy năm bất kỳ trong giai đoạn này. để đánh giá chiếu xạ ở mức liều cao. Ngoài + Liều tương đương đối với thủy tinh thể ra cần làm thêm xét nghiệm tế bào. Về mặt của mất không vượt quá 15 mSv/năm. thực hành xét nghiệm nhiễm sắc thể chủ yếu + Liều tương đương đối với da không được làm cho những trường hợp bị chiếu xạ vượt quá 50 mSv/năm đối với công chúng tai nạn. theo tình huống chiếu xạ cụ thể. - Khám sức khoẻ đột xuất khi có những 2.1.2. Quy định với nhân viên y tế làm biểu hiện bất thường về sức khoẻ. Đo nhiễm trong môi trường bức xạ xạ trong bằng phương pháp trực tiếp (máy đo xạ toàn thân) hay gián tiếp (đo các vật phẩm 21
  6. HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN HUNA 2024 – HỘI TIẾT NIỆU-THẬN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH sinh học như máu, nước tiểu, mồ hôi, khí - Tạp dề chì phải được kiểm tra ít nhất thở...). Ngoài ra còn có phương pháp đo theo mỗi năm một lần xem có vết nứt và kẽ nào nguyên lý phóng xạ sinh học, tức là xác định không để tránh rò rỉ của bức xạ qua các kẽ liều chiếu trong qua tần suất biến loạn nhiễm hở này. Tạp dề chì không bao giờ được gấp sắc thể của tế bào lympho. lại khi không sử dụng. Tạp dề chì nên được 2.2. Các quy định về an toàn bức xạ treo trên móc áo và đặt trên bệ đỡ để tránh khác(1) bất kỳ vết nứt nào ở nơi gấp. Quy định bảo - Ủy ban Quốc tế về Bảo vệ Bức xạ vệ bức xạ tiêu chuẩn cho bác sĩ phẫu thuật (ICRP-The International Commission on thì tạp dề và tấm chắn tuyến giáp phải dày ít Radiological Protection) khuyến nghị liều nhất 0.35 mm chì, đối với các nhân viên hiệu dụng là 20 mSv mỗi năm trong khoảng phòng mổ khác thì là 0.25mm chì. thời gian xác định trung bình là 5 năm làm giới hạn liều nghề nghiệp. Tương tự, ICRP III. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LIỀU LƯỢNG BỨC khuyến nghị giới hạn hàng năm cho nhân XẠ TRONG PCNL viên y tế đối với liều tương đương: thủy tinh 3.1. Các phương pháp đo liều lượng thể của mắt là 150 mSv, ở da là 500 mSv, và bức xạ trong phẫu thuật PCNL(3) ở các chi là 500 mSv. Không có giới hạn liều - Liều kế phát quang nhiệt lượng cho một bệnh nhân đang được chẩn (Thermoluminescent Dosimetry-TLD) đoán hoặc điều trị với điều kiện chính đáng - Thiết bị đo liều lượng tại chỗ (Dose- dựa trên lợi ích y tế cao hơn nguy cơ bức xạ. area product meter-DAP) Tuy nhiên, đối với cả bệnh nhân và nhân - Máy đo khảo sát (Survey meter) viên y tế, liều bức xạ phải thấp đến mức có - Đo liều bằng tấm phim (film dosimetry) thể đạt được một cách hợp lý (ALARA-as 3.2. Các nghiên cứu về liều lượng bức low as reasonably achievable). Nguyên tắc xạ trong PCNL ALARA chỉ ra rằng mục tiêu bức xạ gần Bảng 2 dưới đây đưa ra các liều bức xạ bằng không có thể là không hợp lý (vì luôn cho bệnh nhân và nhân viên được báo cáo có các bức xạ nền lan tỏa), ngoài ra để đạt bởi các nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu này có thể phải trang bị cực kỳ tốn chúng ta sẽ tập trung nhìn vào một vài kém và cồng kềnh, đặc biệt là có thể đánh nghiên cứu gần đây vì rõ ràng chất lượng của mất những lợi ích tiềm năng cho bệnh nhân. máy C-arm đang ngày càng được cải tiến dần Vì vậy, một cách tiếp cận thận trọng đối với theo thời gian. việc sử dụng bức xạ trong y học luôn cần được đảm bảo. 22
  7. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 539 - THÁNG 6 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Bảng 2: Các nghiên cứu về liều bức xạ ảnh hưởng tới các nhân viên phòng mổ trong quá trình phẫu thuật PCNL(3) Trong bài báo năm 2008 đăng trên tạp PCNL. Nếu theo quy định về an toàn bức xạ chí Urology journal, Kumari đã đo liều bức hằng năm đối với các chi là 500 mSv thì cần xạ trung bình (50 ca) tại ngón tay phẫu thuật hơn 1700 ca/năm để đạt ngưỡng. Còn nếu viên (PTV) bằng TLD (đặt dưới găng tay theo quy định chung, không vượt quá liều 20 chì) là 0.28 mSv/ca PCNL, liều đo ở thân mSv/năm thì cần hơn 800 ca/năm để đạt PTV bằng máy đo khảo sát là 0.0249 mSv/ca ngưỡng(3). Bảng 3: Nghiên cứu của Kumari về liều bức xạ trong PCNL(3) Năm 2010, Heshmatollah và cộng sự thế và cường độ dòng điện trung bình cấp thực hiện đo bức xạ trong lúc phẫu thuật cho máy phát tia X là 73 kVp và 2.8 mA. PCNL bằng máy TLD(4). Thời gian phát tia Phơi nhiễm tán xạ với PTV chính, ước tính ở X trung bình là 4.5 phút (1- 8 phút) với điện 40 cm tính từ chùm tia X, tương ứng là 0.47, 23
  8. HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN HUNA 2024 – HỘI TIẾT NIỆU-THẬN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 0.04, 0.21 và 4.1 μGy đối với đầu, mắt, ngón TÀI LIỆU THAM KHẢO tay và chân. Phơi nhiễm tán xạ với bác sĩ phụ 1. ICRP (2007). The 2007 Recommendations mổ, ước tính tại các điểm khác nhau từ chùm of the International Commission on tia X, tương ứng là 0.05, 0.01, 0.025 và 0.1 Radiological Protection. ICRP Publication μGy đối với đầu, mắt, ngón tay và chân. Phơi 103. Ann. ICRP 37 (2-4). nhiễm tán xạ ước tính ở tất cả điểm khác với 2. Mai Trọng Khoa (2012). Tác dụng sinh học chùm tia X cho y cụ vòng ngoài là 0 μGy. của bức xạ ion hoá. Trong Y học hạt nhân. Theo kết luận của tác giả, liều bức xạ tiếp Nhà xuất bản Y học. xúc với nhân viên phòng mổ nhỏ hơn 1% 3. Kumar P. (2008). Radiation safety issues in giới hạn cho phép hàng năm. Tuy nhiên, liều fluoroscopy during percutaneous lượng bức xạ đối với PTV chính lớn hơn so nephrolithotomy. Urology journal, 5(1), 15– với bác sĩ phụ mổ và y cụ, có lẽ do họ ở gần 23. ống phát tia hơn(4). 4. Majidpour H. S. (2010). Risk of radiation exposure during PCNL. Urology journal, IV. KẾT LUẬN 7(2), 87–89. Kết quả của các nghiên cứu cho thấy 5. Mettler, F. A., Jr, Huda, W., Yoshizumi, nhân viên phòng mổ nằm trong giới hạn liều T. T., & Mahesh, M. (2008). Effective bức xạ an toàn trong quá trình PCNL. Tuy doses in radiology and diagnostic nuclear nhiên sự tuân thủ các biện pháp phòng ngừa medicine: a catalog. Radiology, 248(1), 254– thích hợp cũng như sử dụng hiệu quả mỗi lần 263. phát tia, tránh phơi nhiễm vô ích trong quá 6. Nghị định Số 142/2020/NĐ-CP, "Quy định trình làm thủ thuật sẽ làm giảm thêm liều, về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt đặc biệt là bức xạ phân tán. Tất cả các nhân động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng viên làm việc với tia bức xạ phải cẩn thận để nguyên tử". đạt được liều lượng thấp nhất có thể đạt được bằng cách tuân thủ các thực hành tốt. 24
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2