An toàn đập trước lũ lớn (9): Nên làm gì để hạn chế lũ lụt ở Miền Trung?
lượt xem 5
download
Tham khảo tài liệu 'an toàn đập trước lũ lớn (9): nên làm gì để hạn chế lũ lụt ở miền trung?', kỹ thuật - công nghệ, kiến trúc - xây dựng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: An toàn đập trước lũ lớn (9): Nên làm gì để hạn chế lũ lụt ở Miền Trung?
- An toàn đập trước lũ lớn (9): Nên làm gì để hạn chế lũ lụt ở Miền Trung? (Trao đổi ý kiến về sự cố đập khi lũ lớn) An toàn đập đã và đang là mối quan tâm, lo lắng hàng đầu của các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và quản lý đập. Nhiều chuyên gia, bạn đọc đã gửi ý kiến và nhiều tư liệu cho BBT. Tiếp đây là ý kiến của các vị: Nguyễn Trường Chấng và Lê Vĩnh Cẩn: bạn đọc website. Rất mong các vị chuyên gia thủy lợi - thủy điện và bạn đọc tiếp tục tham gia cuộc trao đổi 'bàn tròn' về chủ đề "An toàn đập trước lũ lớn" đã được khởi động. Ô. Nguyễn Trường Chấng: Ý kiến gởi mãi mà chẳng thấy ai để ý, nay xin làm thơ.
- Đập thủy điện Tôi thiết kế được hồ thủy điện Khi bão vào , chẳng chuyện gì lo Bão nhỏ, hồ đầy nước cho Bão lớn thì cứ tự do nước tràn, Mà có tràn cũng ngang với cấp Lúc chưa xây hồ đập mà thôi Đừng như chuyện những năm rồi (1) Bão lụt ; xả lũ đồng thời , không nên ! ----------------- (1) và có thể còn nhiều năm sau
- BBT. An toàn hồ đập thì quan trọng lắm rồi. Vừa qua tạm thời chưa có nhiều ý kiến thảo luận chắc vì dịp nghỉ Tết Nguyên đán. 'Tết chẳng riêng ai, Tết mọi nhà..'. Các chuyên gia và mọi người đều bận bịu đón Xuân. Sang năm mới , chắc sẽ lại có nhiều ý kiến về chủ đề quan trọng này. Mong bạn yên tâm và tiếp tục tham gia thảo luận. Ô.Lê Vĩnh Cẩn: Nên làm gì để hạn chế lũ lụt ở Miền Trung? Dãy núi Trường Sơn nằm ngay gần biển, sườn núi phía đông dốc hơn phía tây. Trong mùa mưa bão, địa hình đó đã làm cho lượng mưa ở đây rất lớn, lại tập trung trong thời gian ngắn. Sông suối ở miền đông Trường Sơn phần lớn đều ngắn và dốc, rất dễ gây ra lũ lụt. Bão hoặc áp thấp nhiệt đới vào Miền Trung thường gây ra lũ lụt lớn. Gió mùa đông bắc cũng gây ra mưa ở Miền Trung. Cuối năm 2010 vừa qua nhiều tỉnh ở ven biển Miền Trung đã bị lũ lụt tàn phá rất nặng nề, thiệt hại rất lớn cả về người lẫn của. Ruộng đồng bị ngập trắng ở nhiều nơi. Giao thông bị gián đoạn nhiều ngày. Chính phủ rất vất vả trong việc đôn đốc các ngành, các địa phương phòng chống lũ lụt và sau đó là khắc phục hậu quả của lũ lụt. Có nhiều ý kiến về vấn đề này như: Rừng bị chặt phá ở nhiều nơi, đào vàng cũng chặt phá rừng để lấy chỗ khai thác, thủy điện làm ngập một số đất rừng, diện tích rừng bị thu hẹp lại, nhưng không trồng lại rừng ở đầu nguồn, thủy điện xả lũ làm thiệt hại cho dân, không nên làm thủy điện nhỏ,... Về mùa khô, khi gió tây nam thổi, khí hậu rất nóng bức, ruộng đồng nhiều nơi rất thiếu nước. Năm nào cũng xảy ra tình trạng tương tự như vậy. Năm nào Chính phủ và nhân dân trong vùng cũng phải chi rất nhiều tiền của để khắc phục hậu quả lũ lụt. Năm nào nhân dân cả nước
- cũng quyên góp tiền để ủng hộ Miền Trung. Biến đổi khí hậu của trái đất làm cho thiên tai ngày càng khốc liệt hơn. Lũ lụt ở Miền Trung có thể sẽ ngày càng trầ m trọng hơn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể hạn chế được lũ lụt ở Miền Trung? 1. Nên làm gì để hạn chế lũ lụt ở Miền Trung? 1.1. Đặc điểm tình hình hiện nay: Năm nào lũ lụt cũng hoành hành dữ dội ở Miền Trung nhưng hiện nay ở ta lại đang nổi lên một số tình hình sau: Nước ta đang thiếu điện nghiêm trọng, đang phải xây dựng rất nhiều nhà - máy phát điện và phải mua điện của Trung Quốc với giá cao mà vẫn không đủ điện để cung cấp cho nhu cầu sản xuất, cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Khi quá thiếu điện lại phải cắt điện ở một số nơi làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nguồn điện ở nước ta hiện nay rất đa dạng: Thủy điện, nhiệt điện,… Nhiệt - điện cũng gồm rất nhiều loại: chạy than, chạy khí, chạy dầu. Các nguồn điện chạy bằng các loại năng lượng khác như: mặt trời, sức gió, thủy triều,… còn chưa đáng kể. Trong thời gian sắp tới ta sẽ phải xây dựng thêm các nhà máy phát điện chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nguồn điện có giá thành rẻ nhất là thủy điện thì hiện nay ta đã xây dựng - gần hết các nơi có khả năng xây dựng nhà máy thủy điện lớn và vừa rồi. Nhiệt điện chạy than vừa qua cũng phát triển rất nhanh và trong thời gian tới ta sẽ phải nhập khẩu than để cung cấp cho các nhà máy phát điện. Giá than nhập khẩu sẽ đắt hơn nhiều so với than sản xuất ở trong nước. Phát điện chạy dầu cũng đắt hơn chạy than nhiều. Phát điện chạy bằng năng lượng hạt nhân cũng
- không hề rẻ và ở nước ta cũng chỉ có khoảng chục địa điểm có thể xây dựng được nhà máy phát điện loại này. Qua mấy chục năm xây dựng, đội ngũ cán bộ công nhân viên làm thủy điện - của ta rất lớn, rất lành nghề. Khi khối lượng xây dựng thủy điện trong nước giảm đi, nếu không có các công trình xây dựng thủy điện lớn làm ỏ nước ngoài thì một số người sẽ bị dư thừa, rất lãng phí. Vừa qua ta đã xây dựng rất nhiều nhà máy xi măng. Trong thời gian tới có - thể có khả năng thừa xi măng. 1.2. Biện pháp giải quyết: Từ đặc điểm tình hình đó tôi xin phép đề xuất biện pháp đối với Miền Trung như sau: Trước hết cần nghiêm chỉnh bảo vệ rừng, trồng rừng phủ xanh ngay những - nơi còn đất trống, đổi trọc ở đầu nguồn theo đúng luật Bảo vệ và Phát triển rừng để rừng phát huy tác dụng tốt trong việc điều hòa nguồn nước, chuyển một phần dòng nước chảy trên mặt đất thành dòng nước ngầm, điều hòa khí hậu, giảm sạt lở đất, giảm sói mòn,... Diện tích rừng và đất rừng ở đầu nguồn rất rộng, nên có khả năng làm giảm đáng kể dòng chảy trên mặt đất trong mỗi trận mưa. Các địa phương cần kiên quyết chống lâm tặc tàn phá rừng, ngăn chặn nạn đào vàng, nạn khai thác bừa bãi các loại khoáng sản khác và các hoạt động khác làm suy giảm diện tích và chất lượng rừng. Trong các đợt mưa liên tiếp dài ngày, khi đất rừng đã bão hòa nước thì sau - đó phần lớn nước mưa sẽ chảy trên mặt đất. Vì vậy Nhà nước nên có cơ chế riêng đối với việc xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi trên các sông suối đổ thẳng ra biển ở Miền Trung. Cơ chế đó là:
- Cho phép xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi xây đập cao hơn, + to hơn, chắc chắn hơn để có thể chứa được lượng nước nhiều hơn với điều kiện là giá thành phát điện không được cao hơn giá thành phát điện của nhà máy nhiệt điện phải mua than của nước ngoài. Nên nhớ rằng các nhà máy nhiệt điện phải mua than của nước ngoài sẽ xây dựng thêm đều là những nhà máy nhiệt điện lớn. Khi so sánh giá thành sản xuất điện phải so sánh với những nhà máy nhiệt điện lớn này. Đối với công trình thủy lợi, khi đập đã xây cao như thế, cần có thêm máy phát điện để tận dụng sức nước. Với điều kiện đó nơi nào xây dựng được đập cao, to, chắc chắn để có thể giữ được toàn bộ lượng nước mưa trong những cơn mưa lịch sử và không phải mở cống xả lũ càng tốt. Đối với những nơi đã có nhà máy thủy điện rồi, cho phép xây dựng + thêm những trạm thủy điện nhỏ ở thượng nguồn có đập cao, to, chắc chắn để có thể chứa được thêm nhiều nước ở thượng nguồn với điều kiện là giá thành phát điện bình quân của nhà máy thủy điện đã có và các trạm thủy điện nhỏ xây thêm không được cao hơn giá thành phát điện của nhà máy nhiệt điện phải mua than của nước ngoài. Làm như thế lượng nước về nhà máy thủy điện sẽ được điều hòa hơn, việc phải mở cống xả lũ sẽ giảm đi, lượng điện sản xuất được cũng tăng thêm và giá thành sản xuất điện của nhà máy cũng sẽ giảm đi. Nếu hồ chứa nước của nhà máy thủy điện và các hồ chứa nước của các trạm thủy điện nhỏ trên thượng nguồn có thể giữ được toàn bộ lượng nước mưa trong những cơn mưa lịch sử và nhà máy không phải mở cửa xả lũ càng tốt. Đối với các bậc thang thủy điện, nước vào hồ chứa một phần là từ các + nhà máy thủy điện ở phía trên đổ xuống, một phần là từ các sông suối trong vùng đổ thẳng vào hồ. Nên khuyến khích các nhà máy thủy điện làm thêm các trạm thủy điện nhỏ trên các sông suối đổ thẳng vào hồ đó để chứa thêm
- được nhiều nước hơn và phát thêm được nhiều điện hơn, cũng với điều kiện là giá thành phát điện bình quân của nhà máy thủy điện đã có và các trạm thủy điện nhỏ xây thêm không được cao hơn giá thành phát điện của nhà máy nhiệt điện phải mua than của nước ngoài. Các sông ở Trường Sơn đông từ Hà Tĩnh vào đến Bình Thuận, phần lớn - đều nằm trong 1 tỉnh. Vì vậy nên tập trung các nhà máy thủy điện và các trạ m thủy điện nhỏ trong cùng một lưu vực sông vào trong cùng một đầu mối để việc phối hợp liên hồ được dễ dàng hơn và việc xác định giá bán điện cũng đơn giản hơn. Khi có cơ chế đó rồi, cần có ngay những quy định chặt chẽ để đề phòng - trường hợp có những kẻ lợi dụng cơ chế, khai khống lên nhằm tính giá bán điện cho cao. Vì vậy Nhà nước cần có quy định rõ ràng để ngay từ khi lập phương án xây dựng đã phải tính toán cụ thể từ các chi phí nguyên vật liệu, thiết bị, nhân công,… trong xây dựng cho đến giá thành phát điện. Đồng thời cần có quy định Hội đồng thẩm tra phương án đó, trong Hội đồng này cần có đại diện của tỉnh, của huyện và đại diện của ngành điện ở trung ương. Khi xây dựng xong Hội đồng nghiệm thu cũng cần có các thành phần như trên. Xây dựng các đập thủy điện, thủy lợi cao, to để chứa được nhiều nước đó, nếu xảy ra sự cố gì thì nhân dân ở phía dưới đập có thể sẽ bị thiệt hại rất lớn về người và của. Vì vậy đập cần được xây dựng với độ an toàn cao và trong quá trình thi công, việc kiểm tra cần phải hết sức chặt chẽ. Cần có chế độ thưởng rõ ràng cho những người có công phát hiện những hành động làm ăn gian dối trong thi công. Trong phương án xây dựng cần nêu rõ các vấn đề sau: Đập xây cao, to và chắc chắn như thế sẽ có thể chứa được toàn bộ nước + của những trận mưa lớn liên tiếp trong thời gian ngắn có lượng mưa là bao nhiêu mm mà không cần phải xả lũ và quy chế vận hành của nhà máy trong năm như thế nào để có thể chứa được nhiều nước nhất trong mùa mưa lũ?
- Thời gian vừa qua đã có ý kiến là xây dựng các hồ thủy điện làm cho + diện tích rừng bị thu hẹp lại nên lũ lụt càng trầm trọng hơn. Vì vây trong phương án xây dựng phải nói rõ diện tích rừng bị thu hẹp lại là bao nhiêu? Nếu không bị mất đi thì diện tích rừng đó làm giảm được bao nhiêu m3 nước chảy trên mặt đất trong mỗi đợt mưa lớn liên tiếp xảy ra? Khi xây dựng hồ làm ngập số rừng đó thì hồ chứa thêm được bao nhiêu m3 nước? Việc tận thu lâm sản trên diện tích rừng bị ngập nước đó như thế nào? Phương án bảo vệ rừng như thế nào để tránh được tình trạng lợi dụng việc tận thu lâm sản đó và việc làm đường vận chuyển vật liệu xây dựng công trình để tàn phá rừng xung quanh? 2. Làm như thế sẽ giải quyết được vấn đề gì? Nếu trên vùng đồi núi trong lưu vực của những con sông chảy thẳng ra biển ở Miền Trung có những nhà máy thủy điện và trạm thủy điện được xây đập cao, to, chắc chắn theo cơ chế trên thì: Khi có những trận mưa lớn xảy ra, các nhà máy thủy điện sẽ rất ít khi phải - mở cống xả lũ. Có những hồ chứa nước lớn, trời phải mưa rất to và rất lâu mới có thể đầy nước nên các nhà máy thủy điện có nhiều thời gian để theo rõi mực nước trong hồ và thông báo cho địa phương. Ở vùng thấp, lượng nước sông tăng thêm chủ yếu là từ lượng nước mưa rơi xuống đồng ruộng, xuống khu dân cư và xuống vùng đồi núi ở ngay gần đó nên khả năng xảy ra lũ lụt sẽ giảm đi rất nhiều. Nhà cửa, tài sản, hoa màu, vật nuôi và tính mạng của nhân dân vùng thấp sẽ đỡ bị thiệt hại hơn nhiều. Các tuyến đường bộ và đường sắt chạy qua Miền Trung sẽ ít khi bị ngập chìm trong nước, giao thông sẽ bớt bị gián đoạn hơn. Trong mùa mưa lũ, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đỡ phải mất nhiều thời gian vào việc này và sẽ có nhiều thời gian để tập trung vào những việc khác quan trọng hơn.
- Vùng đồi núi phía đông Trường Sơn có lượng mưa hàng năm lớn, thường - là trên 2.000mm. Thí dụ như: vùng lưu vực sông Ngàn Sâu trên 2.300mm, vùng núi Hoành Sơn gần 3.000mm, vùng Kẻ Bàng trên 2.500mm, toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đều trên 2.700mm, có nơi trên 4.000mm như Bạch Mã, Thừa Lưu, vùng đồi núi tỉnh Quảng Ngãi từ 3.000 - 3.600mm, vùng núi Ngọc Linh 4.000mm,... Xây dựng những đập cao, to và chắc chắn như vậy sẽ chứa được thêm rất nhiều nước và mức chênh lệch nước để phát điện cũng cao lên. Cùng một khối lượng nước như nhau, mức chênh lệch nước càng cao, càng phát được nhiều điện hơn. Như vậy ta sẽ có thêm được một lượng điện rất lớn mà giá thành không cao hơn giá thành của các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than nhập khẩu. Môi trường lại không bị ô nhiễm do không phải đốt than. Ở dưới hạ lưu, nước sông chảy đều đặn hơn, việc vận chuyển thủy trên các dòng sông ở phía dưới các đập thủy điện, thủy lợi cũng dễ dàng hơn trong mùa cạn. Nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và cho các nhu cầu khác trong mùa khô cũng cao hơn nhiều. Các đập thủy điện được xây dựng cao, to, chắc chắn chứa được rất nhiều - nước sẽ làm cho các nhà máy thủy điện không những phải chạy hết công suất trong mùa mưa lũ, mà đầu mùa cạn tiếp theo cũng vẫn phải chạy hết công suất trong một thời gian nữa. Mùa mưa ở Miền Trung chậm hơn ở Miền Bắc mấy tháng. Như vậy trong khi các nhà máy thủy điện ở Miền Trung phải chạy hết công suất, thì các nhà máy thủy điện ở Miền Bắc có thể giảm bớt công suất để giành nước cho phát điện vào cuối mùa khô. Nước trong các hồ thủy điện, thủy lợi đó một phần sẽ ngấm xuống đất và - một phần sẽ bay hơi đi. Phần ngấm xuống đất sẽ làm tăng thêm lượng nước ngầm và làm cho cây cỏ trong vùng xanh tốt hơn. Phần nước bay hơi đi sẽ làm giảm bớt một phần khí hậu khô nóng của các tỉnh ven biển Miền Trung trong mùa oi bức, nhất là ở những nơi gần hồ nước.
- Kinh doanh thủy sản trong các hồ thủy điện, thủy lợi lớn đó sẽ tạo ra một - khối lượng thủy sản lớn, tạo thêm nguồn thu lớn và nhiều việc làm cho nhân dân địa phương. Xây dựng những đập nước lớn đó sẽ cần rất nhiều nhân công và vật liệu - xây dựng. Về nhân công ta đã có sẵn đội ngũ những người xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi có rất nhiều kinh nghiệm, rất lành nghề. Vật liệu xây dựng quan trọng nhất là xi măng cũng lại rất có sẵn ở trong nước. Môi trường trên thế giới ngày càng bị ô nhiễm, nên nhiều nước đang có xu hướng tăng dần tỷ lệ phát điện từ các nguồn năng lượng không gây ô nhiễm môi trường như năng lượng mặt trời, sức gió, thủy triều,... Nhưng giá thành phát điện của các nguồn này còn rất cao và việc xây dựng những nhà máy có công suất phát điện lớn cũng không hề đơn giản. Trên đây tôi chỉ mới đề xuất cơ chế cho phép các nhà máy thủy điện ở Miền Trung được xây dựng các đập thủy điện cao hơn, to hơn và chắc chắn hơn để chứa được nhiều nước hơn và phát được nhiều điện hơn với điều kiện giá thành phát điện không được cao hơn giá thành phát điện của nhà máy nhiệt điện phải chạy bằng than mua của nước ngoài. Nếu nới lỏng thêm điều kiện về giá thành phát điện thì các hồ chứa nước sẽ lại càng rộng hơn, mực nước hồ lại càng cao hơn, ta vừa có thêm được nguồn điện rất lớn, vừa có thể chấm rứt được tình trạng lũ lụt ở Miền Trung và khí hậu ở Miền Trung lại càng bớt khô, bớt nóng hơn trong mùa khô. Trên đây chỉ là ý kiến của riêng cá nhân tôi. Thu thập ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học và ý kiến đóng góp của nhân dân sẽ cho những cách giải quyết tốt hơn. Kính mong Đảng và Nhà nước quan tâm đến những vấn đề này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
QUI TRÌNH VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA TRÊN SÔNG ĐÀ VÀ SÔNG LÔ, ĐẢM BẢO AN TOÀN CHỐNG LŨ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ KHI CÓ CÁC HỒ HÒA BÌNH, THÁC BÀ, TUYÊN QUANG
9 p | 106 | 16
-
An toàn đập trước lũ lớn (3): Trao đổi ý kiến quanh sự cố Thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh) lũ vùng Bắc miền Trung vừa qua
4 p | 78 | 11
-
An toàn đập trước lũ lớn (4): Trao đổi ý kiến quanh việc vận hành và sự cố đập trong những trận lũ miền Trung vừa qua
4 p | 71 | 10
-
An toàn đập trước lũ lớn (5): Trao đổi ý kiến quanh việc vận hành và sự cố đập trong những trận lũ miền Trung vừa qua
5 p | 89 | 9
-
An toàn đập trước lũ lớn (6): Trao đổi ý kiến quanh việc vận hành và sự cố đập trong những trận lũ miền Trung vừa qua
5 p | 87 | 9
-
An toàn đập trước lũ lớn (7): Trao đổi ý kiến về sự cố đập khi lũ lớn
10 p | 70 | 8
-
An toàn đập trước lũ lớn (2): Trao đổi ý kiến quanh sự cố Thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh) vừa qua
6 p | 75 | 7
-
An toàn đập trước lũ lớn (8): Trao đổi ý kiến về sự cố đập khi lũ lớn
5 p | 61 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn