intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

An toàn lao động P6

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

195
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 6 : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Sinh vật và thế giới vô sinh xung quanh có quan hệ khăng khít với nhau và thường xuyên có tác dộng qua lại theo một qui luật (qui luật tự nhiên), đặc trưng bằng dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng xác định, được gọi là trao đổi chất giữa các phần tử hữu sinh và vô sinh. Quá trình trên diễn ra trong một hệ thống, được gọi là hệ sinh thái (HST). Có thể phát biểu một cách khái quát: hệ sinh thái là một hệ chức năng gồm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: An toàn lao động P6

  1. Chương 6 KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG 6.1. Hệ sinh thái 6.1.1 Khái niệm Sinh vật và thế giới vô sinh xung quanh có quan hệ khăng khít với nhau và thường xuyên có tác dộng qua lại theo một qui luật (qui luật tự nhiên), đặc trưng bằng dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng xác định, được gọi là trao đổi chất giữa các phần tử hữu sinh và vô sinh. Quá trình trên diễn ra trong một hệ thống, được gọi là hệ sinh thái (HST). Có thể phát biểu một cách khái quát: hệ sinh thái là một hệ chức năng gồm có quần xã của các cơ thể sống và môi trường của chúng. 6.1.2 Phân chia thành phần hệ sinh thái Hệ sinh thái được phân chia theo hai cách: Theo qui mô và theo cơ cấu. - Phân chia theo qui mô: HST nhỏ, vừa, lớn, khổng lồ (sinh quyển). - Phân chia theo cơ cấu: Gồm thành phần hữu sinh và thành phần vô sinh. Thành phần hữu sinh: là những sinh vật gồm các sinh vật sản xuất (sinh vật tự dưỡng, chủ yếu là cây xanh có khả năng lấy thức ăn từ các chất vô cơ đơn giản), sinh vật lớn tiêu thụ - sinh vật ăn sinh vật, sinh vật bé tiêu thụ – sinh vật hoại sinh chủ yếu là các loài vi khuẩn và nấm chúng phân giải chất hữu cơ để sinh sống đồng thời giải phóng ra các chất vô cơ cho các sinh vật sản xuất. 6.1.3 Quan hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái Trong hệ sinh thái, mỗi một phần này lại ảnh hưởng đến phần khác và chúng đều cần thiết để duy trì sự sống như đã tồn tại trên trái đất. Hệ luôn luôn có sự vận động, đó là thường xuyên có vòng tuần hoàn vật chất đi từ môi trường ngoài vào cơ thể các sinh vật, từ sinh vật này sang sinh vật khác, rồi lại từ sinh vật đi ra môi trường bên ngoài. Vòng tuần hoàn như vậy gọi là vòng sinh địa hoá và là vòng kín. Thực tế có rất nhiều vòng tuần hoàn vật chất xảy ra. Để tồn tại và phát triển sinh vật cần tới khoảng 40 nguyên tố hoá học khác nhau để xây dựng nên nguyên sinh chất cho bản thân mình, trong đó phổ biến là các nguyên tố C, P, N, O2, H2… Cùng với vòng tuần hoàn vật chất, dòng năng lượng xảy ra đồng thời. Năng lượng để cung cấp cho hoạt động của tất cả các hệ sinh thái trên trái đất là nguồn năng lượng mặt trời. Một phần nhỏ năng lượng này được sinh vật sản xuất hấp thụ để sản xuất ra chất hữu cơ, còn lại không được sử dụng mà phát tán, mất đi dưới dạng nhiệt. Dòng năng lượng là dòng hở. 6.1.4 Cân bằng hệ sinh thái a). Các yếu tố sinh thái 1
  2. Các thành phần của hệ sinh thái không hoàn toàn cố định mà luôn có sự biến động của các yếu tố môi trường xung quanh, được gọi là các yếu tố sinh thái. Thành phần này của hệ sinh thái là môi trường của thành phần kia. Khi nghiên cứu trạng thái của hệ sinh thái, các yếu tố sinh thái được chia thành ba loại: - Các yếu tố vô sinh. - Các yếu tố sinh vật. - Các yếu tố nhân tạo. +. Yếu tố vô sinh: nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng, tia năng lượng, áp suất khí quyển,…. tạo nên điều kiện sống cho sinh vật và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng. Ví dụ: gieo hạt trước mùa đông nhưng sang mùa xuân mới nảy mầm, phần lớn các sinh vật chỉ thích nghi trong giới hạn độ ẩm nhất định và hầu hết các loại thực vật rất cần ánh sáng. +. Yếu tố sinh vật: đặc trưng bằng các dạng quan hệ qua lại của các sinh vật: - Quan hệ cộng sinh (cùng tồn tại). - Quan hệ ký sinh (tồn tại dựa vào sinh vật khác). - Quan hệ đối kháng (thủ tiêu lẫn nhau). Quan hệ cộng sinh: đây là mối quan hệ phổ biến nhất, có thể là quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp. Quan hệ ký sinh: sinh vật này chỉ tồn tại khi có sinh vật khác như ký sinh trùng, chấy, rận, cây tầm gửi,… Quan hệ đối kháng: quan hệ chỉ xảy ra trong những hoàn cảnh cụ thể ví dụ sinh vật này ăn thịt sinh vật kia. +. Yếu tố nhân tạo: là các hoạt động của con người tạo nên. Các yếu tố này như một yếu tố địa lý, ngoài sự làm thay đổi thành phần vô sinh còn tác động trực tiếp đến hoạt động của sinh vật và thay đổi điều kiện sống của chúng. b) Cân bằng sinh thái Cân bằng hệ sinh thái là trạng thái ổn định trong đó các thành phần sinh thái ở điều kiện cân bằng tương đối và cấu trúc toàn hệ không bị thay đổi. Có hai trạng thái cân bằng: cân bằng ổn định và cân bằng động. +. Cân bằng ổn định: với sự thay đổi của các yếu tố sinh thái các thành phần của hệ sinh thái có khả năng thích nghi trong một giới hạn nào đó và toàn hệ vẫn được ổn định. +. Cân bằng động: các thành phần sinh thái tự nhiên đều có khả năng tự điều chỉnh riêng, đó là khả năng tự biến đổi khi bị tác động của yếu tố sinh thái nào đó để phục hồi trở lại trạng thái ban đầu. 2
  3. Ví dụ quá trình tự làm sạch nguồn nước sông hồ để phục hồi lại trạng thái chất lượng nước ban đầu sau khi bị xả nước thải. c) Khả năng cân bằng hệ sinh thái Không phải trường hợp nào với sự thay đổi của các yếu tố sinh thái, các thành phần của hệ sinh thái cũng có khả năng thích nghi hoặc tự điều chỉnh để đảm bảo cân bằng hệ sinh thái mà những khả năng đó phụ thuộc vào nhóm các yếu tố sinh thái và mức độ tác động của chúng. Trong quá trình nghiên cứu, các yếu tố sinh thái được chia thành hai nhóm: nhóm yếu tố sinh thái giới hạn và nhóm yếu tố sinh thái không giới hạn. +. Nhóm yếu tố sinh thái giới hạn: nhiệt độ, lượng ôxy hoà tan, nồng độ muối, thức ăn,…Với nhóm yếu tố này các cá thể hay cả quần thể trong hệ sinh thái chỉ thích nghi được trong một giới hạn nhất định, ngoài giới hạn ấy các cá thể hoặc quần thể không tồn tại được. Khoảng giới hạn trên được gọi là giới hạn sinh thái hay giới hạn cho phép của cá thể, quần thể, quần xã. +. Nhóm yếu tố sinh thái không giới hạn: là nhóm yếu tố mà sự thay đổi của nó không hoặc hầu như không ảnh hưởng đến sự tồn tại của cá thể, quần thể, quần xã. Ví dụ: ánh sáng, địa hình được coi là những yếu tố sinh thái không giới hạn đối với động vật. Thực tế mỗi cá thể, quần thể có một giới hạn sinh thái nhất định đối với từng yếu tố sinh thái, đồng thời các thành phần hệ sinh thái cũng chỉ có thể tự điều chỉnh được trong giới hạn nhất định. Ví dụ trường hợp xả nước thải sinh hoạt vào hệ sinh thái thuỷ, các chất dinh dưỡng trong nước thải quá nhiều làm cho các loài tảo (sinh vật tự dưỡng) phát triển cao độ (gọi là nở hoa) đến mức các sinh vật tiêu thụ sử dụng không kịp, khi các loài tảo chết đi chúng bị phân huỷ và giải phóng ra chất độc, đồng thời còn làm cho lượng ô xy trong nước giảm xuống quá thấp có thể làm cá chết. 6.2. Môi trường và tài nguyên 6.2.1 Môi trường 6.2.1.1 Khái niệm về môi trường Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Bất cứ một sự vật hiện tượng nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường. Môi trường sống của con người – Môi trường nhân văn là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, kinh tế, xã hội bao quanh có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân và của những cộng đồng con người. Môi trường sống của con người là cả vũ trụ bao la, trong đó hệ mặt trời và trái đất là những bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất. Trong môi trường sống này luôn tồn tại sự tương tác giữa các thành phần hữu sinh và vô sinh. 3
  4. 6.2.1.2 Các thành phần của môi trường Môi trường sống của con người có thể được phân chia theo nhiều phương diện khác nhau: * Phân chia theo phương diện vật lý gồm ba thành phần: thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển. + Thạch quyển (môi trường đất): bao gồm lớp vỏ trái đất dầy từ (60-70) km trên thềm lục địa và (2-8) km dưới đáy đại dương. Thạch quyển có thành phần hoá học, tính chất vật lý tương đối ổn định. Thạch quyển ảnh hưởng rất lớn đến sự sống trên trái đất. + Thuỷ quyển (môi trường nước): là phần nước của trái đất bao gồm đại dương, sông, hồ, suối,…, nước trong đất, băng tuyết và hơi nước. Thuỷ quyển đóng vai trò không thể thiếu được trong việc duy trì cuộc sống con người, sinh vật và cân bằng khí hậu toàn cầu. + Khí quyển (môi trường không khí): là lớp không khí tầng đối lưu bao quanh trái đất. Khí quyển đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống và quyết định tính chất khí hậu, thời tiết toàn trái đất. * Phân chia theo phương diện sinh học gồm hai thành phần: hữu sinh và vô sinh, hai thành phần này có quan hệ chặt chẽ và tương tác phức tạp với nhau. Trong thành phần hữu sinh, ngoài vật chất, năng lượng còn có thông tin với tác dụng duy trì cấu trúc và cơ chế tồn tại, phát triển của các sinh vật. Dạng thông tin phức tạp và phát triển cao nhất là trí tuệ con người, có tác động ngày càng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển trên trái đất. * Phân chia theo mục đích và nội dung nghiên cứu gồm ba thành phần: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo. + Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như những yếu tố vật lý, hoá học, sinh học,…tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người hoặc ít chịu sự chi phối của con người. + Môi trường xã hội: bao gồm mối quan hệ giữa người với người, đây là môi trường gồm nhiều yếu tố rất phức tạp đan xen và chi phối lẫn nhau như tổ chức xã hội, chế độ chính trị, phong tục tập quán, tín ngưỡng, khu vực lãnh thổ… + Môi trường nhân tạo: là những yếu tố do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người, bao gồm các yếu tố vật lý, sinh học, xã hội. Ba thành phần môi trường này cùng tồn tại, xen lẫn nhau và tương tác chặt chẽ. 6.2.1.3 Sự tương tác giữa các thành phần trong môi trường Các thành phần môi trường không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà luôn có sự chuyển hoá theo qui luật của tự nhiên, diễn ra theo chu trình và thông thường ở dạng cân bằng. Chính sự cân bằng này đảm bảo cho sự sống trên trái đất phát triển ổn định. Những chu trình phổ biến nhất trong tự nhiên là chu trình sinh - địa - hoá như chu trình các bon, chu trình ni tơ, chu trình lưu huỳnh, chu trình phốt pho,…. Khi các chu trình này không giữ ở trạng thái cân bằng thì các sự cố môi trường sẽ xảy ra, tác động đến sự tồn tại của con người và sinh vật ở một khu vực hoặc ở qui mô toàn cầu. 4
  5. 6.2.1.4 Ô nhiễm môi trường a) Khái niệm Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi các yếu tố sinh thái ra ngoài giới hạn sinh thái của các cá thể, quần thể và quần xã. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. b) Các hoạt động gây ô nhiễm môi trường của con người Con người đã gây ra nhiều loại ô nhiễm (vật lý, hoá học, sinh học,….) đối với các loài sinh vật và chính cả chính con người. Do nhu cầu tồn tại và phát triển con người bắt buộc phải tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải, vật chất mà hầu hết các tác động đó đều ảnh hưởng xấu có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường 6.2.2 Tài nguyên 6.2.2.1 Khái niệm Tài nguyên là tất cả mọi dạng vật chất hữu dụng cho con người và sinh vật, đó là một phần của môi trường cần thiết cho sự sống. ví dụ: rừng, đất, nước, các động vật, thực vật, khoáng sản,… Các dạng vật chất có trong môi trường nhưng không hữu dụng hoặc ngược lại có thể gây tác hại cho sự sống thì không được gọi là tài nguyên. 6.2.2.2 Phân loại tài nguyên Tài nguyên được phân theo nhiều cách khác nhau * Theo đặc điểm hình thành: Tài nguyên thiên nhiên gồm: các yếu tố tự nhiên. Tài nguyên con người gồm: con người và xã hội. * Theo việc sử dụng: Bao gồm nhiều loại: tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật, lao động,… * Theo khả năng tái tạo: - Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên dựa vào nguồn năng lượng được cung cấp hầu như là liên tục vô tận từ vụ trụ vào trái đất: năng lượng mặt trời, nước, gió, sinh vật,… - Tài nguyên không tái tạo được là những tài nguyên tồn tại một cách hữu hạn, sẽ mất đi hoàn toàn hoặc bị biến đổi không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng. Các loại tài nguyên do quá trình địa chất tạo nên như khoáng sản, dầu mỏ, các thông tin di truyền cho đời sau bị mai một,…là những tài nguyên không tái tạo được. * Theo sự tồn tại: - Tài nguyên dễ mất có thể được phục hồi. 5
  6. - Tài nguyên không phục hồi được. - Tài nguyên không bị mất. Tài nguyên có thể phục hồi là tài nguyên có thể được thay thế hoặc tự phục hồi sau một thời gian với điều kiện phù hợp. Ví dụ động, thực vật là tài nguyên có thể được thay thế. Nguồn nước là tài nguyên có thể tự phục hồi. Trong một số trường hợp là tài nguyên có thể phục hồi nhưng không thể tái tạo được ví dụ nguồn nước bị ô nhiễm phóng xạ đến mức toàn bộ sự sống bị tiêu diệt, nếu không có biện pháp sử lý thích hợp của con người thì tài nguyên nước vùng này được xem như không tái tạo được. Tài nguyên không bị mất bao gồm tài nguyên vũ trụ (bức xạ mặt trời, năng lượng thuỷ triều), tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước. Bức xạ mặt trời, năng lượng thuỷ triều,…là tài nguyên không bị mất, vậy “bảo vệ mặt trời” không phải là nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên. Tuy vậy việc thâm nhập năng lượng mặt trời vào trái đất và việc phát tán năng lượng từ trái đất vào vũ trụ lại phụ thuộc vào trạng thái khí quyển và mức độ ô nhiễm của nó, lại là những vấn đề mà con người có thể kiểm soát được. Các loại tài nguyên khí hậu như nhiệt, độ ẩm khí quyển, năng lượng gió cũng không bị mất. Nhưng thành phần của khí quyển có thể bị thay đổi do bị ô nhiễm bởi những nguồn gốc khác nhau. Nguồn nước dự trữ trong sinh quyển hầu như không thay đổi, nhưng lượng nước ngọt và chất lượng của nó trong từng vùng trên trái đất có thể bị thay đổi mạnh. Thực tế chỉ có thể coi nguồn nước đại dương là tài nguyên không bị mất. Nhưng hiện nay nguồn tài nguyên này cũng đang bị đe doạ bởi sự nhiễm bẩn dầu mỏ, các chất phóng xạ, các loại phế thải công nghiệp, các loại hoá chất, thuốc trừ sâu,…do các hoạt động của con người gây nên. 6.2.3 Các tác động của con người đối với môi trường Con người cũng như mọi sinh vật đều có tác động vào môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển, nhưng các tác động của sinh vật đều là những tác động theo qui luật tự nhiên và hầu như không làm thay đổi hệ sinh thái như đã tồn tại từ trước tới nay. Con người từ lâu đã có những tác động xấu vào môi trường, nhưng tính cho đến gần đây những tác động ấy cũng chưa ảnh hưởng gì đáng kể. Còn bây giờ con người là kẻ thống trị muôn loài, là kẻ độc tôn chiếm đoạt nguồn lương thực và tài nguyên. Để đáp ứng nhu cầu của mình con người đã có những tác động làm thay đổi sự cân bằng hệ sinh thái với tốc độ ghê gớm. Bằng sự tiến bộ khoa học, kỹ thuật và quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá cùng với nhiều hoạt động trong các lĩnh vực khác dẫn đến phá hoại môi trường không kiểm soát được, tác động rất nguy hiểm đến điều kiện sống của các sinh vật và chính cả con người. 6.2.3.1 Khai thác tài nguyên 6
  7. Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, chúng là đối tượng lao động và là cơ sở vật chất của quá trình sản xuất. Sự khai thác tài nguyên của con người đã đạt tới cường độ cao, làm nhanh chóng cạn kiệt hoặc không kịp tái tạo. Các chu trình vật chất trong tự nhiên bị phá huỷ, nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị mất ổn định, cấu trúc vật lý sinh quyển bị thay đổi. Rõ rệt nhất là thay đổi thảm thực vật, nguồn nước mặt, nước ngầm. Thay đổi địa hình, cấu trúc địa tầng…Ví dụ: khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, xây dựng đê, đập, hồ chứa nước, kênh mương,… 6.2.3.2 Sản xuất sử dụng hoá chất Các hoạt động này rất nguy hiểm cho môi trường vì các hoá chất làm thay đổi thành phần hoá học, tính chất vật lý của thành phần hệ sinh thái và phần lớn rất độc hại đối với sinh vật. Tác động gây ô nhiễm rất nhanh, mạnh, hậu quả để lại lâu dài, khó xử lý. Các lĩnh vực sản xuất xử dụng hoá chất - Hoá chất trong sản xuất công nghiệp. - Hoá chất làm phân bón. - Hoá chất làm thuốc trừ sâu, diệt cỏ. - Hoá chất dùng trong lĩnh vực quân sự. - Hoá chất dùng trong nghiên cứu khoa học. 6.2.3.3. Sử dụng nhiên liệu 6.2.3.4. Sự bành trướng của con người 6.2.3.5. Công nghệ nhân tạo Tác động làm thay đổi cấu trúc tự nhiên các chu trình vật chất. Công nghệ sinh học làm biến đổi gen, làm giảm chu trình vật chất. Tạo ra các giống mới làm ảnh hưởng đến thành phần hệ sinh vật, thay đổi chủng loại sinh vật và cấu trúc thảm thực vật,…có những trường hợp gây ra hiện tượng lạ như: lúa không trổ bông, khả năng chống sâu bệnh kém, mất những nguồn gen quí. 6.3 Chiến lược quốc gia và pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 6.3.1 Chiến lược quốc gia về bảo về môi trường và tài nguyên thiên nhiên 6.3.1.1 Mục đích Thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần cho tất cả mọi người trong hiện tại và những thế hệ mai sau, thông qua việc bảo vệ môi trường và quản lý một cách khôn khéo tài nguyên thiên nhiên của đất nước 6.3.1.2 Nội dung Xác định chủ trương, chính sách, các chương trình và kế hoạch hành động để bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên phù hợp với sự nghiệp phát triễn kinh tế xã hội của Đất nước. 7
  8. Các nội dung phải được xây dựng dựa trên sự phân tích hiện trạng và dự báo các xu thế diễn biến của môi trường và tài nguyên. 6.3.1.3 Nhiệm vụ Duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống tự nhiên có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người. Đảm bảo sự giàu có của quốc gia và vốn gen các loài cây trồng và động vật hoang dại có liên quan đến lợi ích lâu dài của Quốc gia và cả nhân loại. Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu với đời sống và sức khoẻ con người. Ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 6.3.2 Chiến lược bảo vệ môi trường ở Việt Nam Nước ta phải trải qua nhiều năm chiến tranh, rừng bị tàn phá nghiêm trọng, nhiều vùng bị huỷ diệt sinh thái. Đồng thời dân số tăng nhanh, mật độ dân số quá cao (235ng/km2). Việc sử dụng tài nguyên đất đai không hợp lý, phá rừng để lấy đất canh tác còn phổ biến ở nhiều nơi. Hiện nay nước ta là nước đang phát triển nên có nhu cầu rất lớn về tài nguyên, khoáng sản, nhiên liệu, đất, nước,…Chỉ trong một thời gian ngắn mà diện tích rừng, thảm thực vật bị thu hẹp rất nhanh. Nhiều ao, hồ bị san lấp, sông, suối cạn dần làm giảm nhiều diện tích mặt nước nổi và hạ thấp mạch nước ngầm. Lũ lụt, xói mòn, rửa trôi, sạt lở diễn ra rất mạnh về mùa mưa nhưng lại cũng rất nhanh chóng bị cạn kiệt nước về mùa khô. Trong sản xuất công nghiệp đã và đang gây ô nhiễm cho môi trường như thả khói bụi vào không khí, xả nước thải ra sông, suối, ao, hồ mà chưa qua xử lý,…Chất thải rắn công nghiệp và rác thải sinh hoạt việc xử lý còn rất hạn chế. Vậy chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường ở nước ta là đề ra một phương hướng sử dụng tối ưu các tài nguyên của thiên nhiên, vạch ra những nguyên tắc và mục tiêu có thể thực hiện được. Thành lập Bộ Tài Nguyên và Môi Trường để có đủ chức năng và thẩm quyền trong việc phối hợp nhiều ngành và thúc đẩy thực hiện luật bảo vệ môi trường. Đối với tài nguyên tái tạo được như đất, nước, rừng và các sinh vật, điều quan trọng là tạo được sản lượng ổn định tối đa mà không bị cạn kiệt. Sản lượng này là có hạn và không thể cưỡng bức để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, và phải ổn định nhu cầu trong một giới hạn tối đa bằng cách ổn định dân số. Đối với tài nguyên không tái tạo được phải được sử dụng hợp lý và hiệu quả. Chiến lược bảo vệ môi trường là chiến lược lớn lao, lâu dài liên quan đến tất cả các lĩnh vực, tất cả mọi người đồng thời rất khó thực hiện. Vậy không phải chỉ đề ra chủ trương, 8
  9. chính sách, chỉ cơ quan Nhà nước mà phải làm cho tất cả mọi người nhận thức đầy đủ để tự giác bảo vệ môi trường sống cho bản thân mình và cả cộng đồng. Bảo vệ môi trường không chỉ bó hẹp trong quốc gia mà còn liên quan đến các nước láng giềng và toàn thế giới, vậy trong các hoạt động của mình chúng ta cần có sự phối hợp tác quốc tế rộng rãi. 6.3.3 Luật bảo vệ môi trường và tài nguyên 6.3.3.1 Cơ sở hình thành luật Hầu hết các hoạt động tạo ra của cải vật chất của con người đều có tác động xấu đến môi trường, nhưng để tồn tại và phát triên bắt buộc con người phải tác động vào thiên nhiên. Hiện nay sự tác động đó đã đạt đến cường độ ghê gớm. Môi trường là của chung và ai cũng có quyền được sống trong môi trường tốt đẹp vậy tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ. Công tác bảo vệ môi trường chỉ có thể được thực hiện tốt khi tất cả mọi người tích cực, tự giác tham gia. 6.3.3.2 Nguyên tắc xây dựng luật Thể hiện quan điểm về tài nguyên và môi trường. Sở hữu toàn dân đối với tài nguyên và môi trường. Kế hoạch hoá việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Bảo vệ sức khoẻ, bảo đảm quyền nghỉ ngơi, giải trí cho nhân dân. Quy định cơ chế làm việc trong bảo vệ tài nguyên và môi trường. Chức trách quyền hạn của Nhà nước, nghĩa vụ quyền lợi của công dân. Thẩm quyền được giao cho các ngành, các cấp trong quản lý tài nguyên và môi trường. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2