intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Andreas Vesalius ( 1514 - 1564 ) " Ông tổ " của giải phẫu học hiện đại

Chia sẻ: Cao Thi Kha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

435
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một buổi tối, bầu trời đen như mực. Mấy thây người vừa bị treo cổ trên bãi hành hình ở Louvain (Bỉ) hơi đung đưa trong gió lạnh. Đột nhiên có một bóng đen vụt tới chỗ giá treo cổ, tháo vội xuống rồi vác thây người, chạy biến! - Ai! - Tiếng thét của một lính tuần tra. Khi họ tới chỗ giá treo cổ thì thây người bị treo cổ đã mất. Bốn hướng xung quanh đã lại yên lặng như tờ. Ngày hôm sau , khắp thành Louvain có dán thông cáo truy nã kẻ ăn cắp trộm thi thể phạm nhân. Mọi người...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Andreas Vesalius ( 1514 - 1564 ) " Ông tổ " của giải phẫu học hiện đại

  1. Andreas Vesalius ( 1514 – 1564) “Ông tổ” của giải phẩu học hiện đại Một buổi tối, bầu trời đen như mực. Mấy thây người vừa bị treo cổ trên bãi hành hình ở Louvain (Bỉ) hơi đung đưa trong gió lạnh. Đột nhiên có một bóng đen vụt tới chỗ giá treo cổ, tháo vội xuống rồi vác thây người, chạy biến! - Ai! - Tiếng thét của một lính tuần tra. Khi họ tới chỗ giá treo cổ thì thây người bị treo cổ đã mất. Bốn hướng xung quanh đã lại yên lặng như tờ. Ngày hôm sau , khắp thành Louvain có dán thông cáo truy nã kẻ ăn cắp trộm thi thể phạm nhân. Mọi người bàn tán ồn ã về chuyện lạ xảy ra ở bãi hành hình. Thời đó Chính phủ Bỉ có pháp lệnh qui định: “Kẻ nào cướp thi thể sẽ bị treo cổ” , nên đội tuần tra được lệnh tăng cường tuần liễu, lùng bắt tội phạm. Song, một thời gian sau, thành phố lại phục hồi an tĩnh thường nhật. Trên bãi hành hình cũng chẳng xảy ra hiện tượng gì lạ nữa! Nhưng rồi, ở một bãi tha ma hẻo lánh, bóng đen đó lại xuất hiện. Anh ta đào trộm thi thể một số người chết đói hoặc bị chết bệnh không có người lĩnh nhận, đưa về nhà mình, bí mật tiến hành giải phẫu. Bóng đen đó là ai? Vì sao anh ta lại mạo hiểm đến mức quên cả sinh mạng mình để đi lấy trộm thi thể giữa đêm khuya? Tìm hiểu mới biết, đó là một nhân vật lớn của thời đại Phục hưng, người thầy mỏ đầu cho giải phẩu học co thể người của loài người, nhà khoa học lớn được tôn vinh là “ông tổ” ngành giải phẩu học hiện đại: Andrea Vesalius, người Italia. Cái chết của cô thiếu nữ Vesalius sinh ngày 1 tháng 1 năm 1514 ở Bruxelles (Bỉ). Cha của ông là dược sư của hoàng đế Sacli V. Thuở nhỏ, chịu ảnh hưởng của cha, Vesalius rất thích nghiên cứu tự nhiên, nhất là nghiên cứu động vật nhỏ. Anh thường theo cha học cách giải phẩu chó, thỏ, chuột, ...nên đã học được nhiều tri thức và kỹ năng thuộc lĩnh vực giải phẩu. Năm 1533, anh tới Paris học y. Khi đó, Paris (pháp) là trung tâm tư tưởng văn nghệ phục hưng của châu Âu, không khí học thuật rất sôi động, tư tưởng của mọi người cũng tự do phóng khoáng, mới mẻ, thoải mái. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời Vesalius. Vào thời đó, tôn giáo và thần học còn chiếm địa vị thống trị tuyệt đối. Giáo hội suốt thời kỳ dài cấm chỉ giải phảu thi thể người, cho rằng giải phẩu thi thể người là mạo phạm thần linh, là “đại nghịch”, “vô đạo”, gây ngáng trở nghiêm trọng tới sự phát triển của khoa học. Do đó, Vesalius chỉ có thể giấu giếm giải phẩu thi thể, tìm ngàn phương, trăm kế trốn tránh sự chú ý của giáo hội. Ở học viện y học Sorbone (Pháp) Vesalius nỗ lực học tập các môn học, nhưng anh không chịu học vẹt, học suông mà vẫn tìm cách đem các sách vỏ nghiệm chứng trong công việc thực tế. Khi học tập “cấu tạo cơ thể người”, anh tha thiết mong mỏi tự tay mình giải phẩu thi thể người, dể từ trong thực tiễn mà hiểu tỉ mỉ cấu tạo cơ thể con người. Nhưng cơ hội như thế thật khó vô cùng. Trong suốt gần bốn năm du học ở Paris, tổng cộng chỉ có hai lần giải phẩu cơ thể người, do thầy giáo mổ thị phạm. Năm 1536, nước Pháp nổ ra chiến tranh Hapsburg, rất nhiều lưu học sinh các nước học tập trung ở các trường đều trở về nước. Vesalius cũng bị dở dang việc học nghề, từ Paris trở về Louvain (Bỉ). Lòng mong mỏi cầu học mãnh liệt, cộng thêm nỗi hiếu kỳ, đã khiến cho anh quên nỗi nguy hiểm đến tính mạng nhiều lần nấp trốn cảnh vệ, trong những đêm trời tối đen như mực, mò tới các bãi hành hình, bãi tha ma, vượt qua hàng đàn chó đói, lấy trộm thi thể, mang về nhà mình, tiến hành giải phẩu suốt đêm. Cứ như thế Vesalius lấy trộm không biêt bao nhiêu thi thể và thức trắng không biết bao nhiêu đêm để bí mật giải phẩu, cuối cùng nắm vững đích xác rất nhiều tri thức giải phẩu
  2. cơ thể người không hề kghi trong sách vở. Đến mức, anh có thêr nhắm mắt cũng có thể rất nhanh nhận ra là loại xương nào mà người ta đặt vào lòng bàn tay anh. Cấu tạo của các bộ phận nội tạng, bắp thịt, thần kinh, huyết quản, anh cũng rất quen thuộc. Tiếng tăm của anh do vậy cũng truyền lan khắp nơi. Có một lần, anh nghe thấy có một thiếu nữ mười tmas tuổi trên phố bị đột tử, không rõ nguyên nhân. Mọi người bàn tán lung tung, nào là do bị quỷ ám, nào là do bị ám sát, nào là do bị trúng độc mà chết, nào là tự sát... thân thuộc của cô thiếu nữ rất đau đớn, bởi mọi người chẳng có cách gì tỏ tường là vì sao cô thiếu nữ chết? Khi đó, Vesalius tới nhà cô thiếu nữ. Anh nhận rằng có thể tìm ra nguyên nhân cái chết của cô thiếu nữ, với điều kiện là cho anh mượn mấy hôm. Thân thuộc cô thiếu nữ bàn bạc rấy kỹ, biết Vesalius đã là nhà khoa học rất danh tiếng, nên đồng ý điều kiện của anh. Vesalius đem thi thể cô thiếu nữ về, tiến hành giải phẩu tỉ mỉ, phân tích cẩn thận nguyên nhân tử vong của cô ta. Dựa vào kỹ năng phẩu thuật thuần thục và tri thức phong phú về giải phẩu cơ thể người, Vesalius rất nhanh chóng tìm ra nguyên nhân cái chết của cô thiếu nữ đó: không phải do trúng độc, không phải do ma tà, cũng không phải do tự sát, mà chỉ do thắt thắt lưng quá chặt! Thời đó, phụ nữ thường sử dụng thắt lưng để giữ eo người cho thon thả. Cô thiếu nữ đó đã thắt thắt lung quá chặt suốt thời gian dài, do vậy làm tổn hại nội tạng, cuối cùng dẫn đến tử vong! Cô thiếu nữ đáng thương chỉ vì quá chuộng đẹp mà đã dẫn đến tử vong! Vesalius nói rõ kết luận đó với thân thuộc của cô thiếu nữ, nhưng họ không tin nguyên nhân là do chiếc thắt lưng bé nhỏ, nên anh đành biểu diễn giảu phẩu lại cho họ xem. Trước sự thực rành rành, họ đã tín phục. Tin đó không cánh mà bay đi rất nhanh làm mọi người ngạc nhiên, thật không ngờ sự tình lại như vậy! Về sau, giới phụ nữ đã thay đổi kiểu dáng trang phục. Rất nhiều phụ nữ cung đình bỏ đi những chiếc thắt lưng quá chật. Việc giải phẩu của Vesalius đã giáo dục rất nhiều phụ nữ , giúp họ có thể trưởng thành khỏe mạnh. Xương chân con người là cong chăng? Vào thời đại Vesalius sống, một số ngườu vì chuyện “ngựa có bao nhiêu răng” mà nổ ra tranh luận kịch liệt. Hết sức kì lạ là cả hai phía tranh luận chăng muốn đi tìm một con ngựa để kiểm tra xem thực ra nó có bao nhiêu răng, ngược lại đều đi tra tìm sách vở của các nhà y học cổ đại. Nhưng, số răng ngựa ghi trong văn bản y học cổ lại không thống nhất, làm cuộc tranh luận chẳng sao ngã ngũ. Chuyện đó thật là đáng nực cười. Thời đó, những chuyện như vậy thật không ít. Ở các viện y học, người ta dạy là dạy giải phẩu học về chó, về lợn, mà không phải là dạy giải phẩu học về người. Cần biết rằng đối tượng nghiên cứu của y học là người; chỉ có thú y mới nghiên cứu chó, lợn,...Nhưng, có một số người vẫn ngang nhiên cho rằng cấu tạo của người và chó, lợn là không sai khác bao nhiêu! Vì sao lại có nhận thức như vậy? Do là, ở thế kỷ thứ 2, ngự y của Hoàng đế tên là Galen (Galen là nhà y học thời La Mã cổ; sống trong thời gian từ năm 122 tới năm 199), đã từng giải phẩu bò, dê, lợn. Khỉ. Gấu, nhưng chưa giải phẩu cơ thể người. Vì ông ta là ngự y nên được mọi người tôn lên thành người có uy quyền của y học cổ đại, và thế là “trước tác” của ông ta đã trở thành “thánh thư” (sách thánh), mọi người theo đó mà sao chép, mà làm theo. Kỳ thực, lý luận của Galen có rất nhiều sai lầm, bởi ông ta căn cứ vào troi thức giải phẩu bò, dê, cừu... mà suy luận ra cấu tạo cơ thể người. Ví dụ, ông ta cho rằn xương chân của người là cong. Đó là do ông ta suy tưởng từ xương chận của chó là cong mà như vậy. Lý luận của Galen đã thống trị giới y học hơn 1000 năm. Ở viện y học rất hiếm khi được giải phẩu thi thể; khi giải phẩu các giáo sư thường không cho học sinh nhìn rõ. Hễ khi phát hiện chỗ nào không giống với lý luận mà Galen đã viết thì họ cố ý lập lờ, không dám nói rõ, sợ nói ngược với quan điểm của “thánh thư”. Vesalius không nghĩ như các thầy giáo của anh. Anh không mê tín nhân vật uy quyền và sách vở, chỉ
  3. xem trong thực tiễn, dám tuyên chiến với cái gọi là “truyền thống”. Khi dạy học ở trường đại học Padua anh nói với các sinh viên là không nên học giải phẩu học từ trong sách vở của Galen, chỉ nên học ở “cuốn sách” là chình cơ thể người. Anh còn nói rằng các sinh viên có thể học được nhiều điều ở người thợ mổ ở hàng thịt hơn là ở những giáo sư ngu ngốc. Anh căn cứ theo nhiều chỗ trong tác phẩm của Galen không phù hợp với thực tế. Năm 1543, giáo sư Vesallius 28 tuổi, đã cho xuất bản cuốn sách nổi tiếng của ông: “Bàn về cấu tạo cơ thể người”. Trong sách, giáo sư chỉ ra rất nhiều sai lầm trong “trước tác” của Galen. Khi đó, trên giảng đường đại học. Ông thường vừa giảng vừa giải phẩu thi thể người khi giảng về cấu tạo cơ thể người, làm sinh viên nhận rõ đâu là thật, đâu là giả trong “ trước tác” của Galen. Các buổi lên lớp của ông thường thường có tới hơn 400-500 người tham dự, ngồi chật cẩ hội trường. Đương nhiên, Vesalius đã bị sự công kích kịch liệt của thế lực giáo hội, và giáo hội không dung tha ông. Họ chửi ông là “kẻ báng bổ thần linh”. Ngay thầy giáo xưa cura Vesalius cũng phản đối ông. Ví dụ như Galen cho rằng xương chân lớn của ngườu là cong, mà Vesalius cầm chiếc xương chân lớn của người nói rằng nó là thẳng thì thầy giáo của ông tuy không thể phủ nhận sự thật đó, nhưng lại nói để phủ định: - Việc xương chân lớn của người hiện nay là thẳng rõ là không phù hợp với sách vỏ của Galen, nhưng đó là kết quả của con người hiện đại mặc quần ống hẹp mà thôi! Công việc của Vesalius luôn bị công kích rất mạnh bởi những người theo thuyết giáo của tôn giáo. Ví dụ, “thánh kinh” nói Thượng đế sáng tạo ra trời, đất, ngày, đêm. Mặt trăng, Mặt trời, các vì sao, lại sáng tạo ra động vật, thực vật. Cuối cùng, thượng đế dùng đất bùn tạo ra con người, đầu tiên tạo ra một người nam là Ađam, và sau đó là từ một chiếc xương sườn của ông ta, tạo ra một người nữ là Êva để làm vợ Ađam, từ đó con cháu họ...ra đời thành loài người. Theo cách thuyết giáo như vậy thì suy ra bộ xương của nam giới phải kém nữ giới một xương. Còn theo hực tiễn giải phẩu của Vesalius, với số lượng rất lớn sự thực chứng minh, số xương của người nam và người nữ đều như nhau, đều là 26 chiếc. Sự thực hùng hồn đó đã giáng đòn chí mạng vào “thánh kinh” của tôn giáo. Bị kết án tử hình Thành tựu của Vesalius lúc đương thời bị sự bao vây, công kích của thế lực phản động. Giáo hội và những nhà thần học đã quy kết ông là “kẻ truyền bá tư tưởng nguy hiểm”, nói sách vở của ông là mâu thuẫn với thánh kinh, trong cách nhìn nhận về con người. Sách của ông bị cấm chỉ giảng ở nhiều trường đại học. Vesalius vốn trông đợi sự đồng tinh, ủng hộ của giới y học đương thời, nhưng sự thật đã ngược lại với mong muốn đó. Nhiều bác sĩ cũng phản đối kịch liệt, ủng hộc uy quyền của Galen đã dựng lên từ thời cổ đại. Thầy giáo của ông gọi ông là kẻ “dị giáo”, “loạn thần kinh” và biểu thị thái độ đấu tranh với ông tới cùng. Sự công kích tù mọi phía gây khó khăn cho ông càng lúc càng nghiêm trọng, khiến ông tuyệt vọng, phẫn chí tới mức hủy hết những tư liệu nghiên cứu đã bỏ ra bao tâm huyết tích lũy nhiều năm, và rời bỏ chức vị giáo sư đại học. Từ đấy, ông trở nên trầm tư, khổ não, không quan tâm gì tới sự nghiệp nữa... cho dù đã như thế nhưng kẻ phản đối ông trong giới khoa học và giới tôn giáo quyền uy căm thù sự phát triển khoa học, vẫn không chịu buông tha ông. Chúng thu thập tài liệu, luận tội trạng, cuối cùng vào năm 1563 lôi ông ra tòa án tôn giáo kết án ông phải chịu tử hình. Về sau, vị Hoàng đế Bỉ nghĩ ngợi như hế nào mà đã miễn tội chết cho ông, đổi thành án phải đi lưu đày. Ông mất năm1564 ở đảo Zante, lúc mới 50 tuổi. Suốt đời Vesalius đi tìm chân lý, hiến thân tất cả cho giải phẩu học, y học. Ông đấu tranh bất khuất với mê tín, tôn giáo, và thần học. Thành tựu khoa học của ông đã làm ông trở thành người đặt nền móng cho giải phẩu học hiện đại, được nhiều ngườu tôn vinh là “ông tổ” của giải phẩu học hiện đại. Giáo hội có thể bức hại Vesalius, nhưng ngăn trở không nổi trào lưu thời đại về nhận thức cơ thể người. Chân lý khoa học vẫn phát triển về phía trước cho dù gặp gian nan, gập ghềnh, khúc khuỷu. Sau khi ông chết, nhà khoa học người Anh Harvey (William Harvey, 1578-1675) đã tiếp tục thăm dò,
  4. khám phá, cuối cùng triệt để lật đổ lý thuyết của Galen. Chân lý khoa học đã giành thắng lời cuối cùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0