Đề bài: Anh chị hãy nêu suy nghĩ về câu nói của Khổng Tử: Kỷ sở bất dục, vật thi <br />
ư nhân<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Khổng Tử là danh hiệu tôn kính hậu thế dành cho Khổng Khâu. Ông sống trong thời kỳ <br />
trật tự xã hội đã suy đồi, chư hầu lấn quyền thiên tử, đại thần chiếm đoạt ngôi chư hầu <br />
dẫn đến cảnh chém giết nhau hỗn loạn, không còn đạo lý, kỷ cương Ông mong muốn tái <br />
lập lại trật tự xã hội, làm cho mọi người trở nên tốt đẹp hơn, đối xử với nhau hòa hảo, <br />
thân ái. Một lần Khổng Tử tâm sự với học trò “Nguyện vọng của ta là muốn cho người <br />
già được nuôi dưỡng đầy đủ, bạn bè tin cậy lẫn nhau, trẻ nhỏ được quan tâm chăm sóc”. <br />
Chính vì thế ông luôn muốn dùng tài năng của mình giúp nước, giúp đời.. Ông được suy <br />
tôn như một trong những nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc <br />
bậc nhất cõi Á Đông.<br />
<br />
Để sống có Nhân thì tuân theo nguyên tắc vàng của Khổng tử: ông đã tranh luận rằng <br />
người ta phải luôn đối xử với người khác đúng như những gì họ muốn người khác đối xử <br />
với họ. Đức hạnh theo Khổng tử là dựa trên việc sống hài hòa với mọi người.Hệ thống <br />
đạo đức của Khổng Tử dựa trên lòng vị tha và hiểu những người khác, điều này được thể <br />
hiện rõ qua câu nói của ông: “Kỷ sở bất dục,vật thi ư nhân” tức là cái gì mà ta không <br />
muốn thì đừng làm cho người khác.<br />
<br />
Câu nói có thể coi là một quan điểm về “Nhân” tức là về lòng yêu thương của con <br />
người.Đây là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn và tiến bộ. Một quan điểm thể hiện <br />
cách sống nhân văn. Mỗi chúng ta sống cùng nhau, đều mong muốn những điều tốt đẹp <br />
nhất đến với mình chứ không ai mong muốn rủi ro vậy nên những gì mà mình không <br />
muốn cũng đừng đem đến cho người khác. Thực tế, trong cuộc sống khó tránh khỏi <br />
những suy nghĩ ích kỷ của bản thân, vì lợi ích của mình, ví dụ như xếp hàng nơi công <br />
cộng,tình trạng chen lấn xô đẩy cũng là muốn mình được đáp ứng nhu cầu trước, tuy <br />
nhiên để xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp thì gì mà mình không muốn cũng đừng <br />
đem đến cho người khác.<br />
“Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” trong thực tế có nghĩa là hãy biết coi trọng tình người, tự <br />
đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, lúc nào cũng lây cái tâm đức trong sáng để nghĩ <br />
về những điều đã xảy ra, sự việc liên quan tới người khác để xử sự đầy tình <br />
người.Trong xã hội có những con người cứ thích yêu cầu người khác làm những việc mà <br />
bản thân họ không thích, chỉ nghĩ đến bản thân với lối sống nhỏ nhen ích kỉ, đố kị với <br />
người khác. Ví như khi đứng chờ thanh toán hàng giữa một siêu thị, bạn sẽ không thể <br />
không thấy cảnh người ta chen lấn, xô đẩy nhau để được thanh toán nhanh hơn, chẳng ai <br />
nghĩ đến ai, người ta cứ chăm chăm vào cái lợi cho bản thân mà không nghĩ đến lợi ích <br />
chung to lớn hơn. Trong một công ty, anh này thấy anh kia chăm chỉ hơn được xếp ưu tiên <br />
hơn thì nặng lời bóng gió, ám chỉ. Những điều gì khó khăn thì đùn đẩy hết cho người khác <br />
, còn mình thì nhận về những cái phần dễ dàng. Có bao giờ ta thử hỏi, ai cũng chọn phần <br />
dễ dàng thì gian khổ sẽ dành phần ai? Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, vậy việc nặng nhọc <br />
ai gánh? Ai cũng chỉ chăm chăm lo cho chính cái tôi của mình, thế thì xã hội sẽ đi về đâu?<br />
<br />
Cái thói sống vị kỉ ấy sẽ làm tha hóa đi nhân cách con người, kéo lui theo cả sự phát triển <br />
của xã hội. Một cá nhân sống ích kỷ khiến tập thể không phát triển được, kìm kẹp, soi <br />
mói lẫn nhau, tranh giành không ai nhường ai, thử hỏi một tập thể như vậy sao có thể <br />
vững mạnh. Rồi xã hội cũng vì thế mà chậm phát triển bởi xã hội cũng là được tạo bởi <br />
các nhân. Các cá nhân không tốt thì xã hội không phát triển là điều đương nhiên.<br />
<br />
Từ đây mỗi người cần rèn luyện để có lối sống vị tha. Mình nên thay đổi chính mình <br />
trước khi mong muốn sự thay đổi từ người khác, hãy yêu thương tin tưởng họ trước khi <br />
mong họ yêu thương và tin tưởng mình. Cần học cách ứng xử nhân văn, nhìn nhận sự <br />
việc dưới nhiều góc độ để có cái nhìn cảm thông sâu sắc hơn.Ví dụ một ngày nào đó bạn <br />
vô tình xúc phạm người bạn của mình trước đám đông trong quá trình nói chuyện, lời nói <br />
ra rồi cũng đâu thể rút lại? Có phải bạn không bao giờ muốn bị bẽ mặt trước đám đông <br />
không? Vậy người khác thì sao?Khi này ta thử hoán đổi suy nghĩ cho người bạn kia, nếu <br />
mình là người bị xúc phạm thì sẽ như thế nào? Hành động ra sao? Có suy nghĩ được như <br />
vậy ta mới thấm nhuần câu nói của Cổ nhân “Cái gì mình không muốn thì đừng làm cho <br />
người khác”.<br />
“Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” trên thực tế có nghĩa là biết coi trọng tình người, tự đặt <br />
mình vào hoàn cảnh người khác, tự bụng mình mà suy ra bụng người, lúc nào cũng lấy cái <br />
tâm đức trong sáng để nghĩ về sự việc đã xảy ra, sự việc liên quan đến người khác mà có <br />
cách xử sự đầy tình người.<br />
<br />
Trong xã hội có những người cứ yêu cầu người khác làm những việc mà bản thân họ <br />
không thích. Kẻ nào chỉ nghĩ đến bản thân, tính toán cho cá nhân, nhỏ nhen, đố kị,… tất <br />
sẽ bị mọi người xa lánh, coi thường, ghê sợ.<br />
<br />
Phê phán những người sống ích kỉ, miệng lưỡi như rắn độc, chỉ biết đến bản thân mình <br />
không quan tâm tới những người xung quanh. Đây là lối sống cần loại bỏ để góp phần <br />
xây dựng một xã hội văn minh tốt đẹp. Kẻ nào chỉ nghĩ đến bản thân, tính toán cho cá <br />
nhân, nhỏ nhen, đố kị,… tất sẽ bị mọi người xa lánh, coi thường, ghê sợ.<br />
<br />
Tóm lại, người có lòng nhân, giàu tình thương mới biết ứng xử theo phương châm “Kỷ sở <br />
bất dục, vật thi ư nhân”. Câu nói của Khổng Tử nhắc mỗi chúng ta phải tự đặt mình vào <br />
người khác, suy nghĩ cho người khác nhiều hơn, mọi hành động và việc làm đều lấy tình <br />
người làm chuẩn mực như vậy xã hội mới tốt đẹp và ngày càng phát triển.<br />
<br />
Bằng tài năng đức độ của mình, Tư Mã Thiên đã có lời bình về Khổng Tử: “Trong kinh <br />
“Thi” có câu nói như thế này: “Cái giống như núi cao khiến người ta chiêm ngưỡng, cái <br />
giống như đại Đạo khiến người ta tuân theo. Từ xưa tới nay trong thiên hạ, Quân Vương <br />
và người tài đức thì có cũng nhiều. Họ khi đang còn sống đều vinh hoa quý hiển, nhưng <br />
chết đi rồi thì chẳng còn lại chút gì. Khổng Tử là một người bình dân, nhưng những <br />
người đọc sách đều tôn ông làm thầy. Từ Thiên tử, Vương Hầu đến nhân dân cả nước, <br />
những ai nói về “Lục Nghệ” thì đều xem học thuyết ấy của Khổng Tử là chuẩn tắc cao <br />
nhất. Có thể nói Khổng Tử là một Thánh nhân chí cao vô thượng”.<br />
<br />
<br />