Đề bài: Người xưa nói: "Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc <br />
ác nhỏ mà làm." Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về lời khuyên trên<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Trong cuộc sống muôn màu và vô cùng phức tạp này, có những ranh giới thật mong manh. <br />
Giữa thiện ác, tốt xấu nhiều khi chỉ là một sợi tóc (Thạch Lam). Nếu không có lập <br />
trường vững vàng và bản lĩnh kiên cường, con người rất dễ trượt chân vào vực xoáy của <br />
cuộc đời. Làm việc gì, dù lớn hay nhỏ, đều phải chú ý đến bản chất của sự việc đó, đừng <br />
thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm.<br />
<br />
Câu nói trên đề cập đến một mối quan hệ phổ biến của hiện thực cuộc sống, đó là mối <br />
quan hệ giữa bản chất và hiện tượng: việc thiện hay ác không phụ thuộc vào mức độ lớn <br />
hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của nó. Đã là việc ác thì dù lớn hay nhỏ cũng là ác. <br />
Ăn trộm một cây rau hay một chiếc xe máy vẫn bị gọi là thằng ăn trộm. Đã là việc thiện <br />
thì dù nhặt được cây kim trả người đánh mất, chỉ đường cho người lạc hay cứu một <br />
mạng người cũng là việc thiện. Vì vậy khi làm một việc gì đó nên có thái độ dứt khoát, <br />
chỉ làm việc thiện, không làm điều ác, dù lớn hay nhỏ. Câu nói này có ý cảnh báo mỗi <br />
người hãy cảnh giác với những suy nghĩ có tính chất ngụy biện của chính mình. Trong <br />
mỗi người thường tồn tại tâm lí phép thắng lợi tinh thần của AQ. Khi muốn làm một <br />
điều gì đó, nhất là những việc không biết có nên làm hay không, con người thường tự <br />
biện hộ cho mình. Chặt một cây xanh thấy không ảnh hưởng gì nhưng mười lần anh làm <br />
thế anh sẽ đốn đi cả một vạt rừng. Làm việc ác cũng vậy, thấy không đáng gì thì tặc lưỡi <br />
làm đại, đến khi hậu quả xảy ra mới nghĩ mình làm sai thì đã muộn.<br />
<br />
Việc thiện là việc làm mang đến lợi ích chính đáng cho mình và những người xung quanh. <br />
Việc thiện bao giờ cũng xuất phát từ sự thống nhất về quyền lợi của số đông. Việc có <br />
ích cho cộng đồng được coi là việc thiện, cho dù lợi ích đó lớn hay nhỏ.<br />
<br />
Việc ác là những việc làm gây nên những hậu quả tiêu cực cho mọi người xung quanh. <br />
Làm việc ác có thể có lợi lớn cho mình nhưng lại ảnh hưởng xấu đến những người xung <br />
quanh. Khi hành động, thông thường mỗi người đều có khả năng nhận thức được việc <br />
làm của mình là thiện hay ác. Ai cũng có thể xác định được mục đích và tính chất của <br />
việc mình làm. Tất nhiên cũng có người do vô tình hay do thiếu hiểu biết mà có những <br />
hành động sai trái. Song đó chỉ là những trường hợp cá biệt.<br />
<br />
Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm là một lời <br />
khuyên có ý nghĩa rất thiết thực với mỗi người. Bởi vì phần đông chúng ta đều mắc vào <br />
sai lầm này. Thường bỏ qua những việc thiện nhỏ và đi làm những việc ác nhỏ. Đã là <br />
việc thiện thì dù lớn hay nhỏ cũng nên làm. Dắt một cụ già hay một em nhỏ qua đường <br />
cũng đáng quý như tham gia một buổi từ thiện. Con người thường c ứ hay vô tình với <br />
những điều nhỏ nhoi xung quanh. Làm việc thiện, quan trọng nhất không phải là làm việc <br />
lớn hay việc nhỏ mà cốt ở cái tâm của người. Cái đáng quý của người làm việc thiện là <br />
có lòng thương yêu đồng loại, quan tâm san sẻ khó nhọc với những người xung quanh. <br />
Làm việc thiện là không tính toán thiệt hơn, một trong những điều tâm niệm của nhà Phật <br />
là: Thi ân đừng cầu đền đáp vì cầu đáp trả là thi ân có mưu tính. Làm việc thiện một cách <br />
vô tư sẽ không chỉ mang đến cho người khác những điều tốt lành mà còn mang đến cho <br />
mình một cái tâm thanh thản, trong sáng. Còn làm việc ác, dù nhỏ thôi, sẽ không chỉ gây <br />
hại cho người khác mà còn làm cho lương tâm mình day dứt, lo lắng, là tự đánh mất sự <br />
thanh thản của chính mình. Không ai có thể yên lòng sau khi đã làm một việc ác. Việc ác <br />
nhỏ thì day dứt lương tâm, việc ác lớn thì lo sợ, ám ảnh.<br />
<br />
Dưới dạng một lời khuyên, câu nói này đã khẳng định một cách dứt khoát rằng: chớ làm <br />
điều ác, nên làm điều thiện. Đây không phải là tư tưởng mới mẻ nhưng nó lại có một ý <br />
nghĩa thực tế sâu sắc. Ai cũng ý thức được rằng không nên làm điều ác mà nên làm nhiều <br />
điều thiện, nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Cái tư tưởng có tính chất ngụy <br />
biện đối với phần đông chúng ta được thể hiện ở câu nói này. Những việc thiện nhỏ rất <br />
đáng làm thì bỏ qua, nhưng những việc có hại cho người khác, thấy có hại ít nên cứ làm. <br />
Có những người rất nhiệt tình tham gia vào các buổi quyên góp từ thiện, nhưng lại vô tình <br />
trước những đứa trẻ lang thang, thậm chí đánh đuổi chúng khi chúng bán báo trước nhà. <br />
Chính những điều này đã tạo nên những tội ác lớn. Một cán bộ nhà nước nhận quà hối lộ, <br />
tự biện hộ cho mình rằng đó chỉ làm món quà nhỏ nhưng lại tiếp tay cho kẻ xấu làm bao <br />
nhiêu điều ác, gây hại cho nhân dân, đất nước. Những cán bộ công an tha hoá biến chất <br />
mà chúng ta vẫn đọc tên họ trên báo chí hàng ngày, chỉ vì những thú vui, những ham muốn <br />
cá nhân mà dung túng cho tội phạm để rồi ma tuý lên vào mọi ngóc ngách của xã hội, từ <br />
giảng đường, lớp học đến từng căn bếp và đã gây nên những thảm kịch gia đình, sự nhức <br />
nhối cho đạo đức xã hội xuống cấp. Sự vô tình hay cố ý của một việc ác nhỏ là tiền đề <br />
để tạo ra những tội ác lớn. Cha mẹ chị Tám Bính (trong Bỉ vỏ của Nguyên Hồng) vì sợ <br />
xấu hổ với làng nước, vì mấy đồng bạc đã dứt tình mẹ con của Bính, đã đang tâm bán đi <br />
đứa cháu ngoại mới lọt lòng, và từ đó đã đẩy cuộc đời Bính đến bi kịch, biến một cô gái <br />
hiền lành, cả tin thành một tay anh chị trong làng trộm cắp. Từ thương mình đến thương <br />
người, Mị đã dám cắt dây trói cứu A Phủ rồi cứu cả cuộc đời mình. Một bát cháo hành mà <br />
thị Nở nấu cho Chí ăn sau khi hắn tỉnh rượu, sự chăm sóc vụng về nhưng ân cần, chân <br />
thực của chị đã đánh thức phần người tốt đẹp tiềm ẩn rất sâu đằng sau bộ mặt con quỷ <br />
dữ làng Vũ đại. Và việc làm nhỏ bé ấy đã khiến Chí ý thức được giá trị của cuộc sống <br />
lương thiện. Chúng ta đang hàng ngày, hàng giờ vận động mọi người tham gia các hoạt <br />
động từ thiện nhưng chúng ta vẫn cứ vô tâm trước những việc nhỏ xung quanh mình. Bỏ <br />
rác đúng nơi quy định, tránh đường, nhường ghế ở nơi công cộng cho người già và trẻ em <br />
là những việc thiện nhưng liệu đã mấy ai quan tâm. Trong khi đó lại sẵn sàng hái cây, bẻ <br />
cành, án cắp của công...<br />
<br />
Xã hội tồn tại và phát triển bao giờ cũng có sự song hành giữa thiện và ác. Không bao giờ <br />
có thể xóa hết cái ác, song nếu mỗi người luôn ý thức được rằng chỉ nên làm điều thiện <br />
không nên là điều ác thì chắc rằng xã hội sẽ ngày càng tiến bộ hơn.<br />
<br />
<br />