intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Anh Đàn, Em Hát, Níu Xuân Xanh

Chia sẻ: Hoa Hue | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

56
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những thất bại lớn nhất của con người là không vượt qua được cái chết, trong đó tuổi già là một chặng đường tiên báo và là nỗi ám ảnh về giới hạn của sức khỏe, tư duy. Nếu anh còn trẻ như năm cũ Quyết đón em về sống với anh Những khi chiều vàng phơ phất đến
 Anh đàn, em hát níu xuân xanh 4 câu đầu của bài thơ “tình cầm” của Hoàng Cầm được Phạm Duy phổ nhạc nói lên sự tiếc nuối, đồng thời là một ước mơ....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Anh Đàn, Em Hát, Níu Xuân Xanh

  1. Anh Đàn, Em Hát, Níu Xuân Xanh Một trong những thất bại lớn nhất của con người là không vượt qua được cái chết, trong đó tuổi già là một chặng đường tiên báo và là nỗi ám ảnh về giới hạn của sức khỏe, tư duy. Nếu anh còn trẻ như năm cũ Quyết đón em về sống với anh Những khi chiều vàng phơ phất đến
 Anh đàn, em hát níu xuân xanh 4 câu đầu của bài thơ “tình cầm” của Hoàng Cầm được Phạm Duy phổ nhạc nói lên sự tiếc nuối, đồng thời là một ước mơ. Nếu anh còn trẻ như năm cũ. “Nếu” là điều kiện. Làm sao anh trẻ lại như năm cũ được. Thời gian đi qua, thời gian không trở lại. Nhưng đây là khát vọng - tuyệt vọng, mặc dù khát vọng chỉ mong đạt đến: “Quyết đón em về sống với anh”. Làm sao anh có thể trẻ lại được như năm cũ. Đời người: sinh, lão, bệnh, tử. Đó là những hoàn cảnh giới hạn mà con người không thể vượt qua. Kars Jaspers gọi là những Situations de limités. Ý thức là vô hạn, nhưng thân xác thì hữu hạn. Khát vọng “anh còn trẻ” là khát vọng tuyệt đối, khát vọng vô cùng. Như vậy chỉ còn cách? “Những khi chiều vàng, phơ phất đến. Anh đàn em hát níu xuân xanh” Từ “níu” làm tôi nghĩ tới sự luân chuyển của thời gian đồng thời nói lên sự cố gắng để kềm hãm tuổi thanh xuân, nghĩa là “thời gian ơi xin ngừng lại”.
  2. Làm thế nào để níu xuân xanh? - Anh đàn, Em hát. Bức tranh phác họa hạnh phúc rất dễ thương, đơn giản. Âm nhạc trở thành cứu cánh để con người sống trẻ. Âm nhạc có tác dụng, ảnh hưởng nhiều trong đời sống. Nó làm tiêu tan nỗi phiền muộn. Con người yêu đời hơn, trẻ trung hơn. Trong âm nhạc, nó chuyển tãi đến người nghe, người cảm thụ ngôn ngữ kép: ngôn ngữ của giai điệu, của nhạc (phối âm) và ngôn ngữ của tiếng nói. Nho giáo đề cao nhạc. Khổng Tử cho rằng nhạc là cầu nối của lễ. Đối với Kim Dung thì âm nhạc có sức mạnh ghê gớm, nó là nguồn chưởng lực mà kẻ nào không có nội công thâm hậu thì lục phủ ngủ tạng sẽ bị xé nát. Trong Anh hùng xạ điêu, chúng ta chứng kiến trận thư hùng giữa Hoàng Dược sư và Tây độc Âu Dương Phong trên đảo Đào hoa giữa hai nhạc cụ Tiếng sáo và tiếng Đàn giây. Sức mạnh phóng ra từ hai nhạc cụ làm cho cây cối gảy đỗ, và Quách Tỉnh phải vận dụng nội công để khỏi bị … hộc máu mồm. Ngôn ngữ âm nhạc làm cho con người gần nhau, xóa tan thành kiến ngộ nhận, hận thù. Biến thù thành bạn. Trong Tiếu ngạo Gang hồ, chúng ta cảm động biết bao khi Khúc Dương và Lưu Chính Phong kết bạn với nhau nhờ âm nhạc mà vì giáo phái bất đồng nên đành chết bên nhau. Nói tắt lại, âm nhạc có một vị trí quan trọng trong đời sóng của chúng ta. Ngày nay âm nhạc được dùng trong chữa bệnh. Y học khuyến khích bệnh nhân tim, mạch, huyết áp nghe nhạc cổ điển. Các thống kê cho thấy nhạc cổ điển là liệu pháp chữa trị có hiệu quả chứng lên huyết áp, chứng co thắt tim, tim rối loạn,… Âm nhạc được dùng để giáo dục cho trẻ, ngay cả khi còn trong bào thai. Âm nhạc làm cho con người yêu đời, sống động, xua tan các phiền muộn, có khả năng làm chậm sự lão hóa của các tế bào. Như vậy phải chăng âm nhạc làm cho con người kéo dài tuổi thanh xuân?
  3. Nói cho cùng thì con người không vượt qua được giới hạn của tuổi già và sự chết. Nó là bi kịch lớn của nhân loại. Triết học Tây phương với các trào lưu lớn đều bắt nguồn từ nỗi ám ảnh này: ám ảnh về cái chết. Tôi sống nghĩa là tôi đang chết. và Tuổi già là tiên báo cho cái chết gần kề. Tâm lý con người, ai cũng đều sợ chết. Chúng ta không quên câu chuyện của Lafontaine: Thần chết với lão tiều phu, đời sống lam lũ khổ sở khiến lão tiều phu ước ao được chết đi cho rảnh nợ. Bất ngờ thần chết xuất hiện, với lưởi hái và hỏi lão tiều phu: “nếu lão muốn chết thì ta sẽ thỏa mãn ý nguyện của lão”. Tiều phu sợ hãi xin được tiếp tục sống. Quyền lực, tiền tài danh vọng càng cao, con người càng sợ tuổi già, sợ chết. Tần Thủy Hoàng, khi đạt được tuyệt đỉnh quyền lực, ông nghĩ đến cái chết và sợ hãi, truyền cho người đi tìm thuốc trường sinh bất tử. Cuối cùng Tần Thủy Hoàng chết trong sự khủng hoảng tinh thần năm ông 49 tuổi. Chuyện cổ tích Nhật Bản “Giòng suối diệu kỳ” nói lên khát vọng được trẻ mãi, cho dù từ một bi kịch này chuyển sang một bi kịch khác. Lão tiều phu đốn cũi nhờ uống nước của một giòng suối diệu kỳ đã trẻ lại, thành một chàng trai tuấn tú. Bà vợ lão tiều phu, vì muốn trẻ hơn chồng đã ham hố, uống quá nhiều. Biến thành một đứa bé còn đỏ hõn. Bi kịch bắt đầu. Với người chồng, nàng là vợ nhưng đồng thời cũng là con!!! Ở Việt Nam, một giai cấp mới nở rộ, giai cấp tư sản đỏ, quyền lực đi đôi với tiền bạc, do đó họ phát sinh tâm trạng sợ chết. Chết vì bệnh tật, chết vì tuổi già. Từ đó họ cầu cứu đến một đấng thần linh, siêu hình giúp họ sống lâu. Hiện tượng cúng bái, cầu hồn, mê tín dị đoan hiện nay rất phổ biến tại VN, mà nhiều nhất chính là giai cấp tư bản đỏ, giới đại gia. Ngược lại với người ý thức một cách sáng suốt quy luật của tạo hóa, có sinh thì phải có tử. Con người trở nên cô đơn. Néron, đại đế La Mã quyền lực tột đỉnh, đốt thành La Mã rồi làm thơ và nhảy vào biển lửa tự tử.
  4. Lê Long Đĩnh giải trí bằng cách để mía trên đầu các nhà sư để róc. Nhà thơ Huy Cận, trước 1954, thời kỳ còn là một chàng trai lãng mạn, như lời tự tình: ”Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm Gió trăng ơi nay còn nhớ người chăng Hơn một lần chàng đã gửi cho trăng Nổi cô độc của hồn buồn không cớ” ý thức một cách sáng suốt nỗi cô đơn của mình, kêu gọi Thượng đế cho mình được chết: “Hởi Thượng đế, tôi cúi đầu trả lại Linh hồn tôi đà một kiếp đi hoang Sầu đã chín xin người thôi, hãy hái Nhận tôi di dù địa ngục hay thiên đường”. Nhạc sĩ Phạm Duy, thấy trước cõi chết và muốn được cùng tha nhân dìu nhau sang bên kia thế giới: “Dìu nhau sang bên kia thế giới 
Dìu nhau nương thân ven chín suối 
Dắt dìu về tới xa vời, đời đời 
Dìu nhau đưa nhau vào ngàn thu” Các nhà nho, các bậc tiền bối, thấu rõ luật tuần hoàn của tạo hóa, khi đang còn sống đã chuẩn bị cái chết cho mình. Họ mua quan tài trước để trong phòng ngủ, kê làm giường ngủ. Và nghệ sĩ, ca nhân càng ý thức cái chết, càng yêu cuộc sống biết bao nhiêu. 4 câu cuối của bài “Tình cầm” thật cảm động. Anh chỉ ước mơ, nếu có ngày nào em quay gót, lui về thăm lại bến thu xưa, ngôi nhà cũ “Thì đôi mái tóc không còn xanh nữa”, nhưng tình yêu của tôi vẫn tha thiết, nồng nàn như ngày nào. “Nếu có ngày nào em quay gót
  5. 
Lui về thăm lại bến thu xưa
 Thì đôi mái tóc không còn xanh nữa 
Mây bạc trăng vàng vẫn thướt tha”. Viễn cảnh được gặp em, được sống với em những thời khắc hạnh phúc, ở đó: Có mây bàng bạc gây thương nhớ 
Có ánh trăng vàng soi giấc mơ
 Có anh ngồi lại so phím cũ 
Mong chờ em hát khúc xuân xưa 
Nhưng thuyền em buộc trên sông hận
 Anh chẳng quay về với trúc tơ
 Ngày tháng tỳ bà vương ánh nguyệt 
Mộng héo bên sông vẫn đợi chờ
 Người già thường sống với kỉ niệm để níu kéo tuổi thanh xuân. Quá khứ là cuốn phim tái hiện: Ngôi nhà anh ở, không gian anh sống mang từng dấu tích của em, nào đâu tiếng nói, nụ cười của em, nào đâu những giờ khắc hạnh phúc bên nhau với lời ca tiếng nhạc. Tất cả, tất cả như vừa mới đây, trong khoảng khắc. 
Vậy mà …giờ đây, sự mong chờ bên sông đã héo úa theo năm tháng. 
 Tuy vậy anh vẫn chờ,cho dù,một ngày nàođó 
 Tất cả chỉ còn là hư vô cùng với những bài ca để lại. 
 «Mai sau dù có bao giờ 
 Đốt lò hương ấy, se tơ phím chùng» 
 Tuấn Nguyễn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2