intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của âm nhạc đối với người tham gia giao thông

Chia sẻ: Lý Mân Hạo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

35
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tham luận ảnh hưởng của âm nhạc đối với người tham gia giao thông. Các thể loại âm nhạc khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến hành vi điều khiển phương tiện của người tham gia giao thông. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của âm nhạc đối với người tham gia giao thông

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA ÂM NHẠC ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG Dương Nhựt Tiến Viện Kỹ thuật HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Đỗ Minh Triết TÓM TẮT Đề tài tham luận ảnh hưởng của âm nhạc đối với người tham gia giao thông. Các thể loại âm nhạc khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến hành vi điều khiển phương tiện của người tham gia giao thông. Qua bài tham luận này, người điều khiển phương tiện có thể lựa chọn được thể loại nhạc phù hợp để phát trong quá trình tham gia giao thông. 1 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ 1.1 Thực trạng chung Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu thị trường Q&Me vào năm 2015, có đến 29% người điều khiển xe máy nghe nhạc khi tham gia giao thông [1]. Con số này đối với người điều khiển ô tô có thể còn nhiều hơn. Họ mở nhạc để phá tan những âm thanh buồn chán trong suốt chặng đường dài, hoặc để có cảm giác thoải mái khi xe chạy trên mặt đường. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp tai nạn xảy ra liên quan đến việc nghe nhạc khi tham gia giao thông. Điển hình như tai nạn xảy ra vào ngày 6/12/2018, tài xế điều khiển xe tải do mở nhạc âm lượng quá lớn gây mất tập trung quan sát nên va chạm với xe máy khiến 1 người tử vong tại chỗ [2,3]. 1.2 Nguyên nhân Theo ước tính từ Cục Quản lý An toàn giao thông quốc lộ Mỹ (NHTSA), việc tài xế sử dụng điện thoại khi lái xe, trong đó việc dùng điện thoại để nghe nhạc chiếm 25% các vụ tai nạn vào năm 2017 [4]. Hiện nay, chúng ta có thể phân loại các bài hát theo nhiều cách, nhưng vẫn chưa thể kết luận được bài hát nào được khuyến cáo không nên nghe khi tham gia giao thông. Theo nghiên cứu từ Đại học Ben-Gurion chỉ ra rằng, nhịp độ bài hát có thể gián tiếp gây ra các vụ tai nạn. Cụ thể với mức nhạc có nhịp độ từ 120 nhịp/phút, khả năng xao nhãng của người tham gia tăng lên 5%. [5]. Một nghiên cứu khác từ Giáo sư Wu Chaozhong ở Đại học Công nghệ Vũ Hán chỉ ra rằng, nghe nhạc với âm lượng lớn hơn 60dB sẽ khiến người điều khiển xe không còn đủ khả năng để nhận biết các âm thanh bên ngoài. Cũng theo nghiên cứu này, cứ 5 người tham gia thì có 1 người nguy cơ cao khi mở nhạc có nhịp độ quá nhanh trong xe [6]. Theo một nghiên cứu khác đến từ Đại học London Metropolitian chỉ ra rằng, các bài nhạc có nhịp độ chậm vẫn có khả năng gây mất tập trung cho lái xe. Theo nghiên cứu, nhạc có giai điệu chậm làm chậm khả năng phản ứng của người tham gia. [7]. 178
  2. 2 GIẢI PHÁP 2.1 Các giải pháp tạm thời Trước mắt, cần hạn chế việc các phương tiện giao thông có mức loa quá lớn gây xao nhãng cho việc lái xe. Để thực hiện điều này, các kỹ thuật viên cần giới hạn mức âm lượng lớn nhất trên xe sao cho người điều khiển vẫn có thể tập trung lái xe khi đang thưởng thức bài nhạc yêu thích. Cụ thể, khoảng từ mức dưới 70dB (mức âm thanh đo được trên các đoạn đường cao tốc) có thể sẽ là lựa chọn hợp lý cho việc vừa có thể nghe được bài hát yêu thích mà vẫn có thể lái xe an toàn. Xây dựng danh sách bài hát gây tai nạn giao thông. Danh sách này có thể dựa trên thống kê các bài hát được phát khi xảy ra va chạm hoặc các bài hát có nhịp điệu quá nhanh [7]. Xây dựng danh sách bài hát một cách an toàn. Các bài hát không nên chỉ cùng một thể loại, một chủ đề, thay vào đó, nên đan xen nhiều thể loại khác nhau. Sau đây là một ví dụ về danh sách các bài hát được phát nhiều trên các phương tiện giao thông: Bảng 1. Một số bài hát trên các phương tiện giao thông Tên bài hát Nhạc sĩ Thể loại Nối vòng tay lớn Trịnh Công Sơn Fox Em đi tr n cỏ non Bắc Sơn Rhumba Tàu anh qua núi Thanh Hoa Disco Đất nước trọn niềm vui Hoàng Hà Disco Nỗi buồn mẹ tôi Minh Vy Ballad Sầu tím thiệp hồng Hoài Linh Bollero Xuân này con không về Trịnh Lâm Ngân Ballad Lệ đá Trần Trịnh Slow Rock L’Italiano Toto Cutugno Disco Take me to your heart Jascha Richer Slow Rock More than I can say Sonny Curtis Disco Llorando Se Fué Gonzalo Hermosa Ballad Vết thù tr n lưng ngựa hoang Phạm Duy Slow Rock Giọt buồn không t n Anh Bằng Bollero Bài không t n số 8 Vũ Thành An Jazz Chiều một mình qua phố Trịnh Công Sơn Jazz Tôi đưa em sang sông Y Vũ Slow Rock Đ m nằm mơ phố Việt Anh Blues Casablanca Bertie Higgins Ballad 179
  3. Danh sách này dựa trên việc phối hợp các dòng nhạc nhạc với nhau. Trong danh sách hiện ra một số dòng nhạc phổ biến như: Bolero, Disco, Slow Rock, Jazz, Ballad,… Việc xáo trộn nhiều thể loại nhạc không chỉ giúp tăng độ phong phú của danh sách bài hát, qua đó giúp người nghe không bị ‚ru ngủ‛ khi chỉ nghe nhàm chán một dòng nhạc duy nhất. Từ danh sách trên chỉ ra rằng, việc sử dụng các bài hát phù hợp góp phần giảm thiểu khả năng xảy ra các sự cố đáng tiếc một cách triệt để, giúp người điều khiển vẫn có thể lái xe an toàn trong lúc thưởng thức các bài hát yêu thích của mình. 2.2 Các giải pháp lâu dài Chúng ta không thể cấm người điều khiển nghe nhạc khi tham gia giao thông, nhưng có thể hạn chế các bài nhạc được phát trên phương tiện giao thông. Điều này cần một thời gian tương đối dài để người điều khiển quen và nhà sản xuất nhạc quen với việc các bài hát bị hạn chế trên phương tiện giao thông. Qua đó giúp giảm các sự cố giao thông xảy ra do việc người điều khiển mất tập trung vì nghe nhạc không phù hợp. Xây dựng các gờ giai điệu trên cao tốc. Nguyên lý hoạt động dựa trên việc bánh xe tiếp xúc với các gờ tạo ra một tần số đều và ổn định. Khi xe chạy với tốc độ cho phép, sự va chạm giữa bánh xe và mặt đường tạo ra một dải âm thanh giúp người điều khiển bớt đi sự căng thẳng quá mức. Ngược lại, khi vượt quá tốc độ quy định, âm thanh tạo ra sẽ ở mức chói tai không thể chấp nhận được, buộc người điều khiển tự giác giảm tốc độ về mức quy định. Thiết lập một chương trình có thể giới hạn mức âm lượng được phát trong xe hoặc tự động chuyển nhạc khi phát hiện bài hát có nhịp điệu quá nhanh. 3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Thông qua các giải pháp trên, người điều khiển phương tiện có thể vừa thưởng thức được bài hát yêu thích nhưng không làm ảnh hưởng đến các phương tiện xung quanh. Qua đó, một phần giúp thực hiện môi trường giao thông an toàn và hiệu quả, giảm thiểu các sự cố không đáng tiếc xảy ra trên đường do việc nghe nhạc không phù hợp gây nên. 4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM Thông qua bài tham luận, chúng ta nhận thấy rằng việc nghe nhạc là một nhu cầu phù hợp đối với người tham gia giao thông. Nhưng không vì thế mà điều này gián tiếp gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Việc gặp các sự cố không mong muốn có thể xảy ra nếu các bài nhạc được phát không phù hợp. 5 PHƯƠNG HƯỚNG, KẾT LUẬN Lọc ra các bài hát có tiết tấu quá nhanh và cao, qua đó cần hạn chế các bài hát này được phát trên phương tiện giao thông. Việc lọc ra các bài hát như vậy không thể thực hiện thủ công, bởi vì số lượng bài hát ngày một tăng nhưng sức người thì có hạn. Vì thế, cần có một phương tiện có thể lọc ra các bài nhạc được phát trên các phương tiện giao thông là cần thiết. 180
  4. Bản chất âm nhạc là vô tội, nhưng việc nghe nhạc không phù hợp khi tham gia giao thông gây sự cố là có tội. Người tham gia giao thông cần tự giác lựa chọn các bài hát phù hợp trước khi có một phương pháp giúp người nghe lọc ra các bài hát là cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://qandme.net/vi/baibaocao/Nguoi-Viet-thuong-thuc-am-nhac-the-nao.html [2] https://tuoitre.vn/lai-tai-nan-chet-nguoi-tren-cau-vuot-nga-3-hue-o-da-nang- 20181206185405947.htm [3] https://vnexpress.net/nghe-nhac-lon-khi-lai-xe-tai-xe-tong-chet-nguoi-3950777.html [4] The National Highway Traffic Safety Administration, Distracted Driving in Fatal Crashes, 2017. [5] Warren Brodsky, The effects of music tempo on simulated driving performance and vehicular control, 2013, Ben-Gurion University. [6] Wu ChaoZhong, The Effect of Natural Sounds and Music on Driving Performance and Physiological, 2017, Wuhan University of Technology. [7] https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_car_crash_songs [8] https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/nhac-khong-loi-co-the-gay-tai-nan-xe-hoi-105123.html [9] http://www.rfi.fr/vi/tong-hop/20120910-nghe-nhac-hay-hat-khi-lai-xe-mot-thoi-quen-nguy- hiem [10] Dana Olivieri and Eugene Chekaluk, Music genre induced driver aggression: A case of media delinquency and risk-promoting popular culture, 2017, Macquarie University. 181
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2