intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của axít gibberellic (GA3) đến các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất lạc (Arachis hypogaea L.) ở Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

60
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, việc nghiên cứu ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng trên đối tượng cây lạc ở Thừa Thiên Huế còn rất ít. Trong phạm vi bài báo này, các tác giả trình bày kết quả nghiên cứu mới về ảnh hưởng của việc xử lý GA3 ở các nồng độ và thời kỳ khác nhau đến sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất lạc, góp phần hoàn thiện quy trình trồng lạc năng suất cao ở Thừa Thiên Huế nói riêng và những vùng có điều kiện đất đai, khí hậu tương tự.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của axít gibberellic (GA3) đến các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất lạc (Arachis hypogaea L.) ở Thừa Thiên Huế

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011<br /> ẢNH HƯỞNG CỦA AXÍT GIBBERELLIC (GA3)<br /> ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LẠC<br /> (Arachis hypogaea L.) Ở THỪA THIÊN HUẾ<br /> Nguyễn Đình Thi, Lê Văn Tiếp<br /> Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Xử lý bổ sung GA3 đã ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất<br /> nhiều đối tượng cây trồng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sử dụng GA3 cho cây lạc trồng trên đất<br /> cát Thừa Thiên Huế cho đến nay vẫn chưa được quan tâm. Thí nghiệm này được tiến hành tại<br /> Trung tâm Nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ đã thu được một số kết quả mới: 1) Xử lý bổ sung GA3 ở<br /> nồng độ 10 - 20 ppm làm tăng các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và các yếu tố cấu thành năng<br /> suất, năng suất lạc ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng; 2) Năng suất kinh tế lạc tăng<br /> tới 10,25 – 15,77%; 3) Xử lý ngâm hạt giống trước khi gieo ở nồng độ 20 ppm có tác dụng tăng<br /> sinh trưởng và năng suất kinh tế lạc cao hơn so với các nồng độ và thời kỳ xử lý khác.<br /> Từ khoá: Lạc, GA3, sinh trưởng và năng suất quả.<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây trồng phổ biến, là cây công nghiệp ngắn ngày,<br /> cây lấy dầu đồng thời là cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao, có tác dụng cải tạo đất, có<br /> thể trồng trên nhiều loại đất và địa hình khác nhau [1], [2].<br /> Tỉnh Thừa Thiên Huế có rất nhiều tiềm năng để phát triển cây lạc. Tuy nhiên,<br /> năng suất và sản lượng vẫn còn thấp dưới 20,0 tạ/ha năm 2007. Một trong những yếu tố<br /> hạn chế chính là điều kiện tự nhiên khắc nhiệt làm cho sự sinh trưởng và tạo năng suất<br /> của cây lạc gặp nhiều khó khăn, người sản xuất chưa mạnh dạn áp dụng các biện pháp<br /> kỹ thuật mới đặc biệt là các chất điều hòa sinh trưởng [4], [6], [7].<br /> Hiện nay, việc nghiên cứu ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng trên đối tượng<br /> cây lạc ở Thừa Thiên Huế còn rất ít [3]. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi trình bày<br /> kết quả nghiên cứu mới về ảnh hưởng của việc xử lý GA3 ở các nồng độ và thời kỳ khác<br /> nhau đến sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất lạc, góp phần hoàn thiện quy<br /> trình trồng lạc năng suất cao ở Thừa Thiên Huế nói riêng và những vùng có điều kiện<br /> đất đai, khí hậu tương tự.<br /> <br /> 131<br /> <br /> 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu<br /> 2.1. Vật liệu nghiên cứu<br /> Giống lạc: L14, đây là giống đang được sản xuất phổ biến ở miền Trung.<br /> Hóa chất sử dụng: GA3 loại chứa 10 % hoạt chất của Công ty Nông dược Điện<br /> Bàn [5].<br /> 2.2. Nội dung nghiên cứu<br /> Nghiên cứu ảnh hưởng của việc xử lý GA3 với các nồng độ và thời kỳ khác nhau<br /> đến sinh trưởng phát triển, năng suất lạc ở Thừa Thiên Huế.<br /> 2.3. Phương pháp nghiên cứu<br /> Các nồng độ GA3 xử lý: 0 ppm (đ/c); 10 ppm; 20 ppm; 30 ppm; 40 ppm; 50 ppm.<br /> Các thời kỳ xử lý: ngâm hạt; phun lên lá ở thời kỳ cây con (3 - 4 lá); ra hoa rộ và<br /> sau tắt hoa 4 - 5 ngày.<br /> Nội dung nghiên cứu gồm 4 thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm được bố trí theo<br /> phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại.<br /> Chỉ tiêu nghiên cứu: chiều cao thân chính, chiều dài cành cấp 1, số lượng và<br /> khối lượng quả trên cây, khối lượng 100 quả và khối lượng 100 hạt, tích lũy chất khô,<br /> năng suất kinh tế. Mỗi chỉ tiêu được xác định theo phương pháp tương ứng, đang được<br /> sử dụng để nghiên cứu cây lạc.<br /> Số liệu thô được xử lý thống kê sinh học theo chương trình Excel và MSTATC.<br /> 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br /> 3.1. Ảnh hưởng của GA3 đến chiều cao thân chính cây lạc<br /> Trong các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng phát triển thì chiều cao thân chính là chỉ<br /> tiêu tổng hợp phản ánh khái quát về khả năng sinh trưởng phát triển của cây lạc. Trong<br /> điều kiện ở miền Trung và trên giống lạc L14, sự sinh trưởng chiều cao thân chính mạnh<br /> hay yếu thể hiện sức sống và khả năng chống chịu của cây lạc trong điều kiện trồng trọt<br /> cụ thể.<br /> Bảng 1. Ảnh hưởng của GA3 đến chiều cao thân chính cây lạc<br /> <br /> Nồng độ xử lý<br /> (ppm)<br /> <br /> Chiều cao thân chính khi xử lý GA3 ở thời kỳ ... (cm/cây)<br /> Hạt<br /> <br /> Trước ra hoa<br /> <br /> Ra hoa<br /> <br /> Sau ra hoa<br /> <br /> 0 (đ/c)<br /> <br /> 30,23 b<br /> <br /> 31,13 d<br /> <br /> 30,43 b<br /> <br /> 30,40 a<br /> <br /> 10<br /> <br /> 33,47 a<br /> <br /> 34,10 ab<br /> <br /> 31,90 a<br /> <br /> 30,73 a<br /> <br /> 132<br /> <br /> 20<br /> <br /> 33,43 a<br /> <br /> 34,57 a<br /> <br /> 31,90 a<br /> <br /> 31,83 a<br /> <br /> 30<br /> <br /> 32,93 a<br /> <br /> 33,43 bc<br /> <br /> 29,30 b<br /> <br /> 31,27 a<br /> <br /> 40<br /> <br /> 32,70 a<br /> <br /> 32,50 c<br /> <br /> 29,67 b<br /> <br /> 30,27 a<br /> <br /> 50<br /> <br /> 30,23 b<br /> <br /> 31,60 d<br /> <br /> 29,73 b<br /> <br /> 30,50 a<br /> <br /> LSD0,05<br /> <br /> 1,494<br /> <br /> 1,035<br /> <br /> 1,196<br /> <br /> 1,598<br /> <br /> Kết quả ở bảng 1 cho thấy: Nhìn chung, xử lý GA3 ở các thời kỳ khác nhau đã<br /> ảnh hưởng theo hướng tăng chiều cao thân chính ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối<br /> chứng tại các nồng độ xử lý 10 – 30 ppm. Kết quả hoàn toàn phù hợp vì GA3 là chất<br /> kích thích sinh trưởng có tác dụng giãn tế bào theo chiều dọc. Khi sử dụng GA3 ở nồng<br /> độ cao lại có tác dụng kìm hãm chiều cao thân chính. Ở thời kỳ sau ra hoa, xử lý GA3 ít<br /> có tác dụng tăng chiều cao thân chính lạc.<br /> 3.2. Ảnh hưởng của GA3 đến số cành và chiều dài cành cấp một của cây lạc<br /> Cành cấp 1 có thể phát sinh từ đốt thứ 1 đến đốt thứ 6 trên thân chính, nhưng<br /> thường chỉ từ đốt thứ 1 đến thứ 4 mới mang quả chắc, hơn 60 % số quả chắc trên cây<br /> nằm trên cành cấp 1. Khi cây lạc có 2 đến 3 lá thật thì tại 2 nách lá mầm cành xuất hiện,<br /> đây là cặp cành cấp 1 đầu tiên, cặp cành này có khả năng sinh trưởng tương đương với<br /> thân chính và mang quả chắc nhiều nhất. Để cây lạc có thể cho năng suất kinh tế cao,<br /> việc tác động tăng số cành trên cây là rất cần thiết.<br /> Bảng 2. Ảnh hưởng của GA3 đến số cành cấp 1 của cây lạc<br /> <br /> Số cành cấp 1 khi xử lý GA3 ở thời kỳ ... (cành/cây)<br /> <br /> Nồng độ xử lý<br /> (ppm)<br /> <br /> Hạt<br /> <br /> Trước ra hoa<br /> <br /> Ra hoa<br /> <br /> Sau ra hoa<br /> <br /> 0 (Đ/C)<br /> <br /> 4,13 d<br /> <br /> 4,26 bc<br /> <br /> 4,13 b<br /> <br /> 4,13 a<br /> <br /> 10<br /> <br /> 4,46 b<br /> <br /> 4,46 ab<br /> <br /> 4,06 b<br /> <br /> 4,20 a<br /> <br /> 20<br /> <br /> 4,66 a<br /> <br /> 4,73 a<br /> <br /> 4,53 a<br /> <br /> 4,13 a<br /> <br /> 30<br /> <br /> 4,66 a<br /> <br /> 4,46 ab<br /> <br /> 4,50 a<br /> <br /> 4,20 a<br /> <br /> 40<br /> <br /> 4,33 c<br /> <br /> 4,40 b<br /> <br /> 4,50 a<br /> <br /> 4,20 a<br /> <br /> 50<br /> <br /> 4,16 d<br /> <br /> 4,06 c<br /> <br /> 4,13 b<br /> <br /> 4,16 a<br /> <br /> LSD0,05<br /> <br /> 0,131<br /> <br /> 0,271<br /> <br /> 0,154<br /> <br /> 0,124<br /> <br /> Kết quả ở bảng 2 cho thấy, ngâm hạt trước khi gieo và phun lên lá thời kỳ trước<br /> ra hoa và ra hoa đã có tác dụng tăng số cành cấp 1, nồng độ xử lý từ 10 – 30 ppm đã<br /> tăng số cành cấp 1 ở mức sai khác có ý nghĩa.<br /> 133<br /> <br /> Bảng 3. Ảnh hưởng của GA3 đến chiều dài cành cấp 1 của cây lạc<br /> <br /> Nồng độ xử lý<br /> (ppm)<br /> <br /> Chiều dài cành cấp 1 khi xử lý GA3 ở thgời kỳ ... (cm/cành)<br /> Hạt<br /> <br /> Trước ra hoa<br /> <br /> Ra hoa<br /> <br /> Sau ra hoa<br /> <br /> 0 (đ/c)<br /> <br /> 26,40 b<br /> <br /> 28,27 c<br /> <br /> 26,90 c<br /> <br /> 26,80 b<br /> <br /> 10<br /> <br /> 32,53 a<br /> <br /> 33,60 b<br /> <br /> 32,70 b<br /> <br /> 33,13 a<br /> <br /> 20<br /> <br /> 35,17 a<br /> <br /> 35,03 ab<br /> <br /> 31,53 b<br /> <br /> 34,20 a<br /> <br /> 30<br /> <br /> 34,37 a<br /> <br /> 36,30 a<br /> <br /> 34,73 a<br /> <br /> 33,20 a<br /> <br /> 40<br /> <br /> 34,07 a<br /> <br /> 34,03 a<br /> <br /> 31,57 b<br /> <br /> 34,20 a<br /> <br /> 50<br /> <br /> 28,10 b<br /> <br /> 29,27 c<br /> <br /> 27,27 c<br /> <br /> 27,43 b<br /> <br /> LSD0,05<br /> <br /> 2,520<br /> <br /> 1,546<br /> <br /> 1,861<br /> <br /> 1,876<br /> <br /> Chiều dài cành cấp 1 là chỉ tiêu quan trọng có liên quan chặt chẽ đến số quả và<br /> khối lượng quả sau này vì nó vừa là cơ quan chính mang quả và mang lá để quang hợp.<br /> Chiều dài cành cấp 1 dài hay ngắn quá đều không có lợi. Để lạc có thể cho năng suất<br /> kinh tế cao, việc tác động làm tăng chiều dài cành cấp 1 ở mức phù hợp giúp cho cây<br /> sinh trưởng phát triển tốt, tránh lốp đổ, góp phần làm tăng năng suất. Kết quả ở bảng 3<br /> cho thấy, xử lý GA3 nồng độ 10 – 20 ppm có tác dụng tăng chiều dài cành rõ rệt.<br /> 3.3. Ảnh hưởng của GA3 đến sự tích lũy vật chất khô của cây lạc<br /> Kết quả ở bảng 4 cho thấy: dùng GA3 xử lý hạt ở nồng độ 10 – 20 ppm đã giúp<br /> cây tăng tích lũy chất khô ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng và các công thức<br /> khác.<br /> Bảng 4. Ảnh hưởng của GA3 đến khối lượng khô ở thời kỳ thu hoạch của cây lạc<br /> <br /> Nồng độ xử lý<br /> (ppm)<br /> <br /> Khối lượng chất khô khi xử lý GA3 ở thời kỳ ... (g/cây)<br /> Hạt<br /> <br /> Trước ra hoa<br /> <br /> Ra hoa<br /> <br /> Sau ra hoa<br /> <br /> 0 (đ/c)<br /> <br /> 7,83 d<br /> <br /> 8,87 ab<br /> <br /> 8,76 ab<br /> <br /> 8,64 b<br /> <br /> 10<br /> <br /> 9,26b c<br /> <br /> 8,23 b<br /> <br /> 10,59 a<br /> <br /> 9,02 ab<br /> <br /> 20<br /> <br /> 11,38 a<br /> <br /> 9,74 a<br /> <br /> 11,24 a<br /> <br /> 10,56 a<br /> <br /> 30<br /> <br /> 10,11 b<br /> <br /> 8,59 ab<br /> <br /> 10,07 ab<br /> <br /> 8,67 b<br /> <br /> 40<br /> <br /> 8,077 cd<br /> <br /> 8,03 b<br /> <br /> 9,49 ab<br /> <br /> 8,38 b<br /> <br /> 50<br /> <br /> 9,03 bcd<br /> <br /> 8,06 b<br /> <br /> 8,31 b<br /> <br /> 8,61 b<br /> <br /> LSD0,05<br /> <br /> 1,227<br /> <br /> 1,187<br /> <br /> 3,665<br /> <br /> 1,598<br /> <br /> 134<br /> <br /> Như vậy, cây lạc trồng ở Thừa Thiên Huế khi được xử lý GA3 ở nồng độ hợp lý<br /> sẽ tăng cường quá trình tổng hợp và tích lũy vật chất khô. Đây là điều kiện quan trọng<br /> để tăng sinh khối và năng suất lạc.<br /> 3.4. Ảnh hưởng của GA3 đến số quả và khối lượng quả chắc trên cây lạc<br /> Số quả chắc trên cây lạc là chỉ tiêu quan trọng, phụ thuộc vào sự tác dộng của<br /> nhiều yếu tố diễn ra từ khi lạc có 3 lá thật đến lúc thu hoạch. Khi lạc có 3 lá thật mầm<br /> hoa đã hình thành và số hoa trên cây được quyết định ở thời kỳ này. Việc kết hợp biện<br /> pháp kỹ thuật cùng với sử dụng hợp lý chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng tăng số<br /> hoa hữu hiệu và số quả chắc.<br /> Bảng 5. Ảnh hưởng của GA3 đến số quả chắc trên cây lạc<br /> <br /> Số quả chắc trên cây khi xử lý GA3 ở thời kỳ ... (quả)<br /> <br /> Nồng độ xử lý<br /> (ppm)<br /> <br /> Hạt<br /> <br /> Trước ra hoa<br /> <br /> Ra hoa<br /> <br /> Sau ra hoa<br /> <br /> 0 (đ/c)<br /> <br /> 9,20 c<br /> <br /> 9,13 e<br /> <br /> 9,06 c<br /> <br /> 8,66 c<br /> <br /> 10<br /> <br /> 13,40 ab<br /> <br /> 14,53 ab<br /> <br /> 15,87 a<br /> <br /> 14,87 a<br /> <br /> 20<br /> <br /> 14,53 a<br /> <br /> 15,58 a<br /> <br /> 11,67 b<br /> <br /> 12,67 ab<br /> <br /> 30<br /> <br /> 13,13 ab<br /> <br /> 13,67 bc<br /> <br /> 10,60 bc<br /> <br /> 11,27 b<br /> <br /> 40<br /> <br /> 12,07 b<br /> <br /> 12,27 cd<br /> <br /> 10,33 bc<br /> <br /> 9,73 c<br /> <br /> 50<br /> <br /> 9,93 c<br /> <br /> 10,53 de<br /> <br /> 9,80 c<br /> <br /> 9,86 c<br /> <br /> LSD0,05<br /> <br /> 1,511<br /> <br /> 1,792<br /> <br /> 2,192<br /> <br /> 2,25<br /> <br /> Kết quả ở bảng 5 cho thấy, xử lý ở nồng độ từ 10 – 30 ppm đã tăng số quả chắc<br /> ở mức sai khác có ý nghĩa so với đối chứng. Ở nồng độ xử lý 40 – 50 ppm, số quả chắc<br /> có xu hướng giảm ở tất cả các thời kỳ. Xử lý GA3 ở thời kỳ số sau ra hoa vẫn có tác<br /> dụng tăng số quả chắc chứng tỏ GA3 còn ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển và tích<br /> lũy vật chất về quả và hạt. Thời kỳ xử lý cho hiệu quả là ngâm hạt và phun lên lá trước<br /> ra hoa.<br /> Bảng 6. Ảnh hưởng của GA3 đến khối lượng quả chắc trên cây lạc<br /> <br /> Nồng độ xử lý<br /> (ppm)<br /> <br /> Khối lượng quả chắc khi xử lý GA3 ở thời kỳ ... (g/cây)<br /> Hạt<br /> <br /> Trước ra hoa<br /> <br /> Ra hoa<br /> <br /> Sau ra hoa<br /> <br /> 0 (đ/c)<br /> <br /> 12,04 d<br /> <br /> 12,32 b<br /> <br /> 12,60 c<br /> <br /> 12,01 c<br /> <br /> 10<br /> <br /> 13,01 ab<br /> <br /> 12,72 b<br /> <br /> 13,17 b<br /> <br /> 13,29 a<br /> <br /> 20<br /> <br /> 13,93 a<br /> <br /> 14,22 a<br /> <br /> 13,89 a<br /> <br /> 12,88 b<br /> <br /> 135<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1