YOMEDIA
ADSENSE
Ảnh hưởng của Bitcoin đến nền kinh tế hiện nay
68
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết cho thấy ngày nay trên thế giới tiền tệ kỹ thuật số (cryptocurrency hay crypto), được tạo bởi các thuật toán mã hóa phức tạp dựa trên các phần mềm mã nguồn mở. Tiền tệ kỹ thuật số được giao dịch mua bán hoàn toàn trên môi trường internet và không chịu sự quản lý của bất cứ cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của Bitcoin đến nền kinh tế hiện nay
- ẢNH HƯỞNG CỦA BITCOIN ĐẾN NỀN KINH TẾ HIỆN NAY Võ Thị Bích Liểu, Nguyễn Phan Thanh Thảo, Trần Thị Như Ý Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Phan Quan Việt TÓM TẮT Ngày nay trên thế giới tiền tệ kỹ thuật số (cryptocurrency hay crypto), được tạo bởi các thuật toán mã hóa phức tạp dựa trên các phần mềm mã nguồn mở. Tiền tệ kỹ thuật số được giao dịch mua bán hoàn toàn trên môi trường internet và không chịu sự quản lý của bất cứ cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào. Tiền tệ kỹ thuật số có hàng nghìn loại khác trong đó nổi bật nhất vẫn là Bitcoin còn tất cả những đồng tiền còn lại có tên gọi chung là Altcoin được tạo bởi các thuật toán khác nhau nhưng vẫn dựa vào nền tảng chính của “anh cả” trong làng coin là Bitcoin. Một số đồng tiền kỹ thuật số phổ biến như Ethereum, Ripple, Litecoin, Monero, DASH, IOTA,... Có thể xác định gốc của tiền tệ kỹ thuật số là tiền ảo nhưng đang phát triển để có nhiều đặc điểm của tiền điện tử như khả năng chuyển đổi thành tiền pháp định, khả năng thanh toán, còn khả năng tích trữ giá trị thì ít hơn (do luôn biến động nhiều). Hiện nay tiền tệ kỹ thuật số đang được phát triển theo hướng khai thác những lợi thế, ưu điểm của công nghệ chuỗi khối - blockchain (như chi phí giao dịch thấp, độ an toàn bảo mật cao, tiện lợi, nhanh chóng...) hơn là theo hướng sử dụng đồng tiền kỹ thuật số như 1 đồng tiền thực sự. Từ khóa: blockchain, Bitcoin, thuật toán, tiền tệ kỹ thuật số. 1 TỔNG QUAN VỀ BITCOIN HIỆN NAY 1.1 Sự xuất hiện của Bitcoin Vào năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra do bong bóng bất động sản Mỹ. Kéo theo là Lehman Brothers - ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Hoa Kỳ tuyên bố phá sản với khoản nợ 619 tỷ USD. Nền kinh tế Hoa Kỳ và thế giới chao đảo. Hàng loạt các hệ lụy thất nghiệp, doanh nghiệp phá sản,... Sự hoài nghi về hệ thống ngân hàng truyền thống dấy lên từ đây. Vào thời điểm ấy, tên miền Bitcoin.org được đăng ký vào 18/08/2008. Ngày 31/10/2008, Whitepaper của Bitcoin được phát hành bởi một nhân vật có bí danh là Satoshi Nakamoto. Ngày 03/01/2009 Genesis Block - khối đầu tiên trên Blockchain của Bitcoin ra đời. Lần đầu tiên đồng tiền không chịu sự kiểm soát của chính phủ hay ngân hàng trung ương ra đời. 2278
- 1.2 Khái niệm Bitcoin (ký hiệu là BTC, XBT) được cha đẻ của nó gọi là “A Peer-to-Peer Electronic Cash System”. Tức là hệ thống tiền điện tử ngang hàng. Bitcoin là một loại tiền điện tử, hay còn gọi tên khác là tiền tệ kỹ thuật số (tiền mã hóa, tiền ảo, tiền số) phân cấp. Nếu xét dưới góc độ của người dùng thì nó khá giống với các loại tiền trên các ví điện tử như: Momo, Airpay,... mà mọi người hay sử dụng. Nhưng điểm khác biệt của nó chính là sự phi tập trung. Hình 1. Khái niệm về Bitcoin 1.3 Bitcoin trên cơ sở của công nghệ blockchain Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền mặt được giám sát chặt chẽ. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó. Blockchain đầu tiên được phát minh và thiết kế bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008 và được thực hiện hóa vào năm sau đó như một phần cốt lõi của Bitcoin, khi công nghệ blockchain đóng vai trò như một cuốn sổ cái cho tất cả giao dịch. Qua việc sử dụng mạng lưới ngang hàng và một hệ thống dữ liệu phân cấp, Bitcoin blockchain được quản lý tự động. Việc phát minh ra blockchain cho Bitcoin đã làm cho nó trở thành loại tiền kỹ thuật số đầu tiên giải quyết được vấn đề double spending (chi tiêu gian lận khi 1 lượng tiền được dùng 2 lần). Công nghệ này của Bitcoin đã trở thành nguồn cảm hứng cho một loạt các ứng dụng khác. 2279
- 1.4 Ưu điểm của Bitcoin Theo các chuyên gia hàng đầu đánh giá thì sự ra đời của Bitcoin đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử về hình thức thanh toán điện tử. Bitcoin mang những ưu điểm vô cùng lớn và hơn hẳn những đồng tiền khác: 1.4.1 Thuận tiện trong giao dịch Nếu như với các ngân hàng hay dịch vụ thanh toán online (trung gian giao dịch) thường sẽ có một giới hạn về chuyển và nhận tiền trong ngày cũng như thời gian. Nhưng với Bitcoin thì hoàn toàn không có. Người dùng có thể gửi tùy ý với số lượng không giới hạn, ở bất cứ nơi đâu trên thế giới vào bất cứ thời gian nào cho người thân, bạn bè mà không có ai quản lý được số tiền bạn gửi. 1.4.2 Bitcoin không thể làm giả Một ưu điểm tiếp theo của Bitcoin chính là không làm giả được, bởi Bitcoin không tồn tại dưới dạng vật chất như những loại tiền khác. Hơn nữa việc kiểm định Bitcoin cũng không tốn phí nào trong khi vang là rất cao. 1.4.3 Bảo mật cao và rất an toàn Mọi thông tin giao dịch Bitcoin đều được hiển thị trên internet nhưng danh tính người giao dịch không xuất hiện nên tính bảo mật thông tin rất cao. Tính tới thời điểm hiện tại thì giao thức Bitcoin vẫn chưa hề có một lỗ hổng bảo mật nào để làm mất Bitcoin của người dùng. 1.4.4 Chi phí giao dịch cực thấp Hình 2. Chi phí giao dịch cực thấp 2280
- Do không có bên trung gian nào quản lý việc giao dịch Bitcoin nên chi phí bằng 0. Người dùng chỉ mất phí xử lý giao dịch trên các hệ thống nhưng nó là rất thấp. Một giao dịch chuyển 49552 BTC (~480 triệu USD) chuyển đi chỉ mất khoảng 0,18 USD. Một giao dịch hàng trăm triệu USD mà mất phí chưa tới 5.000 VND nữa. 1.4.5 Bảo vệ môi trường Đồng tiền Bitcoin không phải sử dụng hóa chất in ấn hay khai thác để tạo ra nó nên rất an toàn với môi trường. Hệ thống máy tính xử lý giao dịch Bitcoin tiêu tốn ít điện năng hơn nhiều so với hệ thống tài chính hiện tại. 1.4.6 Tiềm năng phát triển thương mại điện tử Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp, công ty, cửa hàng cho phép sử dụng Bitcoin để thanh toán hóa đơn. Mọi giao dịch Bitcoin không thể hoàn trả hay đảo ngược lại, nên mọi tình trạng gian lận đều vô ích. 1.5 Nhược điểm của Bitcoin Mặc dù Bitcoin có rất nhiều ưu điểm nhưng không có gì là hoàn hảo cả. Những nhược điểm của đồng tiền này có thể kể đến như: 1.5.1 Số lượng người dùng chưa nhiều Bitcoin chủ yếu được sử dụng ở những nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc,...còn ở những quốc gia không phát triển hay đang phát triển như Việt Nam thì việc sử dụng tiền giấy, vàng đã quá quen thuộc. Và đa số người dân không am hiểu về những đồng tiền điện tử. Một số nhóm người chưa đủ kiến thức, chưa biết Bitcoin là gì thì lại cho rằng Bitcoin là ảo không đáng tin cậy. Nên họ vẫn còn e dè và lo ngại khi sử dụng tiền Bitcoin. 1.5.2 Không dễ để sử dụng Bitcoin Nếu không có kiến thức về công nghệ và tìm hiểu thực sự về Bitcoin thì khó có thể sử dụng cũng như giao dịch nó. Như đã trình bày ở phần trên để sử dụng loại tiền này người dùng cần tạo 1 ví Bitcoin, và đổi nó sang tiền mặt. Vì vậy người không biết gì về công nghệ thông tin cần người có kinh nghiệm chỉ dẫn để thực hiện các công việc này. 1.5.3 Giá Bitcoin thường biến động Cũng giống như dollar, euro, vàng hay thị trường chứng khoán, Bitcoin cũng biến động theo thời gian thực. 2281
- Lúc tăng mạnh, lúc thì giảm mạnh, hầu hết các biến động trên thế giới có ảnh hưởng đến đồng tiền điện tử đều có thể làm giá Bitcoin biến động. Ví dụ thời điểm mới phát hành Bitcoin giá của nó chỉ ở khoảng vài dollar nhưng ở thời điểm hiện tại giá 1 Bitcoin lên đến $1000. 1.5.4 Hacker, tội phạm rửa tiền lộng hành Chính vì hình thức giao dịch Bitcoin không được kiểm soát nên đã được nhiều nhóm đối tượng tội phạm sử dụng đồng tiền này như một phương thức giao dịch. Hacker cũng có thể tìm và tấn công nhiều sàn Bitcoin và đánh cắp. Bên cạnh đó nạn rửa tiền cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. 2 ẢNH HƯỞNG CỦA BITCOIN ĐẾN NỀN KINH TẾ 2.1 Nền kinh tế thế giới 2.1.1 Ảnh hưởng tiêu cực Bên cạnh những tác động tích cực vừa nêu, dưới đây là một số tác động tiêu cực của Bitcoin. Để khai thác Bitcoin, cần sử dụng hệ thống máy tính kỹ thuật với năng suất cao nhất, hoạt động suốt 24 giờ. Nhu cầu về lượng điện cần để cung cấp cho các giao dịch mua bán và đào Bitcoin cần duy trì ổn định, tạo ra áp lực lớn trong ngành điện, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bầu khí quyển. Lấy ví dụ từ hãng xe điện tesla (Trung Quốc), hãng xe điện của Elon Musk đặt sứ mệnh "đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của thế giới sang năng lượng bền vững". Ngay cả ở Trung Quốc, trung bình một chiếc xe điện có thể tạo lượng khí thải carbon thấp hơn 35% so với xe động cơ đốt trong trong suốt vòng đời. "Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ thay đổi nếu các khách hàng thanh toán chiếc xe điện đó bằng Bitcoin", nhà báo Denning bình luận. Để đào nhiều Bitcoin hơn, độ phức tạp của các thuật toán phải tăng dần, đòi hỏi sức mạnh tính toán ngày càng lớn. Năng lượng cần tiêu thụ cứ thế nhiều thêm. Theo Digicomist, một nền tảng theo dõi tác động của những xu hướng kỹ thuật số, mức tiêu thụ điện của mạng lưới Bitcoin tăng 8 lần chỉ trong vỏn vẹn bốn năm qua. Tiền kỹ thuật số dựa trên thuật toán máy tính, vì thế hacker có thể "móc túi" khách hàng bất cứ lúc nào và không ai biết lúc nhà đầu tư chốt lời. Mặt khác, với đặc tính ẩn danh người sử dụng, Bitcoin trở thành phương tiện rửa tiền hoàn hảo. Do đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin không chịu sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức hay chính phủ nào, nên việc áp dụng các chính sách tiền tệ đối với Bitcoin là hoàn toàn không xảy ra. Bitcoin có thể đưa nền kinh tế của một đất nước tăng lên vượt bậc, nhưng cũng có thể khiến cho đất nước ấy rơi vào khủng hoảng. 2282
- 2.1.2 Ảnh hưởng tích cực Giảm sự phụ thuộc vào tiền Fiat. Là một loại tiền tệ phi tập trung và hoạt động độc lập, Bitcoin không có bất kỳ vấn đề kinh tế và chính trị nào thường có thể ảnh hưởng như các loại tiền tệ truyền thống. Đây là điểm đặc biệt mà Bitcoin được thiết kế để trở thành một loại tiền kỹ thuật số có thể thay thế cho tiền ủy quyền hoặc tiền định danh. Ngày nay, khách hàng đã trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào chuyển khoản kỹ thuật số (vì nó thuận tiện theo nhiều nghĩa đặc biệt là tốc độ giao dịch) như một phương tiện tiện dụng để thanh toán cho các sản phẩm và dịch vụ. Sử dụng Bitcoin làm phương thức thanh toán có thể làm giảm sự phụ thuộc vào tiền truyền thống hoặc ủy quyền. Khuyến khích giao dịch ở nước ngoài. Hiện nay, vì rất nhiều người sống ở các quốc gia trên thế giới có nền kinh tế chưa phát triển vẫn không có tài khoản ngân hàng. Bitcoin xuất hiện nhằm giải quyết vấn đề đó trong việc gắn kết họ với nền kinh tế internet toàn cầu. Theo cách đó, những người sống ở các nước kém phát triển có kết nối với internet sẽ có thể tham gia vào nền kinh tế thế giới nhờ những gì cần thiết chỉ là một ví kỹ thuật số để thực hiện giao dịch ở bất cứ đâu trên thế giới. Điều này giúp cho mọi người kết nối với nhau một cách dễ dàng hơn và đặc biệt là ở các nước đang phát triển chưa thực sự có một hệ thống ngân hàng mạnh mẽ. Trong ba tháng cuối năm 2020, mỗi ngày có trung bình có 287.492 giao dịch Bitcoin được xác nhận trên toàn thế giới. Hình 3. Giao dịch Bitcoin trung bình mỗi ngày trên trang blockchain.info Giao dịch mà nó khá nhanh, minh bạch, bảo mật và an toàn. Ngoài ra, phí giao dịch có thể phải chăng hơn nhiều so với các hệ thống thanh toán thông thường (thẻ tín dụng hoặc thẻ 2283
- ghi nợ). Điều đó giúp cho Bitcoin trở nên thuận tiện và tác động tích cực cho người dùng nhằm tăng trưởng nền kinh tế thế giới. Mở quyền truy cập vào hệ thống tín dụng. Bitcoin cho phép truy cập không bị hạn chế vào một hệ thống tín dụng đáng tin cậy vì nó là một loại tiền kỹ thuật số không được kiểm soát mà dựa trên toàn bộ dữ liệu. Nếu giá vẫn ổn định trong một thời gian dài, nó sẽ có thể kết nối với các thương nhân toàn cầu liên tục. Do đó, Bitcoin sẽ mở ra thị trường mới cũng như những cơ hội mới, nhằm có thể đóng góp cho tăng trưởng bền vững trong nền kinh tế toàn cầu. Điều thú vị hơn nữa là Bitcoin không yêu cầu bất kỳ khoản phí đắt đỏ nào cho các giao dịch, điều này khiến nó trở nên hấp dẫn hơn nhiều đối với người dùng của nó và những người đang cân nhắc sử dụng nó. Bitcoin có những tác động lớn đến nền kinh tế thị trường thế giới. Và để sở hữu được Bitcoin thì các traders nền tìm tới những sàn giao dịch có uy tín trên thị trường điển hình như sàn CoinHe vì những đánh giá tích cực mà cộng đồng dành cho sàn này trong thời gian gần đây. Xóa bỏ rào cản gia nhập và sáp nhập thị trường mới. Bitcoin đã thiết lập một mạng lưới giao dịch phi tập trung toàn cầu, loại bỏ sự cần thiết của bất kỳ tổ chức tập trung nào để phát hành và thanh toán tiền tệ. Trong trường hợp này, nó đã mở ra cánh cửa cho một loại thị trường mới và cơ hội mà không có cơ quan hay cá nhân nào kiểm soát được thị trường này. Vì vậy, thay vì thuyết phục các nhà đầu tư mạo hiểm, ngân hàng và các tổ chức tài chính khác cho dự án tiềm năng của họ, họ có thể bỏ qua các quy định và quyền hạn thông qua Initial Coin Offerings (ICO). Với ICO, các công ty mới thành lập và các doanh nghiệp nhỏ trên khắp thế giới có thể bán một số đồng tiền của họ để đưa doanh nghiệp của họ huy động được vốn và bắt đầu khởi đầu. 2.2 Nền kinh tế Việt Nam Tại Việt Nam, tháng 12/2013, đại lý mua bán Bitcoin đầu tiên ra đời với tên gọi Bitcoin Việt Nam. Bitcoin Việt Nam giao dịch trực tiếp với các đối tác tại Singapore, Israel, Mỹ để cân bằng kho Bitcoin và VNĐ. Sau đó, việc cân bằng này được thực hiện thông qua sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên - VBTC - ra đời vào tháng 07/2014. Trong giai đoạn 2015-2016 có nhiều sàn giao dịch, dịch vụ kiều hối Bitcoin (Santienao, Cash VN,…) cũng như các hội nghị, thảo luận về Bitcoin và công nghệ blockchain được tổ chức. Ngày 05/06/2016, chiếc máy Bitcoin ATM đầu tiên tại Việt Nam được sử dụng thử nghiệm tại cửa hàng pizza Italiani’s ở Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đó vào tháng 12/2016 chiếc máy thứ hai được sử dụng tại quán cà phê Bitcoin tại phố Bùi Viện, Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến tháng 10/2017, theo thông tin từ Cục Hải quan Thành phố Hồ chí Minnh, Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh đã tiếp nhận 98 tờ khai nhập khẩu với số lượng máy lên tới 1.478 máy xử lý Bitcoin và litecoin qua đường hàng không. Tháng 11/2017, trên một số sàn giao dịch Bitcoin lớn như Bittrex.com, poloniex.com, coinmarketcap.com,… Việt Nam luôn nằm trong top 5 quốc gia có lượt truy cập cao nhất. Cũng trong năm 2017, có khoảng 60.000 2284
- người Việt Nam tham gia giao dịch Bitcoin. Ngày 26/10/2017, Trường Đại học FPT là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam công bố chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Dù vậy, trên thực tế, ở Việt Nam, Bitcoin vẫn là một khái niệm còn khá mới mẻ, việc sử dụng Bitcoin để giao dịch đa phần mang tính trải nghiệm và Bitcoin được coi giống như một loại hàng hóa để giao dịch chứ không phải đầu cơ. Cũng vì là thị trường mới, Bitcoin tại Việt Nam chưa có nhiều người tham gia và còn mang nhiều tiêu cực do sự thiếu hiểu biết. Gần đây nhất, vào tháng 10/2019, đồng tiền Bitcoin bị lợi dụng để trở thành công cụ cho hoạt động lừa đảo, tống tiến đối với những người đang sử dụng iPhone tại Việt Nam. Cụ thể, vào ngày 17/10, một website có địa chỉ minarelock.com xuất hiện và có khả năng khóa tài khoản iCloud trên iPhone, iPad và các thiết bị khác của Apple nếu có số IMEI/Serial Number của thiết bị. Đến ngày 20/10, Minarelock chuyển sang hình thức tống tiền người dùng khi yêu cầu trả tiền để mở khóa thiết bị thông qua đồng tiền ảo Bitcoin. Nguyên nhân dẫn đến sự việc này là một phần bắt nguồn từ công dụng của Bitcoin khi có khả năng che giấu danh tính của người giao dịch, đồng thời nguyên nhân lớn hơn xuất phát từ khung pháp lý còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước và sự thiếu hiểu biết về đồng tiền ảo của người dân. Mặc dù trong năm 2019, ý thức và hiểu biết về đồng tiền Bitcoin tại Việt Nam đã có sự gia tăng so với những năm trước đó, tuy vậy những mánh khóe lừa đảo biến động không ngừng, gây khó khăn cho người tham gia sử dụng Bitcoin, do vậy, cần có những động thái xây dựng khung pháp lý chặt chẽ hơn đến từ các cơ quan quản lý nhà nước để khắc phục hạn chế này. [1] Ngày 27/02/2014, Ngân hàng Nhà nước đã có thông cáo báo chí về Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác. Thông cáo nêu rõ: thời gian qua, có nhiều thông tin đề cập đến Bitcoin. Qua tìm hiểu bước đầu, Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số (tiền ảo), không được phát hành bởi chính phủ hay một tổ chức tài chính, mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống các máy tính kết nối mạng internet ngang hàng. Bitcoin bắt đầu được giao dịch trên sàn Mt.Gox (Nhật Bản) vào tháng 06/2010, đến năm 2013, Bitcoin được sử dụng trên cả phương diện thanh toán, giao dịch hàng hóa và tài sản đầu tư. Sự xuất hiện của Bitcoin đã gây ra nhiều tác hại, rủi ro cho người sử dụng, như: Thứ nhất, các giao dịch bằng Bitcoin có tính ẩn danh cao nên Bitcoin có thể trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn bán ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp. Thứ hai, Bitcoin là tiền ảo được lưu giữ dưới dạng kỹ thuật số nên nguy cơ bị tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch là rất lớn. Thực tế đầu năm 2014, giá Bitcoin đã sụt giảm mạnh sau khi 2 sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới là Mt.Gox và BitStamp tạm ngừng cho khách hàng rút tiền vì sự cố kỹ thuật và nhà chức trách Mỹ bắt giữ 4 nhân vật bị tình nghi đã sử dụng Bitcoin cho các giao dịch tội phạm. Ngày 25/02/2014, sàn Mt.Gox đã bất ngờ đóng cửa, khiến hàng triệu USD của thành viên mạng lưới Bitcoin đứng trước nguy cơ mất trắng. Tháng 08/2015 chủ sàn Mt.Gox là Mark Karpelès đã bị cảnh sát Nhật Bản bắt với cáo buộc thao túng hệ thống máy tính của công ty để tăng số dư tài khoản. 2285
- Thứ ba, do giá trị đồng Bitcoin biến động mạnh và phức tạp trong thời gian ngắn, nên hoạt động đầu tư vào Bitcoin ẩn chứa nhiều nguy cơ về bong bóng, tiềm ẩn gây thiệt hại cho người đầu tư. Thứ tư, Bitcoin không bị chi phối và kiểm soát giao dịch bởi cơ quan quản lý nhà nước nào, do đó, người sở hữu Bitcoin sẽ chịu toàn bộ rủi ro vì không có cơ chế bảo vệ quyền lợi. Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đã có thông báo không chấp nhận Bitcoin là phương tiện thanh toán hợp pháp và đưa ra các cảnh báo rủi ro cho người sử dụng Bitcoin như Thái Lan, Nga, Pháp, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Na Uy,... đều không thừa nhận Bitcoin là một đồng tiền hợp pháp được lưu thông trên thị trường. Tại Việt Nam, việc “đào” và đầu tư vào Bitcoin bắt đầu có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Việc sở hữu Bitcoin do “khai thác” được tại Việt Nam là rất ít mà chủ yếu là mua qua một số sàn giao dịch. Năm 2017, hơn 7.000 máy đào Bitcoin đã được nhập khẩu vào Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước có công văn gửi Tổng cục Hải quan cho biết: "Ngân hàng Nhà nước không có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc quản lý nhà nước đối với việc nhập khẩu mặt hàng nói trên". Tại công văn này, Ngân hàng Nhà nước cũng muốn nhấn mạnh, tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định pháp luật Việt Nam. 3 GIẢI PHÁP Các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp các dịch vụ liên quan đến tiền kỹ thuật số phải được cấp phép theo tiêu chuẩn nhất định. Các hoạt động của những các tổ chức và cá nhân cần được giám sát thường xuyên, đảm bảo tính minh bạch. Ngoài ra, cần có các quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến tiền điện tử, chẳng hạn như các quy định về việc tách tài sản giữa tài sản của khách hàng và tài sản của các công ty; các tài khoản riêng biệt phải được mở tại Credit Institutions (CIs). - Đối với các cá nhân và tổ chức “đào” hoặc khai thác Bitcoin: giá trị của Bitcoin có thể được coi là thu nhập; do đó, thuế thu nhập sẽ được tính từ việc "đào" Bitcoin. - Tiền điện tử (bao gồm cả Bitcoin) không nên được coi là tiền tệ, nhưng chúng có thể được coi là các sản phẩm tài chính đầu cơ. Theo đó, cần có cấp phép, báo cáo, theo dõi và giám sát hiệu quả các cơ chế. - Nền tảng công nghệ Blockchain đang là xu hướng và sẽ được áp dụng rộng rãi do nhiều ưu điểm của công nghệ này. Vì vậy, cần tìm hiểu sớm, tiếp cận và tạo hành lang pháp lý để các tổ chức, doanh nghiệp có thể triển khai và kiểm soát rủi ro của nền tảng công nghệ Blockchain. - Các chính sách nên được thực hiện để nâng cao chất lượng của cơ sở hạ tầng CNTT cung cấp đào tạo cho quản lý đội ngũ, chuyên gia tài chính, chuyên gia CNTT... để tận dụng lợi thế của cơ hội và kiểm soát rủi ro từ những sản phẩm công nghệ tài chính này. 2286
- - Đẩy mạnh tuyên truyền, truyền thông và cảnh báo người dân và nhà đầu tư chống lại rủi ro của tiền kỹ thuật số đồng thời phát triển và triển khai hệ thống tài chính chiến lược giáo dục như một thành phần quan trọng của chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. 4 KẾT LUẬN Dù có cố tình phủ nhận thì dưới góc độ kinh tế hay dưới góc độ kỹ thuật, tiền kỹ thuật số vẫn tồn tại, và giao dịch mua bán, trao đổi vẫn hàng ngày diễn ra rất sôi động trên thế giới vì vậy chính phủ của nhiều quốc gia, bao gồm cả Chính phủ Việt Nam, cần thêm thời gian cũng như công nghệ phù hợp cải tiến để tận dụng lợi thế của các kỹ thuật số mới này tiền tệ; do đó, họ vẫn cần đảm bảo an toàn trong tuân thủ các khả năng kiểm soát và quy định của chính phủ trung ương và các ngân hàng trung ương. Với những gì được phân tích ở trên, theo chúng tôi việc thừa nhận tiền mã hóa là điều cần thiết trong bối cảnh đang hội nhập toàn cầu và đối diện với nền Công nghiệp 4.0. Nhưng thừa nhận ở mức độ nào và xây dựng khung pháp lý như thế nào để kiểm soát và quản lý nó thì đây mới là điều mà chúng ta quan tâm. Và như vậy, mặc dù không có chức năng thanh toán, nhưng tiền mã hóa có thể được giao dịch như một loại chứng khoán theo mô hình của Thái Lan, để từ đó Nhà nước có thể quy định điều kiện phát hành, tham gia đầu tư, mua bán trao đổi tiền mã hóa trên các sàn giao dịch. Thu nhập có được từ hoạt động đầu tư tiền mã hóa sẽ được đánh thuế thu nhập cá nhân hoặc thu nhập doanh nghiệp, tùy chủ thể nào tham gia. Từ đó, Nhà nước có thể kiểm soát tốt các giao dịch liên quan đến loại tài sản đặc biệt này, góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân. Bằng cách đó, Nhà nước cũng có thể kiểm soát, ngăn ngừa và hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mã hóa cho các hoạt động phi pháp như tài trợ khủng bố, rửa tiền, lừa đảo… TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Theo AFP/VnExpress (2019), Bitcoin xuất hiện khi nào? Ly kỳ sự ra đời của Bitcoin, website: https://timebit.news/tin-tuc/Bitcoin-xuat-hien-khi-nao-ly-ki-su-ra-doi-cua- Bitcoin/, tham khảo ngày 10/04/2021. [2] VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 3 (2020) 55-63, tham khảo ngày 12/04/2021. [3] Duc Toan Vo (2021), Cryptocurrencies And Their Impacts On Vietnam’s Financial Market. Tạp chí Công Thương, Vol. 1, No. 1 (2021), tham khảo ngày12/04/2021. [4] Thu Thuy Dang / Journal of Business, Economics and Environmental Studies 9-4 (2019) 29-34, tham khảo ngày 12/04/2021. [5] Ko Đu Đỉnh (2020), Bitcoin có sức ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế thế giới 2020, website: https://kodudinh.com/da-bao-gio-ban-tu-hoi-ve-su-tac-dong-cua-Bitcoin-voi- nen-kinh-te-the-gioi-2020/, tham khảo ngày 11/04/2021. 2287
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn