Ảnh hưởng của chi phí đại diện
lượt xem 146
download
Một dạng chi phí đại diện có nguồn gốc từ mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và các nhà quản lý công ty do sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu trong loại hình doanh nghiệp hiện đại. Chi phí này được gọi là chi phí đại diện của vốn cổ phần (agency costs of equity). Khi cổ đông bị giới hạn hoặc mất kiểm soát đối với người quản lý, thì phía quản lý sẽ có động cơ tham gia vào những hoạt động có lợi cho bản thân nhưng có thể phương hại đến quyền lợi của cổ đông....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của chi phí đại diện
- II.Ảnh hưởng của chi phí đại diện 2.1 Đối với Công ty cổ phần Ảnh hưởng của chi phí đại diện trong các quyết định kinh doanh của CEO Một dạng chi phí đại diện có nguồn gốc từ mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và các nhà quản lý công ty do sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu trong loại hình doanh nghiệp hiện đại. Chi phí này được gọi là chi phí đại diện của vốn cổ phần (agency costs of equity). Khi cổ đông bị giới hạn hoặc mất kiểm soát đối với người quản lý, thì phía quản lý sẽ có động cơ tham gia vào những hoạt động có lợi cho bản thân nhưng có thể phương hại đến quyền lợi của cổ đông. Ví dụ, người quản lý có thể sử dụng tài sản của công ty cho việc riêng. Có thể bằng nhiều hình thức như lương bổng hậu hĩnh, phát hành cổ phiếu và định giá chuyển giao cho chính mình. Jensen [1986] gợi ý rằng vấn đề này nghiêm trọng hơn trong các doanh nghiệp có ngân lưu vượt quá mức cần thiết để thực hiện tất cả những dự án có hiện giá ròng (NPV) dương. Ông gọi số ngân lưu dôi dư này là ngân lưu tự do và hậu quả của chi phí đại diện là chi phí đại diện ngân lưu tự do (agency costs of free cash flow). Chi phí đại diện của vốn cổ phần cũng xuất phát trong tình huống mà các nhà quản lý thường xuyên thực hiện những chiến lược đầu tư khiến công ty phát triển cao hơn mức tối ưu, hoặc đi vào những lĩnh vực kinh doanh mà công ty không có lợi thế cạnh tranh. Vì làm như vậy nhà quản lý mới có thể tăng quyền hạn của mình bằng cách thâu tóm nhiều nguồn lực hơn, tăng thu nhập do mức lương và tiền thưởng thường được gắn với doanh số, hay giảm rủi ro mất việc. Sau đây là một số ví dụ về ảnh hưởng của chi phí đại diện: Năm 2001 sự kiện công ty Enron và Công ty kiểm toán Arthur Andersen cấu kết: – Giá cổ phiếu của Enron luôn tăng trong thời gian dài – Nhiều người thừa nhận không hiểu sâu về công việc làm ăn của Enron – Nhiều nhà phân tích chứng khoán tháng 11/2001 còn tư vấn cho khách hàng mua cổ phiếu Enron – Chuyên gia phân tích phụ thuộc chủ yếu vào báo cáo tài chính do Arthur Andersen cung cấp
- – Sự cấu kết của Chủ tịch Jeffrey Skilling + Andew Fastow, phụ trách đối ngoại + HĐQT + Công ty kiểm toán – Các công ty con được sử dụng để che giấu nợ và thổi phòng lợi nhuận của Enron lên hơn 1tỷ USD, khiến nhìn bề ngoài có vẻ ổn định về mặt tài chính, dễ đánh lừa cổ đông. – Công ty tuyên bố phá sản với số nợ 31,2 tỷ USD. – Sự cấu kết giữa công ty kiểm toán và người đại diện doanh nghiệp cung cấp thông tin tình hình tài chính không đúng sự thật, dẫn đến các cổ đông không biết được tình hình kinh doanh lỗ của công ty, và đã gây ra tổn thất lớn. Miss Honey sau khi lên nắm quyền CEO của công ty cổ phần GT mới nghĩ rằng có khi mình nên mua một chuyên cơ phản lực đi. Nếu hồi còn là chủ riêng của GT có khi chẳng bao giờ Miss dám nghĩ đến chuyện này vì tiêu tiền mua một chuyên cơ riêng trị giá hàng chục triệu đô lúc đấy cho GT cũng đồng nghĩa với việc tự bỏ tiền túi của mình ra. Bây giờ khi GT đã là một công ty cổ phần, việc mua chuyên cơ phục vụ cho riêng Miss Honey nhưng tiền thì chỉ một phần là của Miss còn lại là của các cổ đông khác. – Khi còn làm chủ riêng của GT, Miss sống chết vì công ty, vì đây là nguồn sống là tâm huyết riêng của Miss. Nhưng khi GT thành công ty cổ phần thì Miss việc gì phải hết lòng cho công ty, vì việc đấy chỉ làm lợi một phần cho miss còn lại lợi cả cho cổ đông khác, việc gì mà phải lao tâm khổ tứ. – Miss Honey muốn mở rộng quy mô GT, gây dựng vốn liên tục để mua này mua kia xây dựng chỗ này chỗ kia, cho dù biết là nhiều khi sử dụng vốn không hiệu quả, nhiều dự án, nhà máy không có khả năng hoàn vốn nhưng vẫn cứ đầu tư. Việc này làm giảm giá trị cổ phiếu của công ty, thiệt cho cổ đông. – GT đang muốn mở thêm một chi nhánh mới ở Texas và Cali chẳng hạn. Miss Honey biết là mở ở Texas sẽ tốt hơn. Nhưng mà miss lại nghe nói ở Cali biển đẹp nắng ấm ngập tràn, nhiều nơi giải trí, nên chọn luôn đặt chi nhánh ở Cali để thuận tiện trong việc giải trí. Vậy chúng ta thấy rằng: CEO họ quản lý công ty nhưng đương nhiên vẫn phải xen quyền lợi của họ vào và làm giảm giá trị của công ty. Để quản lý được CEO hoặc là khích lệ CEO thì Hội đồng quản trị phải hứa nọ thưởng kia, họa cũng là mất thêm khoản nữa để bồi dưỡng.
- Quyết định của CEO ảnh hưởng như thế nào đến chi phí đại diện DNNN là loại hình sở hữu toàn dân, ông chủ Nhà nước đã giao cho một hoặc một nhóm cá nhân đại diện làm điều đó. Người được giao trọng trách quản lý tài sản nhà nước thường là Hội đồng quản trị (HĐQT) do Chủ tịch đứng đầu. Những ông chủ này không có đầy đủ quyền năng (gồm quyền sử dụng, chuyển nhượng và định đoạt) mà chỉ là một số quyền nhất định. Thường, họ không có một đồng cắc nào trong doanh nghiệp, nên hầu hết những ông chủ tịch HĐQT mà chúng tôi trao đổi đều cho rằng, mình là ông chủ giả. Chuyện về ông chủ giả tiêu tiền thật hiện nay không thiếu. Một trong những cách tiêu tiền "xưa như trái đất” là thông qua việc mua sắm vật tư thiết bị. Mới đây, Thanh tra chính phủ đã có những kết luận về việc mua sắm 400 chiếc ô tô chuyên dụng của Agribank, với giá trúng thầu cao hơn giá thực tế hàng chục tỷ đồng. Một số dự án khác như: Nhiệt điện Na Dương của Tập đoàn Than cũng có hàng loạt sai phạm về đầu tư, mua thiết bị. Đó chỉ là một trong những vụ việc đã được báo chí nêu tên và Thanh Tra đang vào cuộc. Ngoài ra, có thể nêu lên một vài vụ việc ở nước ta liên quan đến chi phí đại diện mà đều có điểm chung là do người điều hành lợi dụng nhiệm vụ được các cổ đông giao phó để hành động vì mục đích tư lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng đến doanh nghiệp. • Pjico là một công ty cổ phần, tuy nhiên, sở hữu nhà nước chiếm đa số. Với cơ cấu sở hữu nhà nước chiếm tuyệt đối như vậy, có thể thấy Pjico mang tính chất sở hữu nhà nước. Tại hội đồng quản trị của Pjico, các thành viên chủ chốt đa số là đại diện của các công ty vốn nhà nước như Petrolimex, VCB, VSC…Cơ chế quản lý nội bộ của chủ sở hữu đối với người điều hành chưa cao. Vì thế, người điều hành Pjico qua mặt HĐQT một vụ bồi thường có nhiều khúc mắc trị giá tới 3,8 tỷ đồng. Người bị ảnh hưởng trực tiếp từ vụ bê bối này của người điều hành là các cổ đông. Tại Pjico, cổ đông chủ yếu là nhà nước và các cổ đông tư nhân. Do vậy, có thể nhận thấy sự thất thoát rất lớn từ nguồn vốn nhà nước mà căn bản là đi từ nguồn đóng góp, thuế của nhân dân, vào tay một số người, làm mất tính hiệu quả của đồng vốn. • Một vụ án nổi tiếng liên quan đến động cơ của người nắm vai trò điều hành là vụ tham ô, cố ý làm trái của Lã Thị Kim Oanh (giám đốc công ty tiếp thị đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn) chủ mưu, làm thất thoát hơn 100 tỷ đồng. • Bùi Tiến Dũng lợi dụng quyền hạn và tiếng tăm của mình tổ chức những đường dây cá độ và sử dụng những đồng vốn ODA để tư lợi cá nhân. Quả thật là một chi phí quá lớn cho sự điều hành lãnh đạo trong quá trình phát triển kinh tế.
- • Đề án 112 cũng gậy xôn xao dư luận bởi thất thoát và lãng phí hàng ngàn tỷ đồng ngân sách nhà nước. Một đề án lớn, được thực thi tùy tiện, sai phạm, vụ lợi được thực hiện và tiếp tay từ một số cán bộ của Văn phòng chính phủ. Họ không chỉ yếu kém về năng lực chuyên môn mà còn tha hóa về đạo đức cách mạng, tự tung tự tác nâng giá thiết bị…Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, hàng ngàn tỷ đồng của dân đã đi vào túi của không ít người tư lợi và đề án 112 trở nên bất khả thi, không đưa vào ứng dụng được. Cũng như công ty cổ phần, chi phí đại diện trong doanh nghiệp nhà nước phát sinh từ hai nguyên nhân chủ yếu trên. Doanh nghiệp nhà nước đại diện cho quyền sở hữu của nhân dân, cử ra ban quản lý để đại diện nhân dân. Nhà nước và nhân dân cùng một mục tiêu mong đợi là sự hoạt động hiệu quả của công ty, nhằm đem lại lợi nhuận để tái đầu tư mở rộng cũng như nâng cao đời sống của nhân dân. Nhưng vì lợi ích của cá nhân ban quản lý, họ đã lợi dụng quyền lực để bòn rút tài sản nhà nước, gây thiệt hại cho công ty. Nhà quản lý có thể không nỗ lực với khả năng cao nhất của mình, do đó làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp-một giám đốc, như bất kỳ một người bình thường nào khác, có xu hướng thích nghỉ ngơi hơn là làm việc; Nhà quản lý có thể quyết định không đầu tư nguồn lực vào một dự án có khả năng sinh lời cao trong tương lai vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận trong ngắn hạn nếu thu nhập của nhà quản lý được xác định dựa trên kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn; Thậm chí nhà quản lý có thể báo cáo không trung thực về tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt mức lợi nhuận kế hoạch (kèm theo đó là tiền thưởng). Những hành vi như vậy của nhà quản lý sẽ làm tổn hại tới lợi ích dài hạn của nhà nước và nhân dân. Bên cạnh đó, trong doanh nghiệp nhà nước, chủ sở hữu không phải là người trực tiếp quản lý, không có trình độ chuyên môn nghề nghiệp như người đại diện, trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. chính vì vậy, thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được nhìn nhận , xử lý thông tin hoàn toàn khác nhau giữa người chủ sở hữu và người đại diện với trình độ chuyên môn của mình, người quản lý hiểu rõ hơn tình hình hiện tại, tương lai của doanh nghiệp so với chủ sở hữu. Do đó, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các nhà quản lý đã làm gia tăng chi phí mà chủ sở hữu phải gánh chịu như kinh doanh quá mạo hiểm, nhà quản lý cố tình trục lợi cho bản thân hay đánh bóng danh tiếng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SLIDE QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC - CHƯƠNG 4: TUYỂN DỤNG
23 p | 609 | 83
-
Giáo trình phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến giá trị cổ phiếu và chi phí vốn p6
5 p | 61 | 7
-
Giáo trình phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến giá trị cổ phiếu và chi phí vốn p5
5 p | 82 | 4
-
Ảnh hưởng của quản trị doanh nghiệp và cấu trúc sở hữu đến chi phí đại diện: Trường hợp các doanh nghiệp cổ phần hóa niêm yết ở Việt Nam
12 p | 20 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn