Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐẾN TRƯỜNG NHIỆT ĐỘ<br />
KHI CẮT PLASMA THÉP TẤM<br />
INFLUENCE OF CURRENT ON THE HEAT DISTRIBUTION IN PLASMA CUTTING<br />
OF SHEET METAL<br />
Lê Thanh Tạo1, Nguyễn Văn Ba2<br />
Ngày nhận bài: 25/7/2014; Ngày phản biện thông qua: 14/8/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong quá trình cắt bằng nhiệt, kim loại tấm bị tác động bởi nhiều yếu tố đến cấu trúc và chất lượng sản phẩm sau<br />
khi gia công. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của cường độ dòng điện đến trường nhiệt độ trong<br />
cắt bán tự động thép tấm bằng hồ quang plasma-ôxy. Việc phân tích, tính toán nhiệt phân bố tại khu vực lân cận rãnh cắt<br />
được thực hiện dựa trên lý thuyết truyền nhiệt. Kết quả tính toán nhiệt được so sánh với kết quả thực nghiệm đo nhiệt độ<br />
của vùng ảnh hưởng nhiệt bằng máy đo hồng ngoại.<br />
Từ khóa: phân phối nhiệt, cắt plasma, plasma ôxy<br />
<br />
ABSTRACT<br />
During thermal cutting, sheet metal is affected by many factors to the structure and product quality after the<br />
process. This paper presents research results about the influence of current on the heat distribution in semi-automatic<br />
cutting of sheet metal by oxygen plasma. The analyze, calculation of heat that distribute at the area surrounding the cutting<br />
slot was performed by theory of heat transfer. The calculating results of heat was compared with the experiment results of<br />
temperature of heat effected area measured by an infrared thermometer.<br />
Keywords: distribution of heat, plasma cutting, oxygen plasma<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong lĩnh vực cơ khí hiện nay, việc ứng dụng<br />
công nghệ cắt plasma khá phổ biến. Trên thế<br />
giới có nhiều nghiên cứu về công nghệ này như:<br />
nghiên cứu sự tương tác hồ quang plasma và vật liệu,<br />
tính chất của hồ quang plasma đến kim loại [5], [4];<br />
nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần khí đến quá trình<br />
cắt plasma [3], mô phỏng cắt hồ quang plasma [1]…<br />
Những nghiên cứu trên được thực hiện nhằm xác<br />
định việc tiêu hao năng lượng, các yếu tố ảnh<br />
hưởng, chất lượng rãnh cắt và mô phỏng ảo quá<br />
trình cắt nhằm giảm chi phí thực nghiệm lựa chọn<br />
những chế độ cắt hợp lý nhất.<br />
Hiện ngành công nghiệp đóng tàu đã ứng dụng<br />
công nghệ cắt plasma vào trong sản xuất nhằm<br />
tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên,<br />
trong thực tế, việc tính toán thông số chế độ cắt cũng<br />
gặp nhiều bất cập do phải chọn các thông số cắt<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
theo kinh nghiệm, tra bảng… Điều này dẫn đến việc<br />
khó kiểm soát chất lượng vết cắt. Vì vậy, việc nghiên<br />
cứu ảnh hưởng các thông số chế độ cắt đến trường<br />
nhiệt độ khi cắt thép tấm làm tôn bao vỏ tàu bằng hồ<br />
quang plasma là rất cần thiết.<br />
Trong nghiên cứu này, sự phân phối nhiệt độ<br />
trong tấm thép khi cắt bằng hồ quang plasma ôxy<br />
được tính toán dựa trên mô hình tính toán theo lý<br />
thuyết. Ngoài ra, để kiểm tra độ tin cậy của mô hình<br />
tính, việc thực nghiệm đo nhiệt độ cũng được tiến<br />
hành ở một số chế độ cắt nhất định.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Xét trường hợp khi cắt tấm thép dày h = 10mm,<br />
nhiệt độ môi trường T0 = 3030K, nhiệt dung riêng<br />
<br />
Lê Thanh Tạo: Cao học Kỹ thuật tàu thủy 2008 - Trường Đại học Nha Trang<br />
PGS.TS. Nguyễn Văn Ba: Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
172 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
c = 636Jkg-1K-1, khối lượng riêng ρ = 7850kgm-3,<br />
e = 2.72, π = 3.14. Quá trình cắt theo chế độ bán<br />
tự động bằng máy cắt Cutmaster 151, khí tạo<br />
plasma là ôxy, biên dạng cắt là đường thẳng có<br />
chiều dài 500mm, đường kính lỗ vòi phun là 1,5mm.<br />
Các thông số khi cắt như sau:<br />
- Cường độ dòng điện và điện áp tương<br />
ứng thiết bị nghiên cứu: 50A-100V, 60A-104V,<br />
70A-108V, 80A-112V.<br />
- Vận tốc cắt khi cắt v = (0,8÷1,4m/ph).<br />
- Áp suất khí thổi ôxy: 5at.<br />
- Khoảng cách từ vòi phun đến chi tiết gia công<br />
3mm.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Nghiên cứu theo mô hình lý thuyết<br />
<br />
của các giả định này là không nên có sự biến thiên<br />
nhiệt độ dọc theo trục Oz. Phương trình (2) được<br />
viết lại:<br />
(3)<br />
Sự phân bố nhiệt độ trong tấm xung quanh rãnh<br />
cắt được đưa ra bởi Girard Laurence [5] dựa trên<br />
lý thuyết của Rosenthal và được xác đinh như sau:<br />
(4)<br />
Trong đó:<br />
T0: nhiệt độ môi trường ; Qtn: năng lượng cung<br />
cấp bởi hồ quang truyền bên trong tấm dưới tác<br />
dụng của dẫn nhiệt kim loại ước tính khoảng 35%<br />
năng lượng điện đầu vào [3].<br />
K0 : là hàm Bessel loại 2 cấp không<br />
Bán kính hồ quang:<br />
Dòng nhiệt của chùm tia plasma truyền vào<br />
phôi tấm thông qua bề mặt phía trước của rãnh cắt.<br />
Nhiệt độ phân bố trong tấm xung quanh rãnh cắt<br />
được tính toán theo Martin Birk-Sorensen [2], công<br />
thức (4) viết lại như sau:<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ xác định phân phối nhiệt<br />
<br />
Xem ngọn lửa cắt tại điểm (x,y), vị trí đo nhiệt<br />
cách tâm ngọn lửa bán kính r, vị trí đo cách tâm rãnh<br />
cắt 5mm và mỗi điểm đo cách nhau 5mm.<br />
Phương trình trường độ dẫn nhiệt kết hợp<br />
không gian, thời gian và phụ thuộc vào sự phân bố<br />
nhiệt theo [2].<br />
(1)<br />
Trong đó:<br />
là hệ số khuếch tán nhiệt,<br />
Nhiệt dung riêng c = 636 [J kg-1 K-1].<br />
Khối lượng riêng của vật liệu:<br />
ρ = 7850 [kg.m-3].<br />
λ: là hệ số dẫn nhiệt [J m-1 s-1 K-1].<br />
Các hệ số tham gia vào phương trình truyền<br />
nhiệt: ρ, c và λ, được giả định là độc lập với nhiệt độ.<br />
Trong quá trình cắt nguồn nhiệt chuyển động<br />
theo chiều dài rãnh cắt, do đó phương trình trường<br />
độ dẫn nhiệt (1) được viết lại như sau:<br />
Khi : x1 = x – vt t; y1 = y; z1 = z<br />
(2)<br />
Nhiệt độ được giả định không đổi thông qua<br />
độ dày của tấm. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng việc<br />
trao đổi nhiệt giữa các tấm có chiều dày 10mm với<br />
không khí xung quanh là không đáng kể. Kết quả<br />
<br />
(5)<br />
Nhiệt độ theo hướng ngang (vuông góc với rãnh<br />
cắt) và dọc theo rãnh cắt tại các điểm P (hình 1) sẽ<br />
được đo nhằm xác định sự phân bố nhiệt. Khoảng<br />
cách giữa hai điểm liền kề là 5mm, điểm bắt đầu<br />
cách đường tâm rãnh cắt là 5mm, xa nhất là 20mm.<br />
Với giả định nhiệt độ không thay đổi theo chiều<br />
dày của tấm, quá trình trao đổi nhiệt giữa tấm và<br />
không khí là không đáng kể. Do đó, nghiên cứu này<br />
chủ yếu xác định quá trình truyền nhiệt dọc theo<br />
hướng cắt Ox1 và hướng ngang Oy.<br />
2.2. Thực nghiệm đo nhiệt độ<br />
Tại mỗi thời điểm t, ở mỗi vị trí nhất định (x,y,z),<br />
tương ứng với tốc độ cắt v = 1m/ph, nhiệt độ<br />
T(x,y,z,t) được đo tại các vị trí đã vạch dấu trên tấm<br />
thép gồm ở vị trí giữa tấm và cách tâm rãnh cắt lần<br />
lượt là 5, 10, 15 và 20mm. Khoảng cách đo từ máy<br />
đo hồng ngoại đến điểm đo là 1m (thiết bị đo TFI<br />
650M độ chính xác: +2%v.MW/+20C). Nhiệt độ môi<br />
trường được xác định là 3030K.<br />
Nhiệt độ được đo với hai trường hợp như sau:<br />
thứ nhất y = 5mm với vận tốc v = 1m/ph và lần lượt<br />
thay đổi dòng điện; thứ hai cho dòng điện cố định<br />
I = 60A, vận tốc cắt không đổi v = 1m/ph và các<br />
vị trí đo lần lượt thay đổi theo phương Oy: 5, 10,<br />
15 và 20mm. Nhiệt độ được ghi lại sau mỗi đơn vị<br />
thời gian.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 173<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Kết quả<br />
1.1. Kết quả tính theo lý thuyết<br />
- Tính nhiệt độ phân bố theo phương vuông góc với rãnh cắt<br />
Bảng 1. Kết quả phân bố nhiệt độ theo phương vuông góc với rãnh cắt khi v = 1m/ph và thay đổi I<br />
1<br />
<br />
y(mm)<br />
<br />
I (A)<br />
<br />
50<br />
60<br />
70<br />
80<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
10<br />
<br />
15<br />
<br />
20<br />
<br />
369<br />
386<br />
402<br />
421<br />
<br />
352<br />
366<br />
377<br />
392<br />
<br />
T(0K) (khi: v = 1m/phút)<br />
<br />
1292<br />
1553<br />
1786<br />
2077<br />
<br />
797<br />
928<br />
1044<br />
1190<br />
<br />
633<br />
720<br />
797<br />
894<br />
<br />
550<br />
616<br />
674<br />
746<br />
<br />
501<br />
553<br />
600<br />
658<br />
<br />
402<br />
428<br />
451<br />
480<br />
<br />
Hình 2. Phân bố nhiệt độ theo phương vuông góc với rãnh cắt khi v = 1m/ph và thay đổi I<br />
<br />
- Tính nhiệt độ phân bố dọc theo rãnh cắt<br />
Bảng 2. Kết quả phân bố nhiệt độ dọc theo rãnh cắt khi y = 5mm, v = 1m/ph và thay đổi I<br />
t (s)<br />
<br />
I(A)<br />
<br />
50<br />
60<br />
70<br />
80<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
13<br />
<br />
14<br />
<br />
15<br />
<br />
16<br />
<br />
17<br />
<br />
18<br />
<br />
19<br />
<br />
20<br />
<br />
21<br />
<br />
341<br />
350<br />
359<br />
370<br />
<br />
339<br />
347<br />
356<br />
366<br />
<br />
337<br />
345<br />
353<br />
364<br />
<br />
336<br />
344<br />
352<br />
362<br />
<br />
T (0K) (khi v = 1m/phút )<br />
<br />
309<br />
310<br />
312<br />
313<br />
<br />
310<br />
312<br />
314<br />
316<br />
<br />
313<br />
315<br />
317<br />
320<br />
<br />
318<br />
321<br />
325<br />
329<br />
<br />
331<br />
338<br />
345<br />
353<br />
<br />
430<br />
460<br />
490<br />
528<br />
<br />
365<br />
378<br />
392<br />
408<br />
<br />
346<br />
356<br />
366<br />
379<br />
<br />
Hình 3. Phân bố nhiệt độ dọc theo rãnh cắt khi y = 5mm, v = 1m/ph và thay đổi I<br />
<br />
174 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả phân bố nhiệt độ dọc theo rãnh cắt khi I = 60A, v = 1m/ph và thay đổi y<br />
10<br />
<br />
t (s)<br />
<br />
y(mm)<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
13<br />
<br />
14<br />
<br />
15<br />
<br />
16<br />
<br />
17<br />
<br />
18<br />
<br />
19<br />
<br />
20<br />
<br />
21<br />
<br />
T (0K) (v = 1m/phút )<br />
<br />
5<br />
<br />
310<br />
<br />
312<br />
<br />
315<br />
<br />
321<br />
<br />
338<br />
<br />
460<br />
<br />
378<br />
<br />
356<br />
<br />
350<br />
<br />
347<br />
<br />
345<br />
<br />
344<br />
<br />
10<br />
<br />
310<br />
<br />
312<br />
<br />
315<br />
<br />
321<br />
<br />
334<br />
<br />
395<br />
<br />
366<br />
<br />
352<br />
<br />
346<br />
<br />
343<br />
<br />
342<br />
<br />
340<br />
<br />
15<br />
<br />
310<br />
<br />
312<br />
<br />
315<br />
<br />
320<br />
<br />
330<br />
<br />
371<br />
<br />
357<br />
<br />
347<br />
<br />
342<br />
<br />
339<br />
<br />
337<br />
<br />
336<br />
<br />
20<br />
<br />
310<br />
<br />
312<br />
<br />
314<br />
<br />
319<br />
<br />
326<br />
<br />
357<br />
<br />
350<br />
<br />
342<br />
<br />
338<br />
<br />
335<br />
<br />
334<br />
<br />
332<br />
<br />
Hình 4. Phân bố nhiệt độ dọc rãnh cắt theo thời gian khi I = 60A, v = 1m/ph và thay đổi y<br />
<br />
1.2. Kết quả đo<br />
Bảng 4. Kết quả phân bố nhiệt độ đo được dọc theo rãnh cắt khi y = 5mm, v = 1m/ph và thay đổi I<br />
t(s)<br />
<br />
I(A)<br />
<br />
13<br />
<br />
14<br />
<br />
15<br />
<br />
16<br />
<br />
17<br />
<br />
18<br />
<br />
19<br />
<br />
20<br />
<br />
21<br />
<br />
22<br />
<br />
T( K) Nhiệt độ đo được khi y = 5mm, v = 1m/phút<br />
0<br />
<br />
80<br />
<br />
309,7<br />
<br />
318,2<br />
<br />
347,9<br />
<br />
526,8<br />
<br />
420,8<br />
<br />
386,1<br />
<br />
373,5<br />
<br />
364,6<br />
<br />
359,3<br />
<br />
355,7<br />
<br />
70<br />
<br />
308,5<br />
<br />
316,5<br />
<br />
340,9<br />
<br />
489,8<br />
<br />
406,4<br />
<br />
375,4<br />
<br />
364,0<br />
<br />
355,8<br />
<br />
350,8<br />
<br />
347,5<br />
<br />
60<br />
<br />
308,3<br />
<br />
314,2<br />
<br />
334,3<br />
<br />
460,1<br />
<br />
393,3<br />
<br />
365,4<br />
<br />
355,1<br />
<br />
347,4<br />
<br />
342,8<br />
<br />
339,7<br />
<br />
50<br />
<br />
308,2<br />
<br />
312,7<br />
<br />
328,1<br />
<br />
429,7<br />
<br />
380,9<br />
<br />
356,2<br />
<br />
346,7<br />
<br />
339,6<br />
<br />
335,3<br />
<br />
332,4<br />
<br />
Hình 5. Phân bố nhiệt độ đo được dọc rãnh cắt theo thời gian khi I = 60A, v = 1m/ph và thay đổi y<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 175<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2014<br />
<br />
Bảng 5. Kết quả phân bố nhiệt độ đo được dọc theo rãnh cắt khi I = 60A, v = 1m/ph và thay đổi y<br />
t(s)<br />
<br />
13<br />
<br />
14<br />
<br />
5<br />
10<br />
15<br />
20<br />
<br />
15<br />
<br />
16<br />
<br />
17<br />
<br />
18<br />
<br />
19<br />
<br />
20<br />
<br />
21<br />
<br />
22<br />
<br />
347,4<br />
341,1<br />
336,2<br />
331,7<br />
<br />
342,8<br />
338,5<br />
333,7<br />
330,3<br />
<br />
339,7<br />
336,4<br />
332,7<br />
329,2<br />
<br />
Nhiệt độ đo được T(0K) khi I = 60A, v =1m/phút<br />
<br />
y(mm)<br />
<br />
309,1<br />
308,7<br />
308,6<br />
308,4<br />
<br />
314,2<br />
313,3<br />
312,6<br />
311,9<br />
<br />
334,3<br />
331,0<br />
327,3<br />
323,9<br />
<br />
460,1<br />
394,4<br />
371,6<br />
355,1<br />
<br />
395,3<br />
371.8<br />
359.4<br />
346.7<br />
<br />
365,4<br />
356,6<br />
347,1<br />
337,9<br />
<br />
353,1<br />
346,7<br />
340,7<br />
334,0<br />
<br />
Hình 6. Phân bố nhiệt độ đo được dọc theo rãnh cắt khi I = 60A, v = 1m/ph và thay đổi y<br />
<br />
1.3. Thảo luận<br />
Các hình 4 đến hình 7 mô tả phân phối nhiệt độ<br />
đo được và tính toán theo lý thuyết tại điểm P cách<br />
đường tâm rãnh cắt theo phương Oy: 5 ÷ 20mm ở<br />
tốc độ cắt v = 1m/ph và dòng điện thay đổi 50A ÷ 80A.<br />
Kết quả đo thực tế và theo tính toán lý thuyết ở trên<br />
cho thấy, nhiệt độ đo được theo thực nghiệm và tính<br />
theo lý thuyết ở các vùng ảnh hưởng nhiệt có độ<br />
chênh lệch cao nhất 3,8% và thấp nhất là 0,1%.<br />
Với giả định năng lượng nhiệt được truyền đều<br />
trên toàn bộ chiều cao của tấm và ổn định trong thời<br />
gian cắt, dẫn đến không có sự biến thiên nhiệt độ<br />
theo chiều dày tấm không phải là hoàn toàn hợp<br />
lý. Ngoài ra, các đại lượng c, ρ, λ được giả định<br />
là không thay đổi với nhiệt độ, mà thực tế các đại<br />
lượng này thay đổi theo nhiệt độ nên kết quả thực<br />
nghiệm và lý thuyết có sự khác biệt. Hơn nữa, việc<br />
hình thành rãnh cắt trong thực tế có bề rộng ở phía<br />
trên và dưới của tấm không bằng nhau ảnh hưởng<br />
đến kết quả đo nhiệt.<br />
<br />
Trong quá trình tính xem nguồn nhiệt được tập<br />
trung tại một điểm nhưng thực tế sức nóng từ ngọn<br />
lửa khi cắt được phân phối trên một khu vực hữu<br />
hạn. Do đó, khi thực hiện công việc tính toán với mô<br />
hình truyền nhiệt ở phía trước rãnh cắt không mô tả<br />
đầy đủ thực tế việc truyền năng lượng nguồn nhiệt<br />
vào tấm.<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu này thực hiện quá trình cắt thép tấm<br />
bằng plasma ôxy với chiều dày tấm thép 10mm bằng<br />
qui trình cắt bán tự động chọn chế độ cắt với dòng<br />
điện khi cắt I = 50A ÷ 80A; tốc độ cắt v = 1 ÷ 1,2m/ph;<br />
áp suất khí thổi P = 5at. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa<br />
tính toán lý thuyết và thực nghiệm từ 0,1 ÷ 3,6%.<br />
Kết quả của nghiên cứu này có thể làm cơ sở<br />
cho việc nghiên cứu về ứng suất và biến dạng tấm<br />
thép khi cắt bằng tia plasma và ứng dụng các phần<br />
mềm để mô phỏng ứng suất và biến dạng khi cắt.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
Brian Reginald Hendricks, 1999. Simulation of Plasma Arc Cutting, Master of Technology in Mechanical Engineering.<br />
Martin Birk-Sørensen, 1999. Simulation of Welding Distortions in Ship Section, Department of Naval Architecture and<br />
Offshore Engineering Technical University of Denmark.<br />
S. Ramakrishnan, V Shrinet, F B Polivka, T N Kearney and P Koltun, 2000. Influence of gas composition on plasma arc cutting of mild steel, J. Phys. D: Appl. Phys.<br />
S.Ramakrishnan, M.W. Rogozinski, 1997. Properties of electric arc plasma for metal cutting ( pp 636-644), J. Phys. D:<br />
Appl. Phys.<br />
Girard Laurence, 2004. Caracterisation experimentale d’une torche de decoupe dans l’oxygene : etude du jet de plasma et de<br />
l’interaction arc-materiau, Docteur de l’universite paul Sabatier, L’universite Paul Sabatier.<br />
<br />
176 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />