YOMEDIA
ADSENSE
Ảnh hưởng của IFRS-15 - Doanh thu từ các hợp đồng với khách hàng đến nhóm ngành bán buôn và bán lẻ
17
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trong phạm vi bài viết này, tác giả tóm tắt mô hình 5 bước ghi nhận doanh thu theo IFRS 15 - Doanh thu từ các hợp đồng với khách hàng, những điểm mới của IFRS 15 mà các doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ cần chú ý. Trên cơ sở đó, tác giả nêu ra những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp khi áp dụng IFRS 15.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của IFRS-15 - Doanh thu từ các hợp đồng với khách hàng đến nhóm ngành bán buôn và bán lẻ
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA IFRS 15 - DOANH THU TỪ CÁC HỢP ĐỒNG VỚI KHÁCH HÀNG ĐẾN NHÓM NGÀNH BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ IMPACT OF IFRS 15 - REVENUE FROM CONTRACTS WITH CUSTOMERS TO WHOLESALES AND RETAILS ThS. Nguyễn Thị Thanh Huệ ThS. Trương Nhật Tân Trường Đại học Tài chính - Kế toán Bệnh viện Trung ương Huế Ngày nhận bài : 26.12.2021 Ngày nhận kết quả phản biện : 30.3.2022 Ngày duyệt đăng : 28.4.2022 TÓM TẮT Theo lộ trình áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam, bắt đầu từ năm 2022 những doanh nghiệp có nhu cầu và đủ nguồn lực sẽ tự nguyện áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) để lập báo cáo tài chính và sau năm 2025 chính thức bắt đầu giai đoạn áp dụng bắt buộc. Vì vậy, nghiên cứu về việc áp dụng IFRS trong các doanh nghiệp Việt Nam đã không còn là chủ đề mới lạ. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tóm tắt mô hình 5 bước ghi nhận doanh thu theo IFRS 15 - Doanh thu từ các hợp đồng với khách hàng, những điểm mới của IFRS 15 mà các doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ cần chú ý. Trên cơ sở đó, tác giả nêu ra những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp khi áp dụng IFRS 15. Từ khóa: IFRS 15, mô hình 5 bước, đo lường và ghi nhận doanh thu. ABSTRACT According to the roadmap for applying financial reporting standards in Vietnam, from 2022, businesses will voluntarily apply the international financial reporting standards (IFRS) to prepare financial statements if they have the needs and resources; after 2025, businesses are required to apply IFRS. Therefore, a research on the application of IFRS in Vietnamese businesses is no longer a new topic. In this article, the author summarizes a five-step model of revenue recognition in accordance with IFRS 15 - Revenue from customer contracts, new points of IFRS 15 that wholesalers and retailers should pay much attention to. On that basis, oppotunities and challenges for businesses when applying IFRS 15 are presented. Keywords: IFRS 15, five-step model, measurement and recognition revenue. 1. Đặt vấn đề IFRS 15 - Doanh thu (DT) từ các hợp đồng với khách hàng giới thiệu một mô hình ghi nhận DT duy nhất cho các hợp đồng với khách hàng, thay thế tất cả các chuẩn mực hay các diễn giải chuẩn mực ban hành trước đó như chuẩn mực kế toán quốc tế - IAS 18 về DT; IAS 11 về hợp đồng xây dựng; Các hướng dẫn của Ủy ban hướng dẫn Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế - IFRIC 13 về chương trình khách hàng trung thành; IFRIC 15 thỏa thuận về xây dựng bất động sản; IFRIC 18 về chuyển nhượng tài sản từ khách hàng; SIC 31 về DT giao dịch trao đổi hàng hóa liên quan đến dịch vụ quảng cáo. Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về việc áp dụng IFRS 15 trong các doanh nghiệp Việt Nam. Theo PricewaterhouseCoopers (PwC), việc áp dụng IFRS 15 sẽ tác động đến 5 ngành gồm: Viễn thông, du lịch khách sạn, bất động sản, bán buôn bán lẻ và ngân hàng chứng khoán. Trong bài viết này, tác giả tập trung vào việc xác định những thay đổi trong việc ghi nhận DT ở các doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ khi áp dụng IFRS 15. 2. Nội dung chính của IFRS 15 Nguyên tắc cơ bản của IFRS 15: “Khi ghi nhận DT, doanh nghiệp cần phản ánh chính xác việc chuyển giao quyền kiểm soát hàng hóa, dịch vụ đã cam kết sang người mua, với trị giá phản ánh hợp lý DT kỳ vọng mà người bán mong muốn thu được từ việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ.” 52
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Nguyên tắc này được đưa ra trong mô hình 5 bước: Bước 1: Xác định hợp đồng với khách hàng. IFRS 15 định nghĩa hợp đồng là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên tạo ra các quyền và nghĩa vụ có hiệu lực và đưa ra các tiêu chuẩn cho mỗi hợp đồng phải đáp ứng. Bước 2: Xác định các nghĩa vụ thực hiện cam kết theo hợp đồng. Một nghĩa vụ thực hiện là một lời hứa, một cam kết trong một hợp đồng với khách hàng, để chuyển một dịch vụ hoặc hàng hoá cho khách hàng. Bước 3: Xác định giá trị giao dịch. Giá trị giao dịch (một con số chính xác hoặc một khoảng giá trị) là số tiền doanh nghiệp mong đợi nhận được khi chuyển giao hàng hóa dịch vụ, không tính số tiền thu hộ cho bên thứ 3, ví dụ: Thuế giá trị gia tăng đầu ra. Giá trị giao dịch sẽ được doanh nghiệp phân bổ cho từng nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng và theo đó DT được ghi nhận. Giá hàng hóa dịch vụ trên hợp đồng có thể không phải là giá trị giao dịch, doanh nghiệp cần xem xét tất cả thông tin khi xác định giá trị giao dịch, ví dụ: Khoản giảm giá, ưu đãi cho khách hàng... Bước 4: Phân bổ giá trị giao dịch cho từng nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng. Đối với một hợp đồng có nhiều hơn một nghĩa vụ thực hiện, đơn vị phải phân bổ giá giao dịch cho mỗi nghĩa vụ thực hiện trong một khoản tiền thể hiện khoản chi phí mà đơn vị dự kiến sẽ được hưởng, để đổi lấy từng nghĩa vụ thực hiện. Bước 5: Ghi nhận DT tương ứng với việc hoàn thành từng nghĩa vụ. Doanh nghiệp ghi nhận DT khi đáp ứng nhiệm vụ thực hiện bằng cách chuyển giao hàng hóa dịch vụ cho khách hàng, nghĩa là khách hàng giữ quyền kiểm soát, khả năng sử dụng trực tiếp và nắm giữ thực chất toàn bộ lợi ích còn lại. Quyền kiểm soát trong một khoảng thời gian hay tại một thời điểm quyết định khi nào DT được ghi nhận. IFRS 15 giới thiệu một mô hình, một nguyên tắc ghi nhận DT áp dụng cho tất cả các loại giao dịch, tất cả các doanh nghiệp và ngành nghề. Trong khi đó, Chuẩn mực kế toán Việt Nam - VAS 14 về DT và thu nhập khác đưa ra nhiều mô hình, nhiều nguyên tắc khác nhau cho các trường hợp: DT bán hàng; DT cung cấp dịch vụ; DT từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. Vì vậy, trong tương lai khi mà các hợp đồng với khách hàng ngày càng phức tạp, đa dạng thì rõ ràng VAS 14 sẽ bộc lộ những hạn chế nhất định. 3. Những điểm mới trong IFRS 15 liên quan đến nhóm ngành bán buôn và bán lẻ Tất cả doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực sẽ bị tác động ở các mức độ khác nhau khi áp dụng IFRS 15. Khác biệt lớn nhất và phổ biến nhất đến từ các hợp đồng có nhiều nghĩa vụ thực hiện. Ví dụ: Ngành viễn thông với gói điện thoại kèm dịch vụ, hoặc gói gồm nhiều dịch vụ kết hợp; hoặc chương trình mua hàng tặng hàng hoặc dịch vụ miễn phí, các chương trình tích điểm… IFRS 15 quy định đối với các hợp đồng có nhiều nghĩa vụ thì doanh nghiệp phải xác định các hàng hóa hoặc dịch vụ kèm theo có phải là nghĩa vụ thực hiện tách biệt với hàng hóa hoặc dịch vụ chính hay không theo nội dung của đoạn 27: “Một hàng hóa hoặc dịch vụ đã được cam kết với khách hàng là hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt nếu cả hai tiêu chí sau được thỏa mãn: (a) Khách hàng có thể hưởng lợi từ chính hàng hóa hoặc dịch vụ đó; hoặc kết hợp với các nguồn lực sẵn có khác của khách hàng (nghĩa là hàng hóa hoặc dịch vụ có khả năng tách biệt); và (b) Cam kết của đơn vị để chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng có thể được xác định một cách riêng biệt với các cam kết khác trong hợp đồng (nghĩa là cam kết chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ là tách biệt trong bối cảnh của hợp đồng).” 53
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Do vậy, đối với nhóm ngành bán buôn bán lẻ, IFRS 15 sẽ làm thay đổi nguyên tắc kế toán về: 3.1. Phí trưng bày Đoạn 70, 71: Khoản thanh toán cho khách hàng - Là các khoản tiền mà đơn vị phải trả hoặc dự kiến phải trả cho khách hàng. - Khoản thanh toán cho khách hàng cũng bao gồm các khoản giảm giá tích điểm hoặc các khoản khác (Ví dụ: Phiếu mua hàng hay phiếu giảm giá) có thể được sử dụng để cấn trừ cho các khoản phải thu của đơn vị. - Ghi nhận trên báo cáo tài chính: + Chi phí: Nếu khoản thanh toán phải trả cho khách hàng là một khoản thanh toán cho một hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt. + Giảm trừ DT: Nếu khoản thanh toán phải trả cho khách hàng là một khoản thanh toán cho một hàng hóa hoặc dịch vụ không tách biệt. Ví dụ: Phong Phú là một công ty may mặc, khách hàng chính của Phong Phú là hệ thống siêu thị Co.opmart. Để đủ điều kiện là nhà cung cấp cho Co.opmart, hai bên thống nhất: Phong Phú phải thanh toán cho Co.opmart khoản phí trưng bày sản phẩm. Trong trường hợp này: - Công ty Phong Phú chỉ được hưởng lợi từ những khoản thanh toán cho Co.opmart nếu Co.opmart tạo ra DT tăng thêm cho Phong Phú. - Công ty Phong Phú không được thuê các bên thứ ba ngoài Co.opmart để thực hiện các hoạt động trưng bày. Trường hợp này không đáp ứng đồng thời hai điều kiện để xác định hàng hóa, dịch vụ tách biệt, nên Phong Phú phải ghi nhận khoản giảm trừ DT. 3.2. Khách hàng có sự lựa chọn mua thêm hàng hóa, dịch vụ bổ sung với mức giá giảm và chương trình khách hàng thân thiết (tích điểm để nhận phiếu mua hàng). Quyền chọn của khách hàng để nhận thêm hàng hóa hoặc dịch vụ miễn phí hoặc mua thêm ở mức giá ưu đãi tồn tại dưới nhiều hình thức, bao gồm các ưu đãi bán hàng, số dư tài khoản của khách hàng (hoặc tích điểm), quyền chọn gia hạn hợp đồng hoặc các khoản chiết khấu khác đối với hàng hóa hoặc dịch vụ trong tương lai. Nội dung này được quy định tại đoạn 40, phụ lục B về quyền chọn mua thêm hàng hóa hoặc dịch vụ của khách hàng: “Nếu trong một hợp đồng, đơn vị trao cho khách hàng quyền chọn mua thêm hàng hóa hoặc dịch vụ, quyền chọn đó sẽ làm phát sinh một nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng chỉ khi quyền chọn đó đem lại cho khách hàng một quyền đáng kể mà khách hàng sẽ không nhận được nếu không tham gia vào hợp đồng đó.” “Nếu quyền chọn này đem lại cho khách hàng một quyền đáng kể, nghĩa là khách hàng đã thanh toán trước cho hàng hóa hoặc dịch vụ trong tương lai và đơn vị ghi nhận DT khi hàng hóa hoặc dịch vụ trong tương lai đó được chuyển giao hoặc khi quyền chọn hết hạn.” Ví dụ: Điện Máy Xanh là một công ty chuyên kinh doanh hàng điện lạnh, điện gia dụng. Điện Máy Xanh thực hiện chương trình khuyến mại: Với mỗi 1.000.000 đồng tiền mua hàng hóa bất kỳ, khách hàng sẽ tích lũy 1 điểm. Mỗi điểm tích lũy sẽ được quy đổi tương ứng 100.000 đồng, và sẽ được giảm trừ vào giá thanh toán cho lần mua tiếp theo. Điểm tích lũy không có giá trị quy đổi sang tiền mặt. Tổng giá bán trong kỳ báo cáo: 600.000.000 đồng. Điện Máy Xanh ước tính sẽ có 10% số điểm không được quy đổi (Giả sử rằng đây cũng chính là tỷ lệ thực tế). 54
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Trường hợp này: Khách hàng phải thực hiện quyền chọn mua thêm hàng hóa trong tương lai để hưởng được hỗ trợ chiết khấu nên hình thành nghĩa vụ tách biệt. Tổng số điểm: 600.000.000 đồng/1.000.000 đồng = 600 điểm Tổng số tiền hỗ trợ chiết khấu: 600 điểm x 100.000 đồng/điểm = 60.000.000 đồng Tổng số tiền hỗ trợ chiết khấu có thể được thực hiện bởi khách hàng: 60.000.000 đồng x 90% = 54.000.000 đồng Giá trị hợp lý của giao dịch: Giá hàng hóa + Hỗ trợ chiết khấu 600.000.000 đồng + 54.000.000 đồng = 654.000.000 đồng Phân bổ khoản thanh toán của khách hàng cho các nghĩa vụ theo tỷ lệ: Bán hàng hóa: 600.000.000 đồng x 600.000.000 đồng/654.000.000 đồng = 550.458.716 đồng Hỗ trợ chiết khấu: 600.000.000 đồng x 54.000.000 đồng/654.000.000 đồng = 49.541.284 đồng - Khi khách hàng mua lần đầu, kế toán ghi nhận: Tăng tiền 600.000.000 đồng, tăng DT bán hàng 550.458.716 đồng, và tăng khoản phải trả theo hợp đồng 49.541.284 đồng. - Khi khách hàng mua lần thứ hai với giá 150.000.000 đồng, đồng thời khách hàng sử dụng khoản hỗ trợ chiết khấu, kế toán ghi nhận: Tăng tiền 100.458.716 đồng, giảm khoản phải trả theo hợp đồng 49.541.284 đồng, và tăng DT bán hàng 150.000.000 đồng. 3.3. Chính sách bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng: Nội dung này được quy định tại đoạn 29 và đoạn 30, phụ lục B: - Nếu khách hàng có quyền chọn mua quyền bảo hành tách biệt với sản phẩm (Ví dụ: Quyền bảo hành được tính giá hoặc thương lượng riêng), thì nghĩa vụ bảo hành là một dịch vụ tách biệt. Trong những trường hợp này, đơn vị phải kế toán nghĩa vụ bảo hành đã cam kết như một nghĩa vụ thực hiện và phân bổ một phần giá giao dịch cho nghĩa vụ thực hiện đó. - Nếu khách hàng không có quyền chọn mua quyền bảo hành tách biệt với sản phẩm, thì đơn vị phải kế toán nghĩa vụ bảo hành theo quy định tại chuẩn mực IAS 37 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng. 3.4. Điều khoản vận chuyển Đối với các hợp đồng bán hàng kèm chính sách giao hàng tận nơi thì các dịch vụ giao hàng kèm theo được xem là nghĩa vụ thực hiện tách biệt với sản phẩm chính và theo đó có DT đi kèm. Doanh nghiệp sẽ phải phân bổ tổng giá trị hợp đồng cho các nghĩa vụ tách biệt, gồm DT bán sản phẩm, hàng hóa và DT dịch vụ giao hàng. Đoạn 33 và đoạn 35 cung cấp hướng dẫn về việc chuyển giao quyền kiểm soát nói chung và về việc ghi nhận DT dịch vụ theo thời gian. Quyền kiểm soát một tài sản nói đến khả năng quyết định việc sử dụng, và có được gần như toàn bộ lợi ích còn lại từ tài sản đó. Quyền kiểm soát bao gồm khả năng ngăn cản các đơn vị khác quyết định việc sử dụng, và có được lợi ích từ tài sản. 55
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Ví dụ: - Samsung là một nhà sản xuất thiết bị điện tử. Samsung đã thỏa thuận với một nhà bán lẻ để bán ti vi và giao cho bộ phận giao vận chịu trách nhiệm giao hàng tận nơi. - Các điều khoản giao hàng nêu rõ quyền sở hữu hợp pháp và rủi ro liên quan đến lô hàng sẽ chuyển cho nhà bán lẻ khi ti vi được cung cấp cho bộ phận giao vận. - Nhà bán lẻ không có quyền sở hữu thực tế đối với ti vi trong quá trình vận chuyển, nhưng có quyền sở hữu hợp pháp khi vận chuyển và do đó có thể thuê một công ty vận chuyển khác. - Samsung cũng không được phép bán tivi cho khách hàng khác sau khi bộ phận giao vận đã nhận tivi tại trụ sở của Samsung. Hợp đồng này có 2 nghĩa vụ thực hiện: bán ti vi và dịch vụ vận chuyển. - Ghi nhận DT bán ti vi: + Khi quyền kiểm soát chuyển giao cho người bán lẻ: trong tình huống này là thời điểm ti vi được giao cho bộ phận vận chuyển. + Nhà bán lẻ có thể thu được lợi ích từ việc sở hữu ti vi. + Không phụ thuộc vào dịch vụ vận chuyển vì nó là một dịch vụ riêng biệt. - Ghi nhận DT đối với dịch vụ vận chuyển: + Khi nghĩa vụ hoàn thành, thường là khi kết thúc thời gian vận chuyển. + Nhà bán lẻ có thể nhận được lợi ích từ việc vận chuyển cùng với tivi mà họ đã nhận được. Trường hợp Samsung là đại lý của một công ty vận chuyển nào đó thì DT dịch vụ vận chuyển được ghi nhận chính là phần hoa hồng được hưởng. Như vậy, IFRS 15 cũng hướng dẫn cách xử lý kế toán căn cứ trên bản chất đối với các giao dịch đặc biệt, như quyền chọn mua thêm hàng hoá, dịch vụ; phí trưng bày; bảo hành... Có một số hướng dẫn trong IFRS 15 đã được đưa vào Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp, gồm: Chương trình dành cho khách hàng truyền thống, chương trình khuyến mãi kèm điều kiện và không kèm điều kiện. Theo đó, DT được ghi nhận toàn bộ khi hàng hóa hoặc dịch vụ, được xem là hàng hóa hoặc dịch vụ chính, được thực hiện. Các chi phí thực hiện các hàng hóa hoặc dịch vụ kèm theo, trong trường hợp các hàng hóa hoặc dịch vụ này chưa được thực hiện, sẽ được trích trước. Tuy nhiên, Thông tư 200 không có được sự giải thích đầy đủ như IFRS 15. 4. Cơ hội và thách thức đối với nhóm ngành bán buôn, bán lẻ khi áp dụng IFRS 15 Việc áp dụng IFRS nói chung và IFRS 15 nói riêng sẽ đem lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội cũng như gặp phải một số khó khăn, vướng mắc nhất định. 4.1. Cơ hội - Khắc phục những hạn chế của pháp luật kế toán hiện hành về đo lường và ghi nhận DT: VAS 14 đã được ban hành cách đây 20 năm mà chưa được cập nhật theo sự thay đổi của chuẩn mực quốc tế nên VAS 14 hiện đã trở nên lạc hậu, lỗi thời so với mặt bằng chung trên thế giới. Mặc dù Thông tư 200 có bổ sung một số quy định nhưng chưa thể bao quát mọi tình huống thực tế. Do đó, việc áp dụng IFRS 15 sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng thông tin của báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp. - Đáp ứng nhu cầu được niêm yết trên thị trường quốc tế: Hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam đã có nhu cầu tham gia sàn giao dịch quốc tế. Để thực hiện được điều này thì việc trình bày thông tin tài chính theo chuẩn quốc tế là điều kiện bắt buộc của hầu hết các cơ quan quản lý chứng khoán nước ngoài. - Cơ hội mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực, ngành nghề mới: Khi hội nhập, có rất nhiều nghiệp vụ kinh tế, tài chính cũng như các ngành nghề mới đang và sẽ phát sinh ở Việt Nam nhưng các quy 56
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN định về kế toán hiện nay chưa đề cập đến. Việc tiếp cận IFRS sẽ mở ra cơ hội để các doanh nghiệp này có thể phát triển hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. 4.2. Thách thức - Về ước tính kế toán: IFRS 15 yêu cầu đưa ra nhiều xét đoán, đánh giá mang tính chủ quan nên ý thức của những người đứng đầu doanh nghiệp, người chịu trách nhiệm trình bày và công bố thông tin tài chính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. - Đội ngũ nhân lực kế toán chuyên sâu về IFRS: Nhìn chung, nhân lực kế toán tại Việt Nam chưa được đào tạo về IFRS. Số lượng các chuyên gia am hiểu, có kinh nghiệm và kỹ năng lập báo cáo tài chính theo IFRS còn ít, chủ yếu là một số nhà nghiên cứu và kiểm toán viên của các công ty kiểm toán lớn. Hiện nay chỉ có một số rất ít cơ sở đào tạo đã đưa IFRS vào chương trình giảng dạy. Vì vậy, đội ngũ kế toán viên tại các doanh nghiệp (đối tượng trực tiếp áp dụng IFRS) cũng như sinh viên hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu. - Rào cản ngôn ngữ: IFRS được soạn thảo bằng tiếng Anh và để có thể phổ biến, quảng bá rộng rãi IFRS đến công chúng, cần phải dịch sang tiếng Việt. Do đó, việc chuyển tải chính xác các thuật ngữ chuyên môn cũng như cập nhật thường xuyên, liên tục các nội dung thay đổi của IFRS không phải là điều dễ dàng. - Yếu tố văn hóa, tư duy: IFRS được thiết lập các nguyên tắc kế toán trong khi các quy định của pháp luật kế toán của Việt Nam thường được xây dựng chủ yếu mang tính quy tắc rất cao. Mặt khác, văn hoá của người Việt Nam thường thích cầm tay chỉ việc, chưa quen với việc vận dụng các nguyên tắc vào từng tình huống cụ thể. 5. Kết luận Có thể thấy những quy định về việc ghi nhận DT trong Thông tư 200/2014/TT-BTC khá tương đồng với các quy định trong IFRS 15. Tuy nhiên, các giải thích cho việc thay đổi cách ghi nhận DT trong Thông tư 200 vẫn chưa toàn diện so với các giải thích cho các vấn đề tương tự trong IFRS 15. Vì thế, việc hiểu được bản chất và các thay đổi trong IFRS 15 sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành bán buôn, bán lẻ nói riêng có được cách tiếp cận tốt hơn trong vấn đề ghi nhận DT đã được Thông tư 200 đặt ra, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có được sự chuẩn bị tốt hơn để bước sang giai đoạn áp dụng bắt buộc IFRS 15. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. IASB (2014), IFRS 15 - Revenue from Contracts with Customers. 2. Shuyu Zhou (2021), Current Income Recognition Principle Analysis of IFRS 15, ASC 606 and CAS 14, Advances in Economics, Business and Management Research, volume 166. 3. TS. Trịnh Lê Tân, ThS. Đào Thị Đài Trang (2018), Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 15 và vấn đề đặt ra với doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Tài chính, tháng 12/2018. 4. TS. Trần Thị Quỳnh Giang (2020), Những thay đổi về ghi nhận doanh thu khi áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, Tạp chí Tài chính, tháng 6/2020. 5. Bộ Tài chính (2020), Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam. 6. PricewaterhouseCoopers (PwC) Việt Nam (2019), Bản tin IFRS, [online] https://www.pwc.com/vn/vn/ publications/other-newsbrief/190314-ifrs-15.html. 7. Nguyễn Thị Kim Hướng, Trần Thị Thu Huyền, Nguyễn Ánh Dương (2020), So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam 14 (VAS 14) và chuẩn mực kế toán quốc tế 15 (IFRS 15): Những khó khăn và thuận lợi của các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng IFRS 15, Tạp chí Khoa học và công nghệ, tháng 02/2020. 57
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn