Từ Trung Kiên và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
101(01): 51 - 55<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH CẮT ĐẾN NĂNG SUẤT<br />
VÀ CHẤT LƯỢNG CỎ BRACHIARIA BRIZANTHA 6387<br />
TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN<br />
Từ Trung Kiên*, Trần Thị Hoan<br />
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thí nghiệm này nhằm xác định ảnh hưởng của các khoảng cách cắt khác nhau (30, 45, 60 và 75<br />
ngày/lứa cắt) tới năng suất, sản lượng và thành phần hóa học của cỏ Brachiaria brizantha 6387<br />
trong 2 năm kể từ lúc trồng. Kết quả cho thấy: Khi tăng khoảng cách giữa hai lần cắt từ 30 lên 75<br />
ngày thì năng suất cỏ tươi bình quân thu được/1 lần cắt tăng lên từ 69,13 tạ/ha/lứa lên 217,30<br />
tạ/ha/lứa, còn sản lượng cỏ tươi tăng từ 67,75 tấn/ha/năm lên 86,06 tấn/ha/năm; Sản lượng vật chất<br />
khô (VCK) tăng tương ứng từ 11,65 tấn/ha/năm lên 23,72 tấn/ha/năm, sản lượng protein thì giảm<br />
đi tương ứng từ 1,51 tấn/ha/năm xuống 1,16 tấn/ha/năm. Khi tăng khoảng cách cắt thì tỷ lệ VCK<br />
và xơ trong cỏ tăng, còn tỷ lệ protein, lipit, khoáng tổng số trong cỏ giảm xuống. Căn cứ vào sản<br />
lượng và thành phần hóa học của cỏ thì cỏ B. brizantha 6387 thu hoạch với khoảng cách cắt từ 4560 ngày là hợp lý.<br />
Từ khóa: B. brizantha 6387, khoảng cách cắt, năng suất, chất lượng<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Khoảng thời gian giữa hai lần cắt cỏ được gọi<br />
tắt theo thuật ngữ ngành đồng cỏ là khoảng<br />
cách cắt (KCC). Khoảng cách cắt dài hay<br />
ngắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng<br />
và tái sinh của cỏ. Bởi vì, cây cỏ đã được thu<br />
hoạch bằng dạng này hay dạng khác (cắt,<br />
chăn thả) chỉ có khả năng tái sinh khi trong rễ<br />
và gốc cỏ chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần<br />
thiết cho quá trình tái sinh. Một cây cỏ nếu bị<br />
cắt trước khi rễ và phần gốc còn lại chưa dự<br />
trữ đủ dinh dưỡng thì tái sinh sẽ gặp khó khăn<br />
và có thể không tái sinh được. Voisin (1963)<br />
[6] cho biết: nếu rút ngắn 1/2 KCC (ví dụ: 60<br />
ngày rút xuống còn 30 ngày) thì năng suất cỏ<br />
giảm xuống chỉ còn 1/3 (ví dụ: 75 tạ/ha/lứa<br />
giảm xuống còn 25 tạ/ha/lứa). Bởi vì cỏ chưa<br />
có đủ thời gian tích lũy các chất dinh dưỡng<br />
để phát triển đầy đủ. Còn nếu tăng KCC lên<br />
50 % (ví dụ: từ 60 ngày lên 90 ngày) thì năng<br />
suất chỉ tăng thêm 20 % (ví dụ: 75 tạ/ha/lứa<br />
tăng lên 90 tạ/ha/lứa), nhưng chất lượng cỏ<br />
giảm, tỷ lệ chất xơ tăng. Hơn nữa, nếu cắt quá<br />
ít lần trên năm thì cỏ sẽ bị già, chất lượng<br />
kém, đồng thời ảnh hưởng tới lứa tái sinh sau,<br />
ảnh hưởng tới sản lượng cỏ trên năm.<br />
Việc xác định được tuổi thu hoạch (hay<br />
khoảng cách cắt) hợp lý không chỉ nâng cao<br />
*<br />
<br />
Tel: 0902 119828<br />
<br />
năng suất, chất lượng mà còn nâng cao tỷ lệ<br />
tiêu hóa cỏ, đồng thời tạo điều kiện cho cỏ tái<br />
sinh tốt hơn và kéo dài tuổi thọ của đồng cỏ.<br />
Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành Nghiên cứu<br />
“Ảnh hưởng của khoảng cách cắt đến năng<br />
suất và chất lượng cỏ Brachiaria brizantha<br />
6387 trồng tại Thái Nguyên”.<br />
NỘI DUNG VÀ<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
PHƯƠNG<br />
<br />
PHÁP<br />
<br />
Thí nghiệm trên cỏ Brachiaria brizantha<br />
6387, trồng tại Trung tâm Thực nghiệm Thực<br />
hành trường Đại học Nông Lâm Thái<br />
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.<br />
Thí nghiệm gồm có 4 công thức ứng với 4<br />
KCC khác nhau là 30, 45, 60 và 75 ngày. Mỗi<br />
công thức thí nghiệm được bố trí trên diện<br />
tích 10 m2 và nhắc lại 3 lần. Thí nghiệm được<br />
bố trí theo hình khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.<br />
Theo dõi năng suất và sản lượng cỏ tươi,<br />
VCK của cỏ trong 2 năm (theo tiêu chuẩn<br />
Việt Nam TCVN, 1986) và phân tích thành<br />
phần hóa học của cỏ bao gồm: VCK, protein,<br />
lipit, xơ, khoáng tổng số tại Viện Khoa học sự<br />
sống, Đại học Thái Nguyên.<br />
Các số liệu thu thập được được xử lý trên<br />
máy vi tính bằng phần mềm Excel, version<br />
7.0 và phần mềm Minitab-13.<br />
51<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Từ Trung Kiên và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ<br />
Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm<br />
Kết quả phân tích đất khu vực thí nghiệm cho<br />
thấy: độ pH là 4,75, nitơ tổng số: 0,066 %,<br />
P2O5 tổng số: 0,082 %, P2O5 dễ tiêu: 2,700<br />
mg/100g, K2O tổng số 0,123 %, K2O trao đổi:<br />
1,747 mg/100g, OM: 7,120 %. Theo Từ<br />
Quang Hiển và CS (2002) [1] thì đất của khu<br />
vực thí nghiệm thuộc loại chua vừa, nghèo<br />
dinh dưỡng, cần phải bón vôi và phân cho đất<br />
trước khi trồng thì cỏ mới sinh trưởng tốt, đạt<br />
năng suất cao.<br />
Khí tượng ở khu vực thí nghiệm.<br />
Tính trung bình trong hai năm thí nghiệm thì<br />
tổng lượng mưa của các tháng mùa mưa<br />
(tháng 4, 5, 6, 7, 8 và 9) đạt 1348,25 mm, còn<br />
tổng lượng mưa của các tháng trong mùa khô<br />
(tháng 1, 2, 3, 10, 11, 12) 225,35 mm; tổng<br />
lượng mưa cả năm là 1573,6 mm. Lượng mưa<br />
hoàn toàn đáp ứng cho cỏ trong mùa mưa,<br />
còn mùa khô thì thiếu.<br />
Nhiệt độ trung bình của 2 năm là 24,5 0C.<br />
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong vụ<br />
hè là 36,11 0C, còn nhiệt độ trung bình thấp<br />
nhất trong mùa đông là 12,3 0C, đồng thời đôi<br />
lúc có sương muối. Nhiệt độ một số ngày quá<br />
cao trong mùa hè và quá thấp trong vụ đông<br />
đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của cỏ.<br />
Ẩm độ trung bình trong mùa mưa từ 81,67<br />
đến 82,83 %, còn trong mùa khô từ 80,5 %<br />
đến 81,17 %.<br />
Nhìn chung, điều kiện thời tiết thuận lợi cho<br />
sự sinh trưởng của cỏ khoảng từ 8- 9 tháng<br />
trong một năm.<br />
Ảnh hưởng của KCC đến năng suất cỏ<br />
Đối với cây thức ăn xanh được thu cắt nhiều<br />
lứa trong một năm thì khối lượng chất xanh<br />
thu được/ha của mỗi lần thu hoạch được gọi<br />
là năng suất và được tính bằng tạ/ha/lứa.<br />
Trong năm thứ nhất, công thức có KCC 30<br />
ngày đã thu được 8 lứa, năng suất thấp nhất<br />
<br />
101(01): 51 - 55<br />
<br />
và cao nhất/lứa là 18,33 tạ/ha và 106,67 tạ/ha;<br />
các công thức có KCC 45, 60 và 75 ngày, thu<br />
hoạch được tưng ứng là 5, 4 và 3 lứa; năng<br />
suất thấp nhất và cao nhất/lứa ứng với 3 KCC<br />
này là: 78,89 và 187,22 tạ/ha; 97,78 và 240<br />
tạ/ha; 216,11 và 267,78 tạ/ha.<br />
Trong năm thứ hai, công thức có KCC 30<br />
ngày đã thu được 12 lứa, năng suất thấp nhất<br />
và cao nhất/lứa là 16,11 tạ/ha và 107,78 tạ/ha;<br />
các công thức có KCC 45, 60 và 75 ngày thu<br />
được số lứa tương ứng là 8, 6 và 5 lứa; năng<br />
suất thấp nhất và cao nhất/lứa tương ứng với<br />
3 KCC là: 26,11 và 177,78 tạ/ha; 38,89 và<br />
246,11 tạ/ha; 56,11 và 271,11 tạ/ha.<br />
Năm thứ nhất thu hoạch được ít lứa hơn năm<br />
thứ hai vì trung tuần tháng 3 mới trồng cỏ,<br />
sau đó một thời gian mới thu hoạch lứa đầu,<br />
còn trong năm thứ hai, cỏ được liên tục thu<br />
hoạch theo KCC đã ấn định.<br />
Trong cả hai năm, năng suất các lứa cắt trong<br />
mùa mưa cao hơn trong mùa khô. Bởi vì,<br />
trong mùa khô, ngoài yếu tố bất lợi về nhiệt<br />
độ, ẩm độ, lượng mưa thì dinh dưỡng đất<br />
cũng là yếu tố bất lợi đối với cỏ. Các chất<br />
dinh dưỡng trong đất được cung cấp từ đầu<br />
năm (phân chuồng, lân, kali, vôi) đã bị hút<br />
cạn kiệt bởi các lứa cỏ đầu năm; càng về sau<br />
dinh dưỡng trong đất càng bị giảm đi.<br />
Năng suất bình quân của một lứa cắt ở năm<br />
thứ nhất và năm thứ hai được trình bay tại<br />
bảng 1.<br />
Khi tăng KCC từ 30 đến 75 ngày thì năng<br />
suất trung bình hai năm của cỏ B. brizantha<br />
6387 tăng dần từ 69,13 đến 217,30 tạ/ha/lứa.<br />
Năng suất trung bình/lứa của năm thứ hai<br />
thấp hơn năm thứ nhất. Do đa số các lứa cắt<br />
của năm thứ nhất nằm trong mùa mưa (năng<br />
suất cỏ cao) còn năm thứ hai có tới một nửa<br />
số lứa cắt lại nằm trong mùa khô (năng suất<br />
của cỏ thấp). Năng suất trung bình của cỏ B.<br />
brizantha 6387 ở các KCC khác nhau thì sai<br />
khác nhau rõ rệt với P < 0,05 đến P < 0,001.<br />
<br />
Bảng 1. Năng suất cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau trong năm 1 và 2 (tạ/ha/lứa)<br />
Chỉ tiêu<br />
NSTB 1<br />
NSTB 2<br />
TB<br />
<br />
Các khoảng cách cắt và năng suất cỏ<br />
30 ngày<br />
45 ngày<br />
60 ngày<br />
75 ngày<br />
76,04a<br />
141,22b<br />
190,69c<br />
249,26d<br />
a<br />
b<br />
c<br />
62,22<br />
110,55<br />
159,72<br />
185,33d<br />
a<br />
b<br />
c<br />
125,89<br />
175,21<br />
217,30d<br />
69,13<br />
(Theo hàng ngang các số có chữ cái khác nhau thì sai khác rõ rệt (P < 0,05 đến 0,001)<br />
NSTB 1: Năng suất trung bình năm thứ nhất; NSTB 2: Năng suất trung bình năm thứ hai<br />
<br />
52<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Từ Trung Kiên và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
101(01): 51 - 55<br />
<br />
Bảng 2. Thành phần hóa học của cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau (%)<br />
% trong vật chất khô<br />
<br />
KCC<br />
(ngày)<br />
<br />
VCK<br />
<br />
30<br />
45<br />
60<br />
75<br />
<br />
17,19<br />
20,27<br />
24,83<br />
28,33<br />
<br />
Protein<br />
<br />
Lipit<br />
<br />
Xơ<br />
<br />
DXKN<br />
<br />
12,97<br />
10,41<br />
6,28<br />
4,87<br />
<br />
2,62<br />
2,12<br />
1,61<br />
1,24<br />
<br />
30,02<br />
37,59<br />
43,42<br />
48,78<br />
<br />
44,33<br />
40,50<br />
39,75<br />
36,81<br />
<br />
Khoáng<br />
TS<br />
10,06<br />
9,37<br />
8,94<br />
8,28<br />
<br />
Bảng 3. Sản lượng tươi, VCK, protein của cỏ trung bình 2 năm (tấn/ha)<br />
Sản lượng<br />
Chất xanh<br />
VCK<br />
Protein<br />
<br />
30 ngày<br />
67,75a<br />
11,65a<br />
1,51a<br />
<br />
Khoảng cách cắt và sản lượng cỏ<br />
45 ngày<br />
60 ngày<br />
79,53b<br />
86,06c<br />
b<br />
16,12<br />
21,30c<br />
a<br />
1,68<br />
1,34b<br />
<br />
75 ngày<br />
83,72c<br />
23,72c<br />
1,16c<br />
<br />
(Theo hàng ngang các số có chữ cái khác nhau thì sai khác rõ rệt (P < 0,05 đến 0,001)<br />
<br />
Khoảng cách cắt ngắn (30 ngày) có năng suất<br />
thấp là do cỏ chưa sinh trưởng tối đa đã bị thu<br />
cắt và cỏ cũng không đủ thời gian cho việc<br />
tổng hợp các chất dinh dưỡng dư thừa ở bộ<br />
phận trên mặt đất (thân, lá) để vận chuyển<br />
ngược xuống phần gốc, rễ dùng cho việc tái<br />
sinh tiếp theo. Kết quả nghiên cứu của chúng<br />
tôi cũng tương tự như nghiên cứu của<br />
Quinquim và CS (2008) [5] khi nghiên cứu về<br />
KCC của một số giống cỏ khác.<br />
Khoảng cách cắt dài (75 ngày) năng suất của<br />
các cỏ thí nghiệm tăng cao nhất nhưng đến<br />
giai đoạn này cỏ đã dừng sinh trưởng, lá ở<br />
phần gốc bắt đầu vàng úa và khô đi, tỷ lệ<br />
nước ở trong lá và thân giảm. Khoảng cách<br />
cắt quá dài không chỉ ảnh hưởng đến năng<br />
suất mà còn ảnh hưởng đến khả năng tái sinh<br />
của cỏ ở kỳ tiếp theo.<br />
Ảnh hưởng của KCC đến thành phần hóa<br />
học của cỏ<br />
Cỏ ở các khoảng cách cắt khác nhau (30, 45,<br />
60 và 70 ngày) đã được phân tích các chỉ tiêu:<br />
Vật chất khô, lipit, xơ, khoáng tổng số. Kết<br />
quả phân tích được trình bày tại bảng 2.<br />
Khi tăng khoảng cách cắt cỏ B. brizantha<br />
6387 từ 30 lên 75 ngày thì tỷ lệ VCK tăng từ<br />
17,19 % lên 28,33 % và tỷ lệ xơ tăng từ 30,02<br />
lên 48,78 %, còn tỷ lệ protein trong vật chât<br />
khô giảm từ 12,97 xuống còn 4,87 %; tỷ lệ<br />
lipit giảm từ 2,62 xuống còn 1,24 %; tỷ lệ<br />
DXKN giảm từ 44,33 xuống còn 36,81 %; tỷ<br />
lệ khoáng tổng số giảm từ 10,06 xuống còn<br />
8,28 % trong VCK.<br />
<br />
Các kết quả nghiên cứu về KCC cỏ đã chỉ rõ<br />
khi tuổi cỏ tăng lên thì VCK và xơ của cỏ<br />
cũng tăng lên, nhưng protein và lipit của cỏ<br />
giảm xuống. Đó là vì cỏ càng già thì tỷ lệ<br />
nước trong cỏ càng giảm và sự tạo thành xơ<br />
trong cỏ càng nhiều. Khi VCK và xơ tăng lên<br />
một cách tương đối thì các chất dinh dưỡng<br />
khác sẽ giảm xuống một cách tương đối. Kết<br />
quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết<br />
quả nghiên cứu của các tác giả khác như<br />
Pathirana và Siriwardene (1973) [3]; Querioz<br />
và CS, (1982) [4].<br />
<br />
Biểu đồ 1. Ảnh hưởng của KCC đến tỷ lệ VCK<br />
và protein<br />
<br />
Để biết mối tương quan và độ tin cậy giữa<br />
tăng KCC từ 30 đến 75 ngày/lứa cắt với tỷ lệ<br />
VCK, protein, xơ chúng tôi đã tính hệ số<br />
tương quan và thiết lập phương trình hồi quy<br />
như sau:<br />
KCC và VCK:<br />
YVCK (%) = 9,362 + 0,2532.XKCC<br />
R2 = 99,2; P < 0,05.<br />
KCC và protein:<br />
YProtein = 18,583 - 0,189533.XKCC<br />
R2 = 95,5; P < 0,05<br />
53<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Từ Trung Kiên và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
KCC và xơ:<br />
YXơ = 18,214 + 0,414067.XKCC<br />
R2 = 99,0; P < 0,05<br />
Ghi chú: Y: là tỷ lệ phần trăm (VCK, protein thô,<br />
xơ thô) trong VCK của cỏ; XKCC: là khoảng cách<br />
cắt (30, 45, 60, 75) tính bằng ngày.<br />
<br />
Như vậy, KCC có mối quan hệ tuyến tính<br />
dương rất chặt chẽ với tỷ lệ VCK và xơ, với<br />
độ tin cậy dao động từ 99,0 đến 99,2 % và có<br />
quan hệ tuyến tính âm cũng rất chặt chẽ với tỷ<br />
lệ protein trong VCK, với độ tin cậy là 95,5 %.<br />
Ảnh hưởng của KCC đến sản lượng cỏ<br />
tươi, vật chất khô, protein của cỏ.<br />
Sản lượng cỏ tươi là tổng khối lượng chất<br />
xanh hoặc vật chất khô thu được của các lứa<br />
cắt trong năm và được tính bằng tấn/ha/năm.<br />
Sản lượng cỏ tươi, VCK và protein/ha/năm<br />
của 4 KCC khác nhau (30, 45, 60 và 75 ngày)<br />
được trình bày tại bảng 3.<br />
<br />
Biểu đồ 2. Ảnh hưởng của KCC đến sản lượng<br />
VCK và protein<br />
<br />
Mặc dù khoảng cách cắt ngắn thì cắt được<br />
nhiều lứa, nhưng do năng suất của một lứa<br />
thấp nên sản lượng cỏ/1 ha/năm của các công<br />
thức có KCC ngắn thấp hơn so với các công<br />
thức có KCC dài. Sản lượng cỏ tươi ở các<br />
KCC 30, 45, 60 và 75 ngày tương ứng là<br />
67,75; 79,53; 86,06 và 83,72 tấn/ha/năm. Sản<br />
lượng cỏ ở KCC 75 ngày tuy vẫn cao hơn so<br />
với sản lượng cỏ của các KCC 30 và 45 ngày<br />
nhưng lại giảm so với KCC 60 ngày. Đó là do<br />
cỏ lúc này đã già, tỷ lệ nước trong cỏ giảm<br />
mạnh. Sản lượng cỏ tươi ở các KCC khác<br />
nhau có sự sai khác nhau rõ rệt với P < 0,05<br />
đến P < 0,001, trừ sản lượng của 2 KCC 60 và<br />
75 ngày là không có sự sai khác nhau rõ rệt.<br />
<br />
101(01): 51 - 55<br />
<br />
Sự biến động năng suất và sản lượng cỏ trong<br />
nghiên cứu chúng tôi cũng tương tự như các<br />
kết quả nghiên cứu KCC của một số giống cỏ<br />
trong công bố của Flavio và cs, (2008) [2].<br />
Sản lượng VCK trung bình tăng dần từ KCC<br />
30 ngày/lứa là 11,65 tấn/ha/năm và đạt đỉnh<br />
cao ở khoảng cách cắt 75 ngày/lứa là 23,72<br />
tấn/ha/năm. Sản lượng VCK của các KCC<br />
khác nhau cũng có sự sai khác tương tự như<br />
sản lượng cỏ tươi và sản lượng VCK của<br />
KCC 60 và 75 ngày cũng không có sự sai<br />
khác rõ rệt.<br />
Sản lượng protein giảm từ 1,51 xuống còn<br />
1,16 tấn/ha/2 năm khi KCC tăng lên từ 30 đến<br />
75 ngày.<br />
Ảnh hưởng của KCC khác nhau đến sản<br />
lượng cỏ theo mùa<br />
Trong mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, sản<br />
lượng cỏ B. brizantha 6387 của các KCC 30,<br />
45, 60 và 75 ngày tương ứng là 56,00; 62,72;<br />
66,50 và 74,78 tấn/ha. Nếu quy ước sản lượng<br />
cỏ của KCC 30 ngày là 100 %, thì sản lượng<br />
cỏ của các KCC 45, 60, 75 ngày tương ứng là<br />
112, 119, 134 %.<br />
Trong mùa khô (tháng 10, 11, 12, 1, 2, 3) sản<br />
lượng cỏ của các KCC 30, 45, 60 và 75 ngày<br />
tương ứng là 19,78; 28,50; 28,89 và 24,61<br />
tấn/ha. Nếu quy ước sản lượng cỏ của KCC<br />
30 ngày là 100 %, thì sản lượng cỏ của các<br />
KCC 45, 60, 75 ngày tương ứng là 144, 146,<br />
124 %. Nếu quy ước tổng sản lượng cỏ của 2<br />
mùa (mưa + khô) là 100 % thì sản lượng cỏ<br />
của các KCC 30, 45, 60 và 75 ngày trong mùa<br />
mưa chiếm tỷ lệ là 74, 69, 70 và 75 %, còn<br />
trong mùa khô tương ứng là 26, 31, 30 và 25<br />
%. Như vậy, KCC cỏ quá ngắn (30 ngày) và<br />
quá dài (75 ngày) đã làm sản lượng cỏ giảm<br />
mạnh trong mùa khô.<br />
KẾT LUẬN<br />
Khoảng cách cắt cỏ ảnh hưởng rất lớn đến<br />
năng suất, sản lượng và thành phần hóa học<br />
của cỏ B. brizantha 6387. Căn cứ vào kết quả<br />
nghiên cứu chúng tôi thấy rằng cỏ B.<br />
brizantha 6387 cắt ở KCC từ 45 đến 60<br />
ngày/lứa là hợp lý.<br />
<br />
54<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Từ Trung Kiên và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Từ Quang Hiển, Nguyễn Khánh Quắc, Trần<br />
Trang Nhung (2002), Đồng cỏ và cây thức ăn gia<br />
súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 8-49.<br />
[2]. Flavio Eudaldo Merlo Maydana, Luís Ramírez<br />
y Avilés, Armin Ayala Burgos, Juan Ku Vera,<br />
(2008), Rendimiento y valor nutritivo de<br />
Brachiaria brizantha (A. Rich.) Stapf a diferentes<br />
edades y épocas del ano en Yucatán, México.<br />
Tensis, Presentado côm requisito parcial para<br />
obtener el grado de: Maestro en produción animal<br />
tropical opción: nutrión. Mérida, Yucatán,<br />
México, pp. 17-24.<br />
[3]. Pathirana K. K., & Siriwardene J. A. D.<br />
(1973), Studies on the yield and nutritive value<br />
<br />
101(01): 51 - 55<br />
<br />
quality of herbage grasses in the mid-country of<br />
Sri Lanka, Ceylon Vet. J. (21), pp. 52-61.<br />
[4] Querioz Filho J. L., Saibro J. C., Riboldi J.<br />
(1982), Effect of nitrogen and cutting regime on<br />
nitrate accumulation in the summer, Revista da<br />
sociedade Brasileria de Zooteenia 14: (4), pp.<br />
734-745.<br />
[5] Quinquim Magiero. J.,<br />
Rossiello R.,<br />
Rodrigues de Abreu J. B. e Rodrigúe Alves B. J.<br />
(2008), Adubacão nitrogennada e potássica em<br />
pastagem de Brachiaria humidicola em Planosolo<br />
da Baixada Fluminense, Pasturas tropicales, Vol<br />
28 No 3.<br />
[6] Voisin (1963), Productividad de la hierba.<br />
Editorial Tecnos, R. A. p7-84.<br />
<br />
SUMMARY<br />
EFFECT OF DIFFERENT HARVESTING INTERVAL<br />
ON THE PRODUCTIVITY AND QUALITY OF BRACHIARIA BRIZANTHA 6387<br />
GROWING IN THAI NGUYEN<br />
Tu Trung Kien*, Tran Thị Hoan<br />
College of Agriculture and Forestry - TNU<br />
<br />
This study to determine the effects of different harvesting interval (30, 45, 60 and 75 days/harvest)<br />
to productivity, yield and chemical composition of Brachiaria brizantha 6387 grass in two years<br />
after planting. The results showed that: when raising the harvest interval from 30 to 75 days, the<br />
average productivity/1 harvest in 2 years increased from 69.13 quintal/ha/year to 217.30<br />
quintal/ha/batch, the yield of fresh grass increased from 67.75 to 86.06 tons/ha/year; Dry matter<br />
(DM) yield increased from 11.65 tons/ha/years to 23.72 tons/ha/year; corresponding protein yield<br />
decreased from 1.51 tons/ha/year to 1.16 tons/ha/year. When raising the harvest interval, the DM<br />
and fiber increased, but decreased the protein, lipit and total minerals of grass. Based on the yield<br />
and chemical composition of Brachiaria brizantha 6387 grass, two harvest interval of 45 and 60<br />
day/harvest is reasonable.<br />
Key words: B.brizantha 6387, harvest interval, productivity, quality<br />
<br />
Ngày nhận bài: 06/2/2013, ngày phản biện: 04/3/2013, ngày duyệt đăng:26/3/2013<br />
*<br />
<br />
Tel: 0902 119828<br />
<br />
55<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />