Ảnh hưởng của lớp đông đến sự tương tác trong dạy học lí luận chính trị ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
lượt xem 4
download
Bài viết Ảnh hưởng của lớp đông đến sự tương tác trong dạy học lí luận chính trị ở các trường đại học Việt Nam hiện nay đã chỉ ra rằng ở các lớp lí luận chính trị có càng đông sinh viên việc tổ chức hoạt động tương tác càng ít thường xuyên, tính hiệu quả của sự tương tác giữa giảng viên với sinh viên, sinh viên với sinh viên cũng chưa như mong đợi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của lớp đông đến sự tương tác trong dạy học lí luận chính trị ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
- HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0071 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 4, pp. 68-76 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ẢNH HƯỞNG CỦA LỚP ĐÔNG ĐẾN SỰ TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY Tiêu Thị Mỹ Hồng Khoa Lí luận chính trị & Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tương tác trong dạy học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực sinh viên. Tần suất và hiệu quả của hoạt động này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có quy mô lớp học. Thực tế, lớp học đông sinh viên ở các trường đại học Việt Nam nói chung và các lớp học môn lí luận chính trị đang ngày càng trở nên phổ biến. Khi dạy học lí luận chính trị ở những lớp này, sự tương tác giữa giảng viên với sinh viên, sinh viên với sinh viên xét ở cả phương diện tần suất và hiệu quả đều bị ảnh hưởng. Với phương pháp quan sát, tự trải nghiệm, đặc biệt là điều tra 479 sinh viên bằng bảng hỏi thang đo 5 mức, số liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS, bài viết sẽ phân tích rõ hơn ảnh hưởng của lớp học đông sinh viên đến tần suất và hiệu quả của sự tương tác trong dạy học lí luận chính trị ở các trường đại học Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng ở các lớp lí luận chính trị có càng đông sinh viên việc tổ chức hoạt động tương tác càng ít thường xuyên, tính hiệu quả của sự tương tác giữa giảng viên với sinh viên, sinh viên với sinh viên cũng chưa như mong đợi. Từ khóa: tương tác, lí luận chính trị, lớp học đông sinh viên, tần suất, hiệu quả… 1. Mở đầu Lớp học đông thậm chí quá đông sinh viên là một vấn đề phổ biến ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dạy học ở những lớp học đông thực sự là một thách thức đối với cả giảng viên và sinh viên trên nhiều phương diện: không gian, sự giao tiếp, kiểm tra đánh giá, cá nhân hóa hoạt động dạy học [1, 2, 3]. Vấn đề quản lí thời gian của giảng viên và duy trì kỉ luật lớp học cũng được đặt ra như một khó khăn lớn với những lớp học này [4]. Trong tất cả những thách thức được đề cập đến, sự tương tác, tính hiệu quả của hoạt động tương tác dành được khá nhiều sự quan tâm. Các nghiên cứu đều thống nhất rằng, lớp đông sinh viên hoạt động tương tác ít được chú ý dù giảng viên ý thức được sự cần thiết của nó bởi họ có quá nhiều việc phải làm để đảm bảo một lớp học được duy trì, thậm chí mất nhiều thời gian với việc hoàn thiện các giấy tờ. Điều này mâu thuẫn với yêu cầu của dạy học hướng tới hình thành và phát triển năng lực. Bởi năng lực chỉ hình thành thông qua việc giảng viên tổ chức các hoạt động, sinh viên tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động nhằm tự chiếm lĩnh tri thức. Những lớp học quá đông đang là rào cản cho việc tổ chức các hoạt động này [5, 6]. Vì thế, ở lớp học đông, điểm số trung bình của sinh viên cũng thấp hơn so với lớp học có số lượng sinh viên ít hơn. Juliana & Victoria (2016) đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa quy mô lớp học với chất lượng giảng dạy [1]. Parveen & Mohammad (2012) không tán thành việc tổ chức lớp học đông vì không thực sự đảm bảo việc dạy và học hiệu quả trong đó đặc biệt là hoạt động tương tác [7]. Ngày nhận bài: 21/7/2022. Ngày sửa bài: 12/8/2022. Ngày nhận đăng: 1/9/2022. Tác giả liên hệ: Tiêu Thị Mỹ Hồng. Địa chỉ e-mail: tieu.my.hong@gmail.com 68
- Ảnh hưởng của lớp đông đến sự tương tác trong dạy học lí luận chính trị … Lớp học đông sinh viên cũng là hiện tượng thường thấy ở Việt Nam, điều này càng trở nên phổ biến với các lớp môn chung trong đó có các môn lí luận chính trị. Hầu hết các trường đại học đang tổ chức dạy học các môn lí luận chính trị trong các lớp học có quy mô lớn hiểu theo nghĩa số lượng sinh viên đông. Điều này đã tạo nên nhiều khó khăn đối với cả giảng viên và sinh viên. Trương Thị Thanh Quý (2018) trong bài viết của mình đã khẳng định nhu cầu được tăng sự tương tác khi học tập các môn lí luận chính trị của sinh viên, đồng thời cũng chỉ ra lớp học quy mô lớn với đông sinh viên đã có những cản trở nhất định đến điều này [8]. Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (2019) bằng một số khảo sát đã chỉ ra rằng việc ghép để tạo thành các lớp đông sinh viên từ nhiều chuyên ngành khác nhau đã trở thành rào cản đối với giảng viên lí luận chính trị đổi mới phương pháp dạy học. Vì thế, thuyết trình vẫn là phương pháp chủ yếu, có độ an toàn cao. Tuy nhiên, cũng trong nghiên cứu này Nguyễn Việt Hùng đã đưa ra kết quả không tích cực khi điều tra về phía sinh viên. Hầu hết các em lại không mấy hứng thú với việc giảng viên sử dụng nhiều phương pháp thuyết trình, ngay cả với những giảng viên có thế mạnh trong việc sử dụng phương pháp này [9]. Sinh viên có nhu cầu hoạt động và tương tác nhiều hơn nhưng thực tế lớp đông lại khó thực hiện điều đó. Chương trình các môn lí luận chính trị (LLCT) theo công văn số 3056/BGDĐT – GDĐH của Bộ Giáo dục và Đàotạo (19/7/2019) bao gồm: Triết học Mác – Lênin (3 tín chỉ), Kinh tế chính trị Mác – Lênin (2 tín chỉ), Chủ nghĩa xã hội khoa học (2 tín chỉ), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2 tín chỉ), Tư tưởng Hồ Chí Minh (2 tín chỉ). Đây là những môn học có tri thức mang tính khái quát, trừu tượng cao; tính thực tiễn sâu sắc. Vì thế, đối với sinh viên (SV), việc học tập các môn LLCT luôn gặp phải nhiều khó khăn, khó khăn này sẽ lớn hơn với những lớp học đông. Từ kết quả khảo sát gần 500 sinh viên của một số trường đại học ở Việt Nam, nghiên cứu này sẽ làm rõ ảnh hưởng của lớp đông đến tần suất và hiệu quả việc tương tác giữa giảng viên và sinh viên, sinh viên với sinh viên khi học tập các môn lí luận chính trị. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: lớp đông có ảnh hưởng như thế nào đến tần suất và hiệu quả của quá trình tương tác giữa giảng viên với sinh viên và giữa sinh viên với nhau? 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề về lớp đông và tương tác trong dạy học 2.1.1. Khái niệm lớp đông Có nhiều ý kiến khác nhau trong quan niệm về một lớp học được coi là đông sinh viên, sự khác nhau này không chỉ phụ thuộc quan niệm cá nhân mà còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền thậm chí mỗi trường đại học, môn học [10, 11]. Tuy vậy, từ các nghiên cứu người ta cũng tìm thấy được điểm chung khi lấy tiêu chí số lượng sinh viên trong một lớp học hoặc số lượng sinh viên mà một giảng viên phụ trách trong khi giảng dạy làm tiêu chí cơ bản. Lớp đông đồng nghĩa với việc số lượng sinh viên vượt quá mức tối ưu, gây nên những khó khăn, cản trở quá trình dạy và học [12,13,14,15]. Một lớp học được xác định là đông sinh viên là lớp học mà phần lớn các đặc điểm và điều kiện của nó cản trở việc dạy và học một cách có hiệu quả đối với cả giảng viên và sinh viên. Một số nghiên cứu cho rằng rất khó để chỉ ra một con số cụ thể cho một lớp học đông sinh viên nhìn từ góc độ sĩ số lớp trên mỗi giảng viên bởi điều này sẽ là khác nhau đối với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia cũng như năng lực quản lí và hiệu quả trong việc triển khai các hoạt động dạy học của mỗi giảng viên, không những thế nó còn liên quan đến tính đặc thù của môn học. Do đó, lớp đông là lớp có nhiều sinh viên hơn số mà giảng viên mong muốn quản lí và các nguồn sẵn có có thể hỗ trợ. Đứng từ quan điểm này, lớp đông là lớp tạo ra những khó khăn khó vượt qua cho giảng viên để giảng dạy tốt như họ mong muốn, là lớp mà giảng viên cảm thấy có quá nhiều sinh viên để tất cả đều tiến bộ. Có người lại nhấn mạnh lớp học đông sinh viên được đặt trong mối quan hệ với cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động dạy học. Có người lại tuyên bố rằng những con số chính xác về lớp đông 69
- Tiêu Thị Mỹ Hồng không quan trọng, đó không phải là vấn đề. Điều quan trọng là giảng viên nhìn nhận quy mô lớp học như thế nào trong tình huống cụ thể của riêng họ. Một số nghiên cứu khác lại thử đưa ra những con số cụ thể cho một lớp học đông sinh viên: 30 đến 40 sinh viên có thể được là đông ở một số quốc gia [10] nơi khác lại trong khoảng 50 sinh viên sẽ đủ để coi là một lớp học đông, có người lại lập luận rằng một lớp học được coi là đông khi có 100 hoặc thậm chí 150 sinh viên. Trong một báo cáo từ hội thảo do UNESCO tổ chức, một số nhà nghiên cứu không đồng ý về khái niệm lớp đông. Họ cho rằng lớp học đông chỉ có trong quan niệm của một giảng viên truyền thống gắn với quan điểm giáo dục cũ. Như vậy, rất khó để thiết lập một định nghĩa chính xác cho một lớp đông. Tuy nhiên, hầu hết các giảng viên đồng ý rằng một lớp học có từ 50-60 trở lên được coi là đông sinh viên bởi đó là số lượng đến hạn cho sự nỗ lực của họ [16]. Từ thực tiễn dạy học đại học ở Việt Nam, chúng tôi thấy rằng một lớp được cho là đông, tức là con số tới hạn cho ngưỡng hoạt động hiệu quả của giảng viên nằm trong khoảng từ 80 sinh viên trở lên. 2.1.2. Tương tác trong dạy học Dạy học hướng tới hình thành và phát triển năng lực sinh viên đòi hỏi gia tăng sự tương tác trong học tập. Tương tác được hiểu là sự tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng, các bộ phận trong một hệ thống hoặc giữa các hệ thống với nhau. Quá trình dạy học bao gồm nhiều thành phần khác nhau, có mối tác động qua lại lẫn nhau. Nguyễn Văn Cường cho rằng hoạt động dạy học có nhiều yếu tố, nhiều bộ phận tương tác với nhau trong đó các mối tương tác giữa người dạy, người học, đối tượng học tập được coi là các tương tác cốt lõi của quá trình này. Các mối tương tác này lại được thực hiện thông qua các yếu tố mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức, nhiệm vụ…gắn với không gian, thời gian xác định [17]. Tương tác trong dạy học là sự tác động qua lại giữa người dạy, người học, đối tượng dạy học cùng tất cả những bộ phận khác của quá trình dạy học. Tương tác trong dạy học bao gồm các mối tương tác cơ bản sau: tương tác giữa người dạy và người học trong đó người dạy giữ vai trò là người tổ chức hoạt động, tư vấn, giúp đỡ người học tự khám phá, lĩnh hội tri thức, phát huy năng lực tự chủ, tự học của người học; tương tác giữa người học và người học; tương tác giữa người dạy và môi trường dạy học; tương tác giữa người học và môi trường học tập. Nghiên cứu này sẽ tập trung vào khảo sát, phân tích mối tương tác giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên và sinh viên với nhau. Tương tác giữa giảng viên, sinh viên với môi trường dạy học sẽ được bàn đến ở một nghiên cứu khác. 2.1.3. Khó khăn của lớp đông sinh viên với hoạt động tương tác trong dạy học Lớp học đông sinh viên là một thách thức lớn đối với giảng viên trong việc quản lí lớp học, duy trì tổ chức kỉ luật lớp học. Để quản lí tốt lớp học, giải quyết tốt các tình huống nảy sinh nhất định mất nhiều thời gian hơn. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến quỹ thời gian cho tổ chức hoạt động dạy học. Vì thế, sự tương tác cũng mất đi tính thường xuyên. Giảng viên không chú ý được đến sự vắng mặt, sự thiếu tập trung của sinh viên, những sinh viên có học lực trung bình cũng ít được nhận ra và quan tâm chú ý [18, 19, 20]. Thaher (2005) nhấn mạnh rằng các lớp học đông sinh viên, giảng viên khó phát hiện ra vấn đề và đưa ra phản hồi kịp thời nhu cầu cụ thể của sinh viên [21]. Theo Bassett và cộng sự (2003) và James (2015), tình trạng lớp học đông sinh viên tạo ra không ít khó khăn. Sinh viên nhận được sự quan tâm ít hơn các em mong đợi trong khi đó giảng viên lại đang phải làm việc quá sức. Những sinh viên cần giúp đỡ cần phải chờ đợi và trong thời gian chờ đợi có thể nảy sinh sự không hài lòng [22, 13]. Giảng viên khó cung cấp những phản hồi cụ thể, kịp thời về bài tập của mỗi cá nhân [24. tr 328–339]. Nhiều nghiên cứu cho thấy với lớp đông, giảng viên khó tổ chức các hoạt động, thu hút sự tham gia của sinh viên, tương tác giữa sinh viên với sinh viên cũng hạn chế. Giảng viên dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động kiểm soát và quản lí lớp học và ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy của họ cũng như làm giảm hứng thú và động lực của người học. Giảng viên rất khó 70
- Ảnh hưởng của lớp đông đến sự tương tác trong dạy học lí luận chính trị … quản lí quá trình dạy học của mình một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra. Đồng thời, họ cũng không thể tạo ra sự tương tác đầy đủ giữa sinh viên với sinh viên [25,26,27]. Xem xét từ góc độ sinh viên, Petro Marais thấy rằng sinh viên đã có những trải nghiệm không tích cực với những lớp học đông bởi các em ít nhận được sự hỗ trợ mang tính cá nhân, đánh giá phản hồi tích cực cũng hạn chế; giảng viên cũng không sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy tạo được hứng thú [28]. Ngay cả việc đặt ra những câu hỏi tương tác đối với giảng viên cũng là một khó khăn, sự phản hồi đầy đủ, kịp thời với những bài tập được giao là cả một vấn đề lớn. Các phát hiện cũng cho thấy rằng giảng viên không thể xác định việc tất cả người học có tham gia vào các hoạt động hay không. Như vậy, với những lớp đông sinh viên, giảng viên khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động tương tác với kế hoạch dạy học đa dạng, phong phú có sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại. Đồng thời, giảng viên cũng khó phát hiện và xử lí kịp thời đối với những sinh viên có nhu cầu cần sự trợ giúp, phản hồi về bài tập cũng chậm và không đảm bảo tính thường xuyên liên tục. Không những thế, sinh viên cũng ít có thời gian tương tác với giảng viên và với các sinh viên khác. jk 2.2. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã xây dựng một bảng hỏi theo thang đo Likert 5 mức, cho phép sinh viên thể hiện mức độ đồng ý hoặc không đồng ý với những đánh giá cụ thể về tương tác trong dạy học các môn lí luận chính trị ở lớp đông sinh viên. Trong nghiên cứu này, sự tương tác được sử dụng như khung lí thuyết để thiết lập các câu hỏi. Câu hỏi đưa ra đảm bảo tính cụ thể, dễ hiểu, đo lường được và tập trung vào 2 vấn đề cơ bản: mức độ tương tác và tính hiệu quả của sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên, sinh viên và sinh viên trong dạy học các môn lí luận. Khảo sát này được thực hiện với sự tham gia của 479 sinh viên đến từ các trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Tây Bắc, Đại học Vinh, Đại học Huế, Đại học Cần Thơ, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Việc lựa chọn các trường phục vụ cho khảo sát được tính toán đến yếu tố quy mô, yếu tố vùng miền gắn với vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội. Tất cả những sinh viên này đều đã tham gia lớp học lí luận chính trị có quy mô từ 80 sinh viên trở lên, phần lớn trong khoảng từ 100 – 200 sinh viên, đặc biệt có những trường hợp trên 300 sinh viên/ lớp. Việc khảo sát được thực hiện trong giai đoạn: giai đoạn thí điểm (được tiến hành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội) với mục đích kiểm tra tính chính xác, khoa học, hiệu quả của bảng hỏi trong việc thu thập thông tin đầy đủ và chính xác về vấn đề nghiên cứu. Từ giai đoạn thí điểm này những câu hỏi diễn đạt chưa phù hợp khiến sinh viên gặp khó khăn trong việc cung cấp thông tin một cách chính xác sẽ được loại bỏ hoặc điều chỉnh lại. Sau khi đã điều chỉnh, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát chính thức thông qua google form. Khi khảo sát, để câu trả lời đảm bảo độ tin cậy, nhóm nghiên cứu có một số chỉ dẫn về thao tác cũng như giới thiệu khái quát về tương tác trong dạy học. Kết quả khảo sát sẽ được phân tích bằng phần mềm xử lí số liệu SPSS 20.0. 2.3. Kết quả 2.3.1. Tần suất tương tác Với việc sử dụng thang đo 5 mức (không bao giờ, hiếm khi, khá thường xuyên, thường xuyên, rất thường xuyên) để khảo sát độ thường xuyên của thực hiện hoạt động tương tác, nghiên cứu đã thu được những kết quả như Bảng 1. Các nội dung từ 1 đến 4 chủ thể của hoạt động tương tác là sinh viên; từ nội dung 5 đến 8 chủ thể hoạt động tương tác là giảng viên. Như vậy ở đây, chúng tôi khảo sát sự đánh giá của sinh viên đối với chính bản thân mình và đối với giảng viên. Giá trị trung bình nằm trong khoảng từ 3,19 đến 3,54 tức ở trong khoảng đánh giá khá thường xuyên. 71
- Tiêu Thị Mỹ Hồng Bảng 1. Mức độ thường xuyên của việc thực hiện hoạt động tương tác trong dạy học các môn lí luận chính trị ở những lớp học đông sinh viên STT Nội dung Giá trị Độ lệch Xếp trung bình chuẩn hạng 1 Sinh viên có cơ hội chia sẻ, trao đổi với giảng viên 3,3556 ,88730 5 2 Sinh viên có cơ hội chia sẻ, trao đổi với sinh viên 3,2998 ,99803 6 khác 3 Sinh viên có cơ hội nhận phản hồi từ phía các sinh 3,2800 ,96758 7 viên khác 4 Từng sinh viên nhận được sự chú ý, hỗ trợ từ phía 3,1987 1,02803 8 giảng viên 5 Giảng viên kiểm soát quá trình thực hiện các 3,4340 1,04235 3 nhiệm vụ học tập của sinh viên 6 Giảng viên kiểm soát quá trình thực hiện các 3,4414 1,01132 2 nhiệm vụ học tập của sinh viên 7 Giảng viên tổ chức đa dạng hoạt động tương tác 3,3739 ,99624 4 8 Giảng viên phát hiện và trao đổi kịp thời, điều 3,5409 ,97710 1 chỉnh, định hướng hoạt động cho sinh viên. Kết quả khảo sát cho thấy các vị trí 1, 2, 3, 4 đều thuộc về đánh giá của sinh viên với những hoạt động của giảng về về kiểm soát và tổ chức hoạt động tương tác. Nội dung được đánh giá với mức độ cao nhất là “Giảng viên trao đổi và kịp thời điều chỉnh định hướng đúng cho sinh viên” với giá trị trung bình đạt 3,5409. Nội dung “Giảng viên kiểm soát được quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập của sinh viên” đứng ở vị trí thứ 2 với giá trị trung bình 3,4414. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn trong câu trả lời của nội dung này tương đối lớn với giá trị là 1,01132. Điều này chứng tỏ biên độ dao động trong câu trả lời của sinh viên lớn. Được đánh giá cao ở vị trí thứ 3 là nội dung “Giảng viên kiểm sát được quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập của sinh viên” với giá trị trung bình là 3,4340 nhưng lệch chuẩn cao lên tới “1,04235” điều đó chứng tỏ sinh viên đã có những lựa chọn tương đối khác biệt. Nội dung “Giảng viên tổ chức nhiều hoạt động tương tác” xếp ở vị trí thứ 4 trong đánh giá của sinh viên với giá trị trung bình là 3,3739. Các vị trí thấp nhất trong đánh giá mức độ thực hiện đều thuộc về cơ hội nhận được sự chú ý, được chia sẻ, được tương tác của sinh viên với sinh viên khác. Nội dung được đánh giá ở mức độ thấp nhất là “Từng sinh viên nhận được sự chú ý, hỗ trợ từ phía giảng viên” với giá trị trung bình 3,1987 nhưng có lệch chuẩn 1,02803, tiếp theo là “Sinh viên có cơ hội nhận phản hồi từ phía các sinh viên khác” 3,2800, “Sinh viên có cơ hội chia sẻ, trao đổi với sinh viên khác” với giá trị trung bình đạt 3,2998. Những giá trị trung bình này trong khoảng thấp nhất của mức độ khá thường xuyên. Tuy nhiên, có đến 7/8 nội dung khảo sát có độ lệch chuẩn từ khoảng 0,96 đến 1,04. Độ lệch chuẩn cao cho thấy sự đa dạng trong các phương án trả lời của sinh viên, tạo nên biện độ rộng trong các câu trả lời. 2.3.2. Hiệu quả của sự tương tác Đánh giá về hiệu quả của sự tương tác, nghiên cứu cũng sử dụng thang đo 5 mức lần lượt như sau: không hiệu quả, ít hiệu quả, bình thường, khá hiệu quả, hiệu quả (Bảng 2). Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hầu hết sinh viên đều cho rằng nội dung “Giảng viên trao đổi và kịp thời điều chỉnh định hướng đúng cho sinh viên”, nội dung này có giá trị cao nhất với giá trị 72
- Ảnh hưởng của lớp đông đến sự tương tác trong dạy học lí luận chính trị … trung bình 3,6534. Ở vị trí thứ 2 là “Giáo viên kiểm soát được quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập của sinh viên” với giá trị trung bình 3,5595, độ lệch chuẩn 1,00215. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn của item này tương đối lớn 1,00215, điều này chứng tỏ câu trả lời của sinh viên ở các mức độ khác nhau, độ thống nhất không cao. Ở vị trí thứ 3 là “Giảng viên kiểm soát hoạt động tương tác của sinh viên” với giá trị trung bình 3,5565. Bảng 2. Mức độ hiệu quả của việc thực hiện hoạt động tương tác trong dạy học các môn lí luận chính trị ở những lớp học đông sinh viên STT Nội dung Giá trị Độ lệch Xếp trung bình chuẩn hạng 1 Sinh viên có cơ hội chia sẻ, trao đổi với giảng viên 3,5344 ,90925 5 2 Sinh viên có cơ hội chia sẻ, trao đổi với sinh viên khác 3,4603 ,94364 6 Sinh viên có cơ hội nhận phản hồi từ phía các sinh 3 3,4572 ,95820 7 viên khác Từng sinh viên nhận được sự chú ý, hỗ trợ từ phía 4 3,4175 1,03343 8 giảng viên Giảng viên kiểm soát quá trình thực hiện các nhiệm 5 3,5595 1,00215 2 vụ học tập của sinh viên Giảng viên kiểm soát quá trình thực hiện các nhiệm 6 3,5565 ,99472 3 vụ học tập của sinh viên 7 Giảng viên tổ chức đa dạng hoạt động tương tác 3,5449 ,97112 4 Giảng viên phát hiện và trao đổi kịp thời, điều 8 3,6534 ,98149 1 chỉnh, định hướng hoạt động cho sinh viên. Mức độ hiệu quả thấp nhất “Từng sinh viên nhận được sự chú ý, hỗ trợ từ phía giảng viên” với giá trị trung bình 3,4175 nhưng có độ lệch chuẩn cao nhất 1,03343. Độ lệch chuẩn cao ở giá trị này là điều dễ hiểu, lớp đông sinh viên, giảng viên không thể quan tâm, chú ý, hỗ trợ được từng cá nhân, có những sinh viên nhận được nhiều hơn sự chú ý, có sinh viên nhận được ít hơn, có sinh viên gần như không thể nhận được sự chú ý vì thế câu trả lời độ lệch chuẩn rất cao. Giá trị trung bình thấp ở vị trí thứ 2 “Sinh viên có cơ hội nhận phản hồi từ phía các sinh viên khác” 3,4572. Ở vị trí thứ 3 “Sinh viên có cơ hội chia sẻ, trao đổi với sinh viên khác” 3,4603. Độ lệch chuẩn từ khoảng 0,9 đến khoảng 1,0 là tương đối cao, điều này cho thấy sự đa dạng trong các phương án trả lời của sinh viên. 2.4. Thảo luận Qua kết quả khảo sát, ta có thể thấy, các lớp lí luận chính trị có số lượng lớn sinh viên đặc biệt là những lớp nhiều hơn 100 nhất là những lớp từ 200 sinh viên trở lên có ảnh hưởng không nhỏ đến tần suất cũng như hiệu quả của hoạt động tương tác giữa giảng viên với sinh viên và sinh viên với sinh viên. Hầu hết sinh viên đều đánh giá tần suất việc tổ chức, kiểm soát các hoạt động tương tác của giảng viên trong khoảng bình thường đến khá thường xuyên. Tuy chưa được đánh giá cao nhưng với những lớp học đông, giảng viên đã nổ lực để kịp thời trao đổi, phát hiện, từ đó điểu chỉnh định hướng hoạt động học tập cho sinh viên. Với những lớp học này, giảng viên cũng đã có những hoạt động kiểm soát được quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập của sinh viên. Với đánh giá trung bình ở mức khá thường xuyên cho tần suất của việc tổ chức và kiểm soát hoạt động tương tác, cùng với độ lệch chuẩn có biên độ dao động lớn cho thấy có sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ thường xuyên của việc giảng viên tổ chức và kiểm soát hoạt động tương tác của sinh viên. Có lẽ đây là điều không 73
- Tiêu Thị Mỹ Hồng tránh khỏi của lớp đông với đa dạng phong cách học tập, đa dạng nhu cầu của người học. Nhiều sinh viên có kì vọng hơn ở việc được hoạt động, được tương tác thường xuyên, được quan tâm nhiều hơn, vì thế sinh viên đánh giá thấp cho mức độ thường xuyên. Nhưng cũng có những sinh viên chưa có thái độ học tập đúng đắn vì thế cũng ít có thậm chí không có nhu cầu nhận được sự tương tác từ phía giảng viên cũng như từ những sinh viên khác. Từ đây có thể thấy, với những lớp càng đông việc tổ chức hoạt động tương tác càng ít thường xuyên. Tự đánh giá về tần suất cũng như hiệu quả của hoạt động tương tác về phía bản thân sinh viên độ thống nhất cao hơn với độ lệch chuẩn nhỏ hơn 1. Các lớp lí luận chính trị được tổ chức với số lượng lớn sinh viên vì thế việc từng sinh viên nhận được sự chú ý, hỗ trợ từ phía giảng viên là không thường xuyên. Khối lượng kiến thức lớn, có tính trừu tượng cao, sinh viên lại quá đông nên việc thường xuyên quan tâm, cá nhân hóa được hoạt động học tập của sinh viên là điều khó thực hiện. Những sinh viên chủ động đặt các câu hỏi hoặc những sinh viên có thái độ chưa tích cực ít nhiều làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy học được giảng viên chú ý đến nhiều hơn. Cũng như vậy, ở những lớp lí luận chính trị có đông sinh viên, việc tương tác, trao đổi giữa sinh viên với nhau cũng không nhiều, phạm vi trao đổi nếu có cũng tương đối hẹp, thường là những thảo luận có quy mô nhỏ thậm chí thường xuyên là thảo luận cặp đôi. Sinh viên ít có cơ hội thậm chí rất hiếm khi nhận trao đổi ý kiến, nhận sự phản hồi từ những bạn học ở những không gian khác trong lớp học. Sự tương tác chủ yếu được đánh giá ở mức khá thường xuyên và hiệu quả của hoạt động tương tác hầu hết cũng chỉ được đánh giá ở mức bình thường. Điều đó cho thấy hoạt động tương tác chưa đáp ứng được kì vọng của sinh viên trên phương diện hiệu quả, sinh viên mong muốn các hoạt động này được diễn ra thường xuyên hơn với hiệu quả cao hơn để nâng cao hơn chất lượng học tập các môn lí luận chính trị. 3. Kết luận Việc tổ chức lớp học các môn lí luận chính trị với số lượng lớn sinh viên có ảnh hưởng đến mức độ thường xuyên và tính hiệu quả của sự tương tác giữa giảng viên với sinh viên, sinh viên với sinh viên. Giảng viên ít có cơ hội triển khai các kế hoạch dạy học với đa dạng các phương pháp, ít có thời gian để chú ý đến từng sinh viên, nhiều khi chưa kịp thời trong việc xử lí các tình huống, đáp ứng mong muốn tức thời của người học, cá nhân hóa trong hoạt động dạy học cũng chưa thực sự đạt kết quả như mong muốn. Bản thân sinh viên cũng ít có cơ hội thể hiện bản thân, giao lưu, trao đổi với các sinh viên khác. Về điều này, các nhà quản lí cũng như giảng viên đều nhìn thấy nhưng để có các lớp học với số lượng sinh viên nhỏ hơn, lí tưởng hơn cho sự tương tác là điều rất khó trong bối cảnh đại học ở Việt Nam hiện nay. Vì thế, vấn đề cần thiết lúc này là tìm cách nâng cao tần suất và hiệu quả của hoạt động tương tác giữa giảng viên với sinh viên, sinh viên với sinh viên trong dạy học các môn lí luận chính trị trong bối cảnh chưa thể thay đổi về quy mô lớp học. Về phía nhà trường: Nâng cấp cơ sở hạ tầng của các phòng học dành cho những lớp học lí luận chính trị có quy mô lớn, trang bị các thiết bị hỗ trợ hiện đại như: máy chiếu, bảng thông minh, wifi, các phương tiện hỗ trợ khác, học liệu số; Sử dụng linh hoạt các mô hình lớp học mới: dạy học kết hợp trong đó mô hình lớp học đảo ngược tỏ ra có ưu thế; Chế độ trợ giảng là rất cần thiết. Về phía giảng viên: tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phát huy vai trò tự học của sinh viên; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học… TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Juliana, D. A.& Victoria C. O., 2016. Manage large in developing countries. Global Journal of Education Research, Vol.15, pp. 31-39. Doi:http://dx.doi.org/10.4314/gjedr. [2] Michael, L.E., 2016. A case study on the impact of large classes on student learning. Contemporary PNG Studies: DWU Research Journal, Vol. 24, pp.95-109. 74
- Ảnh hưởng của lớp đông đến sự tương tác trong dạy học lí luận chính trị … [3] Hassan, M. M., 2017. An Overview on Classrooms' Academic Performance Considering: Non-Properly Prepared Instructors, Noisy Learning Environment, and Overcrowded Classes (Neural Networks' Approach). International Journal of Learning and Teaching, Vol. 3, No. 1, pp.38-45. [4] Petro Marais., 2016. “We can’t believe what we see”: Overcrowded classrooms through the eyes of student teachers. South African Journal of Education, Vol. 36, No. 2, pp.1-10. [5] Omotere Adunola., 2013. An analysis of the relationship between class size and academic performance of students. EgoBooster Books, Ogun State, Nigeria. [6] Mutiara Ayu., 2018. Interactive activities for effective learning in overcrowded classrooms. LINGUIST Journal of Linguistics and Language Teaching, Vol. 4, No. 2, pp.1-6. [7] Parveen, K.& Mohammad, I., 2012. Overcrowded classroom: A serious problem for teachers. Elixir Edu. Tech. Vol.49, pp.10162-10165. [8] Trương Thị Thanh Quý., 2018. Thực trạng dạy, học các môn lí luận chính trị cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm 2017-2018 và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Giáo dục, số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 61-64. [9] Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị Thúy Vân và Lê Thị Ngần., 2019. Hiện trạng học tập lí luận chính trị của sinh viên tại trường Đại học Tây Đô. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô, số 06. Tr.102 - 134. [10] Amedahe, F. K., 2010. Large classes in Ghanaian universities: Challenges and innovations. First International Symposium on Strategies for Effective Teaching in Tertiary Education, Cape Coast, Ghana. [11] Wang, Q. & Zhang, N., 2011. Teaching large classes in China: English as a foreign language. China: Beijing Normal University Nguồn: http://www2./research/groups/Ilta/ resources/telc/S._wang_qiang_overview_of_China _research_0.pdf. [12] Mulryan-Kyne, C., 2010. Teaching large classes at college and university level: Challenges and opportunities. Teaching in Higher Education, Vol.15, No.2, pp.175-185. [13] James, O. O., 2015. Impacts and Solutions of Overcrowded Mathematics Class on Students’ Achievements in Schools. Journal of Resourcefulness and Distinction, Vol.11, No. 1, pp.1-14. [14] Saeed, A., Muhammad, A.& Zia, A. Q., 2018. Effects of over-crowded classes on the teaching-learning process at Secondary Level in District Nankana Sahib. Global Social Sciences Review, Vol. III, No. IV, pp.212-227. [15] Parveen, K.& Mohammad, I., 2012. Overcrowded classroom: A serious problem for teachers. Elixir Edu. Tech. Vol.49, pp.10162-10165. [16] Asma Tayeg, 2015. Effects of Overcrowded Classrooms on Teacher-Student Interactions (Case Study EFL Students at Biskra University)http://archives.univ- biskra.dz/bitstream/123456789/5846/1/Tayeg%20Asma%20.pdf [17] Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường .(2014. Lí luận dạy học hiện đại. NXB Đại học sư phạm Hà Nội. [18] Bassett, P., Blatchford, P., Goldstein, H. & Martin, C., 2003. Are class size differences related to pupils' educational progress and classroom processes? findings from the institute of education class size study of children aged 5-7 years. British Educational Research Journal, Vol.29, No.5, pp.709-730. [19] Al-Jarf, R., 2006. Large student enrollments in EFL programs: Challenges and consequences. Asian EFL Journal Quarterly, Vol 8, No.4, pp. 8-34. 75
- Tiêu Thị Mỹ Hồng [20] Sakaria M. Iipinge., 2018. Challenges of large class teaching at the university: Implications for continuous staff development activities. The Namibia CPD Journal for Educators, pp.105 - 120. [21] Thaher, M., 2005. The effects of large class on EFL students at An-Najah national university. An-Najah University J. Res. (H. Sc.), Vol.19, No.3, pp.1047-1092. [22] Bassett, P., Blatchford, P., Goldstein, H. & Martin, C., 2003. Are class size differences related to pupils' educational progress and classroom processes? findings from the institute of education class size study of children aged 5-7 years. British Educational Research Journal, Vol.29, No.5, pp.709-730. [23] James, O. O., 2015. Impacts and Solutions of Overcrowded Mathematics Class on Students’ Achievements in Schools. Journal of Resourcefulness and Distinction, Vol.11, No. 1, pp.1-14. [24] Fatima, Z.A., Mushatq, M. & Fatima, Q. U. A., 2019. Overcrowded Classroom Problems Faced By School Teachers in District Muzzafarabad. International Journal of Academic Research in Progressive Education and Development, Vol.8, No.4, pp.328-339. [25] Michael, L.E., 2016. A case study on the impact of large classes on student learning. Contemporary PNG Studies: DWU Research Journal, Vol. 24, pp.95-109. [26] Juliana, D. A. & Victoria C. O., 2016. Manage large in developing countries. Global Journal of Education Research, Vol.15, pp. 31-39. Doi:http://dx.doi.org/10.4314/gjedr.v15i1.4 [27] Mutiara Ayu., 2018. Interactive activities for effective learning in overcrowded classrooms. LINGUIST Journal of Linguistics and Language Teaching, Vol. 4, No. 2, pp.1-6. [28] Petro Marais., 2016. We can’t believe what we see”: Overcrowded classrooms through the eyes of student teachers. South African Journal of Education, Vol. 36, No. 2, pp. 1-10. ABSTRACT Influence of crowded classes on the interaction in teaching and learning political theories in Vietnamese universities currently Tieu Thi My Hong Faculty of Politics – Civic Education, Hanoi National University of Education Interaction in teaching and learning plays a pivotal role in shaping and developing students’ competence. Frequency and effectiveness in teaching and learning are affected by a number of factors including class size. In fact, crowded classes in Vietnamese universities, generally and in teaching and learning Political Theories, particularly are becoming more and more popular. During teaching and learning the subject of Political Theories in such classes, the interaction between lecturers and students, between students and students, in terms of frequency and effectiveness, is partially influenced. Based on the research methods of observation and self-experience, especially 5-scale survey questionnaires sent to 479 students which were analyzed with SPSS software, the article is going to clarify the issue with the assistance of precise data relating to the impacts of crowded classes on the interaction of teaching and learning Political Theories in Vietnamese universities currently. This study reveals that in the classes of Political Theory, the more students there are, the less interaction there is; the effectiveness of the interaction between lecturer and students, between students and students is not as good as expected. Keywords: interaction, political theories, crowded classes, frequency, effectiveness. 76
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ảnh hưởng của Nho giáo trong văn hóa Việt Nam
10 p | 4296 | 38
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Đồng Nai
12 p | 464 | 21
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên trường hợp của sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ
6 p | 382 | 20
-
Tài liệu bổ sung Sách giáo viên Hoạt động giáo dục Hướng nghiệp lớp 10,11,12: Phần 1
98 p | 104 | 17
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chủ động giao tiếp bằng tiếng Anh trong lớp học
6 p | 284 | 16
-
Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ghi nhớ từ tiếng Anh của học sinh lớp 6
11 p | 158 | 8
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận
7 p | 257 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Văn Lang
11 p | 86 | 6
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi cho học sinh tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở tiểu học
5 p | 43 | 6
-
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự chủ động và hứng thú học tập của sinh viên Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội trong lớp học đảo ngược
6 p | 23 | 4
-
Giáo án mẫu tiểu học môn Lao động kỹ thuật: Phần 2
46 p | 6 | 3
-
Ảnh hưởng của môi trường học tập đạo đức đến hành vi công dân trong lớp học của sinh viên
16 p | 17 | 3
-
Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non hòa nhập thông qua trò chơi
8 p | 32 | 3
-
Nghiên cứu mối quan hệ giữa việc chơi game với các vấn đề hành vi trên lớp của học sinh trung học cơ sở
12 p | 66 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập và mối quan hệ giữa động cơ học tập và thái độ học tập môn Vật lí của học sinh phổ thông tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
5 p | 65 | 3
-
Một số yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học viên các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục
8 p | 2 | 2
-
Ảnh hưởng của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đến năng lực tư duy thiết kế của học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội
3 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn