Phạm Thị Hiền Lương và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
82(06): 31 - 35<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN ĐẾN THÀNH PHẦN VÀ<br />
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA BỘT LÁ LẠC<br />
Phạm Thị Hiền Lương, Nguyễn Văn Đích<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thí nghiệm được thực hiện tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Xác định thành phần hoá học tại<br />
Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên. Phơi, sấy ngọn và lá lạc tươi bằng 4 phương<br />
pháp: Phơi nắng trực tiếp, phơi dưới mái che, sấy thủ công và sấy bán tự động. Kết quả cho thấy:<br />
Thành phần hoá học của ngọn và lá lạc không thay đổi do phương pháp phơi sấy, nhưng hàm<br />
lượng Caroten thay đổi rõ rệt: phơi dưới mái che hàm lượng Caroten ít hao hụt nhất và giá thành rẻ<br />
nhất (1,275đ).<br />
Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của bột lá lạc trung bình là: 93,79% VCK; 14,64%<br />
protein thô; 1,86% lipid thô; 15,77% xơ thô; 8,73% khoáng tổng số; 52,30 % DXKD; 1295,18Kcal<br />
ME/kg (tính cho gà) và 46,56 - 54,59mg Caroten/kg.<br />
Từ khoá: Bột lá lạc, phương pháp chế biến, thành phần hoá học, Caroten.<br />
∗<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ở nhiều nước có ngành chăn nuôi phát triển,<br />
việc sản xuất bột cỏ, bột lá và phối hợp chúng<br />
vào thức ăn hỗn hợp của gia súc, gia cầm đã<br />
trở thành một ngành công nghiệp chế biến.<br />
Bột cỏ không chỉ có tác dụng nâng cao khả<br />
năng sinh trưởng, khả năng sản xuất của vật<br />
nuôi, mà còn góp phần hạ giá thành sản<br />
phẩm[1]. Chi phí thức ăn chiếm 60-70% giá<br />
thành sản phẩm chăn nuôi, thức ăn không chỉ<br />
ảnh hưởng đến năng suất, mà còn ảnh hưởng<br />
rất nhiều đến chất lượng sản phẩm, đến an<br />
toàn thực phẩm cho con người và môi trường<br />
sinh thái. Mặc dù quan trọng như vậy, nhưng<br />
đến nay, các nghiên cứu tìm ra các loại cây<br />
thức ăn có tiềm năng để sản xuất bột lá và sử<br />
dụng cho chăn nuôi chưa nhiều.<br />
Lạc là cây trồng có diện tích và sản lượng lớn<br />
ở nước ta. Hàng năm theo ước tính, ngoài củ,<br />
sản lượng thân lá lạc đạt khoảng 1,2 – 1,4<br />
triệu tấn [10]. Nhằm khai thác có hiệu quả<br />
nguồn nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền, đang bị bỏ<br />
phí và làm cơ sở cho việc xây dựng dự án sản<br />
xuất thử các cây cỏ có tiềm năng làm thức ăn<br />
bổ sung cho gia cầm, lợn, cá trong những năm<br />
∗<br />
<br />
Tel: 0915 326 615, Email: luongcnty105@yahoo.com.vn<br />
<br />
tiếp theo, chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh<br />
hưởng của một số phương pháp chế biến đến<br />
thành phần và giá trị dinh dưỡng của bột lá<br />
lạc” với mục tiêu:<br />
- Xác định phương pháp chế biến phù hợp và<br />
ít hao hụt dinh dưỡng, đặc biệt là thành phần<br />
Caroten trong bột lá lạc.<br />
- Xác định được thành phần hoá học và giá trị<br />
dinh dưỡng của bột lá lạc, làm cơ sở cho việc<br />
phối hợp khẩu ăn cho gia súc, gia cầm.<br />
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Vật liệu<br />
Ngọn và lá lạc được thu cắt trước khi thu hoạch<br />
củ, tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.<br />
Nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />
Nội dung 1<br />
Xác định năng suất, ước tính sản lượng ngọn,<br />
lá lạc có thể tận dụng được ở Thái Nguyên và<br />
một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.<br />
Phương pháp: Chọn ngẫu nhiên một thửa<br />
ruộng, cây lạc có mức độ sinh trưởng trung<br />
bình, thu cắt phần ngọn và lá xanh với độ dài<br />
khoảng 15-18cm, cân khối lượng ngọn, lá lạc<br />
chia cho diện tích thửa ruộng để tính năng<br />
suất trung bình kg/m2 hay tạ/ha. Từ đó, dựa<br />
vào số liệu thống kê để tính sản lượng ngọn,<br />
lá lạc có thể thu hoạch được.<br />
31<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Thị Hiền Lương và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
82(06): 31 - 35<br />
<br />
Nội dung 2<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Phơi, sấy lá lạc khô đến độ ẩm ≤ 14%, bằng<br />
các phương pháp:<br />
<br />
Xác định năng suất ngọn, lá lạc, ước tính<br />
sản lượng chất xanh tận dụng được ở Thái<br />
Nguyên và một số tỉnh miền Bắc Việt Nam<br />
<br />
+ Phơi nắng trực tiếp trên sân gạch hoặc xi<br />
măng (diện tích 40m2), tính thời gian phơi<br />
100 kg lá lạc tươi đến khô hoàn toàn, cân khối<br />
lượng lá lạc khô, tính sản lượng chất khô/ha.<br />
<br />
Sau khi thu cắt ngọn và lá lạc còn xanh trên<br />
một thửa ruộng đã biết diện tích, chúng tôi<br />
tính được năng suất trung bình/m2. Từ đó,<br />
ước tính được sản lượng ngọn và lá lạc thu<br />
được theo diện tích trồng lạc, dựa vào số liệu<br />
thống kê hàng năm [3], Kết quả được trình<br />
bày qua bảng 1.<br />
<br />
+ Phơi dưới mái che bằng tôn hoặc Fibro xi<br />
măng trên nền gạch hoặc xi măng. Tính thời<br />
gian phơi 100kg lá lạc tươi với diện tích<br />
tương đương phơi nắng trực tiếp.<br />
<br />
Với sản lượng chất xanh lá lạc thu cắt được<br />
trước khi thu hoạch củ ở Thái Nguyên là<br />
5.715 tấn/năm, khu vực Trung du và miền núi<br />
phía Bắc khoảng 64.010 tấn. Trong đó, Bắc<br />
Giang là tỉnh trồng nhiều lạc nhất ở vùng<br />
Trung du và miền núi, sản lượng chất xanh<br />
đạt 14.220 tấn/năm. Vùng Đồng bằng Sông<br />
Hồng đạt khoảng 39.750 tấn. Sản lượng chất<br />
xanh cả nước đạt khoảng 316.480 tấn, sản<br />
lượng vật chất khô là 85.450 tấn/năm. Đây là<br />
nguồn thức ăn bổ sung caroten và các chất<br />
dinh dưỡng khác rẻ tiền cho vật nuôi, góp<br />
phần giảm chi phí thức ăn, tăng hiệu quả kinh<br />
tế trong chăn nuôi. Nếu sử dụng cho gia súc,<br />
thì sản lượng thân và lá lạc còn tận dụng được<br />
nhiều hơn đáng kể. Vì vậy, việc nghiên cứu<br />
phương pháp chế biến và bổ sung bột lá lạc<br />
vào khẩu phần ăn không chỉ làm giảm chi phí<br />
thức ăn, mà còn là nguồn bổ sung vitamin cho<br />
vật nuôi, nhất là gia súc, gia cầm nuôi nhốt.<br />
<br />
+ Sấy thủ công bằng lò tôn quay: Mỗi mẻ sấy<br />
được 10kg, với chất đốt là củi, hoặc rơm rác,<br />
có động cơ điện làm cho lò quay, đảo đều<br />
ngọn lá lạc đến khô giòn.<br />
+ Sấy bằng lò sấy bán tự động: Mỗi mẻ sấy<br />
được 3 tấn lá lạc, dùng chất đốt là than, dùng<br />
động cơ điện để đảo đều và bơm khí nóng vào<br />
lò đến khô giòn.<br />
Nội dung 3<br />
Xác định thành phần hoá học và giá trị dinh<br />
dưỡng của lá lạc tươi và bột ngọn, lá lạc với<br />
các phương pháp phơi, sấy khác nhau tại Viện<br />
Khoa học sự sống, Đại học Thái Nguyên.<br />
Theo<br />
TCVN<br />
4326:2001[4],<br />
TCVN<br />
4328:2007[5], TCVN 4331:2001[6], TCVN<br />
4327:2007 [7], TCVN 4329:2007[8], TCVN<br />
5284 – 1900[9]. Tính năng lượng trao đổi<br />
(cho gà) theo công thức của Nehring<br />
(1973)[2].<br />
<br />
Bảng 1. Ước tính sản lượng ngọn và lá lạc ở Thái Nguyên và một số tỉnh miền Bắc Việt Nam<br />
Địa phương<br />
<br />
Năng suất<br />
trung bình<br />
(tạ/ha)<br />
<br />
Diện tích*<br />
(Nghìn ha)<br />
<br />
Sản lượng<br />
chất xanh<br />
(Nghìn tấn)<br />
<br />
Sản lượng<br />
vật chất khô<br />
(Nghìn tấn)<br />
<br />
Thái Nguyên<br />
<br />
12,7<br />
<br />
4,5<br />
<br />
5,715<br />
<br />
1,543<br />
<br />
Bắc Giang<br />
<br />
12,7<br />
<br />
11,2<br />
<br />
14,22<br />
<br />
3,839<br />
<br />
12,7<br />
<br />
31,3<br />
<br />
39,75<br />
<br />
10,733<br />
<br />
Trung du & miền núi phía Bắc<br />
<br />
12,7<br />
<br />
50,4<br />
<br />
64,01<br />
<br />
17,283<br />
<br />
Cả nước<br />
<br />
12,7<br />
<br />
249,2<br />
<br />
316,48<br />
<br />
85,450<br />
<br />
Đồng bằng<br />
Sông Hồng<br />
<br />
(* Nguồn: Niên giám Thống kê 2009)<br />
<br />
32<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Thị Hiền Lương và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
82(06): 31 - 35<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả phơi, sấy ngọn lá lạc bằng các phương pháp khác nhau<br />
TT<br />
<br />
Phương pháp<br />
<br />
Khối lượng tươi (kg)<br />
<br />
Khối lượng khô (kg)<br />
<br />
Thời gian phơi, sấy trung bình<br />
<br />
1<br />
<br />
Phơi nắng trực tiếp<br />
<br />
100<br />
<br />
27,0<br />
<br />
4,5 ngày<br />
<br />
2<br />
<br />
Phơi dưới mái che<br />
<br />
100<br />
<br />
27,5<br />
<br />
7,5 ngày<br />
<br />
3<br />
<br />
Sấy thủ công<br />
<br />
100<br />
<br />
27,0<br />
<br />
12 giờ<br />
<br />
4<br />
<br />
Sấy bán tự động<br />
<br />
100<br />
<br />
27,0<br />
<br />
0,45 giờ<br />
<br />
5<br />
<br />
Nghiền thành bột<br />
<br />
100<br />
<br />
26,0<br />
<br />
-<br />
<br />
Bảng 3. Thành phần hóa học của ngọn, lá lạc khi thu hoạch củ (%)<br />
Diễn giải<br />
MD7 tươi<br />
<br />
VCK<br />
<br />
Protein<br />
<br />
Lipit<br />
<br />
Xơ<br />
<br />
Khoáng<br />
<br />
DXKD<br />
<br />
ME (Kcal/kg)<br />
<br />
24,00<br />
<br />
4,35<br />
<br />
0,70<br />
<br />
3,61<br />
<br />
1,98<br />
<br />
13,36<br />
<br />
339,37<br />
<br />
Sen lai tươi<br />
<br />
23,8<br />
<br />
4,04<br />
<br />
0,75<br />
<br />
4,22<br />
<br />
2,48<br />
<br />
12,31<br />
<br />
329,90<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
23,9<br />
<br />
4,19<br />
<br />
0,73<br />
<br />
3,92<br />
<br />
2,23<br />
<br />
12,84<br />
<br />
334,64<br />
<br />
MD7 phơi nắng t.tiếp<br />
<br />
94,19<br />
<br />
13,96<br />
<br />
2,75<br />
<br />
14,17<br />
<br />
7,77<br />
<br />
55,64<br />
<br />
1331,57<br />
<br />
Sen lai phơi nắng t.tiếp<br />
<br />
92,62<br />
<br />
13,79<br />
<br />
2,92<br />
<br />
16,42<br />
<br />
9,65<br />
<br />
47,74<br />
<br />
1283,86<br />
<br />
L14 sấy bán tự động<br />
<br />
98,32<br />
<br />
16,05<br />
<br />
0,93<br />
<br />
16,79<br />
<br />
8,97<br />
<br />
55,62<br />
<br />
1341,7<br />
<br />
L14 phơi dưới mái che<br />
<br />
90,01<br />
<br />
14,75<br />
<br />
0,84<br />
<br />
15,71<br />
<br />
8,51<br />
<br />
50,20<br />
<br />
1223,6<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
93,79<br />
<br />
14,64<br />
<br />
1,86<br />
<br />
15,77<br />
<br />
8,73<br />
<br />
52,30<br />
<br />
1295,18<br />
<br />
Phương pháp chế biến ngọn, lá lạc<br />
Sau khi thu cắt ngọn và lá lạc, chúng tôi tiến<br />
hành các phương pháp phơi (phơi nắng trực<br />
tiếp trên sân gạch và phơi trên nền xi măng có<br />
mái che), sấy thủ công và sấy bán tự động.<br />
Kết quả được trình bày ở bảng 2.<br />
- Phơi nắng trực tiếp: Thời gian phơi có nắng<br />
to là 3 - 4 ngày (vụ Hè). Vụ đông là 6 – 8<br />
ngày tuỳ thời tiết. Lá lạc vẫn còn màu xanh<br />
vàng, có mùi thơm đặc trưng.<br />
- Phơi dưới mái che (tôn hoặc fibro xi măng)<br />
với mật độ phơi tương tự như trên, thời gian<br />
phơi là 7 – 8 ngày. Lá lạc còn nhiều màu xanh<br />
hơn, tuy nhiên, lá lạc không khô giòn ( độ ẩm<br />
>14%), mùi thơm ít hơn phơi nắng trực tiếp<br />
và sấy thủ công.<br />
Hai cách phơi tự nhiên có chi phí chế biến<br />
thấp (1275đ/kg bột lá), tuy nhiên, phụ thuộc<br />
thời tiết và độ ẩm không khí, nên nếu gặp trời<br />
mưa sẽ có nguy cơ ẩm mốc.<br />
- Sấy thủ công bằng lò tôn quay, với khối lượng<br />
10kg/mẻ, thời gian sấy khô là 1,2h/mẻ. Phương<br />
pháp này lá lạc nhanh khô, vẫn còn màu xanh<br />
và có mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên, phương<br />
pháp này ít được sử dụng, do tốn chất đốt và<br />
<br />
công lao động, chỉ sử dụng khi thu hoạch gặp<br />
trời mưa lâu, lá lạc có nguy cơ bị mốc.<br />
- Sấy bằng lò bán tự động: Mỗi mẻ sấy được<br />
3 tấn lá tươi, thời gian sấy đến độ ẩm 14%,<br />
hết 13 giờ. Do vậy, 100 kg tươi thời gian hết<br />
0,43 giờ (26 phút).<br />
Sau khi phơi, sấy khô, lá lạc được mang đi<br />
nghiền thành bột, tỷ lệ bột lá đạt 26% khối<br />
lượng tươi, do thành phần chất xơ bị sàng lọc<br />
bớt trong máy nghiền.<br />
Phương pháp sấy bán tự động có thể chế biến<br />
được khối lượng lớn lá lạc và giải quyết tính<br />
thời vụ, không phụ thuộc thời tiết. Tuy nhiên,<br />
chi phí công chế biến, điện và than nên giá<br />
thành 1 kg bột lá là 2.450đ.<br />
Kết quả phân tích thành phần hoá học và<br />
giá trị dinh dưỡng của ngọn, lá lạc<br />
Thành phần hoá học và giá dinh dưỡng của<br />
ngọn, lá lạc<br />
Kết quả bảng 3 cho thấy: Hàm lượng các chất<br />
dinh dưỡng tính theo VCK của các giống<br />
không bị thay đổi bởi phương pháp chế biến.<br />
Nhưng có sự sai khác bởi yếu tố giống, về<br />
hàm lượng protein và lipit.<br />
33<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Thị Hiền Lương và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
So sánh với kết quả phân tích hàm lượng<br />
protein, lipid, xơ, DXKD của bột thân, lá lạc<br />
vùng Đông Nam Bộ (10,99 - 1,13 - 38,92%)<br />
do Viện Chăn nuôi Quốc gia (2001)[11] phân<br />
tích, thì kết quả của chúng tôi cao hơn, riêng<br />
hàm lượng xơ là 15,25%, thấp hơn kết quả<br />
của Viện Chăn nuôi (36,47%) và bột cỏ Stylo<br />
(24,30%). Một trong những trở ngại khi sử<br />
dụng bột làm từ thân lá lạc là tỷ lệ xơ cao.<br />
Tuy nhiên, nếu chỉ dùng lá và ngọn non cây<br />
lạc, thì tỷ lệ xơ tính theo VCK cũng tương<br />
đương với các cây khác (bột lá sắn 13,98%;<br />
bột bèo dâu 16,10%) [11]. Nếu sử dụng cho<br />
gà với tỷ lệ 4-6% khẩu phần thì tỷ lệ xơ tăng<br />
không đáng kể.<br />
Năng lượng trao đổi (tính cho gà), theo công<br />
thức của Nehring (1973)[2]: Lá lạc tươi trung<br />
bình là: 334,6Kcal/kg và bột ngọn, lá lạc<br />
trung bình là: 1295,18Kcal/kg. Thấp hơn<br />
năng lượng của bột cỏ Stylo (1.745<br />
Kcal/kg)[11].<br />
Thành phần một số loại vitamin trong thân,<br />
lá lạc<br />
Qua bảng 4 cho thấy: Hàm lượng Vitamin<br />
thay đổi theo các phương pháp chế biến. Cụ<br />
thể là: Sấy thủ công, hàm lượng Caroten còn<br />
lại thấp nhất (30 – 35mg/kg), tiếp sau là phơi<br />
nắng trực tiếp (44 – 49mg/kg), cao nhất là<br />
phơi dưới mái che (53 – 55mg/kg). Điều đó<br />
cho thấy, nhiệt độ phơi sấy càng cao thì hàm<br />
<br />
82(06): 31 - 35<br />
<br />
lượng Caroten càng bị hao hụt nhiều. Mặt<br />
khác, khi đã phơi, sấy hàm lượng các vitamin<br />
B và C trong lá lạc đều bị phá huỷ hết.<br />
Vì vậy, trong chăn nuôi, xác định quy trình<br />
chế biến thức ăn phù hợp giúp giảm sự hao<br />
hụt vitamin trong quá trình chế biến. Mặt<br />
khác, khi sử dụng bột lá, bột cỏ bổ sung vào<br />
thành phần thức ăn chăn nuôi, cần bổ sung<br />
các vitamin nhóm B và C để cân bằng tỷ lệ<br />
vitamin trong khẩu phần ăn.<br />
KẾT LUẬN<br />
Với diện tích trồng lạc ở Thái Nguyên và các<br />
tỉnh Trung du & miền núi phía Bắc hiện nay,<br />
có thể tận dụng được khoảng 5.715 tấn (tươi)<br />
hay 1.543 tấn (khô) ở tỉnh Thái Nguyên;<br />
64.010 tấn (tươi) hay 17.283 tấn (khô) ngọn, lá<br />
lạc ở các tỉnh Trung du & miền núi phía Bắc,<br />
để làm thức ăn bố sung Caroten cho vật nuôi.<br />
Trong vụ thu hoạch lạc chính (Xuân – Hè),<br />
dùng phương pháp phơi nắng dưới mái che,<br />
hàm lượng Caroten trong bột lá lạc ít bị hao<br />
hụt hơn các phương pháp khác, giá thành chế<br />
biến rẻ nhất (1.275đ/kg).<br />
Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của<br />
bột lá lạc trung bình là: 93,79% VCK;<br />
14,64% protein thô; 1,86% lipid thô; 15,77%<br />
xơ thô; 8,73% khoáng tổng số; 52,30 %<br />
DXKD; 1295,18 Kcal ME/kg (tính cho gà) và<br />
46,56 - 54,59mg Caroten/kg.<br />
<br />
Bảng 4. Thành phần một số loại vitamin trong ngọn, lá lạc<br />
Diễn giải<br />
MD7 tươi<br />
<br />
VCK<br />
(%)<br />
24,00<br />
<br />
Caroten VTM C<br />
(mg/kg) (mg/100g)<br />
9,94<br />
<br />
14,52<br />
<br />
VTM B1<br />
(mg/100g)<br />
<br />
VTM B2<br />
(mg/100g)<br />
<br />
VTM B3<br />
(mg/100g)<br />
<br />
2,57<br />
<br />
5,46<br />
<br />
9,18<br />
<br />
Sen lai tươi<br />
<br />
23,80<br />
<br />
9,38<br />
<br />
11,71<br />
<br />
3,28<br />
<br />
5,79<br />
<br />
8,05<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
23,90<br />
<br />
9,66<br />
<br />
13,12<br />
<br />
2,93<br />
<br />
5,63<br />
<br />
8,62<br />
<br />
Bột lá lạc MD7 sấy thủ công<br />
<br />
93,86<br />
<br />
35,05<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Bột lá lạc Sen lai N.An sấy thủ công<br />
<br />
89,38<br />
<br />
30,03<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
91,62<br />
<br />
32,54<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Bột lá lạc MD7 phơi nắng trực tiếp<br />
<br />
94,14<br />
<br />
49,02<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Bột lá lạc Sen lai phơi nắng trực tiếp<br />
<br />
92,62<br />
<br />
44,11<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
93,38<br />
<br />
46,56<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Bột lá lạc MD7 phơi dưới mái che<br />
<br />
90,83<br />
<br />
55,70<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Bột lá lạc Sen lai N.An phơi dưới mái che<br />
<br />
90,18<br />
<br />
53,48<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
90,51<br />
<br />
54,59<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
34<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Thị Hiền Lương và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
82(06): 31 - 35<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly, Nguyễn Hữu<br />
Tào, Phạm Văn Thìn, Đỗ Viết Minh, Nguyễn Văn<br />
Hải, (2002). “Kết quả nghiên cứu chế biến và sử<br />
dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn gia súc”.<br />
Viện Chăn nuôi, 50 năm xây dựng và phát triển.<br />
Nxb Nông nghiệp – Hà Nội.<br />
[2]. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm (2002),<br />
Thức ăn và Dinh dưỡng gia súc (Giáo trình Cao<br />
học), Nxb Nông nghiệp – Hà Nội.<br />
[3]. Niên giám thống kê (2009), Nhà xuất bản<br />
Thống kê – Hà Nội.<br />
[4]. Tiêu chuẩn Việt Nam, Phương pháp xác định<br />
vật chất khô (DM) TCVN 4326:2001 (ISO<br />
6496:1999)<br />
[5]. Tiêu chuẩn Việt Nam, Phương pháp xác định<br />
Protein thô (CP) TCVN 4328:2007 (ISO 5983 1:2005).<br />
<br />
[6]. Tiêu chuẩn Việt Nam, Phương pháp xác định<br />
lipit (EE) TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999).<br />
[7]. Tiêu chuẩn Việt Nam, Phương pháp xác định<br />
hàm lượng khoáng tổng số (Ash) TCVN 4327:<br />
2007(ISO 5984: 2002).<br />
[8]. Tiêu chuẩn Việt Nam, Phương pháp xác định<br />
hàm lượng xơ thô tổng số. TCVN 4329:2007 (ISO<br />
6865:2000).<br />
[9]. Tiêu chuẩn Việt Nam, Phương pháp xác định<br />
hàm lượng Caroten. TCVN 5284 – 1900<br />
[10]. Đỗ Thị Thanh Vân (2010), “Sử dụng thân lá<br />
lạc ủ chua nuôi vỗ béo bò tại tỉnh Quảng Trị”, Tạp<br />
chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 22, Tháng<br />
2 - 2010.<br />
[11]. [10]. Viện Chăn nuôi Quốc gia (2001),<br />
Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc gia cầm Việt Nam, Nxb Nông nghiệp – Hà Nội.<br />
<br />
SUMMARY<br />
EFFECT OF SOME PROCESSING METHODS ON THE COMPOSITION AND<br />
NUTRITIONAL VALUE OF PEANUT LEAF POWDER<br />
Pham Thi Hien Lương∗, Nguyen Van Dich<br />
College of Agriculture and Forestry - TNU<br />
Experiments were conducted in Pho Yen district, Thai Nguyen province. Determine the chemical<br />
composition at the Institute of Life Sciences - TNU.<br />
Dry fresh top and leaf peanut with four method: direct sun drying, drying it under the roof, craft<br />
drying and semi automatic dryer. The results showed that: The chemical composition of the tops<br />
and leaves us unchanged by the drying method, but composition changed Carotene: using sunsire<br />
under roof method is the best method for drying. It is maintaing highest Carotene content after<br />
drying and having lowest cost (1,275 VND/kg).<br />
Averaged chemical composition of top and leaf peanut powder are: 93.79% dry matter, 14.64% of<br />
crude protein, 1.86% of crude lipid, 15.77% of crude fiber, 8.73% of total minerals, 1295.18 Kcal<br />
ME/kg and Carotene level rangking from 46.56 to 54.59 mg/kg.<br />
Key words: peanut leaf powder, Carotene, processing method, chemical composition.<br />
<br />
∗<br />
<br />
Tel: 0915 326 615, Email: luongcnty105@yahoo.com.vn<br />
<br />
35<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />