intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của nguồn điện phân tán nối lưới có xét đến ổn định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

21
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Ảnh hưởng của nguồn điện phân tán nối lưới có xét đến ổn định nghiên cứu một số ảnh hưởng của nguồn năng lượng tái tạo đến lưới điện được kết nối, đặc biệt xem xét ảnh hưởng của một số nhà máy điện mặt trời khi tham gia vào lưới điện. Điện áp các nút, trào lưu công suất, tổn thất điện năng được tính toán phân tích, bên cạnh có xem xét đến tính ổn định điện áp các nút trên lưới điện, khả năng duy trì phát điện của nhà máy điện mặt trời khi xảy ra sự cố trên lưới điện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của nguồn điện phân tán nối lưới có xét đến ổn định

  1. LIÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA Ảnh hưởng của nguồn điện phân tán nối lưới có xét đến ổn định Effects of distributed generations the connect grid with considetion of stability Nguyễn Trọng Các1, Nguyễn Duy Khiêm2, Đoàn Đức Tùng2 Email: ndkhiem@ftt.edu.vn Trường Đại học Sao Đỏ 1 2 Trường Đại học Quy Nhơn Ngày nhận bài: 18/10/2021 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 20/12/2021 Ngày chấp nhận đăng: 31/12/2021 Tóm tắt Bài báo nghiên cứu một số ảnh hưởng của nguồn năng lượng tái tạo đến lưới điện được kết nối, đặc biệt xem xét ảnh hưởng của một số nhà máy điện mặt trời khi tham gia vào lưới điện. Điện áp các nút, trào lưu công suất, tổn thất điện năng được tính toán phân tích, bên cạnh có xem xét đến tính ổn định điện áp các nút trên lưới điện, khả năng duy trì phát điện của nhà máy điện mặt trời khi xảy ra sự cố trên lưới điện. Các phần mềm PSS/E và PSCAD được sử dụng để tính toán mô phỏng. Phương pháp nghiên cứu được minh họa trên ví dụ lưới điện 110 kV khu vực lân cận Nhà máy Điện mặt trời Fujiwara và Nhà máy Điện mặt trời Cát Hiệp của tỉnh Bình Định. Từ khóa: Phụ tải; biểu đồ; nguồn điện phân tán; lưới điện. Abstract The paper study some of the effects of renewable energy sources the connected grid, especially consider the effects of some solar power plants when joining the grid. Node voltage, capacity flow, power loss are calculated and analyzed, besides taking into account the voltage stability of nodes on the grid, the ability of solar power plants to maintain power generation an incident on the power grid occurred. Software PSS/E and PSCAD are used to calculate the simulation. The research method is illustrated on the example of the 110 kV power grid in the vicinity of Fujiwara and Cat Hiep solar power plants of Binh Dinh province. Keywords: loads; demand curve; distributed generation; grid. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ làm thay đổi trào lưu công suất, tổn thất điện năng, điện áp các nút, ảnh hưởng đến hệ thống bảo vệ rơle… gây Hiện nay, Việt Nam có khá nhiều nhà máy điện sử dụng khó khăn trong vận hành, làm giảm chất lượng điện nguồn năng lượng tái tạo đấu nối vào lưới điện, trong năng [1], [2], 7], [8]. đó chủ yếu là nhà máy điện mặt trời (ĐMT) và nhà máy điện gió [ 6]. Nhà máy ĐMT là một trong các dạng năng Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn điện lượng tái tạo có nguồn phát không chủ động được, gây phân tán đến các thông số vận hành của lưới điện không ít khó khăn trong việc vận hành hệ thống điện có xét đến ổn định lưới điện là cần thiết, kết quả trong việc cân đối cung - cầu, đảm bảo an ninh năng nghiên cứu có thể sử dụng nhằm giúp người vận lượng quốc gia hành lưới điện đảm bảo chất lượng điện năng, an toàn và hiệu quả. Thống kê của A0 về các dự án ĐMT đã vận hành, công suất phát có thể thay đổi từ 60-80%, trong khoảng thời 2. NỘI DUNG gian từ 5-10 phút. Các biến động xảy ra ngẫu nhiên, Xét ví dụ cho trường hợp lưới điện 110 kV có sự tham tùy theo điều kiện thời tiết. Trong khi đó, đặc điểm vận gia của nhà máy ĐMT Fujiwara và nhà máy ĐMT Cát hành hệ thống điện luôn cần duy trì cân bằng giữa Hiệp tỉnh Bình Định. nguồn và tải. Với sự biến thiên công suất như vậy sẽ Người phản biện: 1. PGS. TS. Bùi Đăng Thảnh 2. PGS. TS. Nguyễn Tùng Lâm Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (75) 2021 13
  2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Hình 1. Lưới điện 110 kV Bình Định [4] Xét tại thời điểm 11h00 ứng với ngày có công suất Sử dụng phần mềm PSS/E mô phỏng trào lưu công phát lớn nhất từ nhà máy ĐMT Fujiwara và nhà máy suất tại thời điểm nói trên. Tổn thất công suất trên lưới ĐMT Cát Hiệp. điện, trào lưu công suất một số nhánh lân cận nguồn 2.1. Chế độ làm việc bình thường chưa có sự tham gia điện phân tán (Bảng 1) và điện áp của các nút (Bảng 2) của điện mặt trời [1] cho trường hợp chế độ làm việc bình thường khi chưa có sự tham gia của hai nhà máy ĐMT nói trên. 2.1.1. Trào lưu công suất và điện áp nút Bảng 1. Trào lưu và tổn thất công suất trên lưới điện 110 kV Mang tải (S = P+jQ) Tổn thất công suất STT Nút đi Nút đến S(MVA) P(MW) Q(MVAr) P(MW) Q(MVAr) 1 An Khê Đồn Phó 18,9 17,9 26,03 0,1 0 2 Quy Nhơn 2 Quy Nhơn 220 26,6 24,9 36,07 0,2 0,3 3 Nhơn Tân Quy Nhơn 220 41,6 41,1 58,47 1 2,5 4 Long Mỹ Sông Cầu 9,5 8,4 12,68 0,1 0,5 5 Long Mỹ Quy Nhơn 220 10,6 9,8 14,43 0 0 6 Đồn Phó NMĐ Trà Xom 35,4 0,8 35,4 0,9 1 7 Đồn Phó Quy Nhơn 220 3,3 29,7 29,83 0,4 0,5 8 An Nhơn Phù Cát 2,8 31,1 31,22 0,2 0,2 9 An Nhơn Quy Nhơn 220 23,5 48,1 53,53 1,3 2 7 Phước Sơn Quy Nhơn 220 101,8 103,1 144,9 3,6 0,3 11 Phước Sơn Nhơn Hội 80,4 78,9 112,65 0,8 0 12 Phù Cát Mỹ Thành 41,1 11,1 42,57 0,5 0,9 13 Mỹ Thành Phù Mỹ 220 68,5 40,6 79,63 1,5 4,9 14 Phù Mỹ 220 Hoài Nhơn 32,2 48,2 57,96 0,9 1,8 15 Hoài Nhơn Tam Quan 42,2 41 58,76 0,9 1,8 16 Tam Quan Đức Phổ 11,8 11,2 16,26 0 0 14 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (75) 2021
  3. LIÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA Bảng 2. Điện áp trên các điểm nút của lưới điện 110 kV Bình Định TX VS VS5 QN QN PM AK QN 2 NT LM DP AN PS SC PC MT PM HN TQ DPH NH 110 110 110 110 220 220 0.8939 0.8939 0.8939 0.8939 0.8939 0.8939 0.8939 0.8939 0.8939 0.8939 0.8939 0.8939 0.8939 0.8939 0.8939 0.8939 0.8939 0.8939 0.8939 0.8939 0.8939 2.1.2. Khảo sát đường cong P – V và Q – V Bằng cách tăng dần phụ tải, đường cong P - V được xây dựng như trên Hình 2. Đường cong P - V cho thấy tải tăng đến 40 MW, nút điện áp tại Đức Phổ (DPH) là thấp nhất là 0,73 (gây sụp đổ điện áp). Hình 5. Đường cong Q – V xét tại nút Đức Phổ Hình 2. Đường cong P- V khi chưa có sự tham gia của điện mặt trời Hình 6. Đường cong Q – V của các nút Phước Sơn, Tam Quan, Đức Phổ Quan sát trên Hình 6, Nút Phước Sơn có độ dự trữ công suất lớn nhất, khả năng ổn định điện áp ở nút này cao hơn nút Tam Quan và Đức Phổ. 2.2. Chế độ làm việc khi có sự tham gia của nhà máy điện mặt trời [1, 5] 2.2.1. Trào lưu công suất và điện áp nút Hình 3. Đường cong Q – V xét tại nút Phước Sơn Hình 7. Biểu đồ phát công suất của nhà máy điện mặt Hình 4. Đường cong Q – V xét tại nút Tam Quan trời Cát Hiệp và Fujiwara Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (75) 2021 15
  4. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Bảng 3. Trào lưu và tổn thất công suất trên lưới điện 110 kV khi có sự tham gia của điện mặt trời Mang tải (S = P+jQ) Tổn thất công suất STT Nút đi Nút đến S(MVA) P(MW) Q(MVAr) P(MW) Q(MVAr) 1 An Khê Đồn Phó 18,9 17,8 25,96 0,1 0 2 Quy Nhơn 2 Quy Nhơn 220 26 24,8 35,93 0,1 0,2 3 Nhơn Tân Quy Nhơn 220 41,5 40,8 58,2 0,8 2,2 4 Long Mỹ Sông Cầu 9,5 8,3 12,62 0,1 0,6 5 Long Mỹ Quy Nhơn 220 10,6 9,7 14,37 0 0,1 6 Đồn Phó NMĐ Trà Xom 38,9 2,1 38,96 1,1 1,1 7 Đồn Phó Quy Nhơn 220 7,2 32,3 33,09 0,6 1,3 8 An Nhơn Phù Cát 21,8 8,3 22,33 0,1 0,1 9 An Nhơn Quy Nhơn 220 1,7 27,2 27,25 0,1 4,1 10 Phước Sơn Quy Nhơn 220 66,6 51,4 84,13 0,1 0,4 11 Phước Sơn Nhơn Hội 47,7 34,9 59,1 0,6 1,6 12 Phù Cát Mỹ Thành 35,7 5 36,05 0,3 0,3 13 Mỹ Thành Phù Mỹ 220 61,9 19,9 65,02 1 0,6 14 Phù Mỹ 220 Hoài Nhơn 34,3 48,8 59,65 0,5 1,9 15 Hoài Nhơn Tam Quan 42,1 40,6 58,49 0,8 1,5 16 Tam Quan Đức Phổ 11,8 11,2 16,27 0 0 Bảng 4. Điện áp trên các điểm nút của lưới điện 110kV Bình Định khi có sự tham gia của ĐMT ĐMT TX VS VS5 ĐMT CÁT AK QN 2 NT LM DP AN PS SC PC MT PM HN TQ DPH QN110 NH FUJIWARA 110 110 110 HIEP 110 110 0.9368 0.9328 0.9013 0.9432 0.9429 0.9297 0.9123 0.9325 0.9301 0.9349 0.9636 0.9560 0.9639 0.9635 0.9252 0.8956 0.8944 0.9442 0.8865 0.9337 0.8902 Khi có sự tham gia của nhà máy ĐMT Cát Hiệp và Khi có sự tham gia của nhà máy ĐMT Cát Hiệp và Fujiwara, điện áp tại các nút trên lưới điện được cải thiện Fujiwara hiện tượng sụp đổ điện áp chỉ xảy ra khi phụ đáng kể. Chẳng hạn nút Phước Sơn từ 0,8429 pu tăng tải vượt mức 90 MW. lên 0,9123 pu, nút Tam Quan từ 0,8442pu tăng lên 0,8956 pu, nút Đức Phổ từ 0,8842 pu tăng lên 0,88944 pu. Tổn thất trên đường dây cũng giảm xuống, cụ thể: Quy Nhơn 2 - Quy Nhơn 220 từ 0,2 MW xuống 0,1 MW; Nhơn Tân - Quy Nhơn 220 từ 1MW xuống 0,8 MW; Phước Sơn - Nhơn Hội từ 0,8 MW xuống 0,8 MW; Phước Sơn - Quy Nhơn từ 0,8 MW xuống 0,6 MW; Phước Sơn - Quy Nhơn 220 từ 0,6 xuống 0,6 MW; Phù Mỹ - Hoài Nhơn từ 0,7 MW xuống 0,5 MW... 2.2.2. Khảo sát đường cong P – V và Q – V Hình 9. Đường cong Q – V của các nút Phước Sơn, Tam Quan, Đức Phổ Trên Hình 9 cho thấy độ dự trữ công suất phản kháng ở nút Đức Phổ, Tam Quan, Phước Sơn tăng lên so với khi chưa có sự tham gia của nhà máy ĐMT. Trên cơ sở giả định bằng cách mô phỏng chế độ vận hành lưới 110 kV tỉnh Bình Định bằng phần mềm PSS/E trong trường hợp có và chưa có sự tham gia Hình 8. Đường cong P- V khi có sự tham gia của điện mặt trời của nguồn điện phân tán. Kết quả mô phỏng giúp cho 16 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (75) 2021
  5. LIÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA người vận hành xác định được giới hạn công suất của nút phụ tải gây nên sụp đổ điện áp để từ đó có thể vận hành lưới điện đảm bảo chất lượng điện năng, an toàn và hiệu quả. 2.3. Khả năng làm việc của Nhà máy Điện mặt trời Fujiwara Bình Định khi ngắn mạch trên lưới điện [5] Sơ đồ cấu trúc nhà máy ĐMT Fujiwara Bình Định được thể hiện trên Hình 10. Hình 10. Cấu trúc nhà máy ĐMT Fujiwara Bình Định Một trong những yêu cầu để nhà máy ĐMT có thế nối lưới 110 kV là khả năng vẫn duy trì phát điện khi lưới bị sự cố ngắn mạch trong thời gian 150 ms. Điều này có nghĩa là khi lưới bị sự cố ngắn mạch, nhà máy ĐMT Hình 11. Dạng sóng P, Q, V, I khi ngắn mạch 1 pha sẽ giảm công suất tác dụng và phát công suất phản tại thanh cái 110 kV nhà máy (85% công suất đặt) kháng để hỗ trợ lưới điện vượt qua điện áp thấp (LVRT - Trường hợp 2: Ngắn mạch hai pha tại thanh cái 110 kV - Low Voltage Ride Through) [1]. nhà máy. Để đánh giá khả năng duy trì phát điện của nhà máy ĐMT Fujiwara - Bình Định đến lưới 110 kV, tiến hành xét các dạng sự cố ngắn mạch bao gồm: Ngắn mạch 1 pha, ngắn mạch 2 pha, và ngắn mạch 3 pha tại điểm đấu nối giữa lưới điện 110 kV với nhà máy. Sử dụng phần mềm PSCAD để mô phỏng, kết quả mô phỏng cho các dạng ngắn mạch được trình bày như sau [3]: - Trường hợp 1: Ngắn mạch một pha tại thanh cái 110 kV nhà máy. Tại thời điểm ngắn mạch, dòng điện của pha ngắn mạch tăng cao nhất so với 2 pha còn lại; điện áp của pha bị ngắn mạch bằng 0, điện áp 2 pha còn lại giảm xuống. Khi điện áp giảm xuống dưới 0,85 pu, bộ điều khiển phát hiện điện áp thấp trên lưới hoạt động, điều khiển phát công suất phản kháng vào lưới nhằm hỗ trợ để nâng điện áp lưới điện trong thời gian xảy ra ngắn mạch. Trong thời gian xảy ra sự cố, nhà máy ĐMT vẫn phát công suất tác dụng vào lưới điện. Tính đến thời điểm 150 ms khi đã giải trừ sự cố ngắn mạch trên lưới điện, điện áp lưới được phục hồi, nhà máy ĐMT phát công suất tác dụng như trước khi xảy ra sự cố, đảm bảo yêu cầu về điện áp. Hình 12. Dạng sóng P, Q, V, I khi ngắn mạch 2 pha tại thanh cái 110 kV nhà máy (85% công suất đặt) Tại thời điểm ngắn mạch, dòng điện pha ngắn mạch tăng cao; điện áp 2 pha bị ngắn mạch bằng 0, điện áp Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (75) 2021 17
  6. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC pha còn lại giảm xuống. Khi điện áp lưới giảm thấp trường hợp nhà máy phát công suất lớn nhất (42 MW hơn 0,2 pu bộ điều khiển phát hiện điện áp thấp trên tương ứng với 85% công suất đặt 50 MWp). Khi sự lưới sẽ khóa không làm việc nghĩa là sẽ không phát cố được giải trừ trong khoảng thời gian này nhà máy công suất phản kháng vào lưới trong thời gian xảy ra tiếp tục phát công suất góp phần ổn định cho hệ thống ngắn mạch. Tính đến thời điểm 150 ms khi đã giải trừ điện trong xu hướng lưới điện hiện nay đang có nhiều sự cố ngắn mạch trên lưới điện, điện áp lưới được nguồn năng lượng tái tạo có công suất phát không chủ phục hồi, nhà máy ĐMT phát công suất tác dụng trở động được kết nối với lưới điện. lại. Quan sát trên Hình 12 cho thấy trong khoảng 50 ms 3. KẾT LUẬN sau khi sự cố được giải trừ, dòng điện và điện áp dao động nhưng vẫn đảm bảo trong điều kiện vận hành Kết quả xem xét cho hai trường hợp có và không có sự cho phép. tham gia của hai Nhà máy ĐMT Cát Hiệp và Fujiwara tỉnh Bình Định. Tổn thất điện năng ở một số nhánh - Trường hợp 3: Ngắn mạch ba pha tại thanh cái nhà máy. được giảm thấp, điện áp một số nút được cải thiện đáng kể, độ ổn định điện áp ở một số nút được nâng cao. Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng để xác định giới hạn công suất tiêu thụ lớn nhất đảm bảo ổn định điện áp trong vận hành lưới điện có sự tham gia của nguồn điện phân tán. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng duy trì phát điện của Nhà máy ĐMT Fujiwara Bình Định được đảm bảo trong thời gian giải trừ sự cố 150 ms, giúp nâng cao ổn định lưới điện 110 kV tỉnh Bình Định trong xu thế các nguồn năng lượng tái tạo ngày càng thâm nhập nhiều đặc biệt là nguồn năng lượng mặt trời. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Duy Khiêm (2015), Nghiên cứu các chế độ làm việc và ảnh hưởng của nhà máy điện gió đến lưới điện được kết nối, Luận án Tiến sĩ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trang 79-96. [2]. Cục Điều tiết Điện lực (2014), Hội thảo chuyên đề “Xây dựng quy định đấu nối điện gió, điện mặt trời và nghiên cứu tích hợp năng lượng tái tạo tại Việt Nam”. Hình 13. Dạng sóng P, Q, V, I khi ngắn mạch 3 pha tại [3]. GS.TS. Lã Văn Út (2007), Ngắn mạch trong hệ thanh cái 110 kV nhà máy (85% công suất đặt) thống điện. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, trang 136-177. Tại thời điểm ngắn mạch, dòng điện 3 pha tăng cao; [4]. Lưới điện 110 kV Bình Định (2020), Các bảng điện áp 3 pha bằng 0. Khi điện áp lưới điện giảm thấp số liệu phụ tải tiêu thụ và thông số vận hành gần như bằng 0 pu, bộ điều khiển phát hiện điện áp năm 2020. thấp trên lưới điện, sẽ khóa không làm việc, không [5]. Nhà máy ĐMT Fujiwara và Cát Hiệp - Bình Định phát công suất phản kháng vào lưới trong thời gian (2020), Các bảng số liệu kỹ thuật và thông số vận xảy ra ngắn mạch. Tính đến thời điểm 150ms khi đã hành năm 2020. giải trừ sự cố ngắn mạch trên lưới điện, điện áp lưới [6]. Jin-Woo Jung (2009), Overview of Renewable được phục hồi, nhà máy ĐMT phát công suất tác dụng Energy, Dongguk University. trở lại. Quan sát trên Hình 13 cho thấy trong khoảng 50 ms sau khi sự cố được giải trừ, dòng điện và điện [7]. B. Sorensen (2004), Renewable Energy: It’s Physics, Engineering, Use, Environmental Impacts, áp dao động nhưng vẫn đảm bảo trong điều kiện vận Economy and Planning Aspects, Amsterdam... hành cho phép. Elsevier. Qua kết quả mô phỏng cho thấy Nhà máy ĐMT [8]. Marcelo Godoy Simoes (2004), Renewable Fujiwara - Bình Định đảm bảo yêu cầu duy trì được Energy system: Design and analysis with induction khả năng phát điện trong khoảng thời gian 150 ms generators, Boca Raton. khi có sự cố ngắn mạch tại thanh cái nhà máy trong 18 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (75) 2021
  7. LIÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ Nguyễn Trọng Các - Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo, nghiên cứu): + Năm 2002: Tốt nghiệp đại học ngành Điện, chuyên ngành Điện nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam). + Năm 2005: Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Kỹ thuật tự động hóa, chuyên ngành Tự động hóa, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. + Năm 2015: Tốt nghiệp tiến sĩ ngành Kỹ thuật điện tử, chuyên ngành Kỹ thuật điện tử, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. - Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên khoa Điện, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sao Đỏ. - Lĩnh vực quan tâm: DCS, SCADA, hệ thống nhúng. - Email: cacdhsd@gmail.com. - Điện thoại: 0904 369 421. Nguyễn Duy Khiêm - Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu: (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo, nghiên cứu): + Năm 2001: Tốt nghiệp đại học tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. + Năm 2008: Tốt nghiệp thạc sĩ tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. + Năm 2015: Tốt nghiệp tiến sĩ tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. - Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên khoa Công nghệ kỹ thuật, Trường Đại học Quy Nhơn. Lĩnh Vực quan tâm: Năng lượng tái tạo; chất lượng điện năng; điều khiển thông minh hệ thống điện. - Email: ndkhiem@ftt.edu.vn. - Điện thoại: 0913986068. Đào Đức Tùng - Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu: (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo, nghiên cứu): + Năm 2000: Tốt nghiệp đại học tại Trường Đại học tại Đại học Bách khoa Hà Nội. + Năm 2004: Tốt nghiệp thạc sĩ tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. + Năm 2009: Tốt nghiệp tiến sĩ tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. - Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên khoa Công nghệ kỹ thuật, Trường Đại học Quy Nhơn. Lĩnh Vực quan tâm: Năng lượng tái tạo; máy điện; phương pháp tối ưu hóa. - Email: ddtung@ftt.edu.vn. - Điện thoại: 0905799386. Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (75) 2021 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2