T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
Ảnh hưởng của nồng độ chất bẫy bề mặt lên kích thước<br />
của các tinh thể nano bán dẫn Cadmium Sunfua<br />
Vũ Thị Kim Liên - Chu Việt Hà (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên)<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Hiện nay, các tinh thể nano bán dẫn (hay các chấm lượng tử bán dẫn) đang được tập<br />
trung nghiên cứu chế tạo cho các ứng dụng trong dán nhãn màu và đánh dấu sinh học. Phổ biến<br />
nhất vẫn là các hệ chấm lượng tử bán dẫn nhóm II-VI, trong đó có Cadmium Sunfua (CdS).<br />
Đánh dấu sinh học bằng các chấm lượng tử bán dẫn đang là hướng nghiên cứu có tính thời sự<br />
hiện nay. Để hướng tới ứng dụng này thì các tinh thể nano chế tạo được phải tồn tại được trong<br />
môi trường nước sau đó được đưa vào tế bào sinh học. Việc chế tạo các tinh thể nano bằng<br />
phương pháp hoá ướt có thể đáp ứng được yêu cầu của một tinh thể nano dùng trong đánh dấu<br />
sinh học, đây là phương pháp đơn giản và hiệu quả để tạo ra các hệ chấm lượng tử bền vững và<br />
có kích thước khá đồng đều, hơn nữa phương pháp này khá phù hợp với điều kiện thực nghiệm<br />
ở Việt Nam. Vấn đề chính cần giải quyết trong phương pháp này là ngăn chặn sự kết tụ nhanh<br />
chóng của các hạt tinh thể hay phải khống chế được kích thước của các tinh thể nano. Do đó,<br />
một tác nhân ổn định hay còn gọi là chất bẫy bề mặt thường được thêm vào dung dịch phản ứng.<br />
Kích thước của các tinh thể nano thu được được quyết định bởi nồng độ của tác nhân bẫy bề mặt<br />
này trong dung dịch. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã tiến hành chế tạo các tinh thể nano CdS<br />
bằng phương pháp tổng hợp hoá huyền phù với những tỷ lệ chất bẫy bề mặt khác nhau và nghiên<br />
cứu ảnh hưởng của nồng độ chất bẫy bề mặt lên kích thước của các tinh thể nano bán dẫn CdS.<br />
2. Thực nghiệm<br />
Các tinh thể nano bán dẫn CdS được chế tạo bằng phương pháp hoá học huyền phù (hay<br />
phương pháp keo hoá học – colloidal method) theo hai cách. Cách thứ nhất là chế tạo các chấm<br />
lượng tử CdS trong dung môi Methanol, sử dụng chất bẫy bề mặt MPS (C8H18O3SSi – 3<br />
mercaptopropyl trimethoxylsilane); và cách hai là chế tạo các chấm lượng tử CdS bằng phương<br />
pháp Micelle đảo, sử dụng chất bẫy bề mặt AOT (2-ethylhexy sulfosuccinate, muèi disodium).<br />
Trong cách thứ nhất, các hoá chất được sử dụng là: Cd(CH3COO)2.2H2O và C2H5NS,<br />
dung môi methanol CH3OH, chất bẫy bề mặt MPS. Quy trình chế tạo các tinh thể nano bán dẫn<br />
CdS được thực hiện như sau: Đầu tiên, muối Cd(CH3COO)2.2H2O được hoà tan vào methanol<br />
rồi được thêm vào chất bẫy bề mặt MPS để tạo thành dung dịch chứa các vi giọt có các ion<br />
Cd2+. Tiếp theo, muối C2H5NS cũng được hoà tan trong methanol để tạo ra dung dịch chứa các<br />
ion S2-. Sau đó, hai dung dịch này sẽ được đổ vào nhau và khuấy trộn mạnh, các tinh thể nano<br />
CdS sẽ được tạo thành. Các tinh thể nano CdS được chế tạo với các tỷ lệ mol CdS/MPS là 2/1,<br />
1,5/1 và 1/1 (ký hiệu tỷ lệ này là V).<br />
Trong cách thứ hai, các hoá chất Cd(CH3COO)2.2H2O, Na2S.9H2O, dung môi heptane<br />
(C7H16), và chất bẫy AOT được sử dụng để chế tạo các chấm lượng tử CdS bằng phương pháp<br />
Micelle đảo. Quy trình chế tạo các tinh thể nano bán dẫn CdS được thực hiện như sau: Đầu tiên,<br />
hoà tan các muối Cd(CH3COO)2.2H2O và Na2S.9H2O vào nước tạo thành hai dung dịch nước<br />
chứa các ion Cd2+ và S2-. Sau đó hai dung dịch này được cho vào hai phần dung môi heptane đã<br />
được thêm AOT để tạo thành hai dung dịch có các vi giọt (ở đây là các giọt nước) chứa các ion<br />
Cd2+ và S2- được bao bọc bởi các phân tử bẫy AOT. Sau đó, hai dung dịch này cũng được đổ<br />
vào nhau trong điều kiện khuấy trộn mạnh để tạo thành các tinh thể nano CdS. Kích thước của<br />
101<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
các tinh thể nano phụ thuộc vào tỷ lệ w = [H2O]/[AOT] . Ở đây chúng tôi chế tạo các mẫu chấm<br />
lượng tử CdS với hai tỷ lệ là w = 5 và w = 10.<br />
Các chấm lượng tử bán dẫn CdS sau khi chế tạo được tiến hành đo phổ hấp thụ để đánh<br />
giá kích thước của chúng. Phổ hấp thụ cuả các mẫu chấm lượng tử CdS được đo bằng thiết bị<br />
quang phổ nhãn hiệu JascoV- 670 của Nhật Bản tại phòng Thí nghiệm Quang học và Quang phổ<br />
trường đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
So với bán dẫn khối cùng loại, chấm lượng tử có độ rộng vùng cấm hiệu dụng mở rộng<br />
do hiệu ứng giam giữ lượng tử, cụ thể là độ rộng vùng cấm của chấm lượng tử tăng khi kích<br />
thước của hạt giảm. Thông qua việc đo hấp thụ ta sẽ thấy được bờ hấp thụ của các chấm lượng<br />
tử bán dẫn bị dịch về phía sóng ngắn so với bán dẫn khối. Các chấm lượng tử CdS đã chế tạo<br />
được tiến hành đo phổ hấp thụ trong vùng bước sóng 300-750 nm.<br />
Hình 1 trình bày phổ hấp thụ của các chấm lượng tử CdS chế tạo theo cách 1 sử dụng<br />
chất bẫy MPS, với các tỷ lệ V lần lượt là 2/1; 1,5/1 và 1/1. Trên phổ hấp thụ xuất hiện các đỉnh<br />
hấp thụ tại các bước sóng ~ 372 nm (tương ứng với tỷ lệ V = 2/1), ~ 348 nm (tương ứng với tỷ<br />
lệ V = 1,5/1), và ~ 335 nm (tương ứng với tỷ lệ V = 1/1). Các đỉnh hấp thụ này được quy cho<br />
dịch chuyển đầu tiên của điện tử từ trạng thái cơ bản tới trạng thái kích thích đầu tiên 1S3/2 - 1Se<br />
và bị dịch về phía sóng ngắn khá nhiều so với bờ hấp thụ của bán dẫn CdS khối (CdS khối có độ<br />
rộng vùng cấm ở nhiệt độ phòng là 2,842 eV tương ứng với bước sóng 500 nm [1]). Sự dịch<br />
nhiều về phía sóng xanh này của các đỉnh hấp thụ cho thấy các chấm lượng tử CdS thuộc chế độ<br />
giam giữ lượng tử mạnh. Phổ hấp thụ cho thấy, tương ứng với tỷ lệ V càng nhỏ (hay nồng độ<br />
chất bẫy MPS càng lớn) thì bờ hấp thụ của các chấm lượng tử CdS càng bị dịch nhiều về phía<br />
sóng ngắn so với bờ hấp thụ của bán dẫn CdS khối, tức là độ rộng vùng cấm hiệu dụng của các<br />
chấm lượng tử CdS chế tạo với tỷ lệ V càng nhỏ thì càng lớn tương ứng với kích thước của các<br />
chấm lượng tử này càng nhỏ.<br />
(1) CdS V = 2/1<br />
(2) CdS V = 1,5/1<br />
(3) CdS V = 1/1<br />
2<br />
<br />
372<br />
<br />
348<br />
1<br />
<br />
335<br />
<br />
(1)<br />
(2)<br />
(3)<br />
<br />
CdS V = 2/1<br />
<br />
3<br />
<br />
§é hÊp thô (®.v.t.y.)<br />
<br />
§é hÊp thô (®.v.t.y)<br />
<br />
3<br />
<br />
Cd S khè i<br />
(2,48 2 eV )<br />
<br />
(1) khuÊ y 3 giê<br />
(2) khuÊ y 6 giê<br />
2<br />
<br />
358<br />
372<br />
<br />
1<br />
<br />
(2)<br />
<br />
0<br />
<br />
(1)<br />
<br />
0<br />
300<br />
<br />
350<br />
<br />
4 00<br />
<br />
450<br />
<br />
5 00<br />
<br />
550<br />
<br />
6 00<br />
<br />
B−íc sãng (nm)<br />
<br />
Hình 1. Phổ hấp thụ của các chấm lượng tử<br />
CdS với các nồng độ MPS khác nhau chế<br />
tạo trong cùng một điều kiện với thời gian<br />
thực hiện phản ứng trong 6 giờ<br />
<br />
3 00<br />
<br />
3 50<br />
<br />
4 00<br />
<br />
45 0<br />
<br />
50 0<br />
<br />
5 50<br />
<br />
600<br />
<br />
B−íc sãng (nm)<br />
<br />
Hình 2. Phổ hấp thụ của các chấm lượng<br />
tử CdS chế tạo vói V=2/1 theo các thời<br />
gian nuôi tinh thể khác nhau<br />
<br />
Từ phổ hấp thụ hình 1, chúng tôi ước tính kích thước của các chấm lượng tử CdS theo<br />
công thức Efros, Brus và Kayanuma [2,3]. Kết quả cho thấy kích thước các chấm lượng tử chế<br />
102<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
tạo theo phương pháp 1 phụ thuộc vào nồng độ chất bẫy MPS theo bảng1. Từ kết quả này, chúng<br />
tôi nhận thấy, trong cùng một điều kiện chế tạo, kích thước của các chấm lượng tử phụ thuộc vào tỷ<br />
số V (là tỷ lệ số mol giữa CdS và MPS): V càng lớn thì kích thước của chấm lượng tử càng lớn hay<br />
nồng độ chất bẫy càng lớn thì kích thước của chấm lượng tử càng nhỏ.Kết quả về sự phụ thuộc của<br />
kích thước các chấm lượng tử vào nồng độ chất bẫy bề mặt MPS cũng phù hợp với các kết quả<br />
nghiên cứu của các nhóm tác giả trong tài liệu tham khảo [4]. Trong nghiên cứu của chúng tôi,<br />
các chấm lượng tử CdS được chế tạo tại cùng một nhiệt độ (ở đây là nhiệt độ phòng) với chất<br />
hoạt động bề mặt MPS, chúng tôi chỉ khảo sát sự thay đổi kích thước hạt bằng việc thay đổi<br />
nồng độ chất hoạt động bề mặt. Kết quả cho thấy khi tỷ lệ V = CdS/MPS giảm thì kích thước<br />
của các chấm lượng tử CdS giảm, hay kích thước của các chấm lượng tử CdS giảm đồng nghĩa<br />
với việc tăng nồng độ chất bẫy bề mặt MPS. Cụ thể, khi tỷ lệ V giảm từ 2/1 đến 1/1 thì bán kính<br />
của các chấm lượng tử CdS giảm từ ~ 1,48 nm đến 1,27 nm.<br />
Bảng 1. Bán kính trung bình của các chấm lượng tử CdS chế tạo theo cách thứ nhất<br />
với thời gian thực hiện phản ứng trong 6 giờ<br />
Vị trí đỉnh hấp thụ thứ nhất<br />
λ (nm)<br />
372<br />
348<br />
335<br />
<br />
V = CdS/MPS<br />
2/1<br />
1,5/1<br />
1/1<br />
<br />
Eg(R) (eV)<br />
3,33<br />
3,56<br />
3,70<br />
<br />
Bán kính chấm lượng tử<br />
R(nm)<br />
1,5<br />
1,4<br />
1,3<br />
<br />
Đối với mỗi tỷ lệ V chế tạo như trên, chúng tôi khảo sát kích thước của các chấm lượng<br />
tử CdS theo thời gian thực hiện phản ứng. Hình 2, 3 và 4 lần lượt trình bày các phổ hấp thụ của<br />
các chấm lượng tử CdS chế tạo tương ứng với các tỷ lệ V là 2/1, 1,5/1, và 1/1 theo hai thời gian<br />
thực hiện phản ứng khác nhau là 3 giờ và 6 giờ.<br />
0.5<br />
<br />
CdS V = 1,5/1<br />
<br />
CdS V = 1<br />
<br />
(1) khuÊy 3 giê<br />
(2) khuÊy 6 giê<br />
<br />
348<br />
<br />
§é hÊp thô (®.v.t.y.)<br />
<br />
C−êng ®é hÊp thô (®.v.t.y.)<br />
<br />
1.5<br />
<br />
1.0<br />
<br />
332<br />
<br />
0.5<br />
<br />
(2)<br />
<br />
0.4<br />
<br />
0.3<br />
<br />
300<br />
<br />
35 0<br />
<br />
335<br />
<br />
0.2<br />
<br />
330<br />
0.1<br />
<br />
(1)<br />
<br />
0.0<br />
<br />
(1) khuÊy 3 giê<br />
(2) khuÊy 6 giê<br />
<br />
(2)<br />
(1)<br />
<br />
4 00<br />
<br />
450<br />
<br />
5 00<br />
<br />
550<br />
<br />
600<br />
<br />
B−¬c sãng (nm)<br />
<br />
Hình 3. Phổ hấp thụ của các chấm lượng tử<br />
CdS chế tạo vói V=1,5/1 theo các thời gian<br />
nuôi tinh thể khác nhau<br />
<br />
300<br />
<br />
350<br />
<br />
400<br />
<br />
450<br />
<br />
500<br />
<br />
550<br />
<br />
600<br />
<br />
B−íc sãng (nm)<br />
<br />
Hình 4. Phổ hấp thụ của các chấm<br />
lượng tử CdS chế tạo vói V=1/1 theo<br />
các thời gian nuôi tinh thể khác nhau<br />
<br />
Trên phổ hấp thụ với thời gian thực hiện phản ứng trong 3 giờ xuất hiện các đỉnh hấp thụ<br />
tại các bước sóng ~ 358 nm, 332nm và 323 nm (lần lượt tương ứng với các tỷ lệ V là 2/1, 1,5/1<br />
và 1/1) và tại bước sóng ~ 372 nm, 348 nm và 335 nm (lần lượt tương ứng với các tỷ lệ V là 2/1,<br />
1,5/1 và 1/1) trong thời gian thực hiện phản ứng là 6 giờ. Các đỉnh hấp thụ này được quy cho<br />
dịch chuyển đầu tiên của điện tử từ trạng thái cơ bản tới trạng thái kích thích đầu tiên 1S3/2 - 1Se<br />
trong chấm lượng tử CdS, và bị dịch về phía sóng ngắn khá nhiều so với bờ hấp thụ của bán dẫn<br />
103<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
CdS khối tại 500 nm. Sự dịch nhiều về phía sóng xanh này của các đỉnh hấp thụ cho thấy các<br />
chấm lượng tử CdS thuộc chế độ giam giữ lượng tử mạnh. Từ các phổ hấp thụ này, chúng tôi<br />
ước tính kích thước của chúng theo công thức Efros, Brus và Kayanuma (bảng 2).<br />
Bảng 2. Bán kính trung bình của các chấm lượng tử CdS chế tạotheo cách thứ nhất<br />
với thời gian thực hiện phản ứng trong 3 giờ và 6 giờ<br />
V = [CdS]/[MPS]<br />
<br />
Vị trí đỉnh dải hấp thụ λ<br />
(nm)<br />
6 giờ<br />
372<br />
348<br />
335<br />
<br />
2<br />
1,5<br />
1<br />
<br />
3 giờ<br />
358<br />
332<br />
323<br />
<br />
Bán kính chấm lượng tử<br />
R(nm)<br />
<br />
Eg(R) (eV)<br />
6 giờ<br />
3,33<br />
3,56<br />
3,70<br />
<br />
3 giờ<br />
3,46<br />
3,73<br />
3,84<br />
<br />
6 giờ<br />
1,5<br />
1,4<br />
1,3<br />
<br />
3 giờ<br />
1,4<br />
1,3<br />
1,2<br />
<br />
Từ bảng 2, so sánh các giá trị bán kính R này với bán kính Bohr exciton của CdS (aB ≈ 3<br />
nm [5]) ta thấy R khá nhỏ so với aB. Từ các phổ hấp thụ ta thấy, đỉnh hấp thụ của các chấm<br />
lượng tử CdS được khuấy trong 3 giờ dịch về phía bước sóng ngắn nhiều hơn đỉnh phổ hấp thụ<br />
của các chấm lượng tử CdS được khuấy trong 6 giờ, tương ứng với kích thước của các chấm<br />
lượng tử được lấy ra sau 3 giờ là nhỏ hơn kích thước của các chấm lượng tử, thể hiện hiệu ứng<br />
kích thước lượng tử. Như vậy, qua khảo sát thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy, trong cùng một điều<br />
kiện chế tạo, nếu nồng độ chất bẫy MPS là lớn thì các chấm lượng tử CdS được tạo ra với kích thước<br />
nhỏ hơn. Do đó, có thể điều khiển được kích thước của các chấm lượng tử theo nồng độ chất bẫy.<br />
Để khảo sát sự bảo vệ của các phân tử chất bẫy chống lại sự kết đám của các nano tinh<br />
thể, các mẫu sau khi chế tạo được tiến hành đo lại phổ hấp thụ. Hình 5 là phổ hấp thụ của các<br />
chấm lượng tử CdS được chế tạo với V = 2/1 sau 16 ngày. Phổ hấp thụ của các chấm lượng tử<br />
CdS được chế tạo với V = 2/1 sau 16 ngày không khác là mấy so với phổ hấp thụ của các chấm<br />
lượng tử này ngay sau khi chế tao, đỉnh phổ hấp thụ ở bước sóng ~ 373 nm chứng tỏ khả năng<br />
chống sự kết đám các tinh thể nano của chất bẫy bề mặt là khá tốt. Như vậy, các chấm lượng tử<br />
CdS chế tạo theo phương pháp này có thể đưa vào các ứng dụng trong thực tế.<br />
4<br />
<br />
6<br />
<br />
CdS W = 5<br />
CdS W = 10<br />
<br />
§é hÊp thô (®.v.t.y.)<br />
<br />
§é hÊp thô (®.v.t.y.)<br />
<br />
CdS V = 2/1 sau 16 ngµy<br />
<br />
3<br />
<br />
373<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
5<br />
350<br />
<br />
4<br />
3<br />
405<br />
<br />
2<br />
CdS khèi<br />
(2,482 eV)<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
300<br />
<br />
0<br />
<br />
350<br />
<br />
400<br />
<br />
450<br />
<br />
500<br />
<br />
550<br />
<br />
600<br />
<br />
B−íc sãng (nm)<br />
<br />
Hình 5. Phổ hấp thụ của các chấm lượng tử<br />
CdS chế tạo với V=2/1 sau 16 ngày<br />
<br />
250<br />
<br />
300<br />
<br />
350<br />
<br />
400<br />
<br />
450<br />
<br />
500<br />
<br />
550<br />
<br />
600<br />
<br />
B−íc sãng (nm)<br />
<br />
Hình 6. Phổ hấp thụ của các chấm lượng tử CdS<br />
chế tạo theo cách 2 với các tỷ lệ W khác nhau<br />
<br />
Hình 6 trình bày phổ hấp thụ của các chấm lượng tử CdS chế tạo theo cách thứ hai (bằng<br />
phương pháp Micelle đảo) sử dụng chất bẫy bề mặt là AOT với các tỷ lệ W = 5 và W = 10,<br />
104<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
trong cùng một thời gian phản ứng là 15 phút. Phổ hấp thụ của các chấm lượng tử chế tạo theo<br />
phương pháp này cũng xuất hiện hai đỉnh hấp thụ tại bước sóng ~ 350 nm (tương ứng với W =<br />
5) và ở bước sóng ~ 405 nm (tương ứng với W = 10). Các đỉnh hấp thụ này bị dịch về phía sóng<br />
ngắn khá nhiều so với bờ hấp thụ của bán dẫn CdS khối, cho thấy sự giam giữ lượng tử xảy ra<br />
trong các chấm lượng tử này thuộc chế độ giam giữ mạnh. Từ phổ hấp thụ, chúng tôi đánh giá<br />
bán kính trung bình của các chấm lượng tử CdS bằng công thức Efros, Brus và Kayanuma là R<br />
= 1,38 nm (tương ứng với W = 5) và R = 1,83 nm (tương ứng với W = 10). Phổ hấp thụ cho thấy<br />
hiệu ứng kích thước lượng tử: chấm lượng tử có kích thước càng nhỏ thì độ rộng vùng cấm hiệu<br />
dụng càng lớn, theo đó, đỉnh hấp thụ tương ứng với dịch chuyển đầu tiên càng dịch nhiều về<br />
phía sóng dài so với bờ hấp thụ của bán dẫn khối. Kết quả tính toán kích thước của các chấm<br />
lượng tử CdS chế tạo theo phương pháp này cũng cho thấy cho thấy kích thước của các chấm<br />
lượng tử phụ thuộc vào nồng độ chất bẫy bề mặt AOT: Tỷ lệ W càng nhỏ thì kích thước chấm<br />
lượng tử thu được càng nhỏ hay nồng độ chất bẫy AOT càng lớn thì kích thước các tinh thể<br />
nano chế tạo được càng nhỏ. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của các nhóm nghiên cứu<br />
trong tài liệu tham khảo [6].<br />
<br />
0.6<br />
<br />
CdS w = 5<br />
<br />
C−êng ®é hÊp thô (®.v.t.y.)<br />
<br />
C−êng ®é hÊp thô (®.v.t.y.)<br />
<br />
Hình 7 và 8 lần lượt trình bày các phổ hấp thụ của các chấm lượng tử CdS chế tạo bằng<br />
phương pháp micelle đảo với W = 5 và W = 10, được lấy ra từ phản ứng theo các thời gian khác<br />
nhau. Ở mỗi hình này, các đường phổ hấp thụ là gần như trùng khít lên nhau, hầu như không<br />
thay đổi theo thời gian, chứng tỏ kích thước của các nano tinh thể CdS là không thay đổi trong<br />
suốt quá trình khuấy trộn. Từ đây có thể rút ra kết luận là thời gian cho thực hiện phản ứng<br />
không làm ảnh hưởng đến kích thước của các nano tinh thể. Kích thước của các nano tinh thể<br />
chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ W hay chỉ phụ thuộc vào nồng độ chất bẫy AOT.<br />
<br />
khuÊy 15 phót<br />
khuÊy 60 phót<br />
khuÊy 180 phót<br />
<br />
0.5<br />
<br />
350<br />
0.4<br />
0.3<br />
0.2<br />
<br />
CdS khèi<br />
500 nm (2,482 eV)<br />
<br />
0.1<br />
0.0<br />
300<br />
<br />
350<br />
<br />
400<br />
<br />
450<br />
<br />
500<br />
<br />
550<br />
<br />
600<br />
<br />
B−íc sãng (nm)<br />
<br />
Hình 7. Phổ hấp thụ của các chấm lượng tử CdS vói<br />
W=5 theo thời gian thực hiện phản ứng khác nhau<br />
<br />
CdS w = 10<br />
<br />
3<br />
<br />
KhuÊy 15 phót<br />
KhuÊy 60 phót<br />
KhuÊy 90 phót<br />
<br />
2<br />
<br />
405<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
250<br />
<br />
CdS khèi<br />
500 nm (2,482 eV)<br />
<br />
300<br />
<br />
350<br />
<br />
400<br />
<br />
450<br />
<br />
500<br />
<br />
550<br />
<br />
600<br />
<br />
B−íc sãng (nm)<br />
<br />
Hình 8. Phổ hấp thụ của các chấm lượng tử CdS<br />
vói W=10 theo thời gian thực hiện phản ứng<br />
khác nhau<br />
<br />
Kết quả cho thấy vai trò chống sự kết đám các nano tinh thể của các phân tử chất bẫy<br />
AOT thực sự hiệu quả, dù có thực hiện việc khuấy trộn dung dịch trong thời gian bao lâu chăng<br />
nữa cũng không làm ảnh hưởng đến kích thước của các chấm lượng tử. Nó cũng cho thấy thế<br />
mạnh của phương pháp Micelle đảo. Ở đây môi trường Micelle đảo (là môi trường vi thể không<br />
đồng nhất – microteherogeneous – môi trường có mét l−îng n−íc nhá ë trong dung dÞch<br />
hydrocarbon ®−îc bao quanh bëi c¸c chÊt bÉy bÒ mÆt) đã khống chế quá trình lớn lên của các<br />
chấm lượng tử.<br />
105<br />
<br />