Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2015<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ OLIGOCHITOSAN<br />
TỚI CHẤT LƯỢNG CỦA MĂNG TÂY (ASPARAGUS OFFICINALIS L.)<br />
THEO THỜI GIAN BẢO QUẢN<br />
CHANGES IN QUALITY OF ASPARAGUS (ASPARAGUS OFFICINALIS L.)<br />
DURING STORAGE AS INFLUENCED BY OLOGOCHITOSAN CONCENTRATION<br />
Vũ Ngọc Bội1, Nguyễn Thị Mỹ Trang2, Đặng Xuân Cường3<br />
Ngày nhận bài: 04/3/2015; Ngày phản biện thông qua: 07/4/2015; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Măng tây là loại thực vật có giá trị kinh tế cao do thân măng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như các loại vitamin,<br />
khoáng chất cũng như các chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, măng tây rất dễ bị hư hỏng sau khi thu hoạch. Mục đích của đề<br />
tài này là nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Oligochitosan (COS) đến chất lượng cảm quan, vi sinh, thành phẩn hóa học<br />
và hao hụt khối lượng của măng tây theo thời gian bảo quản. Kết quả nghiên cứu cho thấy, theo thời gian bảo quản măng<br />
tây được xử lý ở nồng độ 0.8% oligochitosan có khả năng hạn chế sự biến đổi chất lượng, tỷ lệ hao hụt khối lượng và tổng<br />
số vi sinh vật hiếu khí thấp hơn; hàm lượng chlorophyll và tổng điểm cảm quan cao hơn so với các mẫu măng tây xử lý<br />
ở các nồng độ oligochitosan khác và mẫu đối chứng. Măng tây xử lý bằng Oligochitosan 0,8% có thể lưu giữ 25 ngày ở<br />
nhiệt độ 10°C.<br />
Từ khóa: Măng tây, bảo quản, cảm quan, oligochitosan, chlorophyll<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Asparagus is a plant with high economic value, mainly due to high vitamine and minerals content as well as<br />
antioxidant capacity. However, fresh asparagus rapidly deterioriate after harvesting. The aim of this study was to evaluate<br />
the effects of oligochitosan (COS) concentration on the sensory, micribiological and chemical quality as well as weight<br />
loss of postharvested asparagus during storage. The obtained results show that 0.8% COS treatment ensured lower weight<br />
loss, lower total viable count and higher chlorophyll content as well as higher total sensory score, presenting better quality<br />
of asparagus than other concentrations of COS treatments and the control sample during storage. The asparagus treated<br />
with 0.8% COS could be stored for 25 days at the temperature of 10°C.<br />
Keywords: Asparagus, storage, sensory evaluation, oligochitosan, chlorophyll<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Măng tây (Asparagus officinalis L.) là loại thực<br />
vật có giá trị kinh tế và được du nhập về trồng ở một<br />
số nơi tại Việt Nam như tỉnh Ninh Thuận, TP. HCM,…<br />
Măng tây cũng được biết đến đến như nguồn thảo<br />
dược có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh<br />
khác nhau như chống cồn cào ở người uống rượu<br />
bia, bảo vệ tế bào gan khỏi độc tố, chống oxy<br />
hóa [9], [10]. Măng tây giầu amino acid (Cysteine,<br />
Glutathione), sợi thô, vi lượng (N, P, K, S, Ca, Mg,<br />
<br />
1<br />
3<br />
<br />
Fe, Mn, Zn, Cu), vitamin (B, C và K), chất chống oxy<br />
hóa và đào thải độc tố như polyphenol, chlorophyll,<br />
flavonoids,… mà không có nhiều loại thực vật có<br />
được [9], [16].<br />
Trong quá trình bảo quản sau thu hoạch, măng<br />
tây rất dễ bị biến đổi suy giảm chất lượng, hao hụt<br />
khối lượng. Hiện có rất nhiều biện pháp chống suy<br />
giảm chất lượng và hao hụt khối lượng như: bao gói<br />
và bảo quản lạnh, bảo quản bằng chất ức chế hô<br />
hấp hoặc kết hợp nhiều biện pháp khác nhau [18].<br />
<br />
TS. Vũ Ngọc Bội, 2ThS. Nguyễn Thị Mỹ Trang: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang<br />
ThS. Đặng Xuân Cường: Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 27<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Một trong những hướng bảo quản rau quả được các<br />
nhà nghiên cứu quan tâm là sử dụng các chất sinh<br />
học tự nhiên như chitosan, oligochitosan,… [7], [19].<br />
Oligochitosan là chất hữu cơ tự nhiên, có nguồn<br />
gốc từ đầu vỏ tôm, không độc hại và có khả năng<br />
kháng khuẩn, kháng nấm, giảm thiểu quá trình hô<br />
hấp tế bào,... [6], [15]. Hiện chưa có bất kỳ công<br />
bố nào trên thế giới và ở Việt Nam về sử dụng<br />
oligochitosan để bảo quản măng tây (Asparagus<br />
officinalis L). Do vậy, việc nghiên cứu bảo quản<br />
măng tây bằng oligochitosan là cần thiết. Trong<br />
bài báo này chỉ trình bày nghiên cứu đánh giá<br />
ảnh hưởng của oligochitosan đến chất lượng cảm<br />
quan, độ hao hụt khối lượng, vi sinh và hàm lượng<br />
chlorophyll của măng tây theo thời gian bảo quản.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Măng tây tươi (Asparagus officinalis L.) thu<br />
hoạch tại Ninh Thuận, có phần ngọn dài trung bình:<br />
19 - 23 cm, non mềm, tươi giòn, không có xơ, có vị<br />
ngọt và mùi thơm đặc trưng.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Phương pháp thu mẫu, xử lý mẫu và nghiên<br />
cứu ảnh hưởng của oligochitosan đến chất lượng<br />
măng tây theo thời gian bảo quản<br />
Măng tây được thu mẫu ngẫu nhiên trên cùng<br />
một diện tích trồng 2.000m2. Sau khi thu hoạch,<br />
măng tây được vận chuyển về phòng thí nghiệm,<br />
rửa sạch, để khô nước và nhúng vào dung dịch<br />
oligochitosan (COS) ở nhiệt độ 300C trong 5 phút.<br />
Sau đó, măng tây được để khô và bảo quản ở nhiệt<br />
độ 100C. Các yếu tố đầu vào được nghiên cứu là<br />
nồng độ COS (0 - 1%; δ = 0,2%) và thời gian bảo<br />
quản (0 - 25 ngày; δ = 5 ngày). Các hàm mục tiêu<br />
được đánh giá là chất lượng cảm quan, độ hao hụt<br />
khối lượng, vi sinh và hàm lượng chlorophyll. Để<br />
đánh giá hàm lượng chlorophyll mẫu được xay nhỏ<br />
đến kích thước 2 - 4mm. Hàm lượng MgCO3 được<br />
bổ sung trong quá trình xử lý mẫu là 0,04%. Tất cả<br />
các mẫu đều được chiết ở nhiệt độ phòng trong thời<br />
gian 24 giờ với tỷ lệ dung môi/ nguyên liệu là 20/1<br />
(v/w) và lọc qua màng lọc để thu dịch chiết. Dịch<br />
chiết được đánh giá hàm lượng chlorophyll và xác<br />
định mối tương quan giữa hàm lượng chlorophyll và<br />
chất lượng cảm quan.<br />
COS có kích thước nhỏ hơn 10kDa được sản<br />
xuất từ chitosan có độ deacetyl trên 80% bằng<br />
phương pháp sử dụng bức xạ Coban 60 để phân cắt.<br />
COS được hòa tan trong nước cất ở nồng độ 10% và<br />
khi dùng pha loãng thành nồng độ mong muốn.<br />
<br />
28 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2015<br />
2.2. Phương pháp phân tích<br />
- Xác định độ hao hụt khối lượng theo phương<br />
pháp của Ranganna [14].<br />
- Đánh giá chất lượng cảm quan măng tây theo<br />
phương pháp cho điểm với thang điểm 20 [1].<br />
- Định lượng chlorophyll tổng theo phương<br />
pháp của Lichtenthaler và cộng sự [12].<br />
- Định lượng tổng vi sinh vật hiếu khí theo<br />
AOAC Official Method 2002.07 [3]<br />
- Định lượng Coliform và E. coli theo AOAC<br />
Official Method 991.14 [5]<br />
- Định lượng tổng số nấm men - nấm mốc theo<br />
AOAC Official Method 2002.11 [3].<br />
2.3. Hóa chất và thiết bị<br />
- Hóa chất: peptone, sodium chloride,… và các<br />
loại hóa chất khác đều là hóa chất tinh khiết do hãng<br />
Merck - Đức cung cấp; MgCO3 và ethanol do hãng<br />
Sigma - Mỹ cung cấp.<br />
- Thiết bị: sử dụng các loại thiết bị hiện có của<br />
phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học - Trung tâm<br />
Thí nghiệm thực hành - Trường Đại học Nha Trang<br />
và thiết bị của Phòng thí nghiệm Hóa phân tích Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Nha Trang:<br />
máy so mầu UV-Vis Spectrophotometer JenWay<br />
6400/ 6405 - Mỹ, Cân phân tích điện tử 4 số của<br />
hãng Ohaus và thiết bị ổn nhiệt FP50-HE của hãng<br />
Julabo - Đức,…<br />
2.4. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Thí nghiệm được lặp lại (n = 3). Tính toán độ<br />
tin cậy của số liệu, phân tích ANOVA, hồi quy bằng<br />
phần mềm MS. Excell 2010.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Ảnh hưởng của nồng độ oligochitosan đến<br />
chất lượng cảm quan của măng tây theo thời<br />
gian bảo quản<br />
Kết quả phân tích cảm quan các mẫu măng tây<br />
bảo quản bằng COS ở các nồng độ khác nhau cho<br />
thấy theo thời gian bảo quản mẫu măng tây bảo quản<br />
bằng COS 0,8% luôn có tổng điểm cảm quan chung<br />
(TĐCQ) cao nhất và mẫu đối chứng có TĐCQ thấp<br />
nhất (hình 1). Kết quả cũng cho thấy TĐCQ của các<br />
mẫu bảo quản đều giảm theo thời gian bảo quản<br />
nhưng mức độ giảm tùy thuộc vào nồng độ COS sử<br />
dụng. Nồng độ COS sử dụng càng lớn thì mức độ<br />
giảm TĐCQ càng chậm và TĐCQ của các mẫu tăng<br />
theo thứ tự như sau: mẫu COS 0%, mẫu COS 0,4%,<br />
mẫu COS 0,6%, mẫu COS 1,0% và mẫu COS 0,8%.<br />
Sau 15 ngày bảo quản, TĐCQ của mẫu xử lý COS<br />
0,8% cao nhất và đạt 14,16 điểm. Mẫu đối chứng<br />
và các mẫu xử lý bằng dung dịch COS 0,4%; 0,6%;<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
1,0% có TĐCQ thấp hơn và chỉ đạt tương ứng lần<br />
lượt là: 10,96; 11,18; 11,98 và 12,56 điểm. Sau 25<br />
ngày bảo quản, chỉ còn mẫu măng tây xử lý COS<br />
0,8% có điểm TĐCQ lớn hơn 12 (TĐCQ 12,15).<br />
Phân tích ANOVA và hồi quy cho thấy có sự<br />
tương quan mạnh mẽ giữa nồng độ COS và TĐCQ<br />
của măng tây theo thời gian bảo quản (R2 > 0,9) và<br />
tuân theo phương trình tuyến tính bậc 1 cắt trục x.<br />
<br />
Số 2/2015<br />
Đồng nghĩa với TĐCQ giảm theo thời gian bảo<br />
quản. Sự ảnh hưởng của nồng độ COS tới chất<br />
lượng cảm quan của măng tây theo thời gian bảo<br />
quản tuân theo phương trình phi tuyến bậc 2 với<br />
điểm cực đại đạt được khi măng tây được xử lý<br />
bằng dung dịch COS 0,8%. Kết quả này phù hợp<br />
với các công bố của Jianshen và cộng sự về bảo<br />
quản rau quả bằng COS [8], [18].<br />
<br />
Hình 1. Ảnh hưởng của nồng độ COS đến chất lượng cảm quan của măng tây theo thời gian bảo quản<br />
<br />
Từ các phân tích ở trên cho thấy sử dụng COS<br />
0,8% để bảo quản măng tây là phù hợp và cần<br />
nghiên cứu xác định thời gian bảo quản măng tây<br />
bằng dung dịch COS 0,8%.<br />
2. Ảnh hưởng của nồng độ COS đến độ hao hụt<br />
khối lượng măng tây theo thời gian bảo quản<br />
Kết quả phân tích cho thấy xử lý măng tây bằng<br />
dung dịch COS có nồng độ càng cao, độ hao hụt khối<br />
lượng của măng tây theo thời gian bảo quản càng<br />
thấp. Sau 15 ngày bảo quản, độ hao hụt khối lượng<br />
<br />
ở măng tây giảm theo nồng độ COS sử dụng: mẫu<br />
đối chứng, mẫu COS 0,4%, mẫu COS 0,6%, mẫu<br />
COS 0,8% và mẫu COS 1,0%, tương ứng với mức<br />
giảm 4,01 ± 0,02%, 3,87 ± 0,03%, 3,65 ± 0,04%,<br />
3 ± 0,01% và 2,96 ± 0,01% so với khối lượng măng<br />
tây ban đầu. Như vậy, măng tây xử lý bằng COS<br />
0,8% và 1,0% có mức hao hụt khối lượng ít nhất<br />
sau thời gian bảo quản 15 ngày (hình 2). Độ hụt khối<br />
lượng của măng tây xử lý COS 0,8% là 7,8 ± 0,02%<br />
sau 25 ngày bảo quản.<br />
<br />
Hình 2. Ảnh hưởng của nồng độ COS đế sự hao hụt khối lượng măng tây theo thời gian bảo quản<br />
<br />
Phân tích ANOVA và hồi quy cho thấy nồng độ<br />
COS được sử dụng có sự tương quan âm với độ hụt<br />
khối lượng của măng tây theo thời gian bảo quản và<br />
tuân theo phương trình tuyến tính bậc 1. Kết quả này<br />
hoàn toàn phù hợp với lý thuyết và thực nghiệm, thời<br />
gian bảo quản càng lớn thì hao hụt khối lượng của<br />
măng càng nhiều [14], [16], [18], [19]. Trong quá trình<br />
<br />
bảo quản, măng tây vẫn diễn ra quá trình hô hấp<br />
[14] và ở nồng độ COS càng cao, khả năng tạo<br />
màng càng lớn [19], dẫn đến giảm thiểu sự thoát<br />
ẩm và ức chế hô hấp tế bào [16], [19]. Phân tích còn<br />
cho thấy có sự tương quan giữa mức độ hụt khối<br />
lượng và TĐCQ, có thể khi măng tây bị hao hụt khối<br />
lượng dẫn đến hiện tượng co bề mặt măng tây và<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 29<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
làm giảm TĐCQ. Từ các phân tích ở trên, kết hợp<br />
với phân tích TĐCQ cho thấy nồng độ COS 0,8% là<br />
phù hợp để bảo quản măng tây. Do vậy dung dịch<br />
COS 0,8% được chọn để bảo quản măng tây.<br />
3. Ảnh hưởng của nồng độ COS đến vi sinh hiện<br />
diện ở măng tây theo thời gian bảo quản<br />
Kết quả phân tích vi sinh vật ở các mẫu măng<br />
tây bảo quản bằng COS theo thời gian cho thấy sau<br />
25 ngày bảo quản, tổng số nấm men - nấm mốc, E.<br />
coli, Coliforms không thấy xuất hiện trên các mẫu<br />
nghiên cứu. Sau 15 ngày bảo quản, tổng số vi sinh<br />
vật hiếu khí ở mẫu đối chứng (ĐC) là 0,18 x 101 Kl/g<br />
măng tây và mẫu măng tây xử lý bằng COS 0,8% là<br />
<br />
Số 2/2015<br />
0,02 x 101 Kl/g măng tây (hình 3). Đồng nghĩa với số<br />
lượng tổng vi sinh vật hiếu khí ở mẫu ĐC nhiều gấp<br />
9 lần so với mẫu xử lý COS 0,8%. Sau 25 ngày bảo<br />
quản, tổng số vi sinh vật hiếu khí ở mẫu xử lý COS<br />
0,8% là 0,044 x 101 Kl/g măng tây trong khi đó tổng<br />
số nấm men - nấm mốc, E. coli và Coliforms vẫn âm<br />
tính. Sau 25 ngày bảo quản, tổng số vi sinh vật hiếu<br />
khí tăng theo trình tự COS 0,8%, COS 1,0%, COS<br />
0,6%, COS 0,4% và COS 0%, tương ứng 0,044 x<br />
101 Kl, 0,046 x 101 Kl, 0,11 x 101 Kl, 0,14 x 101 Kl,<br />
0,24 x 101 Kl tính trên 1g măng tây. Như vậy, sau<br />
25 ngày bảo quản mẫu xử lý COS 0,8% vẫn đạt an<br />
toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.<br />
<br />
Hình 3. Ảnh hưởng của nồng độ COS đến tổng số vi sinh vật hiếu khí ở măng tây theo thời gian bảo quản<br />
<br />
Phân tích ANOVA và hồi quy cho thấy có mối<br />
tương quan mạnh mẽ giữa nồng COS sử dụng và<br />
tổng số vi sinh vật hiếu khí ở măng tây. Kết quả này<br />
có thể giải thích là do COS có tác dụng kháng khuẩn<br />
nên nồng độ COS sử dụng càng cao thì càng làm<br />
giảm sự phát triển của vi sinh vật. Vì thế, COS ở nồng<br />
độ từ 0,8% trở lên có khả năng ức chế mạnh sự phát<br />
triển của vi khuẩn ở măng tây. Như vậy, nếu xét về<br />
mặt vi sinh vật thì COS 0,8% có khả năng giúp kéo<br />
dài thời gian bảo quản măng tây tới 25 ngày.<br />
4. Ảnh hưởng của nồng độ COS đến hàm lượng<br />
chlorophyll măng tây theo thời gian bảo quản<br />
Kết quả phân tích chlorophyll ở các mẫu măng<br />
tây bảo quản bằng COS cho thấy tại thời điểm bảo<br />
quản 0 ngày, hàm lượng chlorophyll trong măng<br />
tây đạt 1,7 mg chlorophyll/g DW. Sau 15 ngày bảo<br />
quản, mẫu măng tây được xử lý bằng COS 0,8% có<br />
hàm lượng chlorophyll cao nhất, đạt 1,27mg/g DW<br />
và mẫu ĐC có hàm lượng chlorophyll thấp nhất, đạt<br />
1,05mg/g DW. Kết quả phân tích cũng cho thấy măng<br />
tây được xử lý bằng dung dịch COS có hàm lượng<br />
chlorophyll tăng theo trình tự: ĐC, COS 0,4%, COS<br />
0,6%, COS 1,0% và COS 0,8% (hình 4). Nghiên<br />
cứu cho thấy, những mẫu có TĐCQ thấp và độ hụt<br />
khối lượng cao đều có sự sụt giảm lớn hơn về hàm<br />
lượng Chl theo thời gian bảo quản. Kết quả cho thấy,<br />
<br />
30 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
mẫu măng tây xử lý bằng COS 0,8% có hàm lượng<br />
chlorophyll tốt nhất sau 25 ngày bảo quản. Sau 25<br />
ngày bảo quản, mẫu măng tây bảo quản bằng COS<br />
0,8% có hàm lượng chlorophyll đạt 0,73 mg/g DW,<br />
tương đương 42,94% so với hàm lượng chlorophyll<br />
ban đầu của măng tây. Kết quả có thể được giải thích,<br />
ở nồng độ dung dịch COS 0,8% có khả năng giúp<br />
giảm thiểu sự phá hủy của chlorophyll trong măng<br />
tây dưới tác động của chuyển hóa nội sinh theo thời<br />
gian bảo quản. Kết quả cũng cho thấy, thời gian bảo<br />
quản càng dài, hàm lượng chlorophyll biến đổi càng<br />
nhanh. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu<br />
của thế giới về hàm lượng và sự biến đổi chlorphyll<br />
theo thời gian bảo quản của rau quả [2].<br />
Phân tích ANOVA và hồi quy cho thấy ảnh hưởng<br />
của nồng độ COS tới hàm lượng chlorophyll theo<br />
thời gian bảo quản tuân theo mô hình phi tuyến bậc<br />
2 với sự tương quan mạnh mẽ (R2 > 0,9). Phân tích<br />
tương quan giữa TĐCQ và hàm lượng chlorophyll<br />
cho thấy cũng có sự tương quan mạnh (R2 > 0,94).<br />
Như vậy hàm lượng chlorophyll cũng là chỉ tiêu<br />
có vai trò quan trọng trong đánh giá chất lượng<br />
măng tây bảo quản bằng COS. Hơn nữa, kết quả<br />
phân tích còn cho thấy hàm lượng chlorophyll của<br />
măng tây tại Ninh Thuận cao hơn so với hàm lượng<br />
chlorophyll ở của măng tây và một số loại rau trồng<br />
ở Serbia [17].<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2015<br />
<br />
Hình 4. Ảnh hưởng của nồng độ COS đến hàm lượng chlorophyll của măng tây theo thời gian bảo quản<br />
<br />
Các kết quả phân tích ở trên cho thấy sau 25<br />
ngày bảo quản, măng tây bảo quản bằng COS 0,8%<br />
có độ hao hụt khối lượng cao và tổng số vi sinh vật<br />
hiếu khí thấp, TĐCQ và hàm lượng chlorophyll cao.<br />
Như vậy, nên bảo quản măng tây bằng dung dịch<br />
COS 0,8% trong 25 ngày là phù hợp.<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Từ các nghiên cứu ở trên cho phép rút ra một<br />
số kết luận:<br />
- Sử dụng COS trong bảo quản măng tây giúp<br />
<br />
hạn chế sự hao hụt khối lượng, giảm thiểu sự phá<br />
hủy chlorophyll, ức chế sự phát triển của vi sinh vật<br />
tổng số và hạn chế mức độ giảm chất lượng cảm<br />
quan của măng tây theo thời gian bảo quản.<br />
- Nồng độ COS phù hợp để bảo quản măng<br />
tây trong 25 ngày là 0,8%. Sau 25 ngày bảo quản,<br />
măng tây được xử lý COS 0,8% có hàm lượng<br />
chlorophyll đạt 0,73 mg chlorophyll/g DW, TĐCQ đạt<br />
là 11,2 điểm, độ hao hụt khối lượng là 6,8% so với<br />
ban đầu và tổng số vi sinh vật hiếu khí chỉ bằng 1/9<br />
lần so với mẫu ĐC.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
10.<br />
11.<br />
12.<br />
13.<br />
14.<br />
15.<br />
16.<br />
17.<br />
18.<br />
19.<br />
<br />
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3215:1979: Đánh giá cảm quan chất lượng của các sản phẩm thực phẩm bằng phương pháp cho điểm.<br />
A. R. Gonzalez, T. Wang, D. J. Makus and A. Mauromoustakos (1992), Postharvest behavior of green and white asparagus,<br />
HortScience, 27(11), 1175.<br />
AOAC Official Method 2002.07.<br />
AOAC Official Method 2002.11.<br />
AOAC Official Method 991.14.<br />
Heng Yin, Xiaoming Zhao, Yuguang Du (2010), Review - Oligochitosan: A plant diseases vaccine - A review, Carbohydrate<br />
Polymers, 82(1), 1–8.<br />
Hongyin Zhang, Renping Li and Weimin Liu (2011), Effects of Chitin and Its Derivative Chitosan on Postharvest Decay of<br />
Fruits, A Review. Int. J. Mol. Sci., 12, 917-934; doi:10.3390/ijms12020917.<br />
Jianshen An, Min Zhang, Shaojin Wang, Juming Tang (2008), Physical, chemical and microbiological changes in stored green<br />
asparagus spears as affected by coating of silver nanoparticles-PVP. LWT, 41, 1100-1107.<br />
Jong Won Lee, Jeong Hyun Lee, In Ho Yu, Shela Gorinstein, Jong Hyang Bae and Yang Gyu Ku (2014), Bioactive Compounds,<br />
Antioxidant and Binding Activities and Spear Yield of Asparagus officinalis L. Plant Foods Hum Nutr, 69, 175-181.<br />
Kim B. Y., Cui Z. G., Lee S. R., Kim S. J., Kang H. K., Lee Y. K., Park D. B. (2009) Effects of Asparagus officinalis extracts<br />
on liver cell toxicity and ethanol metabolism, J. Food Sci., 74(7), H204-8. doi: 10.1111/j.1750-3841.2009.01263.x.<br />
Kuznicki J. T., Johnson R. A., Rutkiewic A. F. (1982), Selected Sensory Methods: Problems and Approaches to Measuring<br />
Hedonics ASTM International, ASTM International, USA.<br />
Lichtenthaler K. Hartmut and Buschmann Claus (2001), Current Protocols in Food Analytical Chemistry, F4.3.1 - F4.3.8.<br />
Nguyen Ngoc Duy, Dang Van Phu, Nguyen Tue Anh, Nguyen Quoc Hien (2011), Synergistic degradation to prepare oligochitosan<br />
by g-irradiation of chitosan solution in the presence of hydrogen peroxide, Radiation Physics and Chemistry, 80, 848–853<br />
S. Ranganna (1986), Handbook of Analysis and Quality Control for Fruit and Vegetable Products, New Delhi : Tata McGraw-Hill.<br />
Se-Kwon Kim (2010), Chitin, Chitosan, Oligosaccharides and Their Derivatives: Biological Activities and Applications,<br />
CRC Press Taylor & Francis Group.<br />
Tarek Abd Elaziz Wahba Shalaby (2003), Genetical and nutritional influences on the spear quality of white asparagus<br />
(Asparagus officinalis L.), Doktors der Naturwissenschaften der Technischen Universität Carolo-Wilhelmina, zu Braunschweig.<br />
Violeta Mitic, Vesna Stankov Jovanovic, Marija Dimitrijevic, Jelena Cvetkovic, Gordana Stojanovic (2013), Effect of Food<br />
Preparation Technique on Antioxidant Activity and Plant Pigment Content in Some Vegetables Species, Journal of Food and<br />
Nutrition Research, 1(6), 121-127.<br />
Y. H. Hui, Sue Ghazala, Dee M. Graham, K. D. Murrell, Wai-Kit Nip (2004), Handbook of Vegetable Preservation and<br />
Processing, Marcel Dekker, Inc. ISBN: 0-8247-4301-6.<br />
Yan J., Li J., Zhao H., Chen N., Cao J., Jiang W. (2011), Effects of oligochitosan on postharvest Alternaria rot, storage<br />
quality, and defense responses in Chinese jujube (Zizyphus jujuba Mill. cv. Dongzao) fruit, J. Food Prot., 74(5), 783-8. doi:<br />
10.4315/0362-028X.JFP-10-480.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 31<br />
<br />