YOMEDIA
ADSENSE
Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa thược dược TDL 05 trồng chậu trong năm 2023 tại trại thực nghiệm Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
4
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Thược dược là loài hoa được nhiều người yêu thích trồng làm cảnh, trang trí nhà cửa, sân vườn… Loài hoa này được mệnh danh là “hoa tướng” bởi vẻ đẹp của nó được đánh giá là chỉ thua hoa mẫu đơn. Bài viết trình bày ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa thược dược TDL 05 trồng chậu trong năm 2023 tại trại thực nghiệm Trường Đại học Kinh tế Nghệ An.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa thược dược TDL 05 trồng chậu trong năm 2023 tại trại thực nghiệm Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG HOA THƯỢC DƯỢC TDL-05 TRỒNG CHẬU TRONG NĂM 2023 TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN Vương Thị Thúy Hằng1,*, Võ Thị Dung1 1 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An; *Email: vuongthithuyhang@naue.edu.vn Tóm tắt: Trong thành phần của các loại phân bón lá hiện nay chứa vi lượng như sắt, kẽm, đồng, magie… Các nguyên tố này đóng vai trò rất quan trọng giúp cân đối chất dinh dưỡng cho cây tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển mạnh trong từng giai đoạn. Thí nghiệm tiến hành trong vụ Xuân 2023 tại cơ sở 2 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, gồm có 4 công thức thí nghiệm sử dụng các loại phân bón lá khác nhau. Thí nghiệm được bố trí trồng chậu theo khối ngẫu nhiên (RCB). Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển của giống hoa thược dược TDL-05. Kết quả nghiên cứu đã xác định được phân bón lá Organic Gem có hiệu lực cao nhất về chiều cao cây, đường kính tán, đường kính hoa, số nụ trên cây và độ bền hoa trồng chậu. Bên cạnh đó, phân bón Đầu trâu 701 có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, số hoa trên cây và độ bền hoa. Từ khóa: Hoa Thược dược, Phân bón lá, Sinh trưởng, Phát triển, TDL-05. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ yếu tố và trong đó phân bón có vai trò đặc biệt quan trọng. Thược dược là loài hoa được nhiều người yêu thích trồng làm cảnh, trang trí nhà cửa, sân Chế độ bón phân khác nhau dẫn đến sự vườn… Loài hoa này được mệnh danh là “hoa sinh trưởng, phát triển của cây hoa thược tướng” bởi vẻ đẹp của nó được đánh giá là chỉ dược có sự khác nhau (Nguyễn Như Hà, thua hoa mẫu đơn. Trước đây, người ta trồng hoa 2007). Đặc biệt, cây hoa trồng chậu có lượng thược dược chủ yếu để cắt cành và cắm bình đất ít, nếu chỉ bón phân qua rễ sẽ không đáp chơi trong những ngày Tết. Bẵng đi một thời ứng đủ dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, thường gian, do sự du nhập của các loại hoa mới từ nước xảy ra hiện tượng ức chế sinh trưởng. Theo ngoài như hoa lan hồ điệp, địa lan, hoa lily, hoa Nguyễn Xuân Linh (2005), nếu được bón đầy tulip... mà thú chơi thược dược cắt cành ngày Tết đủ và cân đối các loại phân: Phân hữu cơ bị dần đi vào lãng quên. (phân bắc, phân chuồng, nước giải, phân vi sinh), phân vô cơ (đạm, lân, kali) và các loại Tuy nhiên, những năm gần đây, thú chơi phân vi lượng (Cu, Fe, Zn, Mo, Bo, Co) cây hoa thược dược được hồi sinh trở lại, nhưng hoa cúc sẽ sinh trưởng phát triển tốt, cho năng cành hoa thược cắt cành chỉ tươi được 5-7 suất và chất lượng hoa cao. Phân vi lượng tuy ngày, trong khi trồng chậu có thể kéo dài tới cần ít nhưng không thể thiếu và cũng không cả tháng. Cho nên, xuất hiện thú chơi hoa thể thay thế được. Đối với loại phân này thược dược mới - thược dược trồng chậu. không nên bón thẳng vào đất vì ít có lợi mà Trồng Thược dược chậu không khó nhưng để thường bón qua lá vào thời kỳ cây con với có chất lượng tốt thì phụ thuộc vào rất nhiều nồng độ thấp từ 0,01- 0,02%. 82
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 Sử dụng phân bón lá là một trong những - Giá thể: giá thể là hỗn hợp gồm ½ đất thịt giải pháp để cung cấp ngay dinh dưỡng còn nhẹ + ¼ phân chuồng + ¼ xơ dừa. Xử lý thiếu cho cây trồng ở thời điểm khó khăn; Ridomil (nồng độ 3g/lít) giá thể trước khi trồng. khắc phục các hạn chế của bộ rễ cây ở giai - Phân bón: đoạn sinh trưởng ban đầu; cung cấp đủ các chất dinh dưỡng để tăng thế phát triển của hạt + Organic Gem: dạng dung dịch hoặc quả ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực; Thành phần: chất hữu cơ: 50%, Nts: 3%, nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón và hạn P2O5 hh: 3%, K2O hh: 2%, C/N: 8,5 chế ô nhiễm môi trường đất, nước (Bùi Huy + Đầu Trâu 701: dạng bột hòa tan trong nước Hiền & cs, 2013). Để đảm bảo cho cây thược dược đủ dinh dưỡng cần phải phun phân bón Thành phần: N: 10%, P2O5: 30%, K2O: 20%, qua lá cho cây hoa. Phân bón qua lá, ngoài tác CaO: 0.05%, MgO: 0.05%, TE (B, Cu, Fe, Mn, dụng bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây trồng Zn): 2050ppm, NAA: 200ppm, GA3: 100ppm. một cách kịp thời các nguyên tố đa, trung và + Micro Green 16-31-16: dạng bột hòa tan vi lượng thì trong phân bón lá còn chứa các trong nước. thành phần tăng cường điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng để Thành phần: N: 16%, P2O5: 31%, K2O: 16%, cây đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, kết trái, giảm Mo: 200ppm, Zn: 500ppm, B: 500ppm, Acid hiện tượng rụng hoa, quả non, giúp quả to Alginic: 200ppm, Gibberelic Acid: 1000ppm. đẹp, làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu và khả năng chống chịu của cây trồng. 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: cơ sở 2, Điều này được chứng minh qua kết quả Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. nghiên cứu của Hứa Thị Hằng (2013), Phun 2.2.2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 phân bón qua lá Plant soul 3 đối với cây hoa năm 2022 đến tháng 02 năm 2023 thược dược TDL05 làm tăng chiều cao cây, số lá, giúp cây ra hoa sớm, chất lượng hoa đạt 2.3. Phương pháp nghiên cứu cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Bùi 2.3.1. Bố trí thí nghiệm Thị Hồng & cs (2015), khi bón phân qua gốc cho cây hoa thược dược TDL05. Thí nghiệm được bố trí trồng chậu theo khối ngẫu nhiên (RCB), mỗi chậu trồng 3 cây. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức NGHIÊN CỨU bố trí 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại:10 chậu, 2.1. Vật liệu nghiên cứu Theo dõi 01cây/chậu. Tổng số chậu làm thí nghiệm là 120 chậu. Các công thức thí - Giống hoa thược dược lùn TDL-05, được nghiệm như sau: nhân giống bằng phương pháp giâm cành. - Công thức I (Đối chứng): Phun nước lã - Chậu trồng: chậu lục giác màu nâu, có kích thước 35 x 21 x 22 cm (đường kính - Công thức II: Phun Organic Gem miệng x đường kính đáy x chiều cao), trồng 3 - Công thức III: Phun Đầu Trâu 701 cây/chậu. - Công thức IV: Phun Micro Green 16-31-16 83
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Nồng độ thí nghiệm sử dụng theo nồng độ tán của cây. Lấy trung bình cộng của 2 đường khuyến cáo. Cụ thể: Organic Gem: Pha 01 ml kính vuông góc. Sau trồng 30 ngày bắt đầu phân bón/2,0 lít nước; Đầu Trâu 701: Pha theo dõi, 15 ngày lấy số liệu 1 lần. Theo dõi 2,0g/lít nươc; Micro Green 16-31-16: Pha 1 cây/chậu. 1g/lit nước. Phun định kỳ 10 ngày/lần. - Năng suất, chất lượng hoa: 2.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc + Số nụ và số hoa trên cây: tổng số hoa và Thực hiện theo qui trình kỹ thuật trồng và số nụ trên các cây theo dõi chăm sóc cây hoa thược dược của Viện nghiên + Đường kính hoa (cm): đo khi hoa nở cứu rau hoa quả - Học viện Nông nghiệp Việt hoàn toàn, đo khoảng cách từ 2 bên mép hoa Nam (Ngô Hồng Bình & cs, 2013) qua tâm của hoa. 2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi + Độ bền hoa chậu (ngày): tính từ khi nụ - Khả năng sinh trưởng, phát triển: đầu tiên hé nở đến khi bông hoa cuối cùng tàn trên một cây. + Thời gian sinh trưởng: 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu Thời gian từ trồng đến hồi xanh (ngày): số ngày từ trồng đến 50% cây hồi xanh (ngày), Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel và thống kê sinh học IRRISTAT Thời gian từ trồng đến ra nụ (ngày): số 5.0 của USA. ngày từ trồng đến 50% cây ra nụ (ngày), 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ Thời gian từ trồng đến nở hoa (ngày): số THẢO LUẬN ngày từ trồng đến 50% cây nở hoa (ngày). 3.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá + Khả năng bật mầm: số mầm bật ra sau đến thời gian sinh trưởng mỗi lần bấm ngọn. Theo dõi 3 ngày một lần. Theo dõi 1 cây/chậu. Thời gian sinh trưởng của cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: giống, thời vụ trồng và + Động thái tăng trưởng chiều cao cây các biện pháp kỹ thuật canh tác: tưới nước, (cm): đo từ mặt đất miệng chậu đến đỉnh sinh chế độ phân bón. Vì vậy, khi sử dụng các loại trưởng của cây. Sau trồng 30 ngày bắt đầu phân bón lá khác nhau sẽ cho thời gian sinh theo dõi, 15 ngày lấy số liệu 1 lần. Theo dõi trưởng của cây hoa khác nhau. Kết quả 1 cây/chậu. nghiên cứu được thể hiện trong bảng 1. + Đường kính tán (cm): đo đường kính mặt 84
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 Bảng 1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến thời gian sinh trưởng của hoa thược dược TDL-05 Chỉ tiêu Thời gian từ trồng đến... (Ngày) Công thức Hồi xanh Ra nụ Nở hoa CT 1 (đ/c) 8,0a 68,2a 88,1c CT 2 8,2a 74,6c 93,8a CT 3 8,0a 72,8b 94,2a CT 4 7,9a 70,6d 90,8b LSD0,05 0,35 0,96 0,83 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Qua số liệu bảng 1 cho thấy: nở hoa muộn hơn CT1 (đ/c) 2,7 ngày với độ tin cậy chắc chắn 95%. * Giai đoạn từ trồng đến hồi xanh: giai đoạn này chưa có sự khác nhau giữa các công Như vậy, khi phun thêm phân bón lá sẽ cho thức thí nghiệm, thời gian dao động từ 7,9 đến thời gian sinh trưởng của giống hoa thược 8,2 ngày. Thời kỳ này chưa phun phân bón dược TDL05 từ trồng đến ra hoa kéo dài hơn qua lá, chỉ tưới nước lã cung cấp đủ ẩm để cây so với đối chứng không phun bổ sung dinh nhanh hồi xanh. dưỡng ít nhất là 2,7 ngày. Bởi vì, khi phun thêm phân bón lá sẽ cho cây sinh trưởng sinh * Giai đoạn từ trồng đến ra nụ: thời gian từ dưỡng mạnh nên cây ra hoa muộn hơn. Trong trồng đến ra nụ dao động từ 68,2 đến 74,6 ngày. các loại phân bón lá sử dụng thì phân Đầu Trong đó: CT2 – phun phân Organic Gem ra nụ Trâu 701 và phân Organic Gem cho cây ra muộn hơn CT1 (đ/c) 6,4 ngày, CT3 - phun phân hoa muộn hơn đối chứng rõ rệt và có độ tin Đầu Trâu 701 ra nụ muộn hơn CT1 (đ/c) 4,6 cậy 95%. Điều này phù hợp với kết quả ngày, CT4 - phun phân Micro Green ra nụ muộn nghiên cứu của Hứa Thị Hằng (2013). hơn CT1 (đ/c) 2,4 ngày. 3.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón * Giai đoạn từ trồng đến nở hoa: ở các lá đến khả năng bật mầm của hoa thược công thức thí nghiệm có sự chênh lệch về số dược TDL-05 ngày khá lớn, giữa các công thức dao động từ 88,1 đến 94,2 ngày. Trong đó CT2 - phun Kết quả theo dõi ảnh hưởng của phân bón phân Organic Gem và CT3 - phun phân Đầu lá sau các lần bấm ngọn được trình bày ở Trâu 701 nở hoa muộn hơn CT1 (đ/c) từ 5,7 bảng 2. đến 6,1 ngày, CT4 - phun phân Micro Green 85
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Bảng 2. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng bật mầm của hoa thược dược TDL-05 Chỉ tiêu Số lượng mầm sau bấm ngọn Số lượng mầm sau bấm ngọn lần 1 lần 2 Công thức 3 ngày 6 ngày 9 ngày 3 ngày 6 ngày 9 ngày CT 1 (đ/c) 0,25a 1,89a 2,95a 4,21a 4,69a 5,76a CT 2 0,86d 3,12b 3,88d 5,82b 7,12b 8,01b CT 3 0,73c 2,86b 3,61b 5,46b 6,81b 7,52bc CT 4 0,62b 2,81b 3,19e 5,02ab 6,53b 6,97c LSD0,05 0,19 0,89 0,16 1,06 0,63 0,87 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. * Sau 9 ngày bấm ngọn lần 1: số lượng chính là yếu tố quyết định cấu thành năng suất mầm của các công thức thí nghiệm dao động của cây hoa thược dược. Cả 03 công thức có từ 2,95 đến 3,88 mầm. Với công thức phun bổ sung phân bón lá đều có số lượng mầm phân Organic Gem (CT2), phun phân Đầu nhiều hơn công thức đối chứng không bổ Trâu 701 (CT3), và phun phân Micro Green sung với độ tin cậy chắc chắn 95%. Kết quả (CT4) đều có số lượng mầm nhiều hơn CT1 này vượt trội hơn hẳn so với kết quả của của (đ/c) từ 0,21 đến 0,93 mầm với độ tin cậy Bùi Thị Hồng & cs (2015) là bón phân trực chắc chắn 95%. tiếp vào gốc. * Sau 9 ngày bấm ngọn lần 2: Số lượng Ngoài ra, khi so sánh với một số kết quả mầm đã đi vào ổn định và là cơ sở cho số nụ nghiên cứu trồng thược dược trên các loại giá trên cây và số hoa sau này. Số lượng mầm ở thể khác nhau trước đây của một số tác giả giai đoạn này dao động từ 5,76 đến 8,01 mầm. như Trịnh Khắc Quang (2012), Chu Thị Minh Ở công thức phun phân Organic Gem (CT2) Tâm (2015), cho thấy khi bổ sung thêm phân có số mầm nhiều nhất (8,01 mầm) và công bón qua lá sẽ tăng khả năng bật mầm của thức phun phân Đầu Trâu 701 (CT3) (7,52 thược dược. mầm) nhiều hơn CT1 (đ/c) từ 1,21 – 2,25 3.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá mầm có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Công đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và thức phun phân Micro Green (CT4) nhiều đường kính tán hơn CT1 (đ/c) 1,21 mầm có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Khả năng sinh trưởng của cây sau trồng được thể hiện qua sự tăng trưởng chiều cao Như vậy, sau hai lần bấm ngọn thì số cây và đường kính tán. Kết quả theo dõi các lượng mầm ở các công thức là khác nhau và công thức được thể hiện qua bảng 3. được ổn định sau 9 ngày bấm ngọn lần 2, đây 86
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 Bảng 3. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và đường kính tán của hoa thược dược TDL-05 Chỉ tiêu Thời gian sau trồng ... (ngày) 30 ngày 60 ngày 90 ngày Công thức CCC ĐKT CCC ĐKT CCC ĐKT CT 1 (đ/c) 6,96a 4,82a 18,02a 16,35b 29,71a 26,97a CT 2 10,29d 5,92a 22,3b 22,31c 34,86b 33,05b CT 3 8,76b 5,31a 22,5b 21,42a 33,95c 31,76c CT 4 7,69a 5,01a 20,76b 19,83d 33,28d 30,08d LSD0,05 0,87 1,35 2,67 0,71 0,34 0,82 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. - CCC: Chiều cao cây; ĐKT: Đường kính tán Qua số liệu ở bảng 3 ta thấy: đạt 20,76cm. Cả 03 công thức thí nghiệm đều cao hơn so với CT1 (đ/c) từ 2,74 - 4,48cm ở * 30 ngày sau trồng: giai đoạn này cây mức tin cậy chắc chắn 95%. Đường kính tán chưa phát triển lá và cành nhánh nên đường dao động từ 16,35 đến 22,31 cm. Ở CT2 - kính tán không có sự chênh lệch nhưng chiều phun phân Organic Gem có đường kính tán cao cây đã có sự chênh lệch giữa các công cao nhất (22,31cm), tiếp đến là CT3 - phun thức thí nghiệm. Chiều cao cây dao động từ phân Đầu trâu 701 (đạt 21,42cm) và đều cao 6,96 cm đến 10,29 cm. CT2 - phun phân hơn CT1 (đ/c) từ 5,07 - 5,96cm ở mức tin cậy Organic Gem có chiều cao cây cao nhất 95%. Sau cùng là CT4 - phun phân Micro (10,29 cm), cao hơn CT1 (đ/c) 3,33cm ở mức Green (đạt 19,83 cm) cao hơn CT1 (đ/c) 3,48 tin cậy chắc chắn 95%. Ở CT3 - phun phân cm ở mức tin cậy 95%. Đầu trâu 701 là 8,76 cm, cao hơn CT1 (đ/c) 1,8cm ở mức tin cậy chắc chắn 95%. CT4 - * 90 ngày sau trồng: chiều cao cây ở giai phun phân Micro Green không có sự sai khác đoạn này dao động từ 29,71 đến 34,86cm. với CT1 (đ/c) khi được xử lý thống kê. Đường CT2 - phun phân Organic Gem chiều cao cây kính tán dao động từ 4,82 đến 5,92cm. Ba đạt 34,86cm cao hơn CT1 (đ/c) 5,15cm chắc công thức thí nghiệm đều có đường kính tán chắn ở mức tin cậy là 95%.. CT3 - phun phân tương đương với công thức đối chứng khi Đầu trâu 701 chiều cao cây đạt 33,95cm cao được xử lý thống kê. hơn CT1 (đ/c) chắc chắn ở mức tin cậy 95%. CT4 - phun phân Micro Green có chiều cao * 60 ngày sau trồng: giai đoạn này, chiều hơn CT1 (đ/c) 3,57cm chắc chắn ở mức tin cao cây biến động từ 18,02 đến 22,5 cm. CT3 cậy là 95%. Đường kính tán dao động từ - phun phân Đầu trâu 701 có chiều cao ở giai 26,97 đến 33,05 cm. Ba công thức thí nghiệm đoạn này cao nhất đạt 22,5cm, cao thứ 2 là có phun bổ sung phân bón lá đều có đường CT2 - phun phân Organic Gem đạt 22,3 cm, kính tán cao hơn chắc chắn so với CT1 (đ/c) cuối cùng là CT4 - phun phân Micro Green ở mức tin cây 95%. 87
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Như vậy, một lần nữa khẳng định việc sử Kết quả cuối cùng của quá trình trồng và dụng các phân bón lá khác nhau có ảnh hưởng chăm sóc cây thược dược đó chính là hoa. đến sự sinh trưởng phát triển của cây thể hiện Nghiên cứu và cải tiến các biện pháp kỹ thuật ở sự chênh lệch giữa các công thức thí trồng trọt đối với hoa thược dược đều nhằm nghiệm. CT2 - phun phân Organic Gem có mục đích làm cho: chậu hoa có nhiều nụ, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và đường nhiều hoa, hoa có đường kính lớn, đẹp, lâu kính tán cao nhất và cao hơn chắc chắn so với tàn. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các CT1 (đ/c) ở mức tin cây 95%. loại phân bón lá đến số hoa và chất lượng hoa thược dược được thể hiện ở bảng 4. 3.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số hoa và chất lượng hoa Bảng 4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số hoa và chất lượng hoa của hoa thược dược TDL-05 Chỉ tiêu Độ bền hoa Số nụ/cây Số hoa/cây Đường kính trồng chậu (nụ) (hoa) hoa (cm) Công thức (ngày) CT 1 (đ/c) 6,42d 3,28a 6,31a 15,02b CT 2 8,56a 6,93b 9,61c 22,57c CT 3 8,41c 6,27c 8,52b 21,01a CT 4 7,86b 4,87c 7,83b 20,34d LSD0,05 0,12 0,35 0,89 0,52 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Qua số liệu ở bảng 4 cho thấy: chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh và ảnh hưởng của các loài sâu bệnh hại. Số hoa trên - Số nụ trên cây: ở các công thức thí cây ở các công thức thí nghiệm dao động từ nghiệm biến động từ 6,42 đến 8,56 nụ. Trong 3,28 đến 6,93 hoa. Cụ thể: CT2 - phun phân đó: CT2 - phun phân Organic Gem có số nụ Organic Gem có số lượng hoa nhiều nhất là trên cây nhiều nhất là 8,56 nụ; cao hơn CT1 6,93 hoa nhiều hơn CT1 (đ/c) 3,65 hoa ở mức (đ/c) 2,14 nụ. CT3 - phun phân Đầu trâu 701 tin cậy là 95%. Tiếp đến là CT3 - phun phân có số nụ nhiều thứ hai là 8,41 nụ; cao hơn Đầu trâu 701 có số lượng hoa trên cây là 6,27 CT1 (đ/c) 1,99 nụ. CT4 - phun phân Micro hoa nhiều hơn CT1 (đ/c) 2,99 hoa. CT4 - phun Green có số nụ là 7,86 nụ; cao hơn CT1 (đ/c) phân Micro Green có số lượng hoa trên cây là 1,44 nụ. Cả ba công thức thí nghiệm đều có 4,87 hoa nhiều hơn CT1 (đ/c) 1,59 hoa ở mức số nụ cao hơn công thức đối chứng ở mức tin tin cậy là 95%. So với kết quả nghiên cứu của cậy 95%. Hứa Thị Hằng (2013), Bùi Thị Hồng & cs - Số hoa trên cây: về mặt lý thuyết thì số (2015) và Chu Thị Minh Tâm (2015) thì hiệu lượng hoa trên cây được quyết định bởi số nụ. quả của phân Organic Gem và phân Đầu trâu Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất số lượng hoa 701 phun lên thược dược TDL-05 có số hoa thường ít hơn số nụ ban đầu. Vì cây trồng phải trên cây nhiều hơn hẳn. 88
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 - Đường kính hoa: Các công thức thí cs (2015) là 2,57 ngày, còn so với phun Plant nghiệm đạt từ 6,31 đến 9,61 cm. CT2 - phun soul 3 của Hứa Thị Hằng (2013) là 3,7 ngày. phân Organic Gem có đường kính hoa lớn nhất 4. KẾT LUẬN đạt 9,61 cm, tiếp theo là CT3 - phun phân Đầu trâu 701 có đường kính hoa đạt 8,52 cm. CT4 - Về thời gian sinh trưởng: ở công thức sử - phun phân Micro Green có đường kính hoa dụng phân bón lá phân Đầu trâu 701 có thời đạt 7,83 cm. Cả 03 công thức thí nghiệm đều gian sinh trưởng dài nhất là 94,2 ngày; phân có đường kính hoa lớn hơn so với CT1 (đ/c) từ Organic Gem 93,8 ngày. 1,09 - 2,7cm ở mức tin cậy 95%. Các công - Về khả năng bật mầm: có số mầm nhiều thức thí nghiệm áp dụng các loại phân bón qua nhất là phun phân Organic Gem (8,01 mầm) lá có đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi và phân Đầu Trâu 701 (7,52 mầm), phân lượng, do đó, cây thược dược đạt kích thước Micro Green (6,97 mầm) hoa lớn. Với cách thức sử dụng phân bón vào - Về chiều cao cây: phun phân Organic gốc của Bùi Thị Hồng & cs (2015), đường Gem đạt cao nhất 34,86cm, thấp nhất là phun kính hoa ở công thức tối ưu nhất (tỷ lệ NPK là phân Micro Green đạt 33,28cm. 20-20-15) cũng chỉ đạt 6,7cm, còn phun phân Organic Gem đường kính hoa đạt 9,61 cm, - Về đường kính tán: sử dụng phân Organic Gem cho đường kính tán cây lớn nhất đạt - Độ bền hoa trồng chậu: độ bền hoa trồng 33,0cm. Phân Đầu trâu 701 đạt 31,76cm. chậu của các công thức thí nghiệm đạt từ 15,02 đến 22,57 ngày. Công thức có độ bền - Về số hoa/cây: phân Organic Gem cho số hoa trồng chậu dài nhất là CT2 - phun phân lượng hoa nhiều nhất là 6,93 hoa, phân Micro Organic Gem đạt 22,57 ngày, chênh lệch so Green là 4,87 hoa. với CT1 (đ/c) là 7,55 ngày) ở mức tin cậy - Về đường kính hoa: phân Organic Gem 95%.. Tiếp đến là CT3 (21,01 ngày) có độ có đường kính hoa lớn nhất đạt 9,61 cm, phân bền hoa dài hơn so với CT1 (đ/c) là 5,99 ngày Đầu trâu 701 có đường kính hoa đạt 8,52 cm ở mức tin cậy 95%.. CT4 là 20,34 ngày, bền còn Phân Micro Green đạt 7,83 cm. hơn so với CT1 (đ/c) là 5,32 ngày ở mức tin cậy 95%. Như vậy, khi phun phân Organic - Độ bền hoa trồng chậu: phun phân Gem có độ bền hoa lâu hơn so với bón phân Organic Gem đạt độ bền hoa lâu nhất là 22,57 đầu đâu (20-20-15-TE) của Bùi Thị Hồng & ngày, Phân Micro Green kém hơn, chỉ đạt 20,34 ngày. 89
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Hồng Bình, Bùi Thị Hồng, Nguyễn Thị Thu Thùy, Nguyễn Thiên Lương, Trịnh Khắc Quang, Đặng Văn Đông, Nguyễn Thị Thanh Thảo (2013). Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa thược dược trồng chậu TDL-03. Tạp chí Khoa học và công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 67-69 2. Nguyễn Như Hà (2007). Giáo trình phân bón cho cây trồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Hứa Thị Hằng (2013). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, ra hoa của giống hoa thược dược lùn TDL-05 trồng chậu tại Gia Lâm, Hà Nội. Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 4. Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Bộ, Cao Kỳ Sơn (2013). Sản xuất và sử dụng phân bón lá ở Việt Nam. Báo cáo Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam. 562- 577. 5. Bùi Thị Hồng (2015). Kết quả sản xuất thử giống hoa thược dược trồng chậu TDL-05. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 82-88 6. Trịnh Khắc Quang (2012). Nghiên cứu nhân nhanh giống thược dược TDL-05 bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 40-43 7. Chu Thị Minh Tâm (2015), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống hoa thược dược TDL-03 tại Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ khoa học cây trồng, đại học Thái Nguyên. SUMMARY EFFECTS OF FOLIAR FERTILIZER ON THE GROWTH AND DEVELOPMENT OF THE POTTED DAHLIA VARIETY TDL-05 IN 2023 AT THE EXPERIMENTAL CAMP OF NGHE AN UNIVERSITY OF ECONOMICS Vuong Thi Thuy Hang1,*, Vo Thi Dung1 1 Nghean University of Economics, *Email: vuongthithuyhang@naue.edu.vn Current foliar fertilizers contain trace elements such as iron, zinc, copper, magnesium... These elements play a very important role in helping to balance nutrients for the plant, creating conditions for the plant to grow and develop strongly in each stage.. The experiment was conducted in the Spring 2023 crop at the Experimental Camp of Nghe An University of Economics, including 4 experimental recipes using different foliar fertilizers. The experiment was arranged in pots in a randomized complete block (RCB). This study was conducted to determine the effect of foliar fertilizers on the growth and development of Dahlia flower variety TDL-05. The results showed that Organic Gem foliar fertilizer had the highest effect on plant height, canopy diameter, flower diameter, number of buds on the tree, and potted flower durability. Besides, Buffalo Head 701 fertilizer were affected growth time, number of flowers on the tree and flower durability. Keywords: Dahlia flowers, Foliar fertilizer, Growth, Development, TDL-05. 90
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn