Ảnh hưởng của phân NPK đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của cây dẻ Trùng Khánh (Castanea mollisima Blume) ở giai đoạn cây con trồng trong vườn ươm tại tỉnh Cao Bằng
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày ảnh hưởng của phân bón NPK đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của cây dẻ Trùng Khánh trồng trong vườn ươm ở giai đoạn cây con. ết quả cho thấy bón phân NPK với hàm lượng thích hợp (2 g/cây) có tác dụng làm tăng một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh như tăng diện tích lá, khối lượng bộ rễ, hàm lượng diệp lục, hàm lượng vitamin C, axit hữu cơ tổng số, hàm lượng đường khử, hàm lượng amon tự do và làm tăng hoạt tính của các enzym catalaza, peroxydaza từ đó làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của phân NPK đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của cây dẻ Trùng Khánh (Castanea mollisima Blume) ở giai đoạn cây con trồng trong vườn ươm tại tỉnh Cao Bằng
- BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00074 ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN NPK ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, HÓA SINH CỦA CÂY DẺ TRÙNG KHÁNH (Castanea mollisima Blume) Ở GIAI ĐOẠN CÂY CON TRỒNG TRONG VƯỜN ƯƠM TẠI TỈNH CAO BẰNG Lê Văn Trọng1,*, Nguyễn Như Khanh2, Hoàng Văn Tôn3 Tóm tắt: Bài báo trình bày ảnh hưởng của phân bón NPK đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của cây dẻ Trùng Khánh trồng trong vườn ươm ở giai đoạn cây con. Kết quả cho thấy bón phân NPK với hàm lượng thích hợp (2 g/cây) có tác dụng làm tăng một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh như tăng diện tích lá, khối lượng bộ rễ, hàm lượng diệp lục, hàm lượng vitamin C, axit hữu cơ tổng số, hàm lượng đường khử, hàm lượng amon tự do và làm tăng hoạt tính của các enzym catalaza, peroxydaza từ đó làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Từ khóa: Cây con, chỉ tiêu sinh lý, chỉ tiêu sinh hóa, phân bón NPK, vườn ươm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Dẻ Trùng Khánh (Castanea mollisima Blume) là loài cây đặc sản của Trùng Khánh - Cao Bằng và là một trong 4 loài dẻ ăn hạt quan trọng nhất thuộc họ Sồi dẻ (Fagaceae). Đây là loài có thời gian sống 70-80 năm, thời gian ra quả kéo dài 40-50 năm, quả có hạt to, chứa nhiều chất dinh dưỡng, có mùi thơm và bùi, có giá trị thương phẩm cao (Lê Mộng Chân & Lê Thị Huyên, 2000). Trong hạt dẻ có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người như: 3,3-5,4% glucoza; 34,4-46,5% gluxit; 1,2-2,0% lipit; 3,1-3,6% protein. Ở nước ta, dẻ Trùng Khánh được trồng nhiều ở vùng đất sát biên giới, tuy nhiên những cây giống ở đây chủ yếu được tạo ra từ hạt có chất lượng không đồng đều nên năng suất và chất lượng hạt dẻ còn chưa cao. Đã có những nghiên cứu trong và ngoài nước về cây dẻ như nghiên cứu của G. Morini và J. A. Maga (1995) về các hợp chất dễ bay hơi trong hạt dẻ ở Trung Quốc, kết quả đã phát hiện 119 chất trong mẫu hạt dẻ rang và 129 chất trong hạt dẻ luộc. Chao Nan Wang et al., (2014) cho thấy xử lý bằng lò vi sóng hạt nhân đến 640W/60S là điều kiện tốt nhất có thể làm mất hoạt tính của peroxidaza và polyphenoloxidaza. Nghiên cứu của Kiều Thị Dương và nnk., (2017) cho thấy, dẻ ăn hạt tái sinh có chiều cao trung bình ở Hải Dương là 0,69 m và ở Bắc Giang là 0,75 m. Nguyễn Văn Phong (2018) đã ứng dụng kỹ thuật ghép trong nhân giống dẻ Trùng Khánh, kết quả cho thấy ghép nêm và ghép bên có tỷ lệ sống của cành ghép cao hơn hẳn so với ghép mắt. Các nghiên cứu trong và ngoài nước chủ yếu tập trung vào xác định thành phần hóa học, đặc điểm tái sinh, nhân giống mà chưa có những nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây dẻ, nhất là trong điều kiện vườn ươm. 1Trường Đại học Hồng Đức 2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng *Email: levantrong@hdu.edu.vn
- PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 601 Cây dẻ được tỉnh Cao Bằng xác định là một trong những cây mũi nhọn trong chiến lược phát triển cây ăn quả và phủ xanh đất trống đồi trọc (Lê Mộng Chân & Lê Thị Huyên, 2000), vì vậy, để góp phần trồng rừng có hiệu quả, tỉ lệ cây sống cao và sinh trưởng tốt, sớm ra hoa nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao thì một trong những khâu quan trọng là cần tạo được những cây giống khỏe, sinh trưởng tốt trong điều kiện vườn ươm. Trong đó phương pháp bón bổ sung phân NPK ở giai đoạn cây con trong vườn ươm là một trong những đóng góp giải pháp khoa học cho việc sản xuất những cây dẻ con có khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu tốt. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu và địa điểm nghiên cứu Cây dẻ Trùng Khánh trồng trong vườn ươm tại tỉnh Cao Bằng. Phân bón NPK Lâm Thao 10 - 20 - 10, trong 100 kg phân bón có 10 kg N, 20 kg P2O5 và 10 kg K2O. Ngoài ra trong phân NPK còn chứa thêm các nguyên tố trung và vi lượng như Cu2+, Mn2+, … Thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh được phân tích tại Bộ môn Sinh lý học thực vật và Ứng dụng, Khoa Sinh học, Trường ĐHSP Hà Nội và Bộ môn Thực vật, Trường Đại học Hồng Đức. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành với bốn công thức: Đối chứng (ĐC): Không bón phân NPK; Công thức A (CTA): Bón 1 g/cây; Công thức B (CTB): Bón 2 g/cây; Công thức C (CTC): Bón 3 g/cây. Phương pháp bón phân: Hoà tan phân vào trong nước sau đó tưới đều trên mặt luống. Tiến hành bón thúc cho cây vào lúc chiều mát. Sau khi tưới phân xong dùng nước tưới rửa, không để phân bám nhiều gây cháy lá. Khu vực bố trí thí nghiệm có điều kiện đồng nhất, ít bị ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Cây của các công thức được bố trí thành hàng theo hướng Đông - Tây. Mỗi công thức thí nghiệm trồng 90 cây, được lặp lại 3 lần, hàng cách hàng 40 cm, cây cách cây 30 cm theo sơ đồ sau: ĐC1 CTA2 CTB3 CTA1 ĐC2 CTC3 CTB1 CTC2 CTA3 CTC1 CTB2 ĐC3 Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Hình 2.2. Toàn cảnh thí nghiệm Đất trong vườn ươm có độ pH = 5,61, có tỉ lệ sỏi đá so với khối lượng khô khá cao đạt 12,6%, đất nghèo dinh dưỡng, trong đất chứa hàm lượng các nguyên tố khoáng thấp.
- 602 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 2.2.2. Phương pháp thu mẫu Mẫu được lấy vào buổi sáng theo phương pháp lấy mẫu phân phối đều theo đường chéo 5 điểm và lấy trên cùng một tầng nếu là mẫu lá. Các cây lấy mẫu đều phát triển bình thường, không sâu bệnh, có tuổi và điều kiện chăm sóc khá đồng đều. Mẫu rễ, thân, lá được thu vào buổi sáng, sau đó bảo quản và chuyển về phòng thí nghiệm. Một phần được dùng để phân tích ngay với các chỉ tiêu về sắc tố, enzym, vitamin C. Phần mẫu còn lại được bảo quản ở -80 °C để phân tích các chỉ tiêu khác. 2.2.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh lý Xác định hàm lượng sắc tố trong vỏ quả bằng phương pháp quang phổ theo công thức của Mac - Kinney (Nguyễn Văn Mã và nnk., 2013): Hàm lượng diệp lục được tính theo công thức: Ca (mg/l) = 9,784. E662 - 0,990. E644; Cb (mg/l) = 21,426. E644 - 4,650. E662 C.V A= Sau đó tính lượng sắc tố trên lá tươi theo công thức: P.1000 . Trong đó: E662, E644 - kết quả đo màu diệp lục ở bước sóng 662, 644 nm; Ca, Cb, - Hàm lượng diệp lục a, b; A - Hàm lượng diệp lục trong 1g vỏ quả tươi; C - Hàm lượng diệp lục trong dịch chiết sắc tố (mg/l); V - Thể tích dịch chiết sắc tố (10 ml); P - Khối lượng mẫu (g). Xác định diện tích lá cây: Sử dụng máy đo CI - 202 của hãng CID Bio Science. Xác định khối lượng tươi của bộ rễ: Bộ rễ sau khi được rửa sạch, thấm khô được xác định bằng cân kỹ thuật (độ chính xác 10-4). 2.2.4. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh hóa Định lượng đường khử theo phương pháp Bertrand (Phạm Thị Trân Châu và cs., 1996): Hàm lượng đường khử được tính theo công thức: X = a.V1 .100 . Trong đó: X là hàm V .b.1000 lượng đường khử (%); a: số mg glucozơ tìm được khi tra bảng; V: Số ml dung dịch mẫu pha loãng; V1: Số ml dung dịch mẫu đem phân tích; b: lượng mẫu thí nghiệm (g); 100: hệ số tính chuyển thành %; Hệ số chuyển đổi g thành mg. Xác định hàm lượng amon bằng phương pháp Kjeldahl (Nguyễn Văn Mùi, 2001): V .1,42.100 Hàm lượng amon được tính theo công thức: X = Trong đó: X là hàm lượng g amon (%); g: khối lượng mẫu (g); V: Số ml H2SO4 0,1N chuẩn độ (ml). Định lượng axit hữu cơ tổng số (Nguyễn Văn Mùi, 2001): Hàm lượng axit hữu cơ tổng số được tính theo công thức: X = a. V1 .100 . Trong đó: X là lượng axit tổng số có trong V2 .P dịch chiết; P: Lượng mẫu phân tích (g); V1: Tổng thể tích dịch chiết (ml); V2: Thể tích đem chuẩn độ (ml); a: Lượng NaOH 0,1N chuẩn độ (ml). Định lượng vitamin C theo phương pháp chuẩn độ (Nguyễn Văn Mùi, 2001): Hàm lượng vitamin C được tính theo công thức: X = V .V1 .0,00088.100 . Trong đó: X là hàm V2 .b
- PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 603 lượng vitamin C có trong nguyên liệu (%); V: thể tích dung dịch mẫu pha loãng (ml); V 1: số ml dung dịch I2 0,01N chuẩn độ ; V2: số ml dung dịch đem phân tích; b: số gam nguyên liệu đem phân tích; 0,00088: số gam vitamin C tương đương với 1 ml I2 0,01N. Xác định hoạt độ enzym catalaza theo phương pháp của Bac A. N. và Oparin A. I. (Nguyễn Văn Mùi, 2001): Hoạt độ enzym catalaza được tính theo công thức: (V − V2 ).1,7.Vx X= 1 . Trong đó: X. Hoạt độ catalaza; V1: Số ml KMnO4 0,1N đã dùng để Vc .30.0,034.a chuẩn độ ở bình đối chứng; V2: Số ml KMnO4 0,1N đã dùng để chuẩn độ ở bình thí nghiệm; V: Tổng thể tích dịch chiết (ml); Vc: Thể tích dịch chiết đem phân tích (ml); a: Số gam mẫu; 1,7: Hệ số chuyển đổi từ ml KMnO4 0,1N chuẩn độ ra mg H2O2 bị phân giải; 30: Thời gian enzym tác động (phút); 0,034: Hệ số chuyển đổi mg thành micromol. Xác định hoạt độ enzym peroxydaza theo phương pháp A. N. Boiarkin trên máy quang phổ (Nguyễn Văn Mùi, 2001): Hoạt độ enzym peroxydaza được tính theo công thức: E (a.b) A= . Trong đó: A là hoạt độ peroxydaza trên 1 g mẫu; E: Mật độ quang; a: Tổng pdt thể tích dịch chiết (ml); b: Mức độ pha loãng dịch chiết; p: Trọng lượng mẫu thực vật (g); d: Độ dày cốc (cm); t: Thời gian (s). 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm IRRISTAT 5.0. Ghi chú: Trong cùng một cột số liệu, các giá trị mang cùng chữ cái thể hiện sự khác nhau không ý nghĩa, các giá trị mang chữ cái khác nhau thể hiện sự khác nhau ở mức ý nghĩa = 0,05 . 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của NPK đến diện tích lá và khối lượng bộ rễ Bảng 1. Ảnh hưởng của NPK đến diện tích lá và khối lượng bộ rễ Công Diện tích lá % so với đối Khối lượng bộ rễ % so với đối thức TN (cm2) chứng (g) chứng ĐC 562,82 13,20 c 100,00 3,69 0,97 b 100,00 CTA 745,37b 10,07 132,44 4,05b 0,70 109,76 CTB 832,74 16,08 a 147,96 6,61 0,95 a 179,13 CTC 761,81b 13,32 135,36 3,98b 0,22 107,86 Số liệu Bảng 1 cho thấy, diện tích lá cây ở những công thức thí nghiệm tăng hơn nhiều so với đối chứng và thể hiện sự sai khác có ý nghĩa, trong đó cao nhất ở CTB là 832,74 cm2 đạt 147,96% so với đối chứng, tiếp theo là CTC 135,36 cm2 đạt 135,36% so với đối chứng và cuối cùng là CTA 745,37 cm2 đạt 132,44% so với đối chứng. Điều này là do trong phân NPK chứa lượng lớn nguyên tố nitơ có khả năng kích thích hình thành chất diệp lục cho lá, hình thành và phát triển các mô sống cho cây.
- 604 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Khối lượng bộ rễ cũng tăng lên ở các công thức thí nghiệm, trong đó cao nhất ở CTB là 6,61 g đạt 179,13% so với đối chứng, tiếp theo là CTA 4,05 g đạt 109,76% so với đối chứng, thấp nhất ở CTC là 3,98 g đạt 107,86% so với đối chứng. Kết quả này là do chủ yếu là hàm lượng photpho trong phân NPK kích thích bộ rễ phát triển mạnh làm tăng khối lượng bộ rễ. Như vậy có thể thấy ở các công thức bón bổ sung NPK cho cây dẻ trong vườn ươm đều làm tăng diện tích lá và khối lượng bộ rễ, trong đó thể hiện sự khác biệt rõ nhất là CTB. 3.2. Ảnh hưởng của NPK đến hàm lượng diệp lục Kết quả nghiên cứu hàm lượng diệp lục trong Bảng 2 cho thấy, hàm lượng diệp lục a có sự thay đổi ở các công thức thí nghiệm. Ở công thức đối chứng, diệp lục a chỉ đạt 0,082 mg/100 g lá tươi, trong khi ở CTB là 0,129 mg/100 g đạt 157,31% so với đối chứng, tiếp theo là CTA 0,123 mg/100 g đạt 150% so với đối chứng và cuối cùng là CTC 0,117 mg/100 g đạt 142,68% so với đối chứng. Bảng 2. Ảnh hưởng của NPK đến hàm lượng diệp lục trong lá cây Công thức Diệp lục a % so với Diệp lục b % so với đối TN (mg/100 g lá tươi) đối chứng (mg/100 g lá tươi) chứng ĐC 0,082d 0,010 100,00 0,120c 0,036 100,00 CTA 0,123b 0,002 150,00 0,236b 0,024 196,66 CTB 0,129a 0,003 157,31 0,308a 0,052 256,66 CTC 0,117c 0,002 142,68 0,227b 0,051 198,16 Trong khi đó, hàm lượng diệp lục b ở các công thức thí nghiệm cũng tăng lên, tuy nhiên mức độ tăng cao hơn nhiều so với diệp lục a. Ở công thức đối chứng chỉ đạt 0,120 mg/100 g lá tươi, trong khi ở CTB là 0,0,308 mg/100 g đạt 256,66% so với ĐC, tiếp theo là CTC 0,227 mg/100 g đạt 198,16% so với đối chứng và cuối cùng là CTA 0,236 mg/100 g đạt 196,66% so với đối chứng. Kết quả cho thấy, ở các công thức bổ sung NPK đều có hàm lượng diệp lục cao hơn so với đối chứng, điều này là do khi bón phân cây đã hút được một lượng các nguyên tố khoáng như N, P, K và các nguyên tố trung, vi lượng có trong thành phần, các nguyên tố này đã tác động mạnh mẽ đến quá trình tổng hợp diệp lục làm cơ sở cho sự tăng tổng hợp và tích tũy chất hữu cơ dẫn đến sự tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng khác trong cây làm cho cây sinh trưởng tốt hơn (Hoàng Thị Hà, 1996). 3.3. Ảnh hưởng của NPK đến hàm lượng vitamin C và hàm lượng axit hữu cơ tổng số Vitamin C trong cây có hàm lượng thấp nhưng rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cây, vitamin C có vai trò nâng cao sức chống chịu của cơ thể đối với môi trường sống. Bên cạnh đó axit hữu cơ tổng số là cầu nối quan trọng của các quá trình trao đổi chất trong cây, đây là chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến quá trình trao đổi chất và năng lượng, việc phân tích hàm lượng axit hữu cơ có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tính chịu nóng hạn của cây dẻ.
- PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 605 Kết quả Bảng 3 cho thấy, phân NPK có tác dụng làm tăng hàm lượng vitamin C đáng kể, trong đó tăng mạnh nhất là CTB 0,117% lá tươi tăng 123,16% so với đối chứng, tiếp theo là CTA 0,105% lá tươi tăng 111,15% so với đối chứng, cuối cùng là CTC 0,103% lá tươi tăng 108,42% so với đối chứng. Trong khi đó hàm lượng axit hữu cơ tổng số ở các công thức thí nghiệm cũng tăng lên tương ứng với sự tăng hàm lượng của vitamin C. Ở công thức đối chứng chỉ đạt 67,50 lđl/100 g, trong khi ở CTB là 82,50 lđl/100 g đạt 122,23% so với đối chứng, tiếp theo là CTA 75,05 lđl/100 g đạt 111,11% so với đối chứng và cuối cùng là CTC 73,83 lđl/100 g đạt 109,37% so với đối chứng. Bảng 3. Ảnh hưởng của NPK đến hàm lượng vitamin C và axit hữu cơ tổng số Công Vitamin C % so với Axit hữu cơ tổng số % so với đối thức TN (% lá tươi) đối chứng (lđl/100 g) chứng ĐC 0,095c 0,008 100,00 67,50c 2,48 100,00 CTA 0,105b 0,001 111,15 75,05b 5,34 111,11 CTB 0,117a 0,003 123,16 82,50a 2,57 122,23 CTC 0,103b 0,005 108,42 73,83b 2,79 109,37 Kết quả trên cho thấy ở các công thức bón bổ sung NPK cho cây dẻ đều làm tăng hàm lượng vitamin C và axit hữu cơ tổng số trong lá, trong đó thể hiện sự khác biệt rõ nhất là ở công thức thí nghiệm CTB, trong khi CTA và CTC sự sai khác không có ý nghĩa thống kê nhưng lại sai khác có ý nghĩa so với đối chứng. 3.4. Ảnh hưởng của NPK đến hàm lượng đường khử và hàm lượng amon tự do Bảng 4. Ảnh hưởng của NPK đến hàm lượng đường khử và amon tự do Công Hàm lượng đường khử % so với Hàm lượng amon % so với thức TN (% lá tươi) đối chứng tự do (% lá tươi) đối chứng ĐC 0,583c 0,003 100,00 0,084a 0,003 100,00 CTA 0,745 0,002 a 127,79 0,053 0,017 b 63,10 CTB 0,762 0,003 a 130,70 0,052 0,012 b 61,91 CTC 0,651 0,002 b 111,66 0,058 0,004 b 69,04 Kết quả Bảng 4 cho thấy, bón phân NPK làm tăng hàm lượng đường khử trong lá, trong đó tăng mạnh nhất là CTB đạt 0,762% chất tươi tăng 130,70% so với đối chứng, tiếp theo là CTA đạt 0,745% lá tươi tăng 127,79 % so với đối chứng, cuối cùng là CTC đạt 0,651% chất tươi tăng 111,66% so với đối chứng. Đối với hàm lượng amon tự do trong mô, ở công thức đối chứng có đạt 0,084% chất tươi. Trong khi đó ở các công thức thí nghiệm thấp nhất là CTB có hàm lượng 0,052% chất tươi đạt 61,91% so với đối chứng, tiếp theo là CTA có hàm lượng 0,053% chất tươi đạt 63,10% so với đối chứng và CTC có hàm lượng 0,058% chất tươi đạt 69,04% so với đối chứng. Như vậy trong các công thức xử lý NPK, lượng amon tự do trong lá cây dẻ ở CTB là thấp nhất, sau đó đến CTA và CTC. Điều này có nghĩa là phân bón NPK đã làm tăng quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng trong cây dẻ ở giai đoạn cây con trong vườn ươm.
- 606 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 3.5. Ảnh hưởng của NPK đến hoạt độ enzym catalaza, peroxydaza Bảng số liệu 5 cho thấy, phân bón NPK có ảnh hưởng tới hoạt tính của enzym catalaza. Ở công thức đối chứng, hoạt tính enzym catalaza là 3,152 M H2O2/g/phút trong khi ở các công thức thí nghiệm hoạt tính enzym catalaza tăng lên rõ rệt, ở CTA là 3,815M H2O2/g/phút đạt 121,03% so với đối chứng, ở CTC là 4,097 M H2O2/g/phút đạt 129,98% so với đối chứng, tăng cao nhất là ở CTB 4,754 M H2O2/g/phút đạt 150,83% so với đối chứng. Sự gia tăng hoạt tính enzym catalaza ở các công thức thí nghiệm có thể là do trong phân NPK có các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng như Cu2+, Mn2+,… các nguyên tố này xâm nhập vào tế bào đã xúc tác hoạt tính các enzym hô hấp làm tăng cường độ hô hấp, tạo ra hàng loạt các chất hữu cơ cho cây. Dưới tác động của oxidaza, các axit hữu cơ bị oxi hóa tạo nên H2O2, đây là cơ chất của catalaza. Sự tăng nồng độ cơ chất đã dẫn tới làm tăng hoạt tính của enzym catalaza. Bảng 5. Ảnh hưởng của NPK đến hoạt độ enzym catalaza, peroxydaza Công thức Hoạt độ catalaza % so với Hoạt độ % so với đối TN (M H2O2/g/phút) đối chứng peroxydaza chứng (UI/g/giây) ĐC 3,152d 0,385 100,00 0,347d 0,048 100,00 CTA 3,815 0,287 c 121,03 0,435 0,012 c 125,36 CTB 4,754 0,341 a 150,83 0,612 0,051 a 176,37 CTC 4,097 0,235 b 129,98 0,518 0,052 b 149,28 Đối với hoạt tính của enzym peroxydaza, phân NPK cũng làm tăng đáng kể thể hiện qua sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở các công thức. Ở công thức đối chứng, hoạt tính enzym peroxydaza chỉ đạt 0,374 UI/g/giây, trong khi ở các công thức thí nghiệm đạt giá trị cao nhất là CTB với 0,612 UI/g/giây đạt 176,37% so với đối chứng, tiếp theo là CTC với 0,518 UI/g/giây đạt 149,28% so với đối chứng, cuối cùng là CTA với 0,435 UI/g/giây đạt 125,36% so với đối chứng. Kết quả trên cho thấy ở các công thức bón bổ sung NPK cho cây dẻ đều làm tăng hoạt tính của hai enzym là catalaza và peroxydaza, trong đó thể hiện rõ nhất là ở công thức thí nghiệm CTB bón 2 g/cây. 4. KẾT LUẬN Bón phân NPK với hàm lượng thích hợp (2 g/cây) có tác dụng làm tăng một số chỉ tiêu sinh lý hóa sinh như tăng hàm lượng diệp lục tổng số (đặc biệt là diệp lục b), làm tăng hàm lượng vitamin C, axit hữu cơ tổng số, hàm lượng đường khử, lượng amon tự do trong cây. Ngoài ra phân NPK còn làm tăng hoạt tính của các enzym catalaza, perozydaza từ đó thúc đẩy các hoạt động trao đổi chất trong cây. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy, sử dụng phân NPK bón cho cây dẻ ở giai đoạn cây con trong vườn ươm giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao và thích ứng với môi trường.
- PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 607 TÀI LIỆU THAM KHẢO Chao Nan Wang, Xin Xin Yi, Jing Hua Qi, Fang Wang, Mei Xia Pang, 2014. Study on Destroying Enzyme in Chestnuts (Castanea mollissima Blume) by Microwave Heating. Advanced Materials Research, 852: 262-265. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Thực vật rừng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 275 trang. Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia Tường, 1996. Thực hành hóa sinh học, Nxb Giáo dục, 132 trang. Kiều Thị Dương, Vương Văn Quỳnh, Đặng Đình Chất, 2017. Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của dẻ ăn hạt tại Bắc Giang và Hải Dương. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp, 1: 170-177. G. Morini, J. A. Maga, 1995. Volatile compounds in roasted and boiled Chinese chestnuts (Castanea molissima). LWT - Food Science and Technology, 28(6): 638-640. Hoàng Thị Hà, 1996. Dinh dưỡng khoáng ở thực vật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 264 trang. Nguyễn Văn Mã, La Việt Hồng, Ong Xuân Phong, 2013. Phương pháp nghiên cứu sinh lý học thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 223 trang. Nguyễn Văn Mùi, 2001. Thực hành hóa sinh học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 205 trang. Nguyễn Văn Phong, 2018. Ứng dụng kỹ thuật ghép trong nhân giống dẻ Trùng Khánh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 3: 129-135. STUDY ON PHYSIOLOGICAL AND BIOCHEMICAL PARAMETERS OF CHESTNUTS (Castanea mollisima Blume.) AT SEEDLING STAGE WHEN GROWN IN NURSERY IN CAO BANG PROVINCE Le Van Trong1,*, Nguyen Nhu Khanh2, Hoang Van Ton3 Abstract: The paper presents research results regarding the influence of NPK fertilizer on some physiological and biochemical parameters of the Trung Khanh chestnut when grown in nursery from seedling stage. The results showed that fertilizing with NPK at an appropriate rate (2 g/plant) has the effect of increasing a number of physiological and biochemical parameters such as increasing leaf area, root volume, chlorophyll content, vitamin C content, total organic acids, reducing sugars, ammonium content and increasing the activity of catalase and peroxidase. This makes plants grow and develop better. Keywords: Biochemical parameter, NPK fertilizer, nursery, physiological parameter, seedling. 1Hong Duc University 2Hanoi National University of Education 3Cao Bang Pedagogical College *Email: levantrong@hdu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK đến sinh trưởng và chất lượng rừng trồng bạch đàn PNCTIV tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
5 p | 31 | 6
-
Ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) tại Thanh Trì – Hà Nội
8 p | 107 | 5
-
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân NPK đến năng suất và chất lượng hạt giống cây ba kích tại Bá Thước - Thanh Hóa
9 p | 48 | 5
-
Ảnh hưởng của phân bón NPK hòa tan hàm lượng cao đến năng suất và chất lượng thanh long tại tỉnh Bình Thuận
6 p | 48 | 5
-
Ảnh hưởng phân NPK kết hợp với phân hữu cơ đến năng suất và phẩm chất thanh long ruột tím hồng LĐ5
0 p | 73 | 4
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng N, P, K và thời điểm bón thúc phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý của cây gai xanh (Boehmeria nivea L.)
9 p | 10 | 4
-
Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống bí đỏ F1-TLP 868 tại Thái Nguyên
4 p | 94 | 4
-
Ảnh hưởng của bón NPK, mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất và khả năng cung cấp dưỡng chất của đất phèn trồng mía tại Long Mỹ Hậu Giang
8 p | 30 | 3
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống chanh leo Đài Nông 1 tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
8 p | 66 | 3
-
Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK và phân hữu cơ đến năng suất và chất lượng quả xoài Tượng da xanh (Mangifera indica L.) tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
10 p | 6 | 2
-
Ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và mức phân bón NPK đến sinh trưởng và năng suất cây trồng xen (ngô, lạc) và cây trồng chính (cao su) tại Mai Sơn, Sơn La
7 p | 6 | 2
-
Sử dụng kỹ thuật lô khuyết trong đánh giá đáp ứng năng suất của cây vừng đen (mè) (Sesamum indicum L.) trồng trên đất phù sa không được bồi
7 p | 7 | 2
-
Ảnh hưởng của giá thể đến sự ra rễ và của phân bón NPK đến sinh trưởng cây hoa bướm Viola (Viola tricolor L.) trồng chậu tại Phú Thọ
5 p | 9 | 2
-
Ảnh hưởng của phân tổng hợp NPK đến đặc điểm sinh trưởng Giáng Hương quả to (Pterocarpus macrocarpus Kurz) 12 tháng tuổi trong điều kiện vườn ươm
0 p | 78 | 2
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân hữu cơ vi sinh đến quần thể sinh vật hại chính trên chè tại Phú Thọ
6 p | 72 | 2
-
Ảnh hưởng của phân bón NPK bọc vi sinh thúc đẩy tăng trưởng đến khả năng sinh trưởng và năng suất của giống ngô A380 trong điều kiện nhà kính
5 p | 6 | 2
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng và phân bón NPK đến sinh trưởng của Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa Craib) giai đoạn vườn ươm
4 p | 59 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn