intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của quản trị công ty tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Ảnh hưởng của quản trị công ty tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam" ngoài việc xem xét các nội dung về quản trị công ty và chất lượng thông tin báo cáo tài chính sẽ đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng của quản trị công ty tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính, từ đó đề xuất các kiến nghị góp phần tăng cường quản trị công ty nhằm nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của quản trị công ty tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY TỚI CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM AFFECT OF CORPORATE GOVERNANCE ON FINANCIAL REPORTING QUALITY OF LISTED COMPANIES IN VIETNAM ThS.NCS. Tô Thị Thu Trang, TS. Trần Thị Dự, ThS. Ngọ Thị Thu Giang Trường Đại học Lao động - Xã hội Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Quản trị công ty đã trở thành một vấn đề được quan tâm không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nền kinh tế đang phát triển. Cơ cấu quản trị công ty bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát là những yếu tố bên trong bằng cơ chế định hướng và kiểm soát, tác động vào các hoạt động trong quá trình hình thành nên chất lượng thông tin báo cáo tài chính. Sự hiệu quả các yếu tố này phụ thuộc vào cơ cấu, sự độc lập, năng lực chuyên môn, quyền hạn và trách nhiệm của từng yếu tố. Vì vậy, đảm bảo cơ cấu quản trị công ty hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính. Bài viết này ngoài việc xem xét các nội dung về quản trị công ty và chất lượng thông tin báo cáo tài chính sẽ đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng của quản trị công ty tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính, từ đó đề xuất các kiến nghị góp phần tăng cường quản trị công ty nhằm nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Từ khóa: quản trị công ty; chất lượng thông tin báo cáo tài chính; công ty niêm yết ABSTRACT Corporate governance has become a matter of concern not only in developed countries but also in developing economies. The corporate governance structure includes the Directors Board, Supervisors Board, which are internal factors by orientation and control mechanism, affecting activities in the process of forming financial reporting quality. The effectiveness of these factors depends on the structure, independence, professional capacity, authority and responsibility. Therefore, ensuring an effective corporate governance structure will improve the financial reporting quality. This article, mentioned corporate governance, financial reporting quality, influence of corporate governance on financial reporting quality, recommendations about corporate governance to improve on financial reporting quality of listed companies in Vietnam. Key words: Corporate governance; the financial reporting quality; listed companies 1. Đặt vấn đề Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, có thể thấy rõ qua số lượng công ty Việt Nam có vốn hóa thị trường trên 1 tỷ USD đã tăng từ 10 công ty vào năm 2015 lên gần 50 công ty hiện nay và tổng giá trị vốn hóa TTCK tăng mạnh từ 30% lên 90% GDP của Việt Nam, tương đương với các nước trong khu vực. Gần đây, việc số lượng nhà đầu tư cá nhân tăng đột biến đã góp thêm động lực thúc đẩy sự phát triển của TTCK. 1770
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới tăng kỷ lục trong năm 2020. Số liệu tháng 11/2020 cho thấy nhà đầu tư trong nước đã mở mới 41.203 tài khoản, con số cao nhất theo tháng trong lịch sử hơn 20 năm hoạt động của TTCK Việt Nam. Cả năm 2020, số tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới đạt 393.659 tài khoản, tăng 94% so với số lượng tài khoản mở mới trong năm 2019; khối ngoại mở mới 2.856 tài khoản. Số lượng tài khoản mở mới trong năm 2020 gần bằng 10 năm trước cộng lại. Luỹ kế tới hết tháng 12/2020, tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt hơn 2,77 triệu tài khoản, tăng 16,7% so với cuối năm 2019 (consosukien). Thông tin báo cáo tài chính (BCTC) là một trong những kênh thông tin mà các công ty niêm yết được yêu cầu cung cấp trên TTCK. Chất lượng thông tin (CLTT) trình bày trên BCTC là yếu tố quyết định cho thị trường tài chính hiệu quả. Hiện nay trên thế giới, khái niệm cũng như việc đo lường CLTT BCTC được các nhà nghiên cứu nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đều đo lường CLTT BCTC một các gián tiếp thông qua các hành vi như: quản trị lợi nhuận, công bố lại BCTC, hành vi gian lận BCTC. Tuy nhiên, CLTT BCTC ở đây chỉ xem xét chủ yếu ở góc độ các thông tin tài chính. Bên cạnh các thông tin tài chính hướng tới các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (đa phần trong số họ là các nhà đầu tư và các nhà phân tích), thông tin BCTC còn phải cung cấp những thông tin phi tài chính như: báo cáo và phân tích của nhà quản lý, báo cáo kiểm toán và các báo cáo khác (Ferdy van Beest, 2009). CLTT BCTC chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó quản trị công ty (QTCT) được quan tâm nhiều trong hơn thập niên gần đây. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng QTCT tốt sẽ dẫn đến thông tin BCTC có chất lượng cao và ngược lại (Cohen, 2004). Thông tin BCTC là do các nhà quản lý DN lập và công bố, tuy nhiên với nhiều lý do khác nhau, nhà quản lý có xu hướng công bố thông tin BCTC không phản ánh đầy đủ và trung thực tình hình hoạt động của DN. Từ đó ảnh hưởng đến tính hữu ích của thông tin BCTC đối với người sử dụng khi ra quyết định và làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thị trườngvốn. Tại Việt Nam, thị trường tài chính nói chung và (TTCK) nói riêng ngày càng phát triển. Mặc dù Nhà nước Việt Nam đã cố gắng đưa ra nhiều văn bản pháp lý có liên quan nhằm tăng cường hiệu quả thị TTCK đặc biệt liên quan đến CLTT BCTC cũng như QTCT, nhưng các quy định này chỉ mang tính chất định hướng. Vì vậy, việc nhận diện, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các đặc tính QTCT đến CLTT BCTC vẫn cần được xem xét nhằm giúp các công ty niêm yết tự hoàn chỉnh các nội dung về thông tin BCTC cung cấp cho cổ đông, người sử dụng thông tin BCTC, đảm bảo CLTT với các quy định mới bổ sung sửa đổi và ban hành tại thông tư 96/2020/TT-BTC. Bài viết này ngoài việc xem xét ảnh hưởng của QTCT tới CLTT BCTC sẽ đề xuất các kiến nghị góp phần tăng cường QTCT, nâng cao CLTT BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam. 2. Quản trị công ty và chất lượng thông tin báo cáo tài chính 2.1 Quản trị công ty Hiện nay có nhiều định nghĩa về QTCT và những định nghĩa này phụ thuộc hoàn toàn vào bối cảnh nghiên cứu của từng nhà nghiên cứu, vào thể chế cũng như các quy định pháp lý của một quốc gia. QTCT là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty, liên quan đến các mối quan hệ giữa Ban giám đốc (BGĐ), HĐQT và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan. QTCT được cho là có hiệu quả khi khích lệ được BGĐ và HĐQT theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả. Các nhà nghiên cứu độc lập lại đưa ra các cách định nghĩa khác nhau về QTCT với các nội dung cơ bản như: QTCT là quá trình gắn kết lợi 1771
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ích giữa cổ đông và nhà quản lý điều hành hay QTCT là sự kết nối để đảm bảo công ty hoạt động vì lợi ích của các bên liên quan. Tại Việt Nam, định nghĩa QTCT là một hệ thống được vận hành và xác lập mối quan hệ giữa cổ đông, người đại diện và ban điều hành (BGĐ) và hệ thống này có nhiệm vụ khắc phục được xung đột lợi ích giữa quyền sở hữu công ty và quyền điều hành nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty (Thông tư 121/2012/TT – BTC). Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã ban hành và sửa đổi bổ sung bộ nguyên tắc “Các nguyên tắc QTCT của OECD” vào năm 2004 được xem là bộ chuẩn mực quốc tế đầu tiên về QTCT. Theo đó, Việt Nam là một trong số các quốc gia dựa vào nguyên tắc QTCT của OECD để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về QTCT cho quốc gia mình, các nội dung QTCT cụ thể trong Nghị định 71/2017/NĐ-CP bao gồm: (1) Các vấn đề liên quan đến cổ đông và đại hội cổ đông; (2) Các vấn đề về thành viên HĐQT (ứng cử, đề cử thành viên HĐQT, tư cách thành viên HĐQT, nhiệm kỳ thành viên HĐQT, thù lao, họp...); (3) Các vấn đề liên quan đến BKS và thành viên BKS; (4) Các vấn đề liên quan đến ngăn ngừa các xung đột lợi ích; (5) Các vấn đề liên quan đến đào tạo QTCT; (6) Các vấn đề liên quan đến báo cáo và công bố thông tin. Theo nguyên tắc QTCT, QTCT chỉ được đánh giá là hiệu quả khi động viên và khuyến khích Ban điều hành (BĐH) và HĐQT hoạt động vì mục tiêu và lợi ích của cổ đông, của công ty, cũng như QTCT phải tạo điều kiện tốt nhất cho HĐQT, BKS thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động của BĐH và QTCT cũng được đánh giá hiệu quả khi khuyến khích được công ty sử dụng các nguồn lực phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh tối ưu nhất. 2.2 Chất lượng thông tin báo cáo tài chính Mục tiêu chung của việc lập BCTC là nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho những nhà đầu tư, người cho vay, các chủ nợ khác hiện hữu và tiềm năng trong việc ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho một thực thể (IASB, 2010). Mặc dù có nhiều nghiên cứu về CLTT BCTC, nhưng chưa có định nghĩa chung về thuật ngữ “chất lượng” (McFie, 2006). Trong khi chưa có một định nghĩa thống nhất chung, nhưng hầu hết mọi người sử dụng lại hiểu nó dưới khái niệm là “chất lượng kế toán” (Nguyễn Trọng Nguyên, 2015). Quan điểm Ferdy van Beest et al., (2009) cho rằng các nghiên cứu dựa trên (hành vi quản trị lợi nhuận, công bố lại và gian lận BCTC) thường đo lường các thông tin về tài chính. CLTT BCTC theo nghĩa rộng hơn, không chỉ nói đến những thông tin tài chính mà bên cạnh đó cần phải có những thông tin phi tài chính để những thông tin này hữu ích cho quá trình ra quyết định. Phạm Quốc Thuần, (2016), cho rằng nhìn chung các nghiên cứu cơ bản trong mọi giai đoạn phát triển đều xem các thuộc tính đánh giá CLTT BCTC được công bố bởi FASB và IASB (2010) là mang tính hội tụ cao nhất. Khuôn mẫu nêu rõ Thích hợp và Trình bày trung thực là đặc tính chất lượng nền tảng, các thuộc tính làm gia tăng CLTT BCTC bao gồm: có khả năng so sánh, có thể kiểm chứng, kịp thời và có thể hiểu được. Tại Việt Nam, để đánh giá CLTT BCTC, Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày BCTC” đề cập đến các nội dung: Tính trung thực hợp lý; Tính thích hợp; Tính đáng tin cậy; Tính dễ hiểu. Để đạt được các yêu cầu trên, khi lập và trình bày BCTC cần tuân thủ các nguyên tắc: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và tập hợp, bù trừ và có thể so sánh được. Việc tuân thủ một cách hài hòa các nguyên tắc trên sẽ giúp đảm bảo các đặc điểm chất lượng của BCTC, nâng cao tính hữu ích cho các thông tin trình bày trên BCTC, hỗ trợ đắc lực cho người sử dụng trong việc ra quyết định. 3. Ảnh hưởng của quản trị công ty tới chất lượng thông tin Báo cáo tài chính Thông tin BCTC là quy trình bao gồm ba hoạt động: lập, trình bày và công bố. CLTT BCTC 1772
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 phụ thuộc vào chất lượng của những hoạt động này. Theo McFie J. B (2006), để các hoạt động này có chất lượng cần cơ chế kiểm soát. Mục tiêu của QTCT là thiết lập cơ cấu kiểm soát hiệu quả các hoạt động này của quy trình lập, trình bày và công bố thông tin BCTC. Fama và Jensen (1983) cho rằng HĐQT là những người ra các quyết định chính trong một tổ chức và họ có đủ quyền lực để giải quyết mọi quyết định được ban hành bởi nhà quản lý. HĐQT đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của công ty (Alzoubi và Selema, 2012). Họ chịu trách nhiệm thiết lập các mục tiêu, chiến lược và giá trị của công ty để thực hiện tối đa lợi ích cho các cổ đông. Hơn nữa, họ chịu trách nhiệm về tính minh bạch, trung thực của số liệu trên BCTC cũng như các khoản mục trên BCTC. HĐQT không được phép chấp thuận các khoản mục trên BCTC ngoại trừ các khoản mục này được thiết lập phù hợp với các khuôn khổ BCTC thích hợp và chịu trách nhiệm bởi BĐH. Đồng thời số liệu trên BCTC trước khi công bố ra bên ngoài phải được kiểm toán bởi kiểm toán độc lập. Như vậy HĐQT với vai trò cao nhất trong phân cấp quản lý của cơ chế QTCT, chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động, chiến lược, hiệu quả tài chính, kể cả số liệu trên BCTC. Do đó HĐQT hoạt động hiệu quả làm gia tăng chất lượng BCTC (Carcello et al., 2006). BKS cũng chính là một cơ chế trong QTCT liên quan trực tiếp đến CLTT BCTC, Wolnizer (1995) thừa nhận BKS có các nhiệm vụ rất quan trọng: (1) BKS xem xét tất cả các vấn đề quan trọng liên quan đến chất lượng BCTC, gian lận, cũng như các vấn đề quan trọng có thể ảnh hưởng đến BCTC, (2) BKS làm gia tăng mối quan hệ giữa kiểm toán độc lập và HĐQT; (3) và BKS làm gia tăng chất lượng của kiểm toán độc lập. Như vậy, Wolnizer (1995) cho rằng khi BKS thực hiện đầy đủ các chức năng của mình thì BCTC của công ty đáng tin cậy, tăng trách nhiệm của nhân viên, gia tăng hiệu quả hoạt động của KTNB, gia tăng chức năng của HĐQT. Đồng thời, Menon và Williams (1994) đề xuất hai vai trò rất quan trọng của BKS đó là làm cải thiện chất lượng, bảo toàn tính toàn vẹn của công ty và gia tăng tính minh bạch của BCTC, duy trì niềm tin của nhà đầu tư. Trên thế giới cũng như Việt Nam, các nghiên cứu về ảnh hưởng của QTCT đến CLTT BCTC rất đa dạng với nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, các nhân tố ảnh hưởng được đưa vào mô hình nghiên cứu thực nghiệm cũng rất phong phú, từ đó cần có sự nhận thức rằng các nhân tố trong cơ chế QTCT thực sự có ảnh hưởng nhất định tới CLTT BCTC và cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của QTCT tới CLTT BCTC. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cấu trúc QTCT trong việc đảm bảo CLTT BCTC ở mức độ cao và rõ ràng là các yếu tố của QTCT như tính độc lập của HĐQT, tính độc lập của UBKT và tính đa dạng của HĐQT ảnh hưởng đến CLTT BCTC của DN. 3.1 Hội đồng quản trị Tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập trong Hội đồng quản trị Thành viên độc lập trong HĐQT (TVĐL) được đánh giá cao hơn các thành viên khác trong HĐQT vì họ hoạt động vì mục đích chung của công ty và TVĐL không theo đuổi lợi ích cá nhân. TVĐL không tham gia điều hành là những người độc lập giám sát hoạt động và hành vi quản lý của BG, nên Shah et al., (2009) cho rằng những TVĐL giúp nâng cao vai trò giám sát của HĐQT. Thành viên HĐQT độc lập nắm giữ vai trò giám sát các hoạt động của Ban điều hành trong mọi hoạt động của công ty, trong đó có quá trình lập, trình bày và công bố thông tin BCTC. Tại Việt Nam, luật DN số 68/2014/QH13, Nghị định số 71/2017/NĐ-CP quy định, cơ cấu HĐQT của công ty đại chúng cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên điều hành và các thành viên không điều hành. Tối thiểu 1/3 tổng số thành viên HĐQT phải là thành viên không điều hành. 1773
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Mặc dù, các nghiên cứu thực nghiệm đã công bố cho thấy, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập càng cao sẽ góp phần chất lượng thông tin BCTC càng cao. Tuy nhiên, qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng, tỷ lệ bình quân chung tỷ lệ TVĐL của các công ty niêm yết tại Việt Nam (số liệu thu thập từ báo cáo thường niên năm 2020 trên 195 mẫu quan sát) chiếm khoảng 13%, thấp hơn mức quy định của quy chế QTCT Việt Nam yêu cầu. Nguyên nhân do DN muốn tìm kiếm thành viên HĐQT ngoài việc đảm bảo tính độc lập theo quy định thì các thành viên này cần phải có năng lực chuyên môn có liên quan đến lĩnh vực mà DN đang hoạt động, bên cạnh đó TVĐL cần phải được đào tạo về QTCT, nhưng hiện nay số lượng người có kiến thức và đã được đào tạo về QTCT là rất ít. Từ những nguyên nhân trên, để đảm bảo số lượng tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập đạt và hơn mức yêu cầu của luật pháp cần có thời gian và sự nỗ lực của nhiều phía. Thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị có chuyên môn về tài chính kế toán Chuyên môn của thành viên HĐQT làm cho chức năng giám sát của HĐQT càng hiệu quả khi thành viên HĐQT có chuyên môn về tài chính kế toán (TCKT) (Carcello et al., 2002; Xie et al., 2003; Agrawal và Chadha, 2005). Theo Nguyễn Trọng Nguyên (2015), người có chuyên môn về TCKT là người thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện sau: (a) Đã từng làm việc liên quan đến TCKT, (b) Có chứng chỉ văn bằng về chuyên môn kế toán, (c) hoặc bấc kỳ kinh nghiệm hoặc quá trình đào tạo mà có liên quan kế toán tài chính như: Tổng giám đốc, Lãnh đạo cao cấp chịu trách nhiệm giám sát về tài chính, có chứng nhận kiểm toán viên hành nghề. Bởi vì một trong các vai trò của HĐQT là kiểm soát quá trình lập BCTC để công bố ra bên ngoài cho công chúng. Vì vậy để có thể thực hiện tốt vai trò này HĐQT phải có trình độ chuyên môn về TCKT, làm nền tảng cơ bản để họ có thể am hiểu về cơ sở các thông tin được trình bày trên BCTC, do đó họ thực hiện tốt vai trò giám sát của mình đối với CLTT BCTC. Những TVĐL có kiến thức về TCKT sẽ có sự giám sát về BCTC tốt hơn. Andrew et al (2003) cho rằng sự hiện diện chuyên gia tài chính trong HĐQT có mối tương quan thuận chiều với CLTT BCTC. Sự thiếu chuyên gia tài chính trong HĐQT có thể dẫn đến những vấn đề về BCTC (McMullen và Raghunandan, 1996). Theo Yan Zhang và cộng sự (2006), DN mà HĐQT ít những thành viên có kinh nghiệm về TCKT thường tồn tại hệ thống kiểm soát nội bộ yếu, từ đó dẫn đến việc thiếu sự giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ về quy trình lập BCTC và không tuân thủ những yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán. Mặc dù, luật DN68/2014/QH13 không yêu cầu trình độ chuyên môn đối với thành viên HĐQT, nhóm tác giả đồng quan điểm với các nghiên cứu khi nhận định hiệu quả giám sát của HĐQT gia tăng khi tồn tại thành viên có chuyên môn TCKT. Qua quá trình tìm hiểu và phân tích số liệu, chúng tôi nhận thấy trên thực tế có khoảng 14% trong tổng số mẫu quan sát có số lượng TVĐL có chuyên môn TCKT. Nguyên nhân việc tìm kiếm các TVĐL đã khó thì việc tuyển dụng các TVĐL vừa có chuyên môn về lĩnh vực hoạt động của DN vừa có chuyên môn về TCKT càng khó hơn. Kiêm nhiệm hai chức danh Mục tiêu việc tách rời hai chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc là giảm nguy cơ tập trung quyền lực vào một người, giảm số lượng gian lận BCTC (David B. Farber, 2004, Jouini Fathi 2013). Các kết quả nghiên cứu đã công bố chỉ ra rằng những DN khi lãnh đạo kiêm nhiệm hai chức danh DN sẽ: công bố ít thông tin hơn (Gul và Leung, 2004), ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng giám sát của HĐQT, khối lượng thông tin công bố tự nguyện sẽ giảm, gia tăng khả năng quản trị lợi nhuận (Alzoubi.E.S. S, 2012), có xu hướng che dấu những thông tin bất lợi của công ty đến với cổ đông (Bader Al Shammari, 2010). Tuy nhiên, theo Cheng và Courtenay (2004) 1774
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nghiên cứu 104 công ty niêm yết tại Singapore thì việc kiêm nhiệm hai chức danh không có mối tương quan đến mức độ công bố tự nguyện. Tại Việt Nam, theo luật DN 68/2014/QH13 không yêu cầu áp dụng tách biệt việc kiêm nhiệm này đối với công ty cổ phần nhưng nếu là công ty đại chúng, công ty niêm yết thì hai chức năng này phải tách biệt. Tuy nhiên, tại Nghị định số 71/2017/NĐ-CP quy định “Công ty đại chúng cần hạn chế tối đa thành viên HĐQT kiêm nhiệm chức danh điều hành của công ty để đảm bảo tính độc lập của HĐQT”, nhưng lại có ngoại trừ nếu ĐHCĐ chấp thuận thì DN vẫn được kiêm nhiệm. Với quy định này đã dẫn đến quy chế QTCT đã thực hiện không triệt để. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vẫn còn khoảng 35% trong tổng số mẫu quan sát vẫn kiêm nhiệm hai chức danh. Theo đó, khi xem xét ảnh hưởng tới đặc tính trình bày trung thực thì việc kiêm nhiệm sẽ dẫn đến CLTT BCTC thấp. Để minh bạch trong quản trị thì chức năng giám sát định hướng và điều hành doanh nghiệp là hai chức danh riêng biệt. Việc công bố thông tin là phải hoàn thiện dần theo yêu cầu của UBCK. Tần suất cuộc họp Hội đồng quản trị Cuộc họp của HĐQT giúp cho các thành viên HĐQT, đặc biệt các thành viên HĐQT độc lập thu thập nhiều thông tin về hoạt động của công ty. Thông qua cuộc họp HĐQT, các thành viên HĐQT có cơ hội thảo luận và qua đó giám sát hoạt động của Ban điều hành, thực hiện nhiệm vụ và chức năng giám sát (Conger et al., 1998). Krishnan và Visvanathan (2009) cho rằng, khi HĐQT họp càng nhiều cho thấy nhiều vấn đề của công ty được giải quyết, các yêu cầu về mặt số liệu, chất lượng các báo cáo định kỳ cao, giảm xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu mà HĐQT là người đại diện với Ban điều hành, giảm tình trạng thông tin bất cân xứng, giúp cho QTCT hiệu quả do đó hệ quả là gia tăng CLTT BCTC. Tại Việt Nam, theo quy định tại Nghị định số 71/2017/NĐ-CP quy định, “HĐQT phải tổ chức họp ít nhất mỗi quý 01 lần theo trình tự được quy định tại Điều lệ công ty và Quy chế nội bộ về QTCT của công ty. Việc tổ chức họp HĐQT, chương trình họp và các tài liệu liên quan được thông báo trước cho các thành viên HĐQT theo thời hạn quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Kết quả tìm hiểu của nhóm tác giả về ảnh hưởng của tần suất cuộc họp HĐQT với CLTT BCTC được đánh giá ở mức thấp, nguyên nhân được chỉ ra là: Nội dung cuộc họp của HĐQT thường chỉ quan tâm đến các hoạt động kinh doanh và đầu tư mà ít quan tâm đến hoạt động định hướng và giám sát quá trình lập và công bố thông tin, đảm bảo CLTT BCTC; Sự phân công trách nhiệm trong các thành viên HĐQT không thực sự rõ ràng, đặc biệt chuyên về quá trình lập và công bố thông tin BCTC, đảm bảo CLTT BCTC, do đó rất ít ý kiến trong cuộc họp HĐQT về lĩnh vực này… 3.2 Ban kiểm soát Tính độc lập của các thành viên ban kiểm soát QTCT có hiệu quả hay không phụ thuộc hoàn toàn vào HĐQT và BKS (Alzoubi, 2012). BKS đại diện cho cổ đông, vì lợi ích của cổ đông và công ty, được thiết kế là một cơ quan có nhiệm vụ chuyên trách giám sát và đánh giá HĐQT. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của BKS là thẩm định BCTC hàng năm. Carcello et al, (2006) cho rằng, BKS đóng một vai trò quan trọng trong giám sát và đảm bảo CLTT BCTC, gia tăng trách nhiệm giải trình của công ty. Một chức năng trọng yếu của BKS là thực hiện hiệu quả giám sát quá trình lập BCTC, đảm bảo chất lượng, kiểm soát CLTT BCTC. Lý thuyết đại diện cho rằng sự độc lập của thành viên thuộc BKS không tham gia điều hành góp phần làm tăng hiệu quả giám sát của BKS (Fama và Jensen, 1983), BKS độc lập thì công ty ít 1775
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 liên quan đến gian lận BCTC và có tỷ lệ rất thấp liên quan đến điều chỉnh số liệu BCTC, giảm mức độ dồn tích bất thường, hạn chế hành vi QTLN (Abbott et al., 2004; Agrawal và Chadha, 2005; Ngô Nhật Phương Diễm, 2019). Về tỷ lệ 100% thành viên BKS phải độc lập để đảm bảo thực hiện tốt vai trò giám sát một cách hiệu quả, nghiên cứu Klein (2002) và Bronson et ạ., (2006) cho thấy hai kết quả hoàn toàn trái ngược. Trong khi đó, nghiên cứu Waweru và Rio (2013) thừa nhận không tìm thấy tác động của thành viên độc lập BKS đến hành vi quản trị lợi nhuận, tương ứng tác động gián tiếp tới CLTT BCTC của công ty niêm yết. Như vậy, vẫn còn nhiều tranh biện liên quan tới tác động của thành viên độc lập BKS tới CLTT BCTC của các công ty niêm yết cũng như khá nhiều quan điểm về số lượng thành viên độc lập là bao nhiêu để đảm bảo hiệu quả trong vai trò giám sát nâng cao CLTT BCTC. Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy của tương quan về tính độc lập BKS với CLTT BCTC được đánh giá rất yếu, một trong số cá nguyên nhân chỉ ra là: BKS thường chỉ tập trung thẩm định số BCTC hàng năm - một sản phẩm cuối cùng của quy trình kế toán, không tham gia giám sát những thông tin phi tài chính mà Ban điều hành công bố trên Báo cáo thường niên; Với vai trò giám sát BCTC, đặc biệt là tính trung thực của số liệu kế toán, tuy nhiên trong thực tế nhiều DN cho thấy BKS bị rất nhiều hạn chế khi tiếp cận với kiểm toán viên độc lập như: lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, xem xét, thảo luận về kế hoạch kiểm toán, đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên độc lập, tham dự cuộc họp về những đánh giá của kiểm toán viên độc lập trong quá trình kiểm toán; Với nhiệm vụ là giám sát các hoạt động của HĐQT và Ban điều hành, đặc biệt là chương trình chiến lược quản trị rủi ro và cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như hệ thống kế toán, nhưng hầu hết BKS không đảm bảo được vai trò này. Số lượng thành viên BKS có chuyên môn và kinh nghiệm về tài chính kế toán Nhiệm vụ chính của BKS là thẩm định BCTC, do đó thành viên BKS phải là những người có chuyên môn sâu về lĩnh vực kế toán tài chính. Thành viên BKS có chuyên môn TCKT sẽ am hiểu các quyết định về tài chính kế toán của Ban điều hành, đảm bảo độ tin cậy của BCTC, gia tăng chất lượng của BCTC (Xie et ạ., 2003) đây là một phương thức hiệu quả trong việc kiểm soát lợi ích cá nhân của Ban điều hành và làm gia tăng hiệu quả QTCT. Abbott et al., (2003) cho rằng chỉ cần trong BKS có một thành viên có kinh nghiệm về tài chính thì chất lượng BCTC tăng lên. Các thành viên BKS có chuyên môn về TCKT thể hiện vai trò quan trọng trong việc đối phó với tính phức tạp của BCTC và giảm sự cố công bố lại BCTC. Khi thành viên BKS có kiến thức về BCTC có khả năng hỗ trợ kiểm toán viên trong những tranh luận giữa Ban điều hành và kiểm toán hơn những thành viên không có kinh nghiệm về vấn đề này (DeZoort và Salterio, 2001). Mặt khác, những thành viên có kiến thức về TCKT thể hiện vai trò giám sát hiệu quả quy trình lập BCTC và có khả năng phát hiện ra những sai sót trọng yếu. Tại Việt Nam, luật DN 68/2014/QH13 cũng quy định phải có ít nhất 1 thành viên có chuyên môn về kế toán, nếu là công ty đại chúng, niêm yết (vốn Nhà nước >50%) thì toàn bộ thành viên trong BKS phải là kế toán viên hay có kinh nghiệm về kiểm toán. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ thành viên BKS có chuyên môn càng nhiều thì càng góp phần nâng cao chất lượng thông tin BCTC. Bên cạnh đó, CLTT BCTC sẽ càng được cải thiện khi BKS có năng lực xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ và quy trình lập, trình bày công bố thông tin BCTC. Tần suất cuộc họp Ban kiểm soát Theo Abbott et al., (2003), BKS có số lần họp càng nhiều thì nguy cơ trình bày lại số liệu BCTC là ít hơn, ít liên quan đến những xử phạt do gian lận BCTC. Khi BKS năng động, họp 1776
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thường xuyên sẽ nâng cao hiệu quả giám sát, gia tăng chất lượng BCTC với số lần họp ít nhất trong năm là ba lần/năm, hiệu quả giám sát của BKS rất cao nếu như thành viên độc lập của BKS tham gia nhiều cuộc họp, năng động (Ebrahim, 2007). Nghiên cứu mối quan hệ giữa giá phí kiểm toán và CLTT BCTC, Krishnan và Visvannathan (2008) cho rằng số lần họp của BKS càng nhiều, kiểm toán viên bên ngoài rất thận trọng khi kiểm toán nên phí kiểm toán thường cao. Tuy nhiên Bédard et al., (2009), lại cho rằng BKS dù năng động hay không năng động cũng không làm thay đổi mức độ dồn tích bất thường, dẫn tới giảm CLTT BCTC. Như vậy, kết quả nghiên cứu khác nhau về tác động tần suất họp của BKS đến thay đổi CLTT BCTC cho thấy vai trò về tần suất họp của BKS đối với CLTT BCTC tại các quốc gia khác nhau thì khác nhau, điều này có thể liên quan đến sự khác biệt về đặc thù văn hóa, quy định cũng như đặc điểm QTCT tại mỗi DN. Tại Việt Nam, Luật DN 68/2014/QH13 cũng quy định số lần họp tối thiểu của BKS là 2 lần trong năm. 4. Một số kiến nghị Để góp phần tăng cường QTCT nhằm nâng cao CLTT BCTC các công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay và lâu dài, vì vậy, kiến nghị cụ thể đặt ra nhằm tăng cường QTCT là tăng cường các đặc tính của từng yếu tố có ảnh hưởng đến quy trình lập và công bố thông tin BCTC thông qua tăng cường nhiệm vụ, sự độc lập, quyền hạn, trách nhiệm và sự cẩn trọng của từng yếu tố QTCT. Những kiến nghị này nhằm hướng đến việc thực hiện hiệu quả vai trò của từng yếu tố để Ban điều hành sẽ lập và công bố theo hướng những kiến nghị nhằm nâng cao CLTT BCTC. Cụ thể: - Đảm bảo số lượng thành viên HĐQT độc lập trong HĐQT chiếm trên 50%, nhưng ít nhất phải có thành viên HĐQT điều hành, đảm bảo số lượng thành viên HĐQT độc lập tối thiểu theo quy định của luật hiện hành. - Tăng cường tính độc lập và trình độ chuyên môn TCKT của thành viên HĐQT độc lập, trong các thành viên HĐQT độc lập tối thiểu cần phải có một thành viên có kinh nghiệm và chuyên môn về TCKT. Bằng sự am hiểu chuyên môn sâu giúp thành viên HĐQT độc lập có khả năng phản biện cũng như đề xuất những hoạt động của Ban điều hành trong việc thiết lập, duy trì và cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ; - Quy chế QTCT cần quy định bắt buộc tách riêng hai chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc, bỏ điều kiện mở là ngoại trừ được ĐHCĐ chấp thuận. - Tăng cường nhiệm vụ của HĐQT: (1) Phân công nhiệm vụ các cho thành viên HĐQT, yêu cầu một thành viên HĐQT độc lập thực hiện nhiệm vụ giám sát quá trình lập và công bố thông tin BCTC; (2) Tần suất họp HĐQT phải được duy trì tối thiểu theo quy định; (3) Nội dung của các cuộc họp HĐQT cần quan tâm đến hoạt động định hướng và giám sát quá trình lập và công bố thông tin, đảm bảo CLTT BCTC. - Tăng cường tính độc lập của BKS: (1) Tham gia giám sát quá trình lập và công bố BCTC hàng năm, những thông tin phi tài chính mà Ban điều hành công bố trên Báo cáo thường niên; (2) BKS tham gia trực tiếp vào quá trình lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, xem xét, thảo luận về kế hoạch kiểm toán, đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên độc lập, tham dự cuộc họp về những đánh giá của kiểm toán viên độc lập trong quá trình kiểm toán; (3) Tham gia các cuộc họp HĐQT mở rộng, thảo luận, xây dựng chương trình chiến lược quản trị rủi ro và cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như hệ thống kế toán… - Tăng cường nhiệm vụ của BKS: (1) Giám sát công bố thông tin BCTC; (2) Giám sát HĐQT trong việc tổ chức họp và nội dung cuộc họp; (3) Giám sát Ban điều hành thường xuyên về hoạt động điều hành; (4) Tăng cường năng lực và mức độ cẩn trọng thông qua việc đánh giá BKS 1777
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 5. Kết luận Thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng là kênh cung cấp gần 50% vốn cho các DN hoạt động. Với xu thế hội nhập toàn cầu, vai trò cung cấp vốn của TTCK ngày càng quan trọng, dần thay thế kênh truyền thống cung cấp vốn từ ngân hàng. Việc cải thiện CLTT BCTC là nhu cầu cấp thiết để nâng cao vị trí cũng như tăng cường trách nhiệm xã hội của các DN. Chức năng QTCT với yếu tố bên trong là việc thiết lập cơ cấu nhằm kiểm soát hành vi lập và công bố thông tin BCTC. Cơ cấu này hoạt động hiệu quả sẽ giúp thông tin BCTC có chất lượng cao. Theo đó, QTCT tốt sẽ dẫn đến thông tin BCTC có chất lượng tốt và ngược lại. Vì vậy, việc xem xét các ảnh hưởng của QTCT tới CLTT BCTC nhằm tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các kiến nghị, góp phần từng bước gia tăng CLTT BCTC của các DN niêm yết tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin BCTC, góp phần đảm bảo tính công khai, minh bạch, các tiêu chuẩn và thông lệ QTCT, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, cưỡng chế thực thi, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và lòng tin của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh số lượng các nhà đầu tư tham gia TTCK Việt Nam ngày càng nhiều, đa dạng đồng thời các văn bản pháp quy của Nhà nước ban hành có hiệu lực thực thi ngay trong bối cảnh mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Abbott, Lawrence J; Parker, Susan; Peters, Gary F, 2004, Auditing Characteristics and Restatements. [2] Andrew J. Felo, Srinivasan Krishnamurthy, Steven A. Solieri, 2003. Audit Committee Characteristics and the Perceived Quality of Financial Reporting: An EmpiricalAnalysis. [3] Alzoubi.E.S. S, 2012. Board Characteristics and Financial Reporting Quality among Jordanian Listed Companies: Proposing Conceptual Framework. [4] Agrawal, A., & Chadha, S., 2005. Corporate governance and accounting scandals. [5] Alzoubi.E.S. S, 2012. Board Characteristics and Financial Reporting Quality among Jordanian Listed Companies: Proposing Conceptual Framework. [6] Bader Al-Shammari, Waleed Al-Sultan, 2010. Corporate governance and voluntary disclosure in Kuwait. [7] Bédard Jean, 2009. Strengthening the financial reporting system: Can audit committees deliver? [8] Bộ Tài Chính, 2012. Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/07/2012 của Bộ Tài Chính thay thế quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng [9] Bộ Tài chính, 2020. Thông tư 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán [10] Bronson, S.N., Carcello, J.V., Hollingsworth, C.W., and Neal, T.L., 2006. Are fully Independent Audit Committees really necessary? [11] Carcello, J.V., Klein, A., and Neal, T.L., 2006. Audit committee Financial expertise competing Corporate governance Mechanisms, and earnings management. [12] Cohen.J, Krishnamoorthy.G and Wright.A, 2004, The corporate governance mosaic and financial quality. [13] Cheng và Courtenay, 2006. Board composition, regulatory regime and voluntary disclosure. [14] Conger, J.A.; Finegold, D., and Lawler III, E.E.,1998. Appraising Boardroom 1778
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [15] David B. Farber, 2004. Restoring Trust after Fraud: Does Corporae Governance Matter? [16] DeZoort, F., and S. Salterio, 2001. The effects of corporate governance experience and financial reporting and audit knowledge on audit committee members’ Judgments. [17] Ebrahim, 2007. Earnings management and board activity: an additional evidence. [18] FASB, 2010. Conceptual framework for financial reporting [19] Fama.Eugene. F, Jensen Michael. C, 1983. Separation of Ownership and Control. [20] Ferdy van Beest, Geert Braam and Suzanne Boelens, 2009. Quality of financial reporting: measuring qualitative characteristics. [21] Gul.F. A, Sidney Leung, 2004. Board leadership, outside directors expertise and voluntary corporate disclosures. [22] http://consosukien.vn/thi-truong-chung-khoan-viet-nam-nam-2020-va-trien-vong-nam- 2021.htm [23] IASB, 2010. The Conceptual Framework for Financial Reporting. [24] Jouini Fathi, 2013. Corporate Governance and the Level of Financial Disclosure by Tunisian Firm. [25] Klein, A., 2002. Audit Committee, Board of Director Characteristics, and Earnings Management. [26] Krishnan, G.V, & Visvanathan, G., 2008. Does the SOX Definition of an Accounting Expert Matter? The association between Audit committee Directors’ Accounting Expertise and Accounting Conservatism. [27] Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 [28] McFie, 2006. High Quality Financial Reporting: The Case the Nairobi Stock Exchange (Doctoral thesis). [29] McMullen, Dorothy.A; Raghunandan.K, 1996. Enhancing audit committee effectiveness. Journal of Accountancy; [30] Menon, K., Williams, J. (1994). The use of Audit committees for monitoring [31] Ngô Nhật Phương Diễm, 2019. Nhân tố tổng hợp đại diện quản trị công ty tác động đến hành vi QTLN của các công ty sản xuất niêm yết ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế. [32] Nguyễn Trọng Nguyên, 2015. Tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế [33] Nghị định 71/2017/NĐ-CP, 2017. Hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng với công ty đại chúng. [34] Phạm Quốc Thuần, 2016. Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ. [35] Shah, S., Nousheen, Z., and Tahir, D. (2009). Board ComDA and Earnings Management an Empirical Evidence from Pakistani listed companies [36] Waweru, N.M; Riro, G. K, 2013. Corporate governance, Firm characteristics and Earnings Management in an Emerging economy. [37] Wolnizer, P., (1995). Are Audit committees red herrings? [38] Xie. B, Davidson. W.N, 2001. Earning Management and Corporate Governance: The Roles of The Board and The Audit Committee. [39] Yan Zhang, Jian Zhou, Nan Zhou, 2006. Audit Committee Quality, Auditor Independence, and Internal Control Weaknesses. 1779
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1