YOMEDIA
ADSENSE
Ảnh hưởng của rung nhĩ sau phẫu thuật tim lên các biến cố hậu phẫu
38
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết trình bày việc nghiên cứu này được thiết kế để đánh giá ảnh hưởng của rung nhĩ sau phẫu thuật tim (RNSPTT) lên các biến cố hậu phẫu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của rung nhĩ sau phẫu thuật tim lên các biến cố hậu phẫu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA RUNG NHĨ SAU PHẪU THUẬT TIM<br />
LÊN CÁC BIẾN CỐ HẬU PHẪU<br />
Lê Thanh Hùng*, Phạm Thọ Tuấn Anh**, Nguyễn Văn Phan ***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này được thiết kế để đánh giá ảnh hưởng của rung nhĩ sau phẫu thuật<br />
tim (RNSPTT) lên các biến cố hậu phẫu.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ, tiến cứu. Nghiên cứu được tiến hành trên 451 bệnh nhân<br />
được phẫu thuật tim ở người lớn từ 9/2015 đến 8/2016 tại Viện Tim TP.HCM và bệnh viện Chợ Rẫy với 2 năm<br />
theo dõi. Phân tích hồi quy logistic, hồi quy Cox và Kaplan-Meier đã được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của<br />
RNSPTT lên các biến cố hậu phẫu.<br />
Kết quả: Trong nghiên cứu này, rung nhĩ xảy ra sau phẫu thuật tim ở 107 bệnh nhân (23,72%). Phân tích<br />
hồi quy logistic đa biến cho thấy RNSPTT liên quan với gia tăng độc lập nguy cơ của tử vong trong viện (OR =<br />
11,04; CI: 1,08 – 111,99; P = 0,042), 30 ngày (OR = 26,86; CI: 4,51 – 159,8; P < 0,001), 6 tháng (OR = 5,79; CI:<br />
1,72 – 19,48; P = 0,004) và 1 năm (OR = 4,59; CI: 1,41 – 14,94; P = 0,011) sau phẫu thuật; liên quan với gia tăng<br />
độc lập các nguy cơ của các biến cố hậu phẫu: Đột quỵ (OR = 19,28; CI: 1,05 – 353,99; P = 0,046), nhồi máu cơ<br />
tim (OR = 3,16; CI: 1,03 – 9,67; P = 0,043), giảm cung lượng tim (OR = 1,94; CI: 1,12 – 3,34; P = 0,017), thở<br />
máy > 24 giờ (OR = 5,3; CI: 2,47 – 12,84; P < 0,001), nằm ICU > 3 ngày (OR = 2,14; CI: 1,15 – 3,95; P = 0,015),<br />
nằm viện > 14 ngày (OR = 3,05; CI: 1,79 – 5,2; P < 0,001). Phân tích hồi quy Cox đa biến nhận thấy RNSPTT là<br />
yếu tố dự báo độc lập của tử vong do mọi nguyên nhân 1 năm sau phẫu thuật (HR = 2,72; CI: 1,1 – 6,72; P =<br />
0,029), chế độ xuất viện với thuốc statins and ức chế bêta liên quan với giảm nguy cơ độc lập của tử vong do mọi<br />
nguyên nhân 1 năm sau phuẫn thuật (HR = 0,28; CI: 0,08 – 0,95; P = 0,043; HR = 0,19; CI: 0,03 – 0,99; P =<br />
0,049, tương ứng).<br />
Kết luận: Tỉ lệ RNSPTT là cao và gây ra gia tăng độc lập bệnh suất, tử suất và thời gian nằm viện. Chế độ<br />
xuất viện với thuốc statins and ức chế bêta liên quan với giảm nguy cơ độc lập của tử vong do mọi nguyên nhân 1<br />
năm sau phẫu thuật.<br />
Từ khoá: Điểm xu hướng; Biến cố; Rung nhĩ; phẫu thuật tim<br />
ABSTRACT<br />
THE IMPACT OF ATRIAL FIBRILLATION AFTER CARDIAC SURGERY<br />
ON POSTOPERATIVE EVENTS<br />
Le Thanh Hung, Pham Tho Tuan Anh, Nguyen Van Phan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 3- 2018: 445- 453<br />
<br />
Objectives: This study was designed to assess effects of atrial fibrillation (AF) after cardiac surgery on<br />
postoperative events.<br />
Methods: Prospective, cohort study. A total of 451 patients who had undergone adult cardiac surgery from<br />
2015 September to 2016 August at Heart Institute of HCMC and Cho Ray hospital with 2 year follow-up.<br />
Logistic regression, Cox regression and Kaplan-Meier analysis were used to assess effects of atrial fibrillation after<br />
cardiac surgery on postoperative events.<br />
<br />
* Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
*** Viện Tim TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: Ths.Bs. Lê Thanh Hùng ĐT: 0903066646 Email: bshungle@gmail.com<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 445<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018<br />
<br />
Results: In this study, atrial fibrillation developed after cardiac surgery in 107 patients (23.72%).<br />
Multivariate logistic regression analysis showed that AF after cardiac surgery was associated with independently<br />
increase the risk of postoperative in hospital (OR = 11.04; CI: 1.08 – 111.99; P = 0.042), 30-day (OR = 26.86;<br />
CI: 4.51 – 159.8; P < 0.001), 6-month (OR = 5.79; CI: 1.72 – 19.48; P = 0.004) and 1-year (OR = 4.59; CI: 1.41 –<br />
14.94; P = 0.011) mortality; was associated with independently increase the risks of postoperative events: Stroke<br />
(OR = 19.28; CI: 1.05 – 353.99; P = 0.046), myocardial infarction (OR = 3.16; CI: 1.03 – 9.67; P = 0.043), low<br />
cardiac output (OR = 1.94; CI: 1.12 – 3.34; P = 0.017), ventilation >24 h (OR = 5.3; CI: 2.47 – 12.84; P < 0.001),<br />
ICU stay > 3 days (OR = 2.14; CI: 1.15 – 3.95; P = 0.015), Post-operative stay > 14 days (OR = 3.05; CI: 1.79 –<br />
5.2; P < 0.001). Multivariate Cox regression analysis identified AF after cardiac surgery as an independent<br />
predictor of postoperative all-cause mortality at 1 year (HR = 2.72; CI: 1.1 – 6.72; P = 0.029), a discharge regimen<br />
with statins and beta-blockers were independently associated with a reduction in postoperative all-cause mortality<br />
at 1 year (HR = 0.28; CI: 0.08 – 0.95; P = 0.043; HR = 0.19; CI: 0.03 – 0.99; P = 0.049, respectively).<br />
Conclusions: The incidence of atrial fibrillation in the postoperative period of cardiac surgery was high and<br />
caused an independently increase in morbidity, mortality, and the length of hospital stay. A discharge regimen<br />
with statins and beta blockers were independently associated with a reduction in postoperative all-cause mortality<br />
at 1 year.<br />
Keywords: Propensity score; Events; Atrial fibrillation; Cardiac surgery<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ gần gấp 3 lần(4,22). RNSPTT làm tăng nguy cơ<br />
NMCT lên gần gấp đôi(4), nó gây suy tim, làm tụt<br />
Rung nhĩ được nhận thấy là biến chứng sớm, huyết áp hậu phẫu(21), nó liên quan với tăng tỉ lệ<br />
thường gặp nhất sau phẫu thuật (PT) tim, chiếm rối loạn nhịp thất(3,9) và ngưng tim(3,32).<br />
tỉ lệ khoảng 20% - 50%(4,10,21).<br />
RNSPTT cũng làm tăng nguy cơ các biến cố<br />
Các nghiên cứu trước đây cho rằng: Rung hậu phẫu khác như làm tăng nguy cơ suy thận<br />
nhĩ sau phẫu thuật tim (RNSPTT) là lành tính, cấp lên gấp 2-3 lần(4,18), nó liên quan với tăng tỉ lệ<br />
thoáng qua, tự giới hạn và không ảnh hưởng bất<br />
nhiễm trùng bệnh viện(3,30,31) và viêm phổi(3,24), nó<br />
lợi lên kết quả PT, thì những nghiên cứu gần đây<br />
làm kéo dài thời gian thở máy, thời gian săn sóc<br />
tìm thấy sự liên quan của nó với các kết quả bất đặc biệt và thời gian nằm viện toàn bộ, làm gia<br />
lợi sau PT tim(2,11). Mặc dù, với tất cả các tiến bộ tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân(2,3,22,28).<br />
trong PT tim và với tất cả các thuốc chống loạn<br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm<br />
nhịp hiện đại, thì tỉ lệ RNSPTT vẫn không thay<br />
đánh giá RNSPTT có ảnh hưởng lên các biến<br />
đổi và RNSPTT vẫn là biến chứng phổ biến nhất.<br />
cố hậu phẫu hay không? Và ảnh hưởng như<br />
Những bệnh nhân xảy ra RNSPTT có kết quả PT<br />
thế nào?<br />
xấu hơn với nhiều biến cố hậu phẫu nặng nề hơn<br />
so với bệnh nhân không xảy ra rung nhĩ(2,4). ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
RNSPTT làm tăng tỉ lệ tử vong trong viện, Đối tượng nghiên cứu<br />
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn(15), làm tăng Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
nguy cơ tử vong một năm sau PT tim lên gần<br />
Tất cả bệnh nhân ≥ 18 tuổi được phẫu thuật<br />
gấp đôi(26).<br />
(PT) tim với tuần hoàn ngoài cơ (CPB) thể bao<br />
RNSPTT làm tăng nguy cơ các biến cố tim gồm: Phẫu thuật CABG, phẫu thuật van tim,<br />
mạch hậu phẫu. Biến cố huyết khối thuyên tắc phẫu thuật CABG và van tim kết hợp, phẫu<br />
như đột quỵ hoặc thiếu máu cục bộ ở chi cấp là thuật tim bẩm sinh, phẫu thuật tim khác, tại Viện<br />
hậu quả đáng sợ và nghiêm trọng nhất của rung Tim TP. Hồ Chí Minh và bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
nhĩ(12), RNSPTT làm tăng nguy cơ đột quỵ lên<br />
<br />
<br />
<br />
446 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ Phân tích và xử lý số liệu<br />
Có rung nhĩ trước phẫu thuật: rung nhĩ được Kiểm định T cho 2 số trung bình của 2<br />
phát hiện khi khám tiền phẫu, rung nhĩ được ghi mẫu độc lập có phân phối chuẩn.<br />
nhận trước đó trong hồ sơ bệnh án. Kiểm định Mann- Whitney cho 2 số<br />
Phương pháp nghiên cứu trung bình của 2 mẫu độc lập có phân phối<br />
Thiết kế nghiên cứu không chuẩn.<br />
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, đa trung tâm. Kiểm định chi bình phương cho 2 tỉ lệ.<br />
Nếu số ô có tần số lý thuyết < 5 chiếm > 20% thì<br />
Phương pháp lấy mẫu<br />
dùng phép kiểm chính xác Fischer.<br />
Lấy mẫu bằng cách chọn toàn bộ các bệnh<br />
Đánh giá ảnh hưởng độc lập của rung nhĩ<br />
nhân được PT tim liên tiếp.<br />
sau PT lên các biến cố hậu phẫu, để giảm sai lệch<br />
Cỡ mẫu chọn lựa chúng tôi dùng:<br />
Hồi quy logistic hiệu chỉnh đa biến với điểm xu<br />
hướng<br />
Là kỹ thuật được chọn lựa để kiểm soát gây<br />
nhiễu tốt nhất, nếu số lượng biến cố thấp, có 7<br />
299 biến cố trên 1 biến gây nhiễu đưa vào mô hình(7).<br />
(P = 26,4% là tỉ lệ RNSPTT có được từ nghiên Điểm xu hướng (propensity score) là khả năng<br />
cứu của Mariscalco(21)) xảy ra RNSPTT đối với mỗi bệnh nhân, đó là<br />
một mô hình hồi quy logistic đa biến được xây<br />
Thu thập dữ liệu dựng từ những biến số trước PT và trong PT.<br />
Các biến số trước PT: Tuổi, giới, BMI, tăng<br />
Hồi quy logistic hiệu chỉnh đa biến<br />
huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, COPD,<br />
tiền căn đột quỵ, Nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp, Là kỹ thuật được chọn lựa để kiểm soát gây<br />
NMCT cũ, tiền căn PT tim, tiền căn PCI (can nhiễu tốt nhất trong trường hợp có 8 biến cố<br />
thiệp mạch vành), creatinine máu, NYHA, đau trên 1 biến gây nhiễu đưa vào mô hình(7).<br />
thắt ngực (ĐTN) không ổn định, EF thất trái, phì Phân tích KAPLAN-MEIER<br />
đại thất trái, thời gian sóng P. Phân tích hồi quy Cox hiệu chỉnh đa<br />
Các biến số trong PT: Thay van động mạch biến với điểm xu hướng để kiểm soát gây<br />
nhiễu tốt nhất(6).<br />
chủ (ĐMC), thay van 2 lá, sửa van 2 lá, sửa van 3<br />
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS<br />
lá, CABG (bắc cầu mạch vành), CABG +<br />
22.0.<br />
Thay/Sửa van 2 lá, phẫu thuật tim bẩm sinh, thời<br />
KẾT QUẢ<br />
gian CPB (tuần hoàn ngoài cơ thể), thời gian kẹp<br />
451 bệnh nhân PT tim tại Viện Tim TP. Hồ<br />
ĐMC, phẫu thuật cấp cứu.<br />
Chí Minh và tại bệnh viện Chợ Rẫy được đưa<br />
Các biến số sau PT được thu thập từ lúc kết vào nghiên cứu, trong đó: 223 nam (49,4%), 228<br />
thúc PT đến khi xuất viện (bảng 3). nữ (50,6%), tuổi thấp nhất là 18, cao nhất là 85,<br />
Riêng biến số tử vong (bảng 3), thu thập ở tuổi trung bình là 46,81 15,07, bệnh nhân 60<br />
chiếm 22,6%. Rung nhĩ xảy ra trong 107 bệnh<br />
các thời điểm trong viện, trong vòng 30 ngày, 6<br />
nhân (23,72%). Đa số rung nhĩ xảy ra trong tuần<br />
tháng và 1 năm sau PT qua thông tin ghi nhận<br />
đầu sau PT, chiếm 86%, cao nhất là ở ngày thứ 2<br />
trong hồ sơ và phỏng vấn qua điện thoại. hậu phẫu, chiếm 19,6%.<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 447<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018<br />
<br />
<br />
Phân tích đơn biến<br />
Bảng 1: Các đặc điểm trước phẫu thuật liên quan với rung nhĩ khi phân tích đơn biến<br />
Yếu tố Rung nhĩ (n=107) Không rung nhĩ (n=344) P<br />
Tuổi, mean SD, năm 53,93 13,35 44,6 14,9 < 0,001*<br />
Tuổi 60 (%) 38,3 17,7 < 0,001<br />
Giới (%): Nam 55,1 47,7 0,17<br />
Nữ 44,9 52,3<br />
2<br />
BMI, mean SD, kg/m 21,64 3,47 21,6 3,66 0,76*<br />
Tăng huyết áp (%) 39,3 27,6 0,022<br />
Đái tháo đường (%) 12,1 7,8 0,17<br />
Hút thuốc lá (%) 16,8 11,3 0,13<br />
COPD (%) 1,9 0,9 0,34<br />
Tiền căn đột quỵ (%) 6,5 2,9 0,14<br />
NMCT cấp (%) 6,5 3,2 0,15<br />
NMCT cũ (%) 12,1 7,6 0,14<br />
Tiền căn mổ tim (%) 8,4 4,4 0,1<br />
Tiền căn PCI (%) 3,7 1,7 0,25<br />
Creatinine máu, mean SD, µmol/L 97,83 19,7 93,71 33,27 0,012*<br />
NYHA 2,2 0,52 1,93 0,52 < 0,001*<br />
ĐTN không ổn định (%) 6,5 5,8 0,78<br />
EF thất trái (%), mean SD, 62,03 11,85 64,95 9,53 0,053*<br />
Phì đại thất trái (%) 47,7 45,3 0,67<br />
Thời gian sóng P 120 ms (%) 72,9 25,3 < 0,001<br />
*: Mann-Whitney test, mean SD: trung bình độ lệch chuẩn<br />
Tuổi trung bình, creatinine máu trung bình, NYHA trung bình, các tỉ lệ: Tuổi 60, tăng huyết<br />
áp, thời gian sóng P 120ms ở nhóm rung nhĩ (RN) cao hơn nhóm không RN có ý nghĩa thống kê.<br />
Bảng 2: Các đặc điểm của phẫu thuật liên quan với rung nhĩ khi phân tích đơn biến<br />
Yếu tố Rung nhĩ (n=107) Không rung nhĩ (n=344) P<br />
Thay van ĐMC (%) 29 29,7 0,89<br />
Thay van 2 lá (%) 34,6 17,2 < 0,001<br />
Sửa van 2 lá (%) 40,2 21,8 < 0,001<br />
Sửa van 3 lá (%) 26,2 24,4 0,71<br />
CABG (%) 29 18,6 0,022<br />
CABG + Thay/Sửa van 2 lá (%) 16,8 4,7 < 0,001<br />
Phẫu thuật tim bẩm sinh (%) 8,4 29,7 < 0,001<br />
Phẫu thuật tim khác (%) 6,5 10,8 0,2<br />
Thời gian CPB, mean SD, phút 118,7 67,35 97,63 59,71 < 0,001*<br />
Thời gian kẹp ĐMC, mean SD phút 83,58 55,3 66,43 48,31 < 0,001*<br />
Phẫu thuật cấp cứu (%) 3,7 2,9 0,74<br />
*: Mann-Whitney test, mean SD: trung bình độ lệch chuẩn<br />
Các tỉ lệ: Thay van 2 lá, sửa van 2 lá, CABG, CABG + Thay/sửa van 2 lá; thời gian CPB trung bình,<br />
thời gian kẹp ĐMC trung bình ở nhóm RN cao hơn nhóm không RN có ý nghĩa thống kê.<br />
Phân tích hồi quy logistic đa biến<br />
Bảng 3: Ảnh hưởng độc lập của rung nhĩ sau phẫu thuật tim lên các biến cố hậu phẫu<br />
Biến cố hậu phẫu OR KTC 95% của OR P<br />
Rối loạn nhịp thất 3,78 1,71 – 8,35 0,001<br />
Block A-V 1,09 0,38 – 3,14 0,870<br />
Nhịp nhanh kịch phát trên thất 4,4 1,02 – 18,97 0,047<br />
<br />
<br />
448 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Biến cố hậu phẫu OR KTC 95% của OR P<br />
Ngưng tim 14,72 2,57 – 84,31 0,003<br />
NMCT cấp 3,16 1,03 – 9,67 0,043<br />
Đột quỵ 19,28 1,05 – 353,99 0,046<br />
Suy thận cấp cần lọc thận 8,17 1,54 – 43,26 0,013<br />
Nhiễm trùng huyết 4,6 1,06 – 20,00 0,041<br />
Nhiễm trùng bệnh viện 1,47 0,63 – 3,43 0,367<br />
Dùng thuốc tăng co bóp cơ tim 2,04 1,18 – 3,54 0,011<br />
Giảm cung lượng tim sau PT 1,94 1,12 – 3,34 0,017<br />
Viêm phổi bệnh viện 1,73 0,65 – 4,61 0,266<br />
Nhập lại ICU 2,64 0,83 – 8,41 0,100<br />
Hỗ trợ IABP 0,76 0,09 – 6,19 0,800<br />
Thời gian thở máy > 24 giờ 5,63 2,47 – 12,84 < 0,001<br />
Thời gian nằm ICU > 3 ngày 2,14 1,15 – 3,95 0,015<br />
Thời gian nằm viện > 14 ngày 3,05 1,79 – 5,20 < 0,001<br />
Tử vong trong viện 11,04 1,08 – 111,99 0,042<br />
Tử vong 30 ngày 26,86 4,51 – 159,80 < 0,001<br />
Tử vong 6 tháng 5,79 1,72 – 19,48 0,004<br />
Tử vong 1 năm 4,59 1,41 – 14,94 0,011<br />
<br />
Phân tích sống còn theo KAPLAN-MEIER<br />
Bảng 4: Tỉ lệ sống còn tích lũy ở từng thời điểm ở hai nhóm có rung nhĩ và không rung nhĩ sau phẫu thuật tim<br />
Tỉ lệ sống còn tích lũy Rung nhĩ (n = 107) Không rung nhĩ (n = 344) P<br />
30 ngày 0,887 0,982 < 0,01<br />
6 tháng 0,858 0,961 < 0,01<br />
1 năm 0,858 0,949 < 0,05<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Không rung nhĩ 343 321 317 315 314 313 310<br />
Rung nhĩ 106 90 90 89 89 89 88<br />
Biểu đồ 1: Đường cong sống còn tích lũy Kaplan-Meier của tử vong 1 năm do mọi nguyên nhân ở hai<br />
nhóm có rung nhĩ và không rung nhĩ sau phẫu thuật tim<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 449<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018<br />
<br />
Phân tích sống còn theo hồi quy Cox<br />
Bảng 5: Ảnh hưởng độc lập của rung nhĩ và các yếu tố khác lên tử vong do mọi nguyên nhân 1 năm sau phẫu<br />
thuật tim<br />
Biến β HR KTC 95% của HR P<br />
Rung nhĩ sau phẫu thuật tim 1,033 2,72 1,10 – 6,72 0,029<br />
Đái tháo đường trước PT 1,002 2,72 1,12 – 6,57 0,026<br />
Tiền căn đột quỵ 1,56 4,76 1,73 – 13,08 0,002<br />
EF trước PT -0,048 0,95 0,92 – 0,98 0,002<br />
Creatinine máu trước PT 0,011 1,01 1,00 – 1,01 < 0,001<br />
Tiền căn PCI 2,369 10,68 1,94 – 58,61 0,006<br />
Thuốc statins khi xuất viện -1,28 0,28 0,08 – 0,95 0,043<br />
Thuốc ức chế β khi xuất viện -1,676 0,19 0,03 – 0,99 0,049<br />
Phân tích hồi quy Cox đa biến cho thấy: Các yếu tố làm giảm nguy cơ độc lập có ý<br />
Các yếu tố làm tăng nguy cơ độc lập có ý nghĩa thống kê của tử vong do mọi nguyên nhân<br />
nghĩa thống kê của tử vong do mọi nguyên nhân 1 năm sau PT tim gồm: EF trước PT, thuốc statins<br />
1 năm sau PT tim gồm: RNSPTT, đái tháo khi xuất viện, thuốc ức chế β khi xuất viện.<br />
đường, tiền căn đột quỵ, creatinnine máu trước<br />
PT, tiền căn PCI.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 2: Đường cong sống còn tích lũy đã được hiệu chỉnh của tử vong 1 năm do mọi nguyên nhân ở hai<br />
nhóm có rung nhĩ và không rung nhĩ sau phẫu thuật tim<br />
Sau khi hiệu chỉnh, nhóm RN vẫn có tỉ lệ theo tuổi tăng(2,3), dưới 40 tuổi tỉ lệ RNSPTT là<br />
sống còn tích luỹ 1 năm sau PT thấp hơn so với 5,6% và trên 60 tuổi là 38,48%(24). Tỉ lệ RNSPTT<br />
nhóm không RN với P = 0,029. trong nghiên cứu của chúng tôi là 23,72%. So<br />
sánh với một số tác giả khác (bảng 6) thì tỉ lệ<br />
BÀN LUẬN<br />
rung nhĩ trong nghiên cứu của chúng tôi thấp<br />
Tỉ lệ của rung nhĩ sau phẫu thuật tim hơn. Sự khác biệt này có thể do tuổi trong nghiên<br />
Tỉ lệ RNSPTT khoảng 20% - 50% (4,10,21) và tăng cứu của chúng tôi thấp hơn (bảng 6).<br />
<br />
<br />
<br />
450 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 6: So sánh tuổi và tỉ lệ rung nhĩ sau phẫu thuật Kalavrouziotis(18) và Mathew(24).<br />
tim với các tác giả khác RNSPTT liên quan với tăng nguy cơ độc lập<br />
Số Tuổi Tỉ lệ của đột quỵ sau PT, có thể do rung nhĩ làm mất<br />
Tác giả<br />
bệnh nhân trung bình rung nhĩ<br />
(21) đồng bộ của co nhĩ, gây tổn thương huyết động<br />
Mariscalco G 17262 66,3 26,4%<br />
Funk M<br />
(13)<br />
302 63,6 42% với làm giảm đổ đầy thất và ứ trệ tuần hoàn<br />
Almassi GH<br />
(3)<br />
3855 63,7 29,6% trong nhĩ trái, gây ra đột quỵ và các biến cố do<br />
Chúng tôi 451 46,8 23,72% huyết khối khác. Một giả thuyết khác cho rằng,<br />
Ảnh hưởng độc lập của rung nhĩ sau phẫu rung nhĩ sau PT làm giảm cung lượng tim dẫn<br />
thuật tim lên các biến cố hậu phẫu đến làm tổn thương tuần hoàn não và gây ra đột<br />
Bệnh nhân rung nhĩ có tuổi lớn hơn, thường quỵ không do huyết khối từ tim(4,14,25).<br />
có bệnh tim - mạch, thận, cũng như tiến trình PT RNSPTT liên quan với tăng nguy cơ độc lập<br />
phức tạp hơn so với không có rung nhĩ (bảng 1 của giảm cung lượng tim sau PT và sử dụng<br />
và 2). Nhưng khi hiệu chỉnh các khác biệt này ở 2 thuốc tăng co bóp cơ tim sau PT là do rung nhĩ<br />
nhóm có rung nhĩ và không rung nhĩ thì gây mất đồng bộ của co nhĩ dẫn đến giảm đổ<br />
RNSPTT vẫn ảnh hưởng độc lập lên: đầy của tâm thất và giảm cung lượng tim. Khi<br />
Tử vong giảm cung lượng tim thì cần dùng các thuốc tăng<br />
co bóp cơ tim để điều trị(4,15,23).<br />
Rung nhĩ liên quan với tăng nguy cơ độc lập<br />
của tử vong do mọi nguyên nhân ở tất cả các RNSPTT liên quan với tăng nguy cơ độc lập<br />
thời điểm: Trong viện, 30 ngày, 6 tháng và 1 năm của kéo dài thời gian thở máy. Điều này có thể<br />
sau phẫu thuật (bàng 3), phù hợp với nghiên cứu do rung nhĩ xảy ra sớm ngay sau hậu phẫu, gây<br />
của các tác giả Attaran(4), Almassi(2) và Philip(26). ra bất ổn huyết động và đòi hỏi hổ trợ huyết<br />
động nhiều hơn, kết quả làm trì hoãn rút nội khí<br />
Các biến cố tim mạch hậu phẫu<br />
quản sớm. Một lý do khác có thể là, nếu có mục<br />
Rung nhĩ liên quan với tăng nguy cơ độc lập tiêu sốc điện chuyển nhịp ngay trong giai đoạn<br />
của các biến cố tim mạch hậu phẫu gồm: Đột hậu phẫu thì bệnh nhân vẫn được thở máy cho<br />
quỵ, NMCT cấp, ngưng tim, rối loạn nhịp thất, đến khi chuyển nhịp(19,26).<br />
nhịp nhanh kịch phát trên thất, giảm cung lượng<br />
RNSPTT liên quan với tăng nguy cơ độc lập<br />
tim sau phẫu thuật, dùng thuốc tăng co bóp cơ<br />
của kéo dài thời gian nằm ICU. Điều này có thể<br />
tim (bảng 3). Kết quả này cũng phù hợp với<br />
do rung nhĩ gây bất ổn huyết động, nên cần theo<br />
nghiên cứu của các tác giả Attaran(4), Haghjoo(14),<br />
dõi sát hoặc truyền các thuốc chống loạn nhịp,<br />
Mariscalco(22), Almassi(2), Hogue(17).<br />
do đó trì hoãn chuyển khỏi ICU(29).<br />
Thời gian thở máy, thời gian nằm ICU và thời RNSPTT liên quan với tăng nguy cơ độc lập<br />
gian nằm viện của kéo dài thời gian nằm viện. Điều này có thể<br />
Rung nhĩ liên quan với tăng nguy cơ độc lập do rung nhĩ liên quan với các biến cố hậu phẫu<br />
của thời gian thở máy > 24 giờ, thời gian nằm như: Đột quỵ, NMCT cấp, nằm ICU kéo dài,<br />
ICU > 3 ngày và thời gian nằm viện > 14 ngày giảm cung lượng tim sau PT…làm trì hoãn xuất<br />
(bảng 3). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên viện. Các lý do khác làm kéo dài thời gian nằm<br />
cứu của các tác giả Attaran(4) và Auer(5). viện là bệnh nhân cần đạt được một mức độ của<br />
Các biến cố khác liệu pháp kháng đông uống hay liệu pháp thuốc<br />
Rung nhĩ liên quan với tăng nguy cơ độc chống loạn nhịp đối với điều trị rung nhĩ(27,29).<br />
lập của suy thận cấp cần lọc thận và nhiễm RNSPTT không nhất thiết liên quan nhân<br />
trùng huyết (bảng 3). Kết quả này cũng phù quả với các biến cố hậu phẫu, mà có thể nó chỉ<br />
hợp với nghiên cứu của Attaran(4), là một dấu ấn (marker) của sự gia tăng các<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 451<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018<br />
<br />
biến cố hậu phẫu. RNSPTT liên quan với tăng Cũng có thể rung nhĩ không ảnh hưởng<br />
nguy cơ độc lập của các biến cố hậu phẫu như: trực tiếp làm gia tăng tử vong, mà nó chỉ là một<br />
Ngưng tim, rối loạn nhịp thất, nhịp nhanh dấu ấn (marker) của sự gia tăng tử vong. Có thể<br />
kịch phát trên thất, suy thận cấp cần lọc thận, một tổn thương hệ thống chung gây ra rung nhĩ<br />
NMCT cấp, nhiễm trùng huyết,…, có thể một và tử vong như: Các chấn thương phẫu thuật,<br />
tổn thương hệ thống chung góp phần gây ra tổn thương do tái tưới máu và thiếu máu cục bộ<br />
rung nhĩ và các biến cố hậu phẫu này. Các yếu cơ tim trong khi phẫu thuật, đáp ứng viêm hệ<br />
tố phẫu thuật như: Các chấn thương phẫu thống, stress oxy hoá, và tăng hoạt động giao<br />
thuật, tổn thương do tái tưới máu, thiếu máu cảm sau PT(1,10,16,20,26,34).<br />
cục bộ cơ tim và CPB, gây ra đáp ứng viêm hệ Trong nghiên cứu này, thuốc statins làm<br />
thống, stress oxy hoá, tăng hoạt động giao giảm nguy cơ tử vong 72%, viêm có thể gây ra<br />
cảm. Tất cả các yếu tố này có thể gây ra rung rung nhĩ và tử vong sau PT tim, statins có đặc<br />
nhĩ và các biến cố hậu phẫu(1,10,16,20,34). tính kháng viêm, khi sử dụng sau PT, nó có thể<br />
Phân tích sống còn theo KAPLAN-MEIER làm giảm tỉ lệ tử vong, làm giảm tỉ lệ rung nhĩ,<br />
Tỉ lệ sống còn tích lũy ở nhóm có rung nhĩ loại bỏ hoặc trì hoãn các cơn tái phát của rung<br />
sau PT thấp hơn so với nhóm không rung nhĩ có nhĩ, dẫn đến làm giảm tử vong sau PT do ảnh<br />
ý nghĩa thống kê ở thời điểm 30 ngày, 6 tháng và hưởng trực tiếp của rung nhĩ. Trong nghiên cứu<br />
1 năm sau PT (bảng 4) (biểu đồ 1). Kết quả này này, thuốc ức chế bêta làm giảm tử vong 81%,<br />
cũng phù hợp với nghiên cứu Philip(26), Tsai(31). thuốc ức chế bêta sử dụng sau PT có hiệu quả<br />
trong kiểm soát rối loạn nhịp nhĩ và thất, làm<br />
Phân tích sống còn theo hồi quy Cox<br />
giảm tiêu thụ oxy của cơ tim và làm giảm gánh<br />
RNSPTT liên quan với tăng nguy cơ độc<br />
nặng của thiếu máu cục bộ cơ tim, dẫn đến làm<br />
lập của tử vong do mọi nguyên nhân 1 năm sau<br />
giảm tử vong(1,10,16,20,26,34).<br />
phẫu thuật (bảng 5) (biểu đồ 2).<br />
KẾT LUẬN<br />
Thuốc statins khi xuất viện, thuốc ức chế β<br />
khi xuất viện liên quan với giảm nguy cơ độc lập Tỉ lệ RNSPTT là cao và gây ra gia tăng độc<br />
của tử vong do mọi nguyên nhân 1 năm sau lập bệnh suất, tử suất và thời gian nằm viện. Chế<br />
phẫu thuật tim (bảng 5). độ xuất viện với thuốc statins and ức chế bêta<br />
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu liên quan với giảm nguy cơ độc lập của tử vong<br />
của Philip(26) và Chan(8). do mọi nguyên nhân 1 năm sau phẫu thuật.<br />
<br />
Cơ chế RNSPTT liên quan với tăng nguy cơ TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
độc lập của tử vong sau PT có thể do: 1. Albahrani MJ, Swaminathan M, Phillips-Bute B et al (2003),<br />
“Postcardiac Surgery Complications: Association of Acute<br />
Trong ngắn hạn: Rung nhĩ gây ra bất ổn Renal Dysfunction and Atrial Fibrillation”, Anesth Analg, 96:<br />
huyết động và suy tim, nó trực tiếp là hậu quả pp.637–43.<br />
2. Almassi GH, Schowalter T, Nicolosi AC et al (1997), “Atrial<br />
của mất đồng bộ trong co nhĩ, có thể góp phần Fibrillation After Cardiac Surgery: A Major Morbid Event?”,<br />
chắc chắn(33). Annals of Surgery, Lippincott-Raven Publishers, 226(4): pp.501–<br />
513.<br />
Trong dài hạn: Rung nhĩ gây ra đáp ứng 3. Aranki SF, Shaw DP, Adams DH et al (1996), “Predictors of<br />
thất nhanh làm giãn thất(4), rung nhĩ có thể làm Atrial Fibrillation After Coronary Artery Surgery”, Circulation,<br />
94: pp.390– 397.<br />
phát triển suy tim, gây ra đột quỵ hoặc các biến<br />
4. Attaran S, Shaw M, Bond L et al (2010), “Atrial Fibrillation<br />
cố huyết khối thuyên tắc khác, và các tác dụng postcardiac Surgery: a common but a morbid complication”,<br />
bất lợi của thuốc điều trị rung nhĩ như thúc đẩy Interactive Cardiovascular and Thoracic Surgery, 12: pp.772–777.<br />
5. Auer J, Weber T, Berent R et al (2005), “Postoperative atrial<br />
loạn nhịp của thuốc chống loạn nhịp hay gây fibrillation independently predicts prolongation of hospital<br />
xuất huyết của thuốc kháng đông(33). stay after cardiac surgery”, J Cardiovasc Surg, 46(6): pp.583–8.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
452 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
6. Austin PC (2014), “The use of propensity score methods with 21. Maisel WH, Rawn JD, Stevenson WG (2001), “Atrial<br />
survival or time-to-event outcomes: reporting measures of Fibrillation after Cardiac Surgery” Ann Intern Med, 135:<br />
effect similar to those used in randomized experiments”, Stat pp.1061–1073.<br />
Med, 33(7): pp.1242–1258. 22. Mariscalco G, Biancari F, Zanobini M et al (2014), “Bedside<br />
7. Cepeda MS, Boston R, Farrar JT et al (2003), “Comparison of Tool for Predicting the Risk of Postoperative Atrial Fibrillation<br />
Logistic Regression versus Propensity Score When the After Cardiac Surgery: The POAF Score”, Journal of the<br />
Number of Events Is Low and There Are Multiple American Heart Association, 3: pp.1–9.<br />
Confounders”, American Journal of Epidemiology, 158(3): 23. Mariscalco M, Engström KG (2009), “Postoperative Atrial<br />
pp.280–287. Fibrillation Is Associated With Late Mortality After Coronary<br />
8. Chan AYM, McAlister FA, Norris CM et al (2010), “Effect of b- Surgery, but Not After Valvular Surgery”, Ann Thorac Surg, 88:<br />
blocker use on outcomes after discharge in patients who pp.187–6.<br />
underwent cardiac surgery”, J Thorac Cardiov asc Surg, 140: 24. Mathew JP, Fontes ML, Tudor IC et al (2004), “A Multicenter<br />
pp.182–7. Risk Index for Atrial Fibrillation After Cardiac Surgery”,<br />
9. Creswell LL, Schuessler RB, Rosenbloom M et al (1993), JAMA, 291(14): pp.1720– 1729.<br />
“Hazards of postoperative atrial arrhythmias”, Ann Thorac 25. Murdock DK, Rengel LR, Schlund A et al (2003), “Stroke and<br />
Surg, 56(3): pp.539–49. Atrial fibrillation Following Cardiac Surgery”, Wisconsin<br />
10. Echahidi N, Pibarot P, O’Hara G et al (2008), “Mechanisms, Medical Journal, 102(4): pp.26–30.<br />
Prevention, and Treatment of Atrial Fibrillation After Cardiac 26. Philip F, Becker M, Galla J et al (2014), “Transient post-<br />
Surgery”, Journal of the American College of Cardiology, 51(8): operative atrial fibrillation predicts short and long term<br />
pp.793–801. adverse events following CABG”, Cardiovasc Diagn Ther, 4(5):<br />
11. Filardo G, Hamilton C, Hamman B et al (2010), “New-Onset pp.365–372.<br />
Postoperative Atrial Fibrillation and Long-Term Survival 27. Shirzad M, Karimi A, Tazik M et al (2010), “Determinants of<br />
After Aortic Valve Replacement Surgery”, Ann Thorac Surg, Postoperative Atrial Fibrillation and Associated Resource<br />
90: pp.474–80. Utilization in Cardiac Surgery”, Rev Esp Cardiol, 63(9):<br />
12. Frendl G, Sodickson AC, Chung MK et al (2014), “guidelines pp.1054–60.<br />
for the prevention and management of perioperative atrial 28. Tamis JE, Steinberg JS (2000), “Atrial Fibrillation<br />
fibrillation and flutter for thoracic surgical procedures”, J Independently Prolongs Hospital Stay after Coronary Artery<br />
Thorac Cardiovasc Surg, 148(3): e153–93. Bypass Surgery”, Clin. Cardiol, 23: pp.155–159.<br />
13. Funk M, Richards SB, Desjardins J et al (2003), “Incidence, 29. Tamis JE, Steinberg JS (2000), “The Impact of Atrial fibrillation<br />
Timing, Symptoms, and Risk Factors for Atrial Fibrillation on Hospital Length of Stay After Cardiac Surgery”, Atrial<br />
After Cardiac Surgery”, Am J Crit Care, 12: pp.424–433. fibrillation after cardiac surgery, Kluwer Academic Publishers,<br />
14. Haghjoo M, Heidarali M, Nikfarjam S et al (2012), “Very Late pp.81–91.<br />
Effects of Postoperative Atrial Fibrillationon Outcome of 30. Tran DT (2013), “Clinical Prediction Rule for the Development of<br />
Coronary Artery Bypass Graft Surgery”, Res Cardiovasc Med, New Onset Postoperative Atrial Fibrillation After Cardiac Surgery”,<br />
1(1): pp.23–27. University of Ottawa, Canada, pp.1–144.<br />
15. Hồ Huỳnh Quang Trí, Lê Thế Cường (2017), “Rung nhĩ sau 31. Tsai YT, Lai CH, Loh SH et al (2015), “Assessment of the Risk<br />
phẫu thuật bắc cầu chủ-vành: Yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng Factors and Outcomesfor Postoperative AtrialFibrillation<br />
trên tiên lượng ngắn hạn”, Y học thực hành, tập 1, tr.55–57. Patients Undergoing Isolated Coronary ArteryBypass<br />
16. Hogue CW, Creswell LL, Gutterman DD et al (2005), Grafting”, Acta Cardiol Sin, 31: pp.436– 443.<br />
“American College of Chest Physicians Guidelines for the 32. Urquiza RV, Reta ERB, Bárcenas EAB et al (2016), “Risk<br />
Prevention and Management of Postoperative Atrial factors for the development of postoperative pneumonia after<br />
Fibrillation After Cardiac Surgery”, Chest, 128: pp.9S–16S. cardiac surgery”, Arch Cardiol Mex, 86(3): pp.203–207.<br />
17. Hogue CW, Palin CA, Kailasam R et al (2006), “C-Reactive 33. Villareal RP, Hariharan R, Liu BC et al (2004), “Postoperative<br />
Protein Levels and Atrial Fibrillation after Cardiac Surgery in atrial fibrillation and mortality after coronary artery bypass<br />
Women”, Ann Thorac Surg, 82(1): pp.97–102. surgery”, J Am Coll Cardiol, 43(5): pp.742–8.<br />
18. Kalavrouziotis D, Buth KJ, Ali IS (2007), “The Impact of New- 34. Zakkar M, Ascione R, James AF et al (2015), “Inflammation,<br />
Onset Atrial Fibrillation on In-hospital Mortality Following oxidative stress and postoperative atrial fibrillation in cardiac<br />
Cardiac Surgery”, Chest, 131: pp.833–839. surgery”, Pharmacology & Therapeutics, 154: pp.13–20.<br />
19. LaPar DJ, Speir AM, Crosby IK et al (2014), “Postoperative<br />
atrial fibrillation significantly increases mortality, hospital<br />
readmission, and hospital costs”, Ann Thorac Surg, 98(2): Ngày nhận bài báo: /10/2017<br />
pp.527–33.<br />
20. Maesen B, Nijs J, Maessen J et al (2012), “Post -operative at rial<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: /10/2017<br />
fibrillation: a maze of mechanisms”, European society of Ngày bài được đăng: 20/04/2018<br />
cardiology, 14: pp.159–174.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 453<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn