Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
<br />
Số 3/2015<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS-MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN<br />
LÊN CHẤT LƯỢNG CỦA VẸM TÍM (Mytilus edulis Linnaeus, 1758)<br />
TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN KHÔ<br />
EFFECTS OF SIMULATED TRANSPORTATION STRESS ON VIABILITY<br />
OF BLUE MUSSELS (Mytilus edulis Linnaeus, 1758) DURING DRY STORAGE<br />
Vũ Trọng Đại1<br />
Ngày nhận bài: 09/01/2015; Ngày phản biện thông qua: 10/02/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của stress mô phỏng quá trình vận chuyển lên chất lượng của vẹm tím được đánh<br />
giá thông qua các chỉ tiêu: khả năng bắt mồi và mất nước của vẹm trong quá trình bảo quản khô. Các thí nghiệm được<br />
thực hiện trong 8 ngày bảo quản khô ở nhiệt độ 10oC tại Trung tâm thí nghiệm Sealab, Trường Đại học Khoa học và Công<br />
nghệ Na Uy, Trondheim, NaUy.<br />
Khả năng bắt mồi của vẹm tím đạt giá trị cao nhất (1,100 mL h-1 g-1 khối lượng khô) ở ngày thứ 0 (sau 2 giờ) của quá<br />
trình bảo quản khô và sau đó giảm dần theo thời gian bảo quản. Khối lượng nước trung bình mà vẹm bị mất trong quá trình<br />
bảo quản khô dao động từ 0,4 ± 0,04g (tương ứng 5,3% tổng lượng nước) ở ngày 0 tới 0,98 ± 0,16g (tương ứng 15% tổng<br />
lượng nước) ở ngày thứ 8 cho cả hai nghiệm thức thí nghiệm nhưng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ ghi nhận được ở<br />
nghiệm thức vẹm gây stress.<br />
Từ khóa: stress, khả năng bắt mồi, mất nước, vẹm tím<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Experiments on effects of simulated transportation stress on viability of blue mussel such as: filtering capacity and<br />
water release of blue mussels was carried out during 8 days of dry storage conditions at 10oC in Sealab central, Norwegian<br />
University of Science and Technology, Trondheim, Norway.<br />
The filtering capacity of blue mussel was 1.100 mL h-1 g-1 dry weight as maximum value at day 0 (after 2 hours) of<br />
dry storage and then it decreased following storage durations. The average water of mussel released during dry storage<br />
conditions fluctuated from 0,4 ± 0,04g (5.3% of water weight) at day 0 to 0,98 ± 0,16g (15% of water weight) at day 8 in<br />
both treatments but a significant difference was only recorded in the stressed mussel treatment.<br />
Keywords: stress, viability, water release, blue mussel<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Vẹm tím Mytilus edulis là loài động vật hai mảnh<br />
vỏ phân bố rộng ở phía bắc bán cầu đặc biệt là Na<br />
Uy nhờ vào khả năng chịu đựng tốt với sự biến động<br />
mạnh của nhiệt độ, độ mặn, độ khô và ngưỡng ôxy<br />
hòa tan [4]. Nghề nuôi vẹm thương phẩm tại Na Uy<br />
phát triển rất sớm, từ những năm 1970 của thế kỷ<br />
trước do có những điều kiện tự nhiên thuận lợi như:<br />
đường bờ biển dài và không bị ô nhiễm; sự xuất hiện<br />
thường xuyên của hiện tượng nước trồi - cung cấp<br />
nguồn dinh dưỡng phong phú cho tảo phát triển [6].<br />
1<br />
<br />
Để phát triển nghề nuôi vẹm thương phẩm tại<br />
Na Uy thì việc phát triển công nghệ sau thu hoạch<br />
như: thu hoạch, đóng gói, bảo quản và vận chuyển<br />
là hết sức quan trọng. Do khoảng cách xa với thị<br />
trường chính của Châu Âu nên thời gian bảo quản<br />
vẹm ở điều kiện khô trong quá trình vận chuyển từ<br />
các nhà máy sau thu hoạch tại Na Uy tới người tiêu<br />
dùng là vấn đề cần phải nghiên cứu tới vì stress<br />
gây ra bởi quá trình xử lý sau thu hoạch như: cắt<br />
đứt tơ chân, rửa sạch, phân cỡ, đóng gói và vận<br />
chuyển sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của vẹm [5].<br />
<br />
ThS. Vũ Trọng Đại: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 9<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
Trong đó, hàm lượng nước trong vẹm là chỉ tiêu<br />
kinh tế và chất lượng quan trọng. Người tiêu dùng<br />
cho rằng hàm lượng nước trong vẹm cao là vẹm có<br />
chất lượng cao do vẹm mới được thu hoạch. Điều<br />
này có nghĩa là để thu được lợi nhuận cao thì nền<br />
công nghiệp nuôi vẹm tím thương phẩm của Na Uy<br />
cần phải tìm kiếm được giải pháp nhằm kéo dài khả<br />
năng sống cũng như chất lượng của vẹm trong quá<br />
trình vận chuyển trong điều kiện bảo quản khô [3].<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến<br />
tháng 6 năm 2010 tại phòng thí nghiệm Sealab<br />
thuộc Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Na<br />
Uy (NTNU). Vẹm được nuôi tại vịnh Åfjorden, cung<br />
cấp bởi Công ty Snadder & Snaskun.<br />
Nước biển sử dụng trong phòng thí nghiệm<br />
được bơm từ biển có độ sâu 70m (độ mặn 34‰)<br />
qua hai lớp lọc cát với kích thước tấm lọc trên và<br />
<br />
Số 3/2015<br />
dưới lần lượt là 0,6 - 0,8mm và 0,8 - 1,2mm. Sau khi<br />
lọc, nước biển được giữ trong bể chứa có sử dụng<br />
hệ thống sục khí để loại bỏ các khí độc và sau đó<br />
được đưa qua hệ thống lọc nâng nhiệt (10 ± 0,5oC)<br />
có kích thước màng lọc từ 10 tới 25µm trước khi sử<br />
dụng cho các thí nghiệm.<br />
2. Bố trí thí nghiệm<br />
2.1. Vẹm đối chứng và vẹm được gây stress<br />
Vẹm tím M. edulis có kích thước thương phẩm<br />
(40 - 55mm) được lấy trực tiếp từ vùng nuôi thương<br />
phẩm chưa qua bất kỳ công đoạn xử lý sau thu<br />
hoạch nào được giữ trong bể composite với nước<br />
biển lọc sạch ở điều kiện độ mặn: 34‰, nhiệt độ:<br />
10 ± 0,5oC. Vẹm được gây stress bằng phương<br />
pháp sử dụng máy tạo rung Retsch GmbH AS200<br />
với vận tốc 33,1 mm s-1.<br />
Vẹm được giữ trong 3 tuần và không cho ăn<br />
cho đến khi thí nghiệm bắt đầu như là vẹm đối<br />
chứng (không gây stress).<br />
<br />
Hình 1. Vẹm đối chứng (A) và máy rung tạo stress-mô phỏng quá trình vận chuyển (B)<br />
<br />
2.2. Thí nghiệm khả năng bắt mồi của vẹm<br />
Thí nghiệm xác định khả năng bắt mồi của<br />
vẹm bằng cách tính thể tích nước mà vẹm lọc qua<br />
mang để bắt mồi và tỷ lệ giảm của các hạt thức ăn<br />
trong nước theo phương pháp gián tiếp [2]. Chọn<br />
180 con vẹm, rửa sạch vỏ và giữ khô trong các túi<br />
nhựa kín, giữ ở 10oC (mỗi túi 6 con) trong 8 ngày.<br />
Trong đó ngày thí nghiệm 0 được tính sau 2 giờ từ<br />
khi cho vẹm vào túi nhựa. Mỗi ngày lấy ra 18 cá<br />
thể vẹm từ 3 túi nhựa, sử dụng 12 cá thể cho vào<br />
các bô-can nhựa được cấp 2.000 mL nước biển lọc<br />
sạch (độ mặn: 34‰, nhiệt độ: 10 ± 0,5oC), có sục<br />
khí. Sau 30 phút làm quen với môi trường, vẹm mở<br />
vỏ và hồi phục khả năng lọc nước để bắt mồi. Tảo<br />
Rhodomonas baltica với mật độ 25.000 tb mL-1<br />
được cho vào các bô-can và trộn đều. Sau khi<br />
các tế bào tảo phân bố đều trong các bô-can thì<br />
<br />
10 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
tiến hành thu 20mL nước mẫu để xác định sự<br />
giảm của mật độ tảo bằng máy đo mật độ tảo<br />
Coulter counter. Thời gian thí nghiệm kéo dài 75<br />
phút, khoảng cách giữa các lần thu mẫu là 15 phút.<br />
Khả năng lọc nước để bắt mồi của từng cá thể vẹm<br />
được xác định theo công thức sau:<br />
CR = V * (logC1 – logC2)/t<br />
Trong đó: CR (clearance rate): thể tích nước<br />
mà vẹm lọc qua mang để bắt mồi.<br />
C1 và C2 là mật độ tế bào tảo ở thời điểm bắt<br />
đầu và kết thúc mỗi đợt thu mẫu.<br />
V: thể tích nước.<br />
t: khoảng thời gian thí nghiệm<br />
2.3. Thí nghiệm khả năng mất nước của vẹm<br />
Vẹm được rửa sạch và giữ khô trong các túi<br />
nhựa kín ở 10oC, mỗi túi nhựa gồm có 6 cá thể vẹm.<br />
Túi nhựa được cắt ở góc và đặt lên trên các cốc nhựa<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br />
để gom lượng nước chảy ra từ vẹm trong quá trình<br />
bảo quản khô. Cả túi nhựa chứa vẹm và cốc nhựa<br />
đểu được bọc kín bởi một túi nhựa khác để làm<br />
giảm sự bay hơi của nước.<br />
Sau mỗi khoảng thời gian 0, 2, 4, 6 và 8 ngày<br />
bảo quản khô, lượng nước mà vẹm thải ra được<br />
cân để xác định khối lượng (g) (độ chính xác 0,01g)<br />
của mỗi nghiệm thức thí nghiệm (ngày thí nghiệm 0<br />
được tính sau 2 giờ từ khi cho vẹm vào túi nhựa).<br />
Lượng nước có trong xoang màng áo của vẹm<br />
cũng được xác định bằng cách mở vỏ vẹm rồi cân<br />
lượng nước thu được bằng cân điện tử (độ chính<br />
xác 0,01g).<br />
Bên cạnh đó, khối lượng nước có trong cơ thịt<br />
của vẹm cũng được xác định bằng phương pháp:<br />
cân khối lượng phần thân mềm thấm khô của mỗi<br />
cá thể vẹm bằng cân điện tử (độ chính xác 0,01g),<br />
sấy khô phần thân mềm trong tủ sấy ở 80oC trong<br />
48 giờ, cân khối lượng của phần thân mềm sấy khô<br />
bằng cân điện tử (độ chính xác 0,0001g).<br />
2.4. Xử lý số liệu<br />
Tất cả các thí nghiệm được lặp lại 3 lần, số liệu<br />
được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 17,0.<br />
Giá trị số liệu được thể hiện ở dạng trung bình ± sai<br />
số chuẩn (TB±SE). Sử dụng phép phân tích phương<br />
sai một yếu tố (one-way ANOVA) để kiểm định sự<br />
khác nhau của các nhóm giá trị. Sử dụng phép so<br />
sánh sự sai khác của các giá trị trung bình sau phân<br />
tích phương sai (Post Hoc Test) bằng phương pháp<br />
kiểm định Least significant difference (LSD). Khác<br />
nhau giữa các giá trị được xác định có ý nghĩa ở<br />
mức p < 0,05.<br />
<br />
Số 3/2015<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Khả năng bắt mồi của vẹm tím trong quá trình<br />
bảo quản khô<br />
Khả năng bắt mồi là chức năng sinh học chủ yếu<br />
để đánh giá sức khỏe của động vật thân mềm hai<br />
mảnh vỏ, do đó, sự suy giảm về khả năng bắt mồi<br />
chính là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự giảm sút về sức<br />
khỏe và khả năng sống của vẹm [4]. Kết quả nghiên<br />
cứu khả năng bắt mồi của vẹm được biểu diễn thông<br />
qua tỷ lệ giảm của số lượng tế bào tảo và thể tích<br />
nước mà chúng lọc qua mang tính trên một gram khối<br />
lượng khô trong quá trình bảo quản khô (hình 2 và 3).<br />
Hình 2 cho thấy khả năng bắt mồi của vẹm<br />
trong cả hai nghiệm thức stress và đối chứng đều<br />
có xu hướng giảm theo thời gian bảo quản khô và<br />
sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)<br />
giữa các ngày thí nghiệm. Trong đó, khả năng bắt<br />
mồi của vẹm có giá trị lớn nhất sau 2 ngày đầu của<br />
quá trình bảo quản khô, tương ứng với tỷ lệ giảm<br />
trung bình của số lượng tế bào tảo lên đến 70%, sau<br />
đó khả năng bắt mồi của vẹm giảm dần ở ngày thứ<br />
4, 6 và 8, tương ứng với tỷ lệ giảm trung bình xấp xỉ<br />
30% số lượng của tế bào.<br />
Khi so sánh giữa hai nghiệm thức, khả năng<br />
bắt mồi của vẹm đối chứng sau 0 và 6 ngày bảo<br />
quản cao hơn so với vẹm stress (tỷ lệ số lượng tế<br />
bào giảm tương ứng là 81% và 20% so với 77% và<br />
17%). Tuy nhiên, tại thời điểm sau 2 ngày bảo quản<br />
khô thì khả năng bắt mồi của vẹm bị stress lại lớn<br />
hơn so với vẹm đối chứng (tỷ lệ số lượng tế bào tảo<br />
giảm là 73% so với 64%). Không có sự sai khác về<br />
tỷ lệ bắt mồi của vẹm trong cả hai nghiệm thức ở<br />
ngày thứ 4 và ngày thứ 8 của quá trình bảo quản.<br />
<br />
Hình 2. Tỷ lệ phần trăm số lượng tế bào tảo giảm trong quá trình bảo quản khô<br />
(A: Vẹm đối chứng, B: vẹm bị stress)<br />
<br />
Tương tự, khả năng lọc nước của vẹm trong<br />
cả hai nghiệm thức cũng cho thấy xu hướng giống<br />
nhau trong quá trình bảo quản khô, trong đó, thể<br />
tích nước mà vẹm lọc được có giá trị cao nhất ở<br />
ngày thứ 0 của quá trình bảo quản khô (xấp xỉ 1.000<br />
mL h-1g-1 khối lượng khô) và có sự khác biệt có<br />
<br />
ý nghĩa thống kê so với các ngày còn lại (p