intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của than sinh học đến sự nảy mầm của Oryza sativa, Brassica juncea, Vigna radiata, Solanum lycopersicum và Zea mays

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

29
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thiết kế nhằm kiểm tra mức độ ảnh hưởng của than sinh học và dịch rửa từ than đến sự nảy mầm của các loại hạt giống phổ biến như lúa Oryza sativa, cải xanh Brassica juncea, đậu xanh Vigna radiata, cà chua Solanum lycopersicum và bắp Zea mays dùng làm mô hình đánh giá độc tính ở điều kiện in vitro. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của than sinh học đến sự nảy mầm của Oryza sativa, Brassica juncea, Vigna radiata, Solanum lycopersicum và Zea mays

  1. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 ẢNH HƯỞNG CỦA THAN SINH HỌC ĐẾN SỰ NẢY MẦM CỦA ORYZA SATIVA, BRASSICA JUNCEA, VIGNA RADIATA, SOLANUM LYCOPERSICUM VÀ ZEA MAYS 1,*VũThùy Dương; 2Nguyễn Mỹ Tiên; 3Trần Thị Thanh Ngân; 1Nguyễn Minh Khánh; 1Nguyễn Ngọc Phi; 1Nguyễn Tấn Đức; 1Nguyễn Thị Hạnh Nguyên 1 Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM 2 Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM 3 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM – Đại học Quốc gia TP.HCM Email: *duongthuy.158@gmail.com TÓM TẮT Than sinh học có đặc tính vật liệu phụ thuộc vào phương pháp nhiệt phân và thành phần hóa học của nguyên liệu ban đầu. Trong nghiên cứu này, than sinh học được sản xuất từ bếp khí hóa TLUD (Top-lit updraft) ở nhiệt độ 550oC. Các thông số cơ bản của than sinh học từ trấu (RB) là pH 10,15 ± 0,03, độ dẫn diện EC 0,44 ± 0,02 mS/cm, độ tro 56,81% và than sinh học từ vỏ cà phê (CB) là pH 11,74 ± 0,22, độ dẫn điện EC 2,25 ± 0,27 mS/cm, độ tro 17,58%. Nhiều công trình đã xác định trong than sinh học có thể chứa các loại hợp chất như crystalline silica, dioxyn, polycyclic aromatic hydrocarbon (PAHs), hợp chất vòng thơm, kim loại nặng dẫn đến gây ảnh hưởng không tốt cho cây trồng, vi sinh vật và sức khỏe con người. Do vậy, nghiên cứu này được thiết kế nhằm kiểm tra mức độ ảnh hưởng của than sinh học và dịch rửa từ than đến sự nảy mầm của các loại hạt giống phổ biến như lúa Oryza sativa, cải xanh Brassica juncea, đậu xanh Vigna radiata, cà chua Solanum lycopersicum và bắp Zea mays dùng làm mô hình đánh giá độc tính ở điều kiện in vitro. Than sinh học từ trấu không gây ảnh hưởng đến sự nảy mầm của lúa (GI 97,60%), ức chế không đáng kể sự nảy mầm của đậu xanh và bắp, ảnh hưởng bất lợi đến sự nảy mầm của cải xanh và cà chua khi gieo trực tiếp hạt trên nền than. Than sinh học từ vỏ cà phê nếu chưa được xử lý bằng nước sẽ gây ức chế mạnh sự nảy mầm của các loại hạt giống (GI
  2. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 ĐẶT VẤN ĐỀ Than sinh học là sản phẩm rắn thu được sau khi nhiệt phân hợp chất hữu cơ trong điều kiện không có hoặc có rất ít oxy ở nhiệt độ lớn hơn 250oC (Lehmann và Joseph, 2015). Đây là nguyên liệu có tiềm năng rất lớn cho việc ứng dụng vào đất để cải thiện chất lượng đất và nâng cao năng suất cây trồng. Tùy theo từng nguồn nguyên liệu đầu vào mà mỗi loại than sinh học mang những tính chất riêng kể cả khi trải qua cùng chế độ nhiệt phân như nhau, điều đó dẫn đến sự khác biệt rõ rệt về hàm lượng carbon, các chất dinh dư�ng, cấu trúc tinh thể cũng như các đặc tính hóa lý điển hình như pH và EC (Sohi và cs., 2010). Tuy nhiên khi nguồn nguyên liệu sinh khối thực vật có chứa kim loại nặng thì tùy chế độ nhiệt phân và nhiệt độ bay hơi của mỗi kim loại nặng mà hàm lượng kim loại nặng còn lại trong than sinh học nhiều hay ít, là mối nguy khi áp dụng vào canh tác nông nghiệp. Bản chất quá trình nhiệt phân cũng có thể tạo ra một số lượng nhỏ không đáng kể của các hợp chất độc như polycyclic aromatic hydrocarbon (PAHs), dioxyn và furan (PCDD/Fs) có thể gây ức chế quá trình phát triển của cây con hoặc tích lũy trong đất gây nguy hại lâu dài nếu không được hoạt hóa bằng các ủ sinh học phù hợp (Wilson và Reed, 2012; Hale và cs., 2012). Đối với cây trưởng thành thì ảnh hưởng bất lợi của các hợp chất này sẽ không ảnh nhiều vì hệ vi sinh vật vùng rễ của cây trưởng thành có thể phân giải một phổ rộng các hợp hữu cơ độc hại nếu chúng xuất hiện trong đất ở ngư�ng nhỏ. Để đánh giá chất lượng của phân ủ (compost) hay giá thể trồng cây có đạt yêu cầu về mức độ an toàn cho cây trồng, các nhà nghiên cứu thường đo lường thông qua hệ số nảy mầm (Germination index-GI) vì đây là giai đoạn cây yếu nhất nên phản ứng nhạy cảm với sự xuất hiện của các hợp chất độc dù ở hàm lượng rất nhỏ. Mặc dù vậy hiện nay chưa có tiêu chuẩn cho một loại hạt đại diện khi đo lường hệ số nảy mầm mà tùy thuộc vào từng đối tượng cây trồng mục tiêu mà nhà nghiên cứu sẽ thí nghiệm trên hạt giống của cây đó (Kader, 2005; Các nghiên cứu gần đây cho thấy than sinh học từ các nguồn nguyên liệu khác nhau hầu như không ảnh hưởng đến sự nảy mầm cũng như giai đoạn phát triển sớm của đa số các loại cây trồng (Solaiman và cs., 2012; Rajalakshmi và cs., 2015). Than sinh học từ vỏ cam, thân cây và bùn sau khi xử lý nước được chứng minh không có ảnh hưởng bất lợi đến tốc độ nảy mầm của hạt và sự sinh trưởng của cây rau diếp Lactuca sativa (Taek-Keun và cs., 2012). Than sinh học từ gỗ thông được chứng minh có tác động tốt đến sự nảy mầm của nhiều loại cây rừng (Reyes và cs., 2015). Đối với bối cảnh nước ta thì than sinh học hiện đang bắt được áp dụng rộng rãi như một loại giá thể trồng cây ngay trong giai đoạn ươm mầm. Vì vậy mục tiêu của nghiên cứu này tập trung làm sáng tỏ ảnh hưởng của than sinh học từ trấu và vỏ cà phê và dịch rửa từ than sinh học đến sự nảy mầm của một số hạt giống cây trồng phổ biến tại Việt Nam như lúa Oryza sativa, cải xanh Brassica juncea, đậu xanh Vigna radiata, cà chua Solanum lycopersicum và bắp Zea mays nhằm hỗ trợ công tác áp dụng than sinh học vào thực tế đạt hiệu quả cao hơn. 60
  3. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu Than sinh học từ trấu và vỏ cà phê được sản xuất ở nhiệt độ 450-5500C sử dụng bếp khí hóa model 500 của Paul Oliver, được cải tiến từ thiết kế của Alexis Belonio (Olivier, 2012). Các loại hạt giống gồm lúa Oryza sativa (Ký hiệu: OS), cải xanh Brassica juncea (BJ), đậu xanh Vigna radiata (VR), cà chua Solanum lycopersicum (SL) và bắp Zea mays (ZM) đại diện cho nhóm cây lương thực và rau màu được trồng phổ biến ở Việt Nam. Bảng 1: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa lý của than sinh học Chỉ tiêu Than sinh Phương Than sinh STT thử Đơn vị Trấu Vỏ cà phê học từ vỏ cà pháp học từ trấu nghiệm phê Carbon (dạng TCVN 1 % 38,6 28,7 38,9 58,2 nguyên 6642:2000 tố) Nitrogen TCVN 2 % 0,44 0,31 1,63 1,21 tổng số 8557:2010 P2O5 TCVN Phát hiện 3 % 0,29 0,14 0,12 hữu hiệu 8559:2010 vết (
  4. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thí nghiệm là đánh giá ảnh hưởng của than sinh học cũng như nước rửa từ than sinh học qua các lần ngâm rửa đến khả năng nảy mầm của các loại hạt giống. Cách chuẩn bị than sinh học và nước rửa từ than sinh học Than sinh học sau khi sản xuất được ngâm với nước theo tỷ lệ 1:5 v/v, lắc ở 150 rpm trong 1 giờ. Sử dụng rây 1 mm để thu dịch lọc và phần than đã ngậm nước (sẽ được sấy khô đến khối lượng không đổi ở 105oC), ký hiệu tương ứng là RBS-1 và RB-1 đối với than sinh học từ trấu và CBS-1 và CB-1 đối với than sinh học từ vỏ cả phê. Tiếp tục lặp lại quy trình ở các lần rửa 2, 3, 4, 5 ta thu được dịch lọc và than sinh học để phục vụ thí nghiệm. Thí nghiệm 1: Đánh giá ảnh hưởng của than sinh học đến sự nảy mầm của hạt Cân 0,5 g than sinh học vào từng đĩa Petri, bổ sung 2 ml nước cất để than đạt được độ ẩm bão hòa (Duong, 2017). Gieo hạt giống vào từng đĩa, đậy nắp và đem ủ ở nhiệt độ 25 – 28oC. Định kỳ bổ sung nước để duy trì độ ẩm. Theo dõi tỷ lệ nảy mầm từ 2 – 5 ngày tùy theo từng loại hạt giống. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu CRD 1 yếu tố theo số lần rửa nước, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, mỗi lần là 20 hạt giống/đĩa (Solaiman và cs., 2012). Chỉ tiêu theo dõi: • Tỷ lệ nảy mầm (Final Germination Percentage-FGP) là tỷ lệ giữa tổng số hạt nảy mầm hằng ngày và tổng số hạt giống đem ủ (Djavanshir & Pourbeik, 1976): • Tổng chiều dài rễ (Root length-RL) là thông số được tính bằng cách cộng dồn giá trị chiều dài rễ của từng hạt trong đĩa (cm/đĩa) (Solaiman và cs., 2012). • Hệ số nảy mầm (Germination index-GI) được tính bằng tích số giữa tỷ lệ nảy mầm với tổng chiều dài rễ của mẫu so với đối chứng (sử dụng nước cất). Đây là chỉ số mô tả tốt nhất cho mối tương quan giữa tỷ lệ nảy mầm và tốc độ nảy mầm của hạt giống trong các điều kiện môi trường nhất định (Kader, 2005). Ghi chú: GI 80% hoàn toàn không ức chế sự nảy mầm; GI >100% kích thích sự nảy mầm (Gas có và cs., 2016). Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng của nước rửa từ than sinh học đến sự nảy mầm của hạt Hút 2 ml dịch rửa từ than sinh học vào từng đĩa Petri có lót giấy thấm để giữ ẩm. Gieo hạt giống vào từng đĩa, đậy nắp và đem ủ ở nhiệt độ 25 – 28oC. Định kỳ bổ sung nước để duy trì độ ẩm. 62
  5. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 Theo dõi tỷ lệ nảy mầm từ 2 – 5 ngày tùy theo từng loại hạt giống. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu CRD 1 yếu tố theo số lần rửa nước, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, mỗi lần là 20 hạt giống/đĩa (Solaiman và cs., 2012). Chỉ tiêu theo dõi tương tự như thí nghiệm 1. Bảng 2: Bố trí thí nghiệm Nghiệm thức Nghiệm thức Đối chứng Nước cất Đối chứng Nước cất RB-0 RB-1 RBS-1 RB-2 Dịch rửa từ RBS-2 Than sinh than sinh học học trấu (RB) RB-3 RBS-3 trấu (RBS) Thí nghiệm RB-4 Thí nghiệm RBS-4 1 RB-5 2 RBS-5 CB-0 CB-1 CBS-1 Dịch rửa từ Than sinh CB-2 CBS-2 than sinh học học vỏ cà phê CB-3 vỏ cà phê CBS-3 (CB) (CBS) CB-4 CBS-4 CB-5 CBS-5 Phương pháp xử lý số liệu Dữ liệu thí nghiệm được xử lý trong chương trình Microsoft Excel và phần mềm SAS 9.1 để phân tích ANOVA 1 yếu tố, phân hạng các giá trị trung bình bằng kiểm định Duncan ở alpha = 0,95. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Khảo sát giá trị pH và EC của than sinh học và dịch rửa từ than qua các lần ngâm rửa Giá trị pH và EC của dịch rửa than lần 1 sẽ tương ứng với giá trị pH và EC của nền than ban đầu vì than sinh học khi đo pH và EC được ngâm với nước theo tỷ lệ 1:5 v/v cũng là tỷ lệ sử dụng để ngâm rửa và thu dịch lọc như mô tả ở phần phương pháp nghiên cứu. Qua các lần ngâm rửa, giá trị pH và EC của 2 loại than sinh học có xu hướng giảm mạnh, từ lần rửa thứ 3 thì ổn định và thay đổi chậm dần. Giá trị pH và EC của than sinh học từ vỏ cà phê luôn cao hơn so với than sinh học từ trấu chứng tỏ có sự hiện diện khá cao của khoáng và muối tan trong nước trong than sinh học từ vỏ cà phê. Theo các nghiên cứu liên quan thì than sinh học được sản xuất từ trấu hay vỏ cà phê đều có tính kiềm lớn vì đây là kết quả của sự bay hơi các yếu tố phi kim ở nhiệt độ cao trong 63
  6. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 quá trình khí hóa (Gaskin và cs., 2008). Than sinh học từ trấu có pH dao động trong khoảng 8,99- 9,70 và EC 0,90 mS/cm ở chế độ nhiệt phân 500-600oC (Jindo và cs., 2014; Pratiwi và Shinogy, 2016). Trong khi đó pH của than sinh học từ vỏ cà phê cao hơn, dao động từ 9,62-11,04 và EC 4,29-6,44 mS/cm ở chế độ nhiệt phân 350-500oC (Dume và cs., 2015), giá trị pH giảm xuống còn 10,1 ở 600oC (Houben và cs., 2014). Khả năng trao đổi cation CEC của than sinh học từ vỏ cà phê mạnh hơn than sinh học từ trấu vì các nhóm chức trên bề mặt mặt tích điện âm khá cao (Dume và cs., 2015). Bảng 3: Giá trị pH và EC của than sinh học và dịch rửa từ than qua các lần ngâm rửa EC EC Nghiệm thức pH Nghiệm thức pH (mS/cm) (mS/cm) RB-0 10,15 0,44 Dịch Than RB-1 8,09 0,30 rửa từ RBS-1 10,15 0,44 sinh RB-2 7,91 0,09 than RBS-2 8,09 0,30 học sinh trấu RB-3 7,70 0,05 học RBS-3 7,91 0,09 Thí (RB) RB-4 7,66 0,03 Thí trấu RBS-4 7,70 0,05 nghiệm nghiệm (RBS) 1 RB-5 7,53 0,03 2 RBS-5 7,66 0,03 CB-0 11,74 2,25 Dịch Than CB-1 9,52 1,67 rửa từ CBS-1 11,74 2,25 sinh CB-2 9,26 0,38 than CBS-2 9,52 1,67 học vỏ sinh cà phê CB-3 9,11 0,15 học vỏ CBS-3 9,26 0,38 (CB) CB-4 8,95 0,10 cà phê CBS-4 9,11 0,15 (CBS) CB-5 8,83 0,08 CBS-5 8,95 0,10 Đánh giá ảnh hưởng của than sinh học đến sự nảy mầm của hạt Than sinh học từ trấu không gây ảnh hưởng đến sự nảy mầm của lúa (GI 97,60%), ức chế không đáng kể sự nảy mầm của đậu xanh và bắp, ảnh hưởng bất lợi đến sự nảy mầm của cải xanh và cà chua khi gieo trực tiếp hạt trên nền than. Sau khi được rửa qua nước vài lần thì hầu như các loại hạt giống đều nảy mầm và phát triển bình thường ngoại trừ hạt bắp có hệ số nảy mầm không cao khi được gieo trên nền than sinh học từ trấu ở lần rửa thứ 4 trở đi. Than sinh học từ vỏ cà phê biểu hiện khả năng ức chế mạnh trên 5 loại hạt giống (GI
  7. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 hạt nảy mầm tốt, tránh được bị ức chế nếu gieo trên nền than chưa được xử lý. Đối với than sinh học từ vỏ cà phê thì không khuyến cáo sử dụng như giá thể ươm cây con mà cần qua ủ hoạt hóa sẽ thu được hiệu quả tốt hơn (Zhang và Sun, 2014; Kammann và cs., 2015). Hình 1: Ảnh hưởng của than sinh học từ trấu và vỏ cà phê đến sự nảy mầm của hạt Đánh giá ảnh hưởng của nước rửa từ than sinh học đến sự nảy mầm của hạt Dịch rửa từ than sinh học trấu cho thấy hiệu quả tích cực đến sự nẩy mầm của các loại hạt giống trong thí nghiệm (GI >80%) ngay từ lần rửa than đầu tiên và duy trì hiệu quả cho đến lần rửa than thứ 5. Dịch rửa than sinh học vỏ cà phê cũng cho hiệu quả tích cực tương tự đến sự nảy mầm của hạt dù rằng hạt không nảy mầm tốt trên chính nền than đó. Điều này cho thấy những hợp chất hữu cơ và khoáng khi bị rửa trôi từ nền than chưa xử lý không gây tác động bất lợi mà trái lại có hiệu quả tích cực đến sự nảy mầm của hạt. Kết quả này phản ánh hiệu quả ứng dụng than sinh học chưa qua xử lý có thể gây tác động bất lợi trên những cây được bón trực tiếp than vào nền đất nhưng đối với những cây xung quanh thì chất dinh dư�ng và khoáng từ than chưa xử lý đã giúp cây phát triển và có năng suất cao. Do đó, nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả không ổn định của than sinh học chưa qua xử lý cho thấy năng suất thu hoạch không đồng đều khi so với loại than sinh học đã được ủ xử lý phù hợp (Schulz và cs., 2013; Borchard và cs., 2014). Hình 2: Ảnh hưởng của dịch rửa than sinh học từ trấu và vỏ cà phê đến sự nảy mầm của hạt 65
  8. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 Bảng 4: Ảnh hưởng của than sinh học từ trấu và vỏ cà phê đến tỷ lệ nảy mầm (FGP), tổng chiều dài rễ (RL) và hệ số nảy mầm của hạt (GI) Hạt giống Solanum lycopersicum Oryza sativa (OS) Brassica juncea (BJ) Vigna radiata (VR) Zea mays (ZM) (SL) Than sinh học FGP RL GI FGP RL GI FGP RL GI FGP RL GI FGP RL GI (%) (cm) (%) (%) (cm) (%) (%) (cm) (%) (%) (cm) (%) (%) (cm) (%) Nước Đối chứng 66,67bc 67,00b - 96,67a 39,20a - 95,00 55,67abc - 95,00ab 93,07a - 93,33a 99,60a - cất RB-0 70,00bc 60,63bc 97,60 80,00abc 16,27b 34,25 96,67 34,30de 62,37 95,00ab 37,03c 39,79 86,67ab 61,83bcd 58,07 bc b ab a abc a c ab RB-1 73,33 71,20 121,72 93,33 30,87 76,30 96,67 52,90 96,45 96,67 50,43 55,14 85,00 52,73cde 48,22 Than sinh học RB-2 76,67ab 77,10ab 132,64 81,67abc 30,63a 66,67 95,00 52,50abc 96,81 100,00a 64,70b 73,18 85,00ab 64,43bc 59,19 trấu (RB) RB-3 70,00bc 66,60b 104,16 86,67abc 36,77a 83,50 98,33 48,73bcd 90,99 95,00ab 67,00b 72,24 90,00ab 72,73b 70,71 bc b abc a a ab b b RB-4 66,67 68,50 102,57 86,67 33,07 76,45 100,00 67,50 127,64 90,00 72,27 74,27 75,00 45,23def 37,79 RB-5 90,00a 94,03a 189,71 88,33abc 34,53a 79,65 100,00 64,67ab 122,28 93,33ab 75,87b 80,56 81,67ab 54,80bcde 48,92 c f d d f d CB-0 60,00 0,80 0,99 55,00 0,00 0,00 96,67 10,10 18,54 15,00 0,00d 0,00 81,67ab 29,00f 25,90 CB-1 78,33ab 18,60ef 32,57 76,67bc 1,20d 2,36 96,67 12,50f 22,97 78,33c 4,27d 3,75 88,33ab 36,43ef 34,52 Than sinh học vỏ CB-2 73,33bc 32,20de 53,11 88,33abc 3,13cd 7,40 95,00 18,60ef 33,38 90,00ab 5,97d 6,09 86,67ab 54,60bcde 51,30 cà phê (CB) CB-3 76,67 ab 34,13 de 58,91 83,33 abc 3,67 cd 7,73 100,00 31,83 de 60,20 91,67 ab 6,40 d 6,74 86,67ab 42,17ef 40,79 CB-4 70,00bc 43,87cd 69,11 86,67abc 10,90bc 25,00 100,00 31,53de 59,63 85,00bc 7,97d 7,91 76,67ab 29,70f 24,36 CB-5 78,33ab 56,10bc 98,82 73,33c 12,03b 21,97 100,00 46,80cd 88,50 93,33ab 9,77d 10,33 88,33ab 53,57cde 51,44 CV (%) 10,85 21,59 - 11,06 23,78 - 3,38 23,26 - 6,58 21,51 - 10,32 18,55 - p-value 0,0208
  9. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 KẾT LUẬN Than sinh học chưa qua xử lý không thích hợp làm giá thể ươm cây cũng như áp dụng vào đất mà cần trải qua quá trình hoạt hóa phù hợp bằng tác nhân vi sinh vật nhằm chuyển hóa các hợp chất hữu cơ sau quá trình nhiệt phân thành những dạng đơn giản, giúp cây trồng dễ hấp thu (Garnett và cs., 2004; Hille và Den Ouden, 2005; Schulz và cs., 2013). Đối với dịch rửa từ than sinh học chưa qua xử lý thì hoàn toàn không gây ảnh hưởng bất lợi mà còn có tác động tích cực đến sự nảy mầm của các loại hạt giống đại diện cho nhóm cây trồng ngắn ngày phổ biến ở Việt Nam như cải xanh, lúa, đậu xanh, bắp và cà chua. Qua công trình này, nhóm nghiên cứu đề nghị đưa hệ số nảy mầm (GI) như một tiêu chuẩn định lượng về mức độ an toàn của than sinh học để giúp người canh tác chọn lựa được các dòng sản phẩm than sinh học đã qua quá trình xử lý, hoạt hóa thay vì dùng trực tiếp than sinh học chưa qua xử lý có thể gây tác động không mong muốn lên năng suất cây trồng, dẫn đến việc khi ứng dụng than sinh học gặp nhiều khó khăn khi triển khai trong thực tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Borchard, N., Siemens, J., Ladd, B., Möller, A., & Amelung, W. (2014). Application of biochars to sandy and silty soil failed to increase maize yield under common agricultural practice. Soil and Tillage Research, 144, 184-194. [2] Djavanshir, K., & Pourbeik, H. (1976). Germination value – a new formula. Silvae genetica, 25(2), 79-83. [3] Dume, B., Berecha, G., & Tulu, S. (2015). Characterization of biochar produced at different temperatures and its effect on acidic nitosol of Jimma, southwest Ethiopia. International Journal of Soil Science, 10(2), 63-73. [4] Garnett, E., Jonsson, L. M., Dighton, J., & Murnen, K. (2004). Control of pitch pine seed germination and initial growth exerted by leaf litters and polyphenolic compounds. Biology and fertility of soils, 40(6), 421-426. [5] Gascó, G., Cely, P., Paz-Ferreiro, J., Plaza, C., & Méndez, A. (2016). Relation between biochar properties and effects on seed germination and plant development. Biological Agriculture & Horticulture, 32(4), 237-247 [6] Gaskin, J. W., Steiner, C., Harris, K., Das, K. C., & Bibens, B. (2008). Effect of low- temperature pyrolysis conditions on biochar for agricultural use. Transactions of the ASABE, 51(6), 2061-2069. [7] Hale, S. E., Lehmann, J., Rutherford, D., Zimmerman, A. R., Bachmann, R. T., Shitumbanuma, V., ... & Cornelissen, G. (2012). Quantifying the total and bioavailable polycyclic aromatic hydrocarbons and dioxyns in biochars. Environmental science & technology, 46(5), 2830-2838. [8] Halvorson, J. J., Gonzalez, J. M., & Hagerman, A. E. (2011). Repeated applications of tannins and related phenolic compounds are retained by soil and affect cation exchange capacity. Soil Biology and Biochemistry, 43(6), 1139-1147. 67
  10. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 [9] Hille, M., & Den Ouden, J. (2005). Charcoal and activated carbon as adsorbate of phytotoxyc compounds–a comparative study. Oikos, 108(1), 202-207. [10] Houben, D., Sonnet, P., & Cornelis, J. T. (2014). Biochar from Miscanthus: a potential silicon fertilizer. Plant and soil, 374(1-2), 871-882. [11] Jindo, K., Mizumoto, H., Sawada, Y., Sanchez-Monedero, M. A., & Sonoki, T. (2014). Physical and chemical characterization of biochars derived from different agricultural residues. Biogeosciences, 11(23), 6613-6621. [12] Kader, M. A. (2005). A comparison of seed germination calculation formulae and the associated interpretation of resulting data. Journal & Proceedings of the Royal Society of New South Wales, 136, 65-75. [13] Kammann, C. I., Schmidt, H. P., Messerschmidt, N., Linsel, S., Steffens, D., Müller, C., ... & Joseph, S. (2015). Plant growth improvement mediated by nitrate capture in co- composted biochar. Scientific reports, 5, 11080. [14] Lehmann, J., & Joseph, S. (Eds). (2009). Biochar for environmental management: Science and Technology. Routledge. [15] Lehmann, J., & Joseph, S. (Eds). (2015). Biochar for environmental management: Science Technology and Implementation. Routledge. [16] Olivier, P. (2012). TLUD Gasifier in Vietnam. [17] Pratiwi, E. P. A., & Shinogi, Y. (2016). Rice husk biochar application to paddy soil and its effects on soil physical properties, plant growth, and methane emission. Paddy and water environment, 14(4), 521-532. [18] Rajalakshmi, A. G., Kumar, S. K., Bharathi, C. D., Karthika, R., DivyaVisalakshi, K., Meera, R., & Mohanapriya, S. (2015). Effect of biochar in seed germination in vitro study. International Journal of Biosciences and Nanosciences, 2, 132-6. [19] Reyes, O., Kaal, J., Arán, D., Gago, R., Bernal, J., García-Duro, J., & Basanta, M. (2015). The effects of ash and black carbon (biochar) on germination of different tree species. Fire Ecology, 11, 119-133. [20] Schulz, H., Dunst, G., & Glaser, B. (2013). Positive effects of composted biochar on plant growth and soil fertility. Agronomy for sustainable development, 33(4), 817-827. [21] Sohi, S. P., Krull, E., Lopez-Capel, E., & Bol, R. (2010). A review of biochar and its use and function in soil. In Advances in agronomy (Vol. 105, pp. 47-82). Academic Press [22] Solaiman, Z. M., Murphy, D. V., Abbott, L. K. (2012). Biochars influence seed germination and early growth of seedlings. Plant Soil, 353, 273-287. [23] Taek–Keun, O. H., Shinogi, Y., Chikushi, J., Yong–Hwan, L. E. E., & Choi, B. (2012). Effect of aqueous extract of biochar on germination and seedling growth of lettuce (Lactuca sativa L.). J. Fac. Agr., Kyushu Univ, 57(1), 55-60. 68
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2