intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của thông số cuộn vải tới độ hao hụt trải vải tại Công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ Thời trang Hà Nội Hafasco

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Ảnh hưởng của thông số cuộn vải tới độ hao hụt trải vải tại Công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ Thời trang Hà Nội Hafasco" nhằm thu thập dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng và định độ hao hụt vải khi trải, từ đó đưa ra các phương pháp và quy trình tối ưu để giảm thiểu hao hụt vải và nâng cao hiệu quả sản xuất. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường cạnh tranh và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của các đối tác trong và ngoài nước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của thông số cuộn vải tới độ hao hụt trải vải tại Công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ Thời trang Hà Nội Hafasco

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG SỐ CUỘN VẢI TỚI ĐỘ HAO HỤT TRẢI VẢI TẠI CÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THỜI TRANG HÀ NỘI HAFASCO Phạm Vũ Hạ Quỳnh* Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Thị Hồng Mỹ TÓM TẮT Hao hụt vải khi trải trong sản xuất may có ảnh hưởng quan trọng đến chi phí sản xuất. Tuy nhiên, hiện tại, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng và định độ hao hụt vải khi trải trong ngành công nghiệp may vẫn chưa được tiến hành một cách đầy đủ và chi tiết, mặc dù tác động của chúng luôn rõ rệt trong quá trình sản xuất. Sự thiếu hụt và không đảm bảo trong quá trình trải vải hoặc trong quá trình sản xuất, khi gặp các vấn đề trục trặc, đòi hỏi thay thân hoặc thay đổi sản phẩm liên tục, gây khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là khi hầu hết các doanh nghiệp trong nước đang gia công cho các đối tác nước ngoài. Do đó, nghiên cứu về ảnh hưởng của một số thông số cuộn vải và hao hụt vải khi trải vải Rib 1:1 là cần thiết. Các thông số cần được nghiên cứu bao gồm chiều dài và khổ rộng của cuộn vải, kích thước của bàn trải vải, cũng như lượng hao hụt vải trong quá trình trải và sản xuất. Việc xác định các yếu tố này và tìm hiểu tác động của chúng đối với hao hụt vải sẽ giúp cải thiện quy trình sản xuất và giảm thiểu lãng phí. Đặc biệt, nghiên cứu trên vải Rib 1:1 là quan trọng vì loại vải này phổ biến trong ngành may mặc. Thông qua nghiên cứu này, ta có thể thu thập dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng và định độ hao hụt vải khi trải, từ đó đưa ra các phương pháp và quy trình tối ưu để giảm thiểu hao hụt vải và nâng cao hiệu quả sản xuất. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường cạnh tranh và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của các đối tác trong và ngoài nước. Từ khóa: độ hao hụt vải, chiều dài cuộn vải, thông số cuộn vải, sản xuất. 1. TỔNG QUAN ĐỘ HAO HỤT VẢI Độ hao hụt vải khi trải là lượng vải hao hụt trong quá trình trải vải, được xác định độ chênh lệch giữa tổng chiều dài các lớp vải khi trải thực tế và đầu tấm so với chiều dài cuộn vải. Trải vải là quá trình tở vải từ cuộn và được xếp trên mặt phẳng từ một hoặc nhiều lớp vải đặt chồng lên nhau trên bàn trải vải. Vải có thể được trải một chiều hay hai chiều, có thể được cắt đầu bàn hoặc cắt đầu bàn (ziczac) [1]. Phương tiện chọn vải Đối với cuộn tròn, dùng máy cuốn vải có đèn chiếu sang từ dưới lên, cho máy chạy chậm đều, cuốn 784
  2. vải sang trục khác để kiểm tra hoặc dùng giá thủ công có hai trục lăn, lồng cây vải vào trục và cuốn đều vải sang trục thứ hai. Dùng tay quay đều sang trục hai để kiểm tra. Với vải loang màu, khi chiếu sang từ dưới lên không phát hiện được do đó phải dùng đèn chiếu từ trên xuống hoặc ánh sáng mặt trời. Đối với vải kẻ caro thì chập hai mép biên lai với nhau, nếu mức lệch kẻ quá mức độ cho phép thì bắt lỗi. Quá trình trải vải Trước khi trải vải đặt một lớp giấy bằng chiều dài và rộng của sơ đồ được trải lót trên mặt mặt bàn. Sau đó vải được trải lên từng lớp một. Sau khi trải hết cuộn vải thì cuộn tiếp theo trên cùng bàn vải thì người ta đặt lớp giấy khác hoặc lớp vải. Số lớp vải trải phụ thuộc vào khả năng cắt của dao, tính chất của vải, bản tác nghiệp cắt. Chiều cao có thể lên tới 20-25cm đối với vải dày và xốp. Nếu vải mỏng và ít xốp mà chiều dài bàn vải dày thì bàn vải khi đó sẽ nặng dày, dao cắt khó có thể đi qua nếu cố cắt thì ma sát với vải sẽ khiến cho dao nóng lên làm vải ở đường cắt chảy ra, các lớp vải sẽ dính vào nhau khó mà rách ra được. Trong quá trình trải vải, cần có một số khoảng trống ở cuối mỗi mảng vải hạn chế máy móc sử dụng. Thông thường sẽ xảy ra lãng phí tầm 5cm ở mỗi đầu và trên mỗi cm trên lớp vải. Điều này làm thay đổi độ bền của vải. Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng tới độ hao hụt vải khi trải gồm các đặc trưng trải như độ giãn, kiểu dệt, độ dày, chất lượng vải,…Phương pháp, thiết bị trải vải cũng như tác nghiệp sơ đồ, chiều dài sơ đồ, tác nghiệp trải cắt và thao tác trải vải. Cho đến hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ về hao hụt vải hoặc chỉ được đề cập đến theo kinh nghiệm của các doanh nghiệp sản xuất may. Nếu không thể ngăn chặn tình trạng hao hụt vải không kiểm soát thì sẽ không ổn định về số đo hàng may mặc. Độ cứng, khả năng độ co giãn và phục hồi có sự thay đổi về kích thước. Khả năng co giãn cao hơn dẫn đến độ giãn dài trải rộng hơn, độ căng trải rộng, khoảng cách do mẫu so với bảng cắt, độ giãn. 2. PHƯƠNG PHÁP HAO HỤT TRẢI VẢI Từ tài liệu quá trình sản xuất áo polo Shirt, tại xí nghiệp may xuất khẩu Yên Mỹ, công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ Thời trang Hà Nội Hafasco Bảng 1. Thông số kỹ thuật Thông số vải Giá trị Kiểu dệt Rib 1:1 Độ dày (mm) 0,79 Khối lượng 223 Mật độ dọc 252 Mật độ ngang 180 Chiều dài vòng sợi 2.6 785
  3. Tiến hành trên 5 sơ đồ mẫu với chiều dài khác nhau, tương ứng với 5 bàn vải được trải, trên mỗi trải 7 cuộn vải bằng phương pháp thủ công. 35 cuộn vải Rib 1:1 có chiều dài từ 40,5m đến 82,3m được trải trên 5 bàn vải. Độ hap hụt của vải khi trải được xác định thông qua độ hao hụt tuyệt đối TD và tương đối td Độ hao hụt tuyệt đối theo chiều dài: + +….+ + ) (m) Giải thích: TD là độ hao hụt tuyệt đối theo chiều dài khi trải vải (m). là chiều dài cuộn vải, được xác định trên máy kiểm tra vải (m). + +….+ là chiều dài của các lớp vải được trải trên bàn vải (m), được xác định trực tiếp trên bàn vải sau khi trải. là chiều dài đầu tấm sau khi trải của cuộn vải (m) . Độ hao hụt tương đối theo chiều dài: ) Độ chênh lệch của khổ rộng vải khi trải cuộn vải được xác định như sau: Độ chênh lệch tuyệt đối của khổ rộng vải: (cm) Giải thích là độ chênh lệch của khổ rộng vải khi trải 1 cuộn vải theo chiều rộng. là chiều rộng của sơ đồ giác (cm). là chiều rộng khổ vải đo được sau khi trải (cm). Độ chênh lệch tương đối của khổ rộng vải: Việc tìm kiếm số liệu các mối quan đa biến giữa độ hao hụt trải vải và chiều dài cuộn vải, chiều dài đầu tấm và số lớp vải trên một cuộn được dựa vào chỉ số BIC (Bayesian Infromtation Criterion) và lựa chọn mô hình phù hượp với phong cách BMA. 786
  4. Giải thích: n là số cỡ mẫu. p là số thông số đầu vào trong mô hình. RSSp là giá trị xác định của mô hình có p biến đầu vào. BIC có giá trị càng thấp có nghĩa mô hình càng tốt xứ lý số liệu như trên kết quả tin cậy và chính xác cao. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Độ hao hụt tuyệt đối TD tỷ lệ nghịch với chiều dài đầu tấm vải và số lớp vải trải trên cuộn N. Khi chiều dài đầu tấm và số lớp vải trên cuộn N tăng thì hao hụt tuyệt đối TD của vải giảm. Ngoài ra khi thực hiện thảo sát tại công ty sử dụng phương pháp trải thủ công nên chất lượng trải vải ở lớp kém ổn định, số lớp vải càng nhiều người trải quen tay hơn nên tỷ lệ hao hụt tuyệt đối giảm. Độ hao hụt tương đối td được tính theo lượng hao hụt tuyệt đối TD nên độ hao hụt tương đối td tỷ lệ thuận , tỷ lệ nghịch với chiều dài đầu tấm và số lớp vải trải trên cuộn N và kết quả phù hợp. Các cuộn vải đều có khổ lớn hơn khổ sơ đồ trải vải. Độ chênh lệch khổ rộng vải trên bàn vải so với chiều dài chiều rộng sơ đồ tương đối ổn định và nhỏ hơn 10cm. Qúa trình xử lý kết quả trên phần mềm R cũng không tìm thấy mối quan hệ có ý thống kê giữa độ chênh lệch khổ vải và sơ đồ giác với thông số cuộn vải. Ngoài ra, khổ rộng vải sử dụng phụ thuộc vào chất lượng của biên vải, độ ổn định của của khổ vải và kiểm soát biên vải trong quá trình trải vải. Nếu khổ rộng của vải là 100cm thì khổ rộng của sơ đồ giác nhỏ hơn 3cm. Như vậy, hao hụt biên vải 3%. Vì vậy vải có khổ rộng hơn thì sẽ có lợi hơn cùng với hiệu quả sơ đồ giác sẽ cao hơn. 4. KẾT LUẬN Độ hao hụt khi trải vải được xác định dựa trên các yếu tố như chiều dài sơ đồ giác, chiều dài đầu tấm, số lớp vải trải của cuộn và chiều dài cuộn vải. Mối quan hệ giữa các yếu tố này và độ hao hụt có thể được mô tả bằng các mô hình tuyến tính đa biến. Các mô hình này giúp định rõ hệ số tương quan giữa các yếu tố và độ hao hụt. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự chênh lệch về khổ rộng của vải ít ảnh hưởng đến độ hao hụt so với sự chênh lệch về chiều dài và có tính biến động ít hơn. Điều này có nghĩa là khổ rộng của cuộn vải có ảnh hưởng nhỏ đến độ hao hụt theo chiều dài và có xu hướng ổn định hơn theo khổ rộng. Chênh lệch theo khổ rộng của vải luôn có giá trị dương, không xuất hiện các giá trị âm. 787
  5. Các thử nghiệm trên cuộn vải thực tế cũng đã xác nhận rằng khổ rộng của cuộn vải phù hợp với sơ đồ giác đã được xây dựng trước đó. Điều này cho thấy rằng sơ đồ giác đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khớp lý tưởng giữa khổ rộng của cuộn vải và quy trình trải vải. Tổng quan, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và mối quan hệ giữa chúng với độ hao hụt khi trải vải cung cấp kiến thức quan trọng để hiểu và quản lý quy trình sản xuất may. Các kết quả này giúp cải thiện hiệu suất và giảm thiểu lãng phí trong sản xuất, đồng thời đảm bảo khớp lý tưởng giữa cuộn vải và quy trình trải vải. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Lệ, Khoa học Công nghệ, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. 2. John Maindonald, Data Analysis and Graphics using R- An Example Approach, Cambridge University Press, 2003. 3. J. Fan, W. Yu and L. Hunter, Clothing Appearance and Fit: Science and Technology, Woodhead publishing limited, Cambridge England, 2004. 788
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2