intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo đến kết quả lãnh đạo trong các trường trung học phổ thông ở tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: ViNaruto2711 ViNaruto2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

72
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề cập đến ảnh hưởng của tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo đến kết quả lãnh đạo trong các trường trung học phổ thông của tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đã được sử dụng để thu thập dữ liệu và xử lí thông tin nghiên cứu bằng phần mềm SPSS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo đến kết quả lãnh đạo trong các trường trung học phổ thông ở tỉnh Bắc Ninh

HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br /> Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 172-180<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0163<br /> <br /> ẢNH HƯỞNG CỦA TỐ CHẤT CÁ NHÂN NHÀ LÃNH ĐẠO ĐẾN KẾT QUẢ<br /> LÃNH ĐẠO TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br /> Ở TỈNH BẮC NINH<br /> Đỗ Văn Đoạt<br /> Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Tóm tắt. Bài báo đề cập đến ảnh hưởng của tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo đến kết quả<br /> lãnh đạo trong các trường trung học phổ thông của tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp điều tra<br /> bằng bảng hỏi đã được sử dụng để thu thập dữ liệu và xử lí thông tin nghiên cứu bằng phần<br /> mềm SPSS. Phép phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng, với biến độc lập là 6 nhóm tố<br /> chất cá nhân với 13 tố chất cụ thể (FX1: Tự cao tự đại – Ngạo mạn – Tư tưởng thống trị;<br /> FX2: Tính nhân bản – Sự công bằng; FX3: Chủ động – Khả năng xoay chuyển tình thế;<br /> FX4: Cảm tính – Tư duy quân bình; FX5: Kỉ luật – Cầu toàn; FX6: Ham hiểu biết – Ham<br /> học hỏi) và biến phụ thuộc gồm 2 biến thể hiện kết quả lãnh đạo: FY1: Kết quả lãnh đạo<br /> nhân viên (Sự thỏa mãn, cam kết gắn bó, sức khỏe); FY2: Kết quả lãnh đạo chung (Năng<br /> lực tổ chức, tư tưởng đổi mới). Kết quả phân tích cho thấy: FY1 chịu ảnh hưởng tiêu cực<br /> từ các biến FX1, FX4 và ảnh hưởng tích cực của FX3 và FX5; FX6 có ảnh hưởng tích cực<br /> đến FY2; trong đó, FX2 có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ nhất tới cả hai biến thể hiện<br /> kết quả lãnh đạo (FY1 và FY2). Kết quả nghiên cứu ban đầu tạo tiền đề ứng dụng vai trò<br /> của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo vào công tác quản lí, lãnh đạo và vào những chính sách<br /> đánh giá và bổ nhiệm cán bộ trong các trường học.<br /> Từ khóa: Tố chất cá nhân nhà lãnh đạo, kết quả lãnh đạo, trường trung học phổ thông.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Tiếp cận dưới góc độ các giá trị tinh thần và hành vi cụ thể, Reave (2005) đã xem xét mối<br /> quan hệ giữa các yếu tố này và hiệu quả lãnh đạo.Trong đó những tố chất cá nhân bao gồm sự<br /> chính trực, sự trung thực và tính nhân bản; các hành vi hay kỹ năng lãnh đạo như tôn trọng người<br /> khác, đối xử công bằng, biết quan tâm chia sẻ, biết lắng nghe, ghi nhận kết quả làm việc của nhân<br /> viên, đức tin có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả và hiệu quả lãnh đạo. Để đo lường kết quả lãnh<br /> đạo, Reave tập trung vào kết quả lãnh đạo đối với cá nhân bao gồm các yếu tố như: sự nhận thức,<br /> động lực làm việc, sự thỏa mãn trong công việc, sự gắn bó, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên<br /> dưới quyền (dẫn theo [13]).<br /> Noel Balliett Thunn (2009) nghiên cứu về ảnh hưởng của 6 nhóm gồm 24 tố chất cá nhân<br /> theo cách phân loại của Peterson và Seligman (2004) bao gồm sự hiểu biết, lòng can đảm, tính<br /> Ngày nhận bài: 11/4/2017. Ngày nhận đăng: 12/8/2017<br /> Liên hệ: Đỗ Văn Đoạt, e-mail: dvdoat@gmail.com<br /> <br /> 172<br /> <br /> Ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo đến kết quả lãnh đạo trong các trường trung học...<br /> <br /> nhân bản, sự vượt trội, sự kiềm chế và sự công bằng. Để đo lường kết quả hoạt động lãnh đạo,<br /> Thunn sử dụng 3 nhóm tiêu chí bao gồm: Hành vi cá nhân (sự thỏa mãn trong công việc, niềm tin,<br /> sự tận tâm), cam kết gắn bó và sức khỏe. Thunn cũng phát triển bảng hỏi gồm 26 câu và đã chứng<br /> minh được độ tin cậy của thang đo này (Character Strength in Leadership Survey - CSL) khi so<br /> sánh kết quả thu được với các thang đo khác đã được thừa nhận trước đó như Lí thuyết cấp trên<br /> - cấp dưới (LMX), Bảng hỏi đa nhân tố về lãnh đạo (Multi-Factor leadership questionnaire) (dẫn<br /> theo [7, 8], 11, 15]).<br /> Strohhecker, GroBler (2013) dựa vào mô hình PPIK (Process - Personality - Interest Knowledge) cũng nghiên cứu sự ảnh hưởng của 4 tố chất bao gồm Sự thông minh - Tư duy theo<br /> quá trình, Kiến thức, Nhân cách và Sự say mê (Intelligence-as-Process, Intelligence-as-Knowledge,<br /> Personality, Interest - PPIK) lên kết quả hoạt động quản trị sản xuất cụ thể là quản trị vật tư, nguyên<br /> vật liệu, kho tàng (Inventory Management Performance - IMP). Kết quả nghiên cứu chỉ ra sự thông<br /> minh có liên hệ chặt chẽ nhất tới kết quả hoạt động trong khi các yếu tố khác có mối quan hệ yếu<br /> hơn nhưng tương đối rõ ràng [14].<br /> Ở Việt Nam, các nghiên cứu về tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo nói chung, về tố chất cá<br /> nhân của nhà lãnh đạo trường học và tác động của nó tới kết quả lãnh đạo nói riêng còn mờ nhạt,<br /> thậm chí không có. Các nghiên cứu này theo một số hướng cơ bản như sau: Hướng thứ nhất là<br /> các nghiên cứu mang tính chính trị tư tưởng, vận dụng quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí<br /> Minh về yêu cầu đạo đức phong cách lãnh đạo, phong cách làm việc, lề lối làm việc... của người<br /> cán bộ Đảng viên, của người lãnh đạo,của người quản lí. Theo đó, người lãnh đạo, người quản lí<br /> phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện mình để hạn chế khuyết điểm, tăng cường các ưu điểm tập<br /> trung ở 5 đức tính (Trần Nguyễn Tuyên, 2015) [3]: Nhân (Thật thà, hết lòng thương yêu đồng bào<br /> đồng chí, sẵn sàng chịu khổ, hi sinh...); Nghĩa (Ngay thẳng, không lo toan lợi ích cá nhân ngoài<br /> lợi ích của Đảng, của dân tộc; thấy việc phải nói - phải làm, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ...); Trí<br /> (Không bị việc tư túi làm mù quáng, làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, cho dân...); Dũng<br /> (Dũng cảm, không quản khó khăn, có gan sửa chữa khuyết điểm...); Liêm (Không tham địa vị, tiền<br /> tài; không háo danh...). Một số nghiên cứu khác vẫn tập trung vào người lãnh đạo, quản lí trong<br /> cơ quan Nhà nước nhưng nhìn dưới góc độ tâm lí học về nhân cách người lãnh đạo (Nguyễn Bá<br /> Dương, 2004; Lê Hữu Xanh, 2006; Vũ Anh Tuấn, 2009), nhân cách người làm quan (Lương Xuân<br /> Hà, 2007)... [2], [6], [1]. Với quan điểm này, nhân cách người lãnh đạo được nhìn dưới lăng kính<br /> Đức - Tài. Với cách nhìn tổng hợp hơn, theo Vũ Anh Tuấn (2009) [5], nhân cách người lãnh đạo quản lí “Đó là tổng hòa những phẩm chất tâm lí của một nhà chính trị, nhà tổ chức, am hiểu chuyên<br /> môn, đồng thời là một nhà giáo dục biểu hiện qua năng lực, phẩm chất và phong cách trong các<br /> hoạt động lãnh đạo, quản lí”. Hướng nghiên cứu này nhìn nhận một cách cụ thể hơn, dưới góc độ<br /> tâm lí học, xã hội học nhưng còn nặng về đánh giá cảm tính, lí thuyết. Trong đó đáng chú ý phải<br /> kể đến nghiên cứu của Trần Thị Bích Trà (2006) [4] khi đã chỉ ra 23 phẩm chất tâm lí (tương tự<br /> như tố chất cá nhân) cần thiết trong nhân cách người lãnh đạo nói chung và người lãnh đạo trong<br /> giai đoạn hiện nay (từng phẩm chất đều có giá trị trung bình > 2.44). 23 phẩm chất này chia làm 3<br /> nhóm gồm “phẩm chất về đạo đức”, “phẩm chất về năng lực” và “phẩm chất tâm lí đặc thù”; trong<br /> đó “phẩm chất về đạo đức” được đánh giá là cần thiết hơn hai nhóm còn lại.<br /> Như vậy, các lí thuyết về lãnh đạo nói chung được hình thành và kiểm chứng nhiều ở các<br /> nước phương Tây, có nền kinh tế phát triển và lịch sử phát triển khoa học quản trị lâu đời. Lí thuyết<br /> này cũng cần được chứng minh tính phù hợp hoặc cần biến đổi phù hợp với văn hóa, truyền thống<br /> kinh doanh, trình độ phát triển kinh tế, trình độ quản trị... ở các nước phương Đông, mà Bắc Ninh<br /> của Việt Nam được chọn là bối cảnh nghiên cứu. Trên thực tế, các nghiên cứu bài bản về lãnh đạo<br /> đã thực hiện và công bố ở Việt Nam còn khá hiếm hoi, mới chỉ được thực hiện từ các góc nhìn<br /> 173<br /> <br /> Đỗ Văn Đoạt<br /> <br /> mang tính rời rạc, từ cách tiếp cận mang tính truyền thống, chưa xét đến yếu tố bối cảnh chi phối<br /> mà mới chỉ quan tâm đến kinh nghiệm và thực tiễn quản lí. Trên cơ sở đó, thông qua nghiên cứu<br /> thống kê, tác giả tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng tố chất của nhà lãnh đạo trường học bậc trung<br /> học phổ thông đến hiệu quả lãnh đạo. Các tiêu chí đã được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của<br /> các tố chất cá nhân tới kết quả lãnh đạo và được thống kê trong nghiên cứu này ở mục 2.<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> Tác giả tiến hành điều tra tại các trường trung học phổ thông của tỉnh Bắc Ninh bằng phương<br /> pháp anket. Số phiếu sau sàng lọc đủ điều kiện để nhập và phân tích dữ liệu là 406 phiếu trong số<br /> 430 phiếu thu về trên tổng số 600 phiếu phát ra. Phương pháp toán thống kê được sử dụng để xử lí<br /> dữ liệu điều tra. Các thang đo tố chất cá nhân và kết quả lãnh đạo được kiểm tra độ tin cậy bằng<br /> hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng, sau đó đưa vào phân tích nhân tố khám phá<br /> (EFA), phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết thống kê.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Mô hình nghiên cứu<br /> <br /> Sơ đồ 1. Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của tố chất đến kết quả lãnh đạo [2, 4, 10, 12-16]<br /> Cụ thể, chúng tôi xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập (FX) và các biến phụ thuộc<br /> (FY) thông qua hai mô hình hồi quy tuyến tính và đặt ra các giả thuyết kiểm định như sau :<br /> 174<br /> <br /> Ảnh hưởng của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo đến kết quả lãnh đạo trong các trường trung học...<br /> <br /> Mô hình giả định thứ nhất: Đánh giá ảnh hưởng của tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo bao<br /> gồm (FX1) Tự cao tự đại - Ngạo mạn - Tư tưởng thống trị, (FX2) Tính nhân bản - Sự công bằng,<br /> (FX3) Chủ động - Khả năng xoay chuyển tình thế, (FX4) Cảm tính - Tư duy quân bình, (FX5) Kỉ<br /> luật - Cầu toàn và (FX6) Ham hiểu biết - Ham học hỏi đến (FY1) Kết quả lãnh đạo nhân viên (bao<br /> gồm sự thỏa mãn trong công việc, cam kết gắn bó với tổ chức, sức khỏe tâm lí và sự thoải mái<br /> tinh thần).Phương trình hồi quy là: FY1 = α+ β1(FX1) + β2 (FX2) + β3 (FX3) + β4 (FX4) + β5<br /> (FX5)+ β6 (FX6)<br /> Mô hình giả định thứ hai: Đánh giá ảnh hưởng của tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo bao<br /> gồm (FX1) Tự cao tự đại - Ngạo mạn - Tư tưởng thống trị, (FX2) Tính nhân bản - Sự công bằng,<br /> (FX3) Chủ động - Khả năng xoay chuyển tình thế, (FX4) Cảm tính - Tư duy quân bình, (FX5) Kỉ<br /> luật - Cầu toàn và (FX6) Ham hiểu biết - Ham học hỏi đến (FY2) Kết quả lãnh đạo chung (bao<br /> gồm năng lực tổ chức hoạt động - Tư tưởng đổi mới).Phương trình hồi quy là: FY2 =α + β1 (FX1)<br /> + β2 (FX2) + β3 (FX3) + β4 (FX4) + β5 (FX5 )+ β6 (FX6).<br /> Với các giả thuyết đặt ra để kiểm định là:<br /> H1. FX1 và FX4 có ảnh hưởng tiêu cực đến FY1 và FY2.<br /> H2. FX2, FX3, FX5 và FX6 có ảnh hưởng tiêu cực đến FY1 và FY2.<br /> Mỗi giả thuyết H1 và H2 có những giả thuyết nhỏ cần kiểm định như ở mục 2.2. Để chứng<br /> minh giả thuyết H1 cần chứng minh các giả thuyết từ H1.1 đến H1.4. Để chứng minh giả thuyết<br /> H2 cần chứng minh các giả thuyết từ H2.1 đến H1.8.<br /> <br /> 2.3.<br /> <br /> Kết quả kiểm định mô hình<br /> <br /> Sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS for Windows 22.0 để xây dựng mô hình đánh<br /> giá ảnh hưởng của các biến tố chất cá nhân nhà lãnh đạo bao gồm FX1, FX2, FX3, FX4, FX5 và<br /> FX6 tới biến hiệu quả lãnh đạo bao gồm FY1 và FY2.<br /> <br /> 2.3.1. Kết quả phân tích mô hình thứ nhất<br /> đây.<br /> <br /> Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính mô hình thứ nhất được trình bày trong bảng 1 dưới<br /> <br /> Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đối với tập dữ liệu, chúng tôi đã sử dụng hệ<br /> số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square). Sử dụng R2 điều chỉnh là vì R2 có khuynh hướng lạc quan<br /> hơn khi ước lượng mứcđộ phù hợp củamô hìnhđốivớidữliệutrong trường hợp có hơn một biến giải<br /> thích trong mô hình. Mô hình thường không phù hợp với dữ liệu thực tế như giá trị R2 thể hiện.<br /> Kết quả cho thấy hệ số R2 điều chỉnh bằng 0.117 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng<br /> phù hợp với tập dữ liệu ở mức 11.7%.<br /> Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, chúng tôi sử dụng kiểm<br /> định F trong bảng phân tích phương sai (Anova). Kết quả phân tích cho thấy giá trị Sig. của kiểm<br /> định F rất nhỏ (=0.000a ) có nghĩa là có cơ sở để bác bỏ Ho cho rằng các hệ số hồi quy bằng 0.<br /> Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tổng thể.<br /> Phương trình hồi quy sau khi phân tích có kết quả là:FY1= - 0.068(FX1)<br /> + 0.305(FX2 ) + 0.073(FX3 ) + 0.076(FX4) + 0.1(FX5)+ 0.07(FX6)<br /> Điều này có nghĩa là với mức ý nghĩa 5% cả 6 nhóm tố chất đều có ảnh hưởng đến Kết quả<br /> lãnh đạo nhân viên. Nghĩa là đều có ảnh hưởng đến Sự thỏa mãn trong công việc - Cam kết gắn<br /> bó - Sức khỏe. Trong đó sự ảnh hưởng của nhóm nhân tố: (FX2) Tính nhân bản - Sự công bằng,<br /> (FX3) Chủ động - Khả năng xoay chuyển tình thế, (FX4) Cảm tính - Tư duy quân bình, (FX5) Kỉ<br /> 175<br /> <br /> Đỗ Văn Đoạt<br /> <br /> Bảng 1. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính mô hình thứ nhất<br /> <br /> luật - Cầu toàn và (FX6) Ham hiểu biết - Ham học hỏi là tích cực, (FX1) Tự cao tự đại - Ngạo mạn<br /> - Tư tưởng thống trị là tiêu cực.<br /> Cụ thể: Sự thỏa mãn trong công việc - Cam kết gắn bó - Sức khỏe bằng [- 0.068 (Tự cao<br /> tự đại - Ngạo mạn - Tư tưởng thống trị) + 0.305 (Tính nhân bản - Sự công bằng) + 0.073 (Sự chủ<br /> động - Khả năng xoay chuyển tình thế) + 0.076 (Cảm tính - Tư duy quân bình) + 0.1 (Kỉ luật - Cầu<br /> toàn) + 0.07 (Ham hiểu biết - Ham học hỏi)]. Điều này cũng có nghĩa là:<br /> Trong trường hợp (FX2) Tính nhân bản - Sự công bằng, (FX3) Chủ động - Khả năng xoay<br /> chuyển tình thế, (FX4) Cảm tính - Tư duy quân bình, (FX5) Kỉ luật - Cầu toàn và (FX6) Ham hiểu<br /> biết - Ham học hỏi không thay đổi, nếu Tự cao tự đại - Ngạo mạn - Tư tưởng thống trị (FX1) tăng<br /> lên 1 đơn vị thì Sự thỏa mãn trong công việc - Cam kết gắn bó - Sức khỏe (FY1) giảm đi 0.068.<br /> Trong trường hợp (FX1) Tự cao tự đại - Ngạo mạn - Tư tưởng thống trị, (FX3) Chủ động Khả năng xoay chuyển tình thế, (FX4) Cảm tính - Tư duy quân bình, (FX5) Kỉ luật - Cầu toàn và<br /> (FX6) Ham hiểu biết - Ham học hỏi không đổi nếu (FX2) Tính nhân bản - Sự công bằng tăng lên<br /> 1 đơn vị thì Sự thỏa mãn trong công việc - Cam kết gắn bó - Sức khỏe tâm lí và sự thoải mái tinh<br /> thần của nhân viên (FY1) tăng lên 0.305.<br /> Trong trường hợp (FX1) Tự cao tự đại - Ngạo mạn - Tư tưởng thống trị, (FX2) Tính nhân<br /> bản - Sự công bằng, (FX4) Cảm tính - Tư duy quân bình, (FX5) Kỉ luật - Cầu toàn và (FX6) Ham<br /> hiểu biết - Ham học hỏi không đổi nếu (FX3) Chủ động - Khả năng xoay chuyển tình thế tăng lên<br /> 1 đơn vị thì Sự thỏa mãn trong công việc - Cam kết gắn bó - Sức khỏe tâm lí và sự thoải mái tinh<br /> thần của nhân viên (FY1) tăng lên 0.073.<br /> Trong trường hợp (FX1) Tự cao tự đại - Ngạo mạn - Tư tưởng thống trị, (FX2) Tính nhân<br /> bản - Sự công bằng, (FX3) Chủ động - Khả năng xoay chuyển tình thế, (FX5) Kỉ luật - Cầu toàn và<br /> (FX6) Ham hiểu biết - Ham học hỏi không thay đổi nếu FX4) Cảm tính - Tư duy quân bình tăng<br /> lên 1 đơn vị thì Sự thỏa mãn trong công việc - Cam kết gắn bó - Sức khỏe tâm lí và sự thoải mái<br /> tinh thần của nhân viên (FY1) tăng lên 0.076. Điều này ngược với dự đoán ban đầu về tác động<br /> 176<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0