intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tới hiệu quả hoạt động: Bằng chứng thực nghiệm từ các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tại các doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động, được đo lường bởi tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Bằng các phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất OLS, phương pháp ảnh hưởng cố định FE và GMM để khắc phục hiện tượng nội sinh, nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tích cực của việc nắm giữ tiền mặt tới ROA và ROE của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2013- 2021.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tới hiệu quả hoạt động: Bằng chứng thực nghiệm từ các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. Ảnh hưởng của tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tới hiệu quả hoạt động: Bằng chứng thực nghiệm từ các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Trần Mạnh Hà Học viện Ngân hàng, Việt Nam Ngày nhận: 26/12/2023 Ngày nhận bản sửa: 17/01/2024 Ngày duyệt đăng: 20/02/2024 Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tại các doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động, được đo lường bởi tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Bằng các phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất OLS, phương pháp ảnh hưởng cố định FE và GMM để khắc phục hiện tượng nội sinh, nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tích cực của việc nắm giữ tiền mặt tới ROA và ROE của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2013- 2021. Một sự gia tăng trong tỷ lệ tiền mặt nắm giữ giúp doanh nghiệp duy trì khả năng thanh toán, tạo nguồn lực để các doanh nghiệp tận dụng các cơ hội kinh doanh một cách chủ động, qua đó có thể nâng cao hiệu quả hoạt động. Từ khoá: Tiền mặt, Hiệu quả hoạt động Effect of corporate cash holding on firm performance: Evidence from Vietnamese listed companies Abstract: The study examines the impact of cash holdings on firm performance measured by return on total asset ROA and return on equity capital ROE. Using OLS, Fixed effect and GMM method to account for the endogeneity problem, the study shows the positive impact of cash holdings on the financial performance of listed companies in Vietnam during 2013- 2021. An increase in cash holding ratio helps businessed maintain solvency, creating resources for businesses to proactively take advantage of business opportunities, thereby improving the firm performance. Keywords: Cash holdings, Firm performance Doi: 10.59276/JELB.2024.03.2643 Tran, Manh Ha Email: hatm@hvnh.edu.vn Banking Academy of Vietnam Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng © Học viện Ngân hàng Số 262- Năm thứ 26 (3)- Tháng 3. 2024 52 ISSN 3030 - 4199
  2. TRẦN MẠNH HÀ 1. Lời mở đầu vấn đề nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm. Để tìm ra mối quan hệ giữa tỷ lệ tiền mặt Một trong những nội dung quan trọng nắm giữ và hiệu quả hoạt động, bài nghiên trong quản trị tình hình tài chính của một cứu sử dụng dữ liệu cập nhật của các doanh doanh nghiệp là quản trị tiền mặt. Xác định nghiệp niêm yết trên thị trường chứng mức tiền mặt hợp lý đảm bảo thanh khoản, khoán Việt Nam thuộc đa dạng ngành nghề. lợi nhuận và phòng tránh rủi ro trong hoạt Tổng 515 doanh nghiệp với chuỗi dữ liệu động kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền từ năm 2013 đến năm 2021 được sử dụng. mặt đóng vai trò là bộ đệm thanh khoản, Bài nghiên cứu được chia làm 05 phần: lời đảm bảo khả năng chi trả các nghĩa vụ tài mở đầu, tổng quan nghiên cứu, dữ liệu và chính nhất là khi hoạt động kinh doanh của phương pháp nghiên cứu, tiếp theo là kết công ty có nhiều biến động (La Rocca và quả nghiên cứu và kết luận. Cambrea, 2019). Dự trữ tiền mặt giúp công ty tìm kiếm và tận dụng các cơ hội kinh 2. Tổng quan nghiên cứu và giả thuyết doanh đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc nghiên cứu vào các nguồn vốn bên ngoài (Fresard, 2010; Palazzo, 2012; La Rocca và Cambrea, 2.1. Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa tỷ 2019). Tuy nhiên một số nghiên cứu chỉ ra lệ tiền mặt và hiệu quả hoạt động mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và hiệu quả hoạt động (Jensen Tỷ lệ tiền mặt nắm giữ và hiệu quả hoạt và Meckling, 1976; Faulkender và Wang, động là một trong những nội dung quan 2006). Một số khác kết luận mối quan hệ trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp, phi tuyến là do tác động của cấu trúc quản được nghiên cứu và đánh giá trên nhiều trị, mức độ bảo vệ cổ đông hoặc tỷ lệ sở khía cạnh khác nhau, nhiều khung lý thuyết hữu nhà nước (Martinez-Sola và các cộng khác nhau, tiêu biểu là lý thuyết đánh sự, 2013; Huang và các cộng sự, 2013). đổi (trade off theory), lý thuyết đại diện Xuất phát từ sự không đồng nhất trong mối (agency theory) và lý thuyết trật tự phân quan hệ trên, bài viết được thực hiện nhằm hạng (pecking order theory). làm rõ vai trò của tỷ lệ tiền mặt nắm giữ Theo lý thuyết đánh đổi, các quyết định tài của các doanh nghiệp niêm yết. Tại Việt chính doanh nghiệp bao gồm quyết định Nam, phần lớn các doanh nghiệp dựa trên đầu tư, quyết định phân bổ kết quả kinh nguồn vốn tín dụng ngân hàng, chỉ một số doanh và quyết định tài trợ được xác định ít tiếp cận thị trường vốn thông qua việc dựa trên nguyên tắc so sánh lợi ích và chi phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Việc huy phí từ đó tối ưu hoá các quyết định. Đối động trên thị trường vốn đòi hỏi thời gian với mối quan hệ giữa tiền mặt nắm giữ và và tốn kém chi phí phát hành. Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động, việc nắm giữ tiền mặt nguồn lợi nhuận giữ lại và mức tiền mặt dự cao hơn sẽ có lợi hơn cho hoạt động của trữ tại doanh nghiệp có vai trò quan trọng công ty. Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt cao mang trong không chỉ duy trì hoạt động và đảm lại một tấm đệm cho doanh nghiệp, hỗ trợ bảo khả năng thanh khoản, mà còn là một doanh nghiệp trước những khó khăn trong trong những nguồn lực chính giúp doanh hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nghiệp tiếp cận vốn và tăng trưởng phát chớp thời cơ, cơ hội kinh doanh ngoài kỳ triển. Tuy nhiên việc duy trì mức tỷ lệ tiền vọng. Tỷ lệ tiền mặt nắm giữ cao cho phép mặt phù hợp với hiệu quả hoạt động luôn là các công ty tìm kiến và tận dụng các cơ hội Số 262- Năm thứ 26 (3)- Tháng 3. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 53
  3. Ảnh hưởng của tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tới hiệu quả hoạt động: Bằng chứng thực nghiệm từ các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đầu tư có tiềm năng sinh lợi tốt mà không đầu tư vào các hoạt động gia tăng giá trị. phải chờ đợi các nguồn tài trợ từ bên ngoài, Lý thuyết trật tự phân hạng vận dụng sự bất điều này có thể tốn kém và mất thời gian. cân xứng về mặt thông tin giữa nhà quản Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt cao đặc biệt giá trị lý và cổ đông trong việc xác định nguồn trong điều kiện tình hình kinh tế chính trị tài trợ của doanh nghiệp (Myers và Majluf, nhiều biến động, các công ty hoạt động 1984). Lý thuyết này chỉ ra thứ tự ưu tiên trong ngành đặc thù có nhiều rủi ro. Các trên căn cứ theo thời gian và chi phí huy công ty có tỷ lệ tiền mặt cao có khả năng động vốn. Các công ty ưu tiên lợi nhuận vượt qua suy thoái và các biến động kinh giữ lại- nguồn vốn nội bộ trước tiên bởi tế chính trị tốt hơn, từ đó nâng cao giá trị chi phí và thời gian cần thiết để huy động công ty và hiệu quả hoạt động. nguồn vốn này tương đối thấp. Huy động Ngược lại, lý thuyết đại diện cho rằng việc vốn từ nguồn nội bộ sẽ tránh được chi phí nắm giữ tiền mặt quá mức gây ảnh hưởng phát hành, chi phí lãi vay và các chi phí tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của doanh liên quan đến việc huy động vốn cũng như nghiệp. Lý thuyết đại diện (Jensen và giảm thiểu vấn đề pha loãng quyền sở hữu Meckling, 1976) đề cập tới vấn đề đại diện và ảnh hưởng tiêu cực của cổ đông lên giá giữa nhà quản lý và các cổ đông của doanh trị vốn hoá khi công ty phát hành vốn cổ nghiệp. Vấn đề đại diện nảy sinh do xung phần mới. Nếu nguồn vốn nội bộ không đủ, đột về lợi ích giữa các bên, trong đó nhà công ty sẽ chuyển sang vay nợ, sau đó là quản lý sử dụng vai trò của mình cũng như vốn cổ phần mới. Đặt trong mối quan hệ sự bất cân xứng về mặt thông tin để hành giữa tỷ lệ tiền mặt nắm giữ và hiệu quả hoạt xử không nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi ích động, các công ty có tỷ lệ tiền mặt nắm giữ của cổ đông. Đặt trong mối quan hệ giữa tỷ ở mức cao sẽ có vị thế tốt hơn trong việc sử lệ tiền mặt nắm giữ và hiệu quả hoạt động, dụng nguồn vốn nội bộ để tài trợ hoạt động lý thuyết đại diện giải thích việc nắm giữ sản xuất kinh doanh. Dự trữ tiền mặt cao quá nhiều tiền mặt dẫn đến việc phân bổ đồng nghĩa với việc giảm thiểu sự lệ thuộc vốn không tối ưu, giảm hiệu quả hoạt động vào nguồn vốn bên ngoài, giảm thiểu mức và giá trị công ty. Tỷ lệ tiền mặt ở mức độ rủi ro và chi phí phát hành từ đó gia tăng cao cho thấy công ty đang thiếu hụt các cơ hiệu quả hoạt động. hội đầu tư hoặc các dự án có khả năng sinh lời, điều này có thể báo hiệu triển vọng tiêu 2.2. Tổng quan các nghiên cứu và đề xuất cực đối với các nhà đầu tư. Hơn nữa, tỷ giả thuyết nghiên cứu lệ nắm giữ tiền mặt cao tạo điều kiện để các nhà quản lý lạm dụng đầu tư vào các Có thể thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ tiền mặt dự án không thực sự hiệu quả nhằm mang nắm giữ và hiệu quả hoạt động là không lại lợi ích cho bản thân họ hơn là cho cổ đồng nhất ở cả khung lý thuyết và các đông. Khi nắm giữ nhiều tiền mặt, công ty nghiên cứu thực nghiệm. Fresard (2010), phải hi sinh các cơ hội đầu tư khác, hay nói Palazzo (2012) và Mikkelson và Partch cách khác chi phí cơ hội của việc nắm giữ (2003) chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa tiền mặt gia tăng tỷ lệ thuận với lượng tiền lượng tiền mặt nắm giữ và hiệu quả hoạt mặt. Lý thuyết này ủng hộ cách tiếp cận động của các công ty tại Mỹ. Lượng tiền cân bằng hơn trong quản lý tiền mặt, nhấn mặt nắm giữ tăng góp phần gia tăng tỷ suất mạnh tầm quan trọng của việc phân phối sinh lời trên vốn chủ sở hữu dựa trên tác tiền mặt dư thừa cho các cổ đông hoặc tái động tấm đệm dự trữ. La Rocca và các 54 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 262- Năm thứ 26 (3)- Tháng 3. 2024
  4. TRẦN MẠNH HÀ cộng sự (2019); Dimitropoulos và các cộng Minh. Minh (2022) sử dụng mô hình động sự (2020) chỉ ra kết quả tương tự trên cả để đánh giá hiệu quả hoạt động tuy nhiên nhóm doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nghiên cứu này chỉ tập trung giải thích tác nhỏ và vừa tại Châu Âu. Vijayakumaran và động của tiền mặt hơn là đánh giá tác động Atchyuthan (2017), Iftikhar (2017) khẳng và giải thích tính hợp lý của các biến kiểm định lại mối quan hệ cùng chiều giữa lượng soát được đưa vào mô hình. tiền mặt nắm giữ và hiệu quả hoạt động tại Như vậy, tác động của tỷ lệ tiền mặt nắm các nước đang phát triển. giữ được cho là không đồng nhất giữa các Ở chiều hướng ngược lại, Faulkender và nghiên cứu. Một mặt, nắm giữ nhiều tiền Wang (2006), Dittmar và các cộng sự (2003) mặt gia tăng hiệu quả hoạt động, mặt khác vận dụng lý thuyết đại diện để giải thích mối tỷ lệ tiền mặt ở mức cao làm gia tăng vấn đề tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ tiền mặt đại diện và các hành vi tư lợi. Chính vì vậy, nắm giữ và hiệu quả hoạt động. Nhóm tác nghiên cứu này đề xuất xem xét mối quan hệ giả cho rằng việc nắm giữ nhiều tiền mặt để này ở Việt Nam, nhằm làm rõ hơn tác động nhằm gia tăng quyền lực của nhà quản trị của tỷ lệ tiền mặt nắm giữ từ đó đề xuất bài cũng như phục vụ mục đích cá nhân hơn là học cho các doanh nghiệp Việt Nam. đầu tư vì lợi ích của cổ đông. Wang (2002) Tại Việt Nam, việc tiếp cận thị trường vốn tìm thấy mối quan hệ ngược chiều khi nghiên đáp ứng nhu cầu kinh doanh của các doanh cứu các công ty niêm yết tại Đài Loan giai nghiệp còn chưa phổ biến. Tỷ lệ tiền mặt vì đoạn 1985- 1996. Martinez-Sola và các cộng thế được cho là một trong những nguồn lực sự (2013) chứng minh mối quan hệ giữ tiền sẵn có và nhanh chóng hỗ trợ nhu cầu vốn mặt và giá trị công ty là phi tuyến tính. Huang của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đề và các cộng sự (2013) bàn luận về ảnh hưởng xuất giả thiết: tiêu cực của việc nắm giữ nhiều tiền mặt tuy H1: Tỷ lệ tiền mặt nắm giữ có mối quan nhiên nhấn mạnh vai trò của cấu trúc quản hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động. trị trong mối quan hệ này. Nhóm tác giả cho Ngoài tỷ lệ tiền mặt nắm giữ, hiệu quả hoạt rằng một mặt, việc doanh nghiệp duy trì tỷ động của doanh nghiệp còn chịu tác động lệ tiền mặt ở mức cao làm gia tăng chi phí của các nhân tố như quy mô, tốc độ tăng cơ hội cũng như hành vi trục lợi, mặt khác trưởng, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính những ảnh hưởng tiêu cực này có thể được và tỷ suất đầu tư tài sản hữu hình. Quy mô giảm trừ đáng kể tại các doanh nghiệp có cấu doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều trúc quản trị phù hợp, bảo vệ lợi ích cổ đông. với hiệu quả hoạt động (Myers, 1984; Nói cách khác, trong một số trường hợp, Olokoyo, 2013; Azeez, 2015) do tính kinh động cơ nắm giữ nhiều tiền mặt được cho là tế nhờ quy mô. Các doanh nghiệp nhỏ gặp làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. khó khăn trong việc tiếp cận thị trường vốn Tại Việt Nam, các nghiên cứu về hiệu quả (Paranque, 2003), phần lớn nguồn vốn huy hoạt động nói chung tương đối phổ biến động đến từ nợ vay ngân hàng trong khi vốn tuy nhiên có rất ít nghiên cứu xem xét vai từ lợi nhuận giữ lại và phát hành cổ phiếu trò của tỷ lệ tiền mặt và tác động qua lại dường như hạn chế (Tzelepis và Skuras, giữa hiệu quả hoạt động và tỷ lệ tiền mặt 2004). Tốc độ tăng trưởng càng cao, hoạt nắm giữ. Doan (2020) xem xét tác động động kinh doanh càng trở nên tiềm măng, của tỷ lệ tiền mặt nắm giữ trên phạm vi do đó hiệu quả hoạt động được cải thiện nhỏ, gồm 186 công ty niêm yết trên cả Sở (Kaldor, 1966; Coad và các cộng sự, 2011; giao dịch chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Mendelson, 2000). Đòn bẩy tài chính, một Số 262- Năm thứ 26 (3)- Tháng 3. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 55
  5. Ảnh hưởng của tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tới hiệu quả hoạt động: Bằng chứng thực nghiệm từ các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam mặt, làm gia tăng hiệu quả hoạt động do β3GROWTHi,t + β4LEVi,t + β5TANGi,t + εi,t lợi thế của sử dụng nợ vay về chi phí, về lá (1) chắn thuế và nguồn vốn hỗ trợ hoạt động Phương pháp ước lượng OLS, ước lượng doanh nghiệp (Modigliani và Miller, 1958; tác động cố định (fixed effects), ước lượng Abor, 2005; Robb và Robinson, 2014). Generalized Method of Moments (GMM) Mặt khác, việc sử dụng nợ làm phát sinh vấn được sử dụng để đánh giá tác động theo đề đại diện và rủi ro cho doanh nghiệp, tạo mô hình (1). GMM được đề xuất do có ra mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ vấn đề nội sinh khi có sự tác động qua lại sử dụng nợ và hiệu quả tài chính (Fama và giữa hiệu quả hoạt động và tỷ lệ tiền mặt French, 1998; Phillips và Sipahioglu, 2004). nắm giữ: tỷ lệ tiền mặt nắm giữ một mặt tác động tới hiệu quả hoạt động, mặt khác 3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu hiệu quả hoạt động năm trước là căn cứ để doanh nghiệp duy trì và xác định tỷ lệ tiền 3.1. Phương pháp nghiên cứu mặt nắm giữ năm liền sau. Dựa trên các nghiên cứu về mối quan hệ 3.2. Dữ liệu nghiên cứu giữa tỷ lệ tiền mặt nắm giữ và hiệu quả hoạt động, bài viết kế thừa mô hình của La Rocca Bài viết sử dụng dữ liệu trên 515 công ty và Cambrea (2019); Yun và các cộng sự niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt (2021) trong đó bên cạnh tỷ lệ tiền mặt, các Nam thuộc các ngành nghề khác nhau. Dữ biến tài chính thể hiện đòn bẩy hoạt động liệu là các biến số tài chính trên bảng cân (LEV), quy mô công ty (SIZE), tốc độ tăng đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, trưởng (GROWTH) và tỷ suất đầu tư tài sản được thu thập từ phần mềm FIINPRO giai cố định (TANG) được cho các nhân tố tác đoạn 2013- 2021. động đến hiệu quả hoạt động (FP). FP được đo lường bởi tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 4. Kết quả nghiên cứu ROA và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hũu ROE. Mô hình hồi quy có dạng sau (chi tiết 4.1. Thống kê mô tả tên gọi và cách thức tính toán các biến được minh hoạ ở Bảng 1): Bảng 2 thống kê mô tả cho thấy tỷ suất FPit = α + β1CASHi,t + β2SIZEi,t + sinh lời trên tổng tài sản trung bình của Bảng 1. Tổng hợp các biến trong mô hình Tên biến Cách tính Ý nghĩa ROA Lợi nhuận trước thuế / tổng tài sản bình quân Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROE Lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu CASH Tiền và các khoản tương đương tiền / Tổng tài sản Tỷ lệ tiền mặt nắm giữ SIZE Logarit tự nhiên của tổng tài sản Quy mô công ty GROWTH (Doanh thu năm t - doanh thu t-1) / doanh thu năm t-1 Tốc độ tăng trưởng LEV Tổng nợ / tổng tài sản Đòn bẩy tài chính TANG Tài sản cố định hữu hình / tổng tài sản Tỷ suất đầu tư tài sản cố định Nguồn: Tác giả tổng hợp, nguồn số liệu: FIINPRO 56 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 262- Năm thứ 26 (3)- Tháng 3. 2024
  6. TRẦN MẠNH HÀ Bảng 2. Thống kê mô tả các biến Tên biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROA 4599 .073 .07 -.11 .244 ROE 4599 .115 .101 -.141 .361 CASH 4599 .054 .049 0 .166 SIZE 4599 27.359 1.56 23.33 31.447 GROWTH 4599 .11 .314 -.525 .609 LEV 4599 .482 .221 .003 1.169 TANG 4599 .193 .185 0 .659 Nguồn: Tác giả tính toán các doanh nghiệp niêm yết giai đoạn 2013- tính vững của các kết quả đối với ROA. 2021 đạt 7,3%, với mức cao nhất là 24,4% và mức thấp nhất -11%. Tỷ suất sinh lợi 4.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận trên vốn chủ sở hữu trung bình đạt 11,5%, thấp nhất là -14,1% và cao nhất là 36,1%. Dựa trên phương pháp OLS, ảnh hưởng Phần lớn các công ty sử dụng nợ ở mức cố định FE và GMM, mối quan hệ giữa tỷ tương đối cao, với 48% trong tổng tài sản lệ tiền mặt nắm giữ và hiệu quả hoạt động được tài trợ bởi nợ. Tài sản cố định chiếm được thể hiện ở Bảng 4. khoảng gần 20% tổng tài sản của các doanh Kết quả hồi quy dựa trên OLS, ảnh hưởng nghiệp niêm yết. cố định FE và GMM cho thấy tỷ lệ tiền mặt Bảng 3 cho thấy ma trận tương quan giữa nắm giữ có ảnh hưởng tích cực đến hiệu các biến trong mô hình. Các hệ số tương quả hoạt động. Dựa trên phương pháp ước quan ở mức thấp (hầu hết dưới 0,4 cho thấy lượng bình phương nhỏ nhất OLS, khi tỷ mô hình đề xuất là phù hợp). Hệ số tương lệ tiền mặt tăng 0,1 đơn vị, hiệu quả hoạt quan cao giữa ROA và ROE là do đây là hai động tăng 1,77%. Theo phương pháp ảnh tỷ số phản ánh khả năng sinh lời, mối quan hưởng cố định FE, tỷ lệ tiền mặt tăng lên hệ được thể hiện thông qua phương trình 0,1 đơn vị thì hiệu quả hoạt động tăng Dupont. ROE được sử dụng để kiểm định gần 1%, tương tự với phương pháp ước Bảng 3. Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình Tên biến (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (1) ROA 1.000 (2) ROE 0.869 1.000 (3) CASH 0.172 0.123 1.000 (4) SIZE -0.065 0.080 -0.217 1.000 (5) GROWTH 0.129 0.184 0.078 0.027 1.000 (6) LEV -0.422 -0.063 -0.168 0.339 0.093 1.000 (7) TANG 0.113 0.091 -0.129 0.064 0.002 -0.049 1.000 Nguồn: Tác giả tính toán Số 262- Năm thứ 26 (3)- Tháng 3. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 57
  7. Ảnh hưởng của tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tới hiệu quả hoạt động: Bằng chứng thực nghiệm từ các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Bảng 4. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lượng GMM. Sự đồng nhất trong lệ tiền mặt nắm giữ và ROA các phương pháp ước lượng này cho (1) OLS (2) FE (3) GMM thấy tỷ lệ tiền mặt nắm giữ có mối ROA ROA ROA quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt CASH .177*** .086*** .091*** động trên tổng tài sản ROA. Điều này đồng nhất với các nghiên cứu (.019) (.028) (.033) của La Rocca và các cộng sự (2019), SIZE .004*** .014*** .002** Fresard (2010), Vijayakumaran và (.001) (.004) (.001) Atchyuthan (2017) và lý thuyết đánh GROWTH .049*** .044*** .043*** đổi, lý thuyết trật tự phân hạng về vai (.004) (.004) (.004) trò tấm đệm dự trữ cũng như nguồn lực sẵn có để tận dụng các cơ hội kinh LEV -.142*** -.158*** -.078*** doanh mà không phải chờ đợi hay tốn (.004) (.015) (.015) kém chi phí huy động. TANG .038*** -.035** .009 Tác động của các biến quy mô SIZE, (.005) (.014) (.005) tốc độ tăng trưởng GROWTH, đòn L.ROA .551*** bẩy tài chính LEV và tỷ suất đầu tư (.098) tài sản cố định TANG đồng nhất trong cả 3 phương pháp ước lượng _CONS -.026 -.256** .009 và đồng nhất với các nghiên cứu về (.017) (.114) (.019) các nhân tố tác động tới hiệu quả Số quan sát 4599 4599 4088 hoạt động. Doanh nghiệp có quy mô Pseudo R 2 0.250 0.180 lớn là có lợi thế kinh tế nhờ quy mô, ***, ** và * tương đương với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% tạo nên mối quan hệ cùng chiều giữa Nguồn: Tác giả tính toán quy mô SIZE và hiệu quả hoạt động (Olokoyo, 2013; Azeez, 2015). Đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược Bảng 5. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ chiều với hiệu quả hoạt động ở cả 3 lệ tiền mặt nắm giữ và ROE phương pháp, cho thấy việc gia tăng (1) OLS (2) FE (3) GMM đòn bẩy tài chính làm giảm hiệu quả ROE ROE ROE hoạt động. Điều này đồng thuận với CASH .282*** .127*** .137*** các nghiên cứu của Fama và French (.03) (.04) (.045) (1998), Phillips và Sipahioglu (2004) khi gắn việc sử dụng nợ với vấn đề đại SIZE .008*** .019*** .003** diện từ đó tạo ra mối quan hệ ngược (.001) (.007) (.002) chiều giữa đòn bẩy tài chính và hiệu GROWTH .082*** .069*** .07*** quả hoạt động. Đối với tốc độ tăng (.006) (.006) (.007) trưởng GROWTH, các công ty có tốc LEV -.045*** -.068*** -.025** độ tăng trưởng cao có khả năng nâng (.007) (.022) (.01) cao hiệu suất hoạt động từ đó tăng hiệu quả hoạt động (Kaldor, 1966; Coad và TANG .052*** -.067*** .012 các cộng sự, 2011; Mendelson, 2000). (.008) (.02) (.008) Bảng 5 cho thấy kết quả của tỷ lệ nắm L.ROE .593*** giữ tiền mặt và các nhân tố đến tỷ suất 58 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 262- Năm thứ 26 (3)- Tháng 3. 2024
  8. TRẦN MẠNH HÀ (1) OLS (2) FE (3) GMM nghiệm của 515 doanh nghiệp, bài ROE ROE ROE viết chỉ ra vai trò tích cực của tỷ lệ (.104) tiền mặt nắm giữ: tỷ lệ dự trữ tiền CONS -.164*** -.404** -.031 mặt gia tăng giúp tăng hiệu quả sinh lời trên tổng tài sản và hiệu quả sinh (.026) (.177) (.031) lời trên vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, Số quan sát 4599 4599 4088 các yếu tố quy mô, tốc độ tăng trưởng Pseudo R 2 0.100 0.116 và tỷ suất đầu tư tài sản cố định cũng ***, ** và * tương đương với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% được xem xét và cho thấy tác động Nguồn: Tác giả tính toán tích cực trong khi đó đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng tiêu cực tới nhóm sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE. Tỷ lệ tiền tỷ suất sinh lời. mặt nắm giữ CASH có ảnh hưởng tích cực Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan tới ROE ở cả 3 phương pháp và đồng nhất trọng của việc nắm giữ tiền mặt trong doanh với kết quả ở Bảng 4. Tác động của quy nghiệp. Tiền mặt không chỉ đóng vai trò là mô SIZE, tốc độ tăng trưởng GROWTH và tấm đệm thanh khoản, việc nắm giữ nhiều đòn bẩy tài chính LEV tương tự trường hợp tiền mặt còn đem lại cơ hội cho doanh ROA khẳng định tính vững của các kết quả nghiệp trong việc chớp lấy các cơ hội đầu tìm được. tư, mở rộng hoạt động kinh doanh, tận dụng Nói cách khác, tại Việt Nam, việc nắm giữ lợi thế kinh tế nhờ quy mô từ đó nâng cao tiền mặt được cho là cần thiết giúp nâng hiệu quả hoạt động. Điều này cũng được cao hiệu quả hoạt động đo lường bởi tỷ suất thể hiện rõ trong giai đoạn vừa qua, khi nền sinh lợi trên tổng tài sản ROA và tỷ suất kinh tế chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE. Nắm bệnh, biến động kinh tế, chính trị trên thế giữ tiền mặt giúp các doanh nghiệp đảm giới, các doanh nghiệp có nguồn tiền mặt bảo khả năng thanh khoản, tận dụng các cơ dồi dào là các doanh nghiệp có khả năng tồn hội kinh doanh trên thị trường cũng như có tại và phát triển. nguồn vốn chủ động mà không tốn kém chi Từ kết quả của nghiên cứu này, các nghiên phí phát hành, tránh được ảnh hưởng tiêu cứu tiếp theo về tỷ lệ tiền mặt nắm giữ có cực của việc phát hành cổ phiếu chẳng hạn thể xoay quanh việc đo lường tỉ lệ tiền mặt như hiệu ứng pha loãng hay lý thuyết tín cần thiết và tỷ lệ tiền mặt dư thừa, tác động hiệu trong việc phát hành. của tỷ lệ tiền mặt đến hiệu quả hoạt động có cân nhắc đến tác động điều tiết của mức 5. Kết luận độ sử dụng nợ. So sánh tầm quan trọng của tỷ lệ tiền mặt nắm giữ tới hiệu quả hoạt Bài viết đánh giá vai trò của tỷ lệ tiền mặt động giữa các ngành nghề khác nhau hay nắm giữ tới hiệu quả hoạt động của các như xem xét tỷ lệ sở hữu nhà nước và vai doanh nghiệp niêm yết trên thị trường trò của sở hữu nhà nước trong mối quan chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013- hệ này cũng là những gợi mở cho hướng 2021. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiên cứu tiếp theo. ■ Tài liệu tham khảo Abor, J. (2005) ‘The effect of capital structure on profitability: an empirical analysis of listed firms in Ghana’, The Journal of Risk Finance, Vol. 6, No. 5, pp.438–445. https://doi.org/10.1108/15265940510633505 Số 262- Năm thứ 26 (3)- Tháng 3. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 59
  9. Ảnh hưởng của tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tới hiệu quả hoạt động: Bằng chứng thực nghiệm từ các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Azeez, A. A. (2015). Corporate governance and firm performance: Evidence from Sri Lanka. Journal of Finance and Bank Management, 3, 180–189. DOI: 10.15640/jfbm.v3n1a16 Coad, A., Rao, R., & Tamagni, F. (2011). Growth processes of Italian manufacturing firms.  Structural Change and Economic Dynamics, 22(1), 54-70. https://doi.org/10.1016/j.strueco.2010.09.001 Dittmar, A., Mahrt-Smith, J. and Servaes, H., 2003. International corporate governance and corporate cash holdings. Journal of Financial and Quantitative analysis, 38(1), pp.111-133. https://doi.org/10.2307/4126766 Dimitropoulos, P., Koronios, K., Thrassou, A. and Vrontis, D., 2020. Cash holdings, corporate performance and viability of Greek SMEs: Implications for stakeholder relationship management.  EuroMed Journal of Business,  15(3), pp.333-348. https://doi.org/10.1108/EMJB-08-2019-0104 Doan, T., 2020. The effect of cash holdings on firm performance: Evidence from Vietnam listed firms. Accounting, 6(5), pp.721-726. 10.5267/j.ac.2020.6.012 Fama, E.F. and French, K.R., 1998. Value versus growth: The international evidence. The journal of finance, 53(6), pp.1975-1999. https://doi.org/10.1111/0022-1082.00080 Faulkender, M. and Wang, R., 2006. Corporate financial policy and the value of cash. The journal of finance, 61(4), pp.1957-1990. https://doi.org/10.1111/j.1540-6261.2006.00894.x Fresard, L. (2010). Financial strength and product market behavior: The real effects of corporate cash holdings. The Journal of finance, 65(3), 1097-1122. https://doi.org/10.1111/j.1540-6261.2010.01562.x Huang, Y., Elkinawy, S. and Jain, P.K., 2013. Investor protection and cash holdings: Evidence from US cross- listing. Journal of banking & finance, 37(3), pp.937-951. DOI: 10.1016/j.jbankfin.2012.10.021 Ibhagui, O.W. and Olokoyo, F.O., 2018. Leverage and firm performance: New evidence on the role of firm size. The North American Journal of Economics and Finance, 45, pp.57-82. Iftikhar, R.M., 2017. Impact of cash holding on firm performance: A case study of non-financial listed firms of KSE. University of Haripur Journal of Management (UOHJM), 2(1), pp.189-199. Jensen, M.C. and W.H. Meckling. (1976), ‘Theory of the Firm: Managerial Behaviour, Agency Costs and Ownership Structure’, Journal of Financial Economics 3 (4), 305-360. https://doi.org/10.1016/0304-405X(76)90026-X Kaldor, N. (1966). Marginal productivity and the macro-economic theories of distribution: comment on Samuelson and Modigliani. The Review of Economic Studies, 33(4), 309-319. https://doi.org/10.2307/2974428 La Rocca, M. and Cambrea, D.R., 2019. The effect of cash holdings on firm performance in large Italian companies. Journal of International Financial Management & Accounting, 30(1), pp.30-59. https://doi.org/10.1111/jifm.12090 Martínez-Sola, C., García-Teruel, P.J. and Martínez-Solano, P., 2013. Corporate cash holding and firm value. Applied Economics, 45(2), pp.161-170. https://doi.org/10.1080/00036846.2011.595696 Mendelson, H. (2000). Organizational architecture and success in the information technology industry. Management science, 46(4), 513-529. https://doi.org/10.1287/mnsc.46.4.513.12060 Mikkelson, W.H. and Partch, M.M., 2003. Do persistent large cash reserves hinder performance?. Journal of financial and quantitative analysis, 38(2), pp.275-294. https://doi.org/10.2307/4126751 Minh, H.P.T., 2022. Ảnh hưởng của nắm giữ tiền mặt đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam–cách tiếp cận mô hình động. TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN, (300), pp.74-84. Modigliani, F., & Miller, M. H. (1958). The Cost of Capital, Corporation Finance and the Theory of Investment. The American Economic Review, 48(3), 261–297. http://www.jstor.org/stable/1809766 Myers , S. C. and Majluf , N. 1984 . Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have . Journal of Financial Economics , 13 : 187 – 221. https://doi.org/10.1016/0304-405X(84)90023-0 Olokoyo, F. O. (2013). Capital structure and corporate performance of Nigerian quoted firms: A panel data approach. African Development Review, 25(3), 358-369. https://doi.org/10.1111/j.1467-8268.2013.12034.x Palazzo, B. (2012). Cash holdings, risk, and expected returns.  Journal of Financial Economics,  104(1), 162-185. 10.1016/j.jfineco.2011.12.009 Paranque, B., 2003. Financial Constraints and Economic Behaviour: A Study of the Specific Features of French Small and Medium-Sized Manufacturing Firms from 1985 to 1995. Revue d’Économie industrielle, (67). Phillips, P.A. and Sipahioglu, M.A., 2004. Performance implications of capital structure: evidence from quoted UK organisations with hotel interests.  The Service Industries Journal,  24(5), pp.31-51. https://doi. org/10.1080/0264206042000276829 Robb, A.M. and Robinson, D.T., 2014. The capital structure decisions of new firms. The Review of Financial Studies, 27(1), pp.153-179. https://doi.org/10.1093/rfs/hhs072 Tzelepis, D. and Skuras, D., 2004. The effects of regional capital subsidies on firm performance: an empirical study. Journal of Small Business and Enterprise Development, 11(1), pp.121-129. https://doi.org/10.1108/14626000410519155 Vijayakumaran, R. and Atchyuthan, N., 2017. Cash holdings and corporate performance: Evidence from Sri Lanka. International Journal of Accounting & Business Finance, (1). Wang, Y.J., 2002. Liquidity management, operating performance, and corporate value: evidence from Japan and Taiwan. Journal of multinational financial management, 12(2), pp.159-169. https://doi.org/10.1016/S1042-444X(01)00047-0 Yun, J., Ahmad, H., Jebran, K. and Muhammad, S., 2021. Cash holdings and firm performance relationship: Do firm-specific factors matter?. Economic research-Ekonomska istraživanja, 34(1), pp.1283-1305. https://doi.org/10.1080/1331677X.2020.1823241 60 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 262- Năm thứ 26 (3)- Tháng 3. 2024
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2