Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ PHA LOÃNG, NHIỆT ĐỘ, pH VÀ ÁP SUẤT<br />
THẨM THẤU LÊN HOẠT LỰC TINH TRÙNG CÁ MÚ CỌP<br />
(Epinephelus fuscoguttatus Forsskal, 1775)<br />
EFFECTS OF DILUTION RATIO, TEMPERATURE, pH AND OSMOLALITY<br />
ON SPERM MOTILITY IN TIGER GROUPER (Epinephelus fuscoguttatus Forsskal, 1775)<br />
Lê Minh Hoàng1, Hoàng Thị Hiền2, Phạm Phương Linh3, Phạm Quốc Hùng4<br />
Ngày nhận bài: 30/7/2013; Ngày phản biện thông qua: 18/9/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra tỷ lệ pha loãng, nhiệt độ, pH và áp suất thẩm thấu tối ưu cho hoạt lực tinh trùng<br />
cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttatus Forsskal, 1775). Tinh trùng cá mú cọp được pha loãng ở các tỷ lệ 1:25, 1:50, 1:100<br />
và 1:200 (tinh dịch: nước biển nhân tạo). Tiến hành xác định tỷ lệ pha loãng tối ưu cho hoạt lực tinh trùng cá mú, sau đó tỷ<br />
lệ này được sử dụng cho các thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ (10, 20, 30, 400C), pH (6, 7, 8, 9) và áp suất thẩm thấu<br />
(200, 300, 400, 500 mOsm/kg). Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy tinh trùng cá mú cọp hoạt lực tốt nhất<br />
khi được kích hoạt trong môi trường với tỷ lệ pha loãng 1:100, nhiệt độ 200C, pH = 7 và áp suất thẩm thấu là 500 mOsm/kg.<br />
Từ khoá: Cá mú cọp, tỷ lệ pha loãng, áp suất thẩm thấu, hoạt lực tinh trùng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The aims of present study were to find the optimal dilution rate, temperature, pH and osmolality for sperm motility of<br />
tiger grouper (Epinephelus fuscoguttatus Forsskal, 1775). Tiger grouper semen was diluted at ratios of 1:25, 1:50; 1:100 or<br />
1:200 (semen: artificial seawater). Determining optimal dilution ratio for sperm motility of tiger grouper, then it was used<br />
for further experiments that effect of temperature (10, 20, 30 or 400C), pH (6, 7, 8 and 9) and osmolality (200, 200, 400 and<br />
500 mOsm.kg-1). All experiments were replicated three times. The results indicated that tiger grouper sperm was the highest<br />
when activating in solution with dilution rate 1:100, 200C, pH=7 and osmolality 500 mOsm.kg-1.<br />
Keywords: Tiger grouper, dilution rate, osmolality, sperm motility<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tinh trùng của hầu hết các loài cá bất hoạt trong<br />
buồng sẹ và dịch tương. Hoạt động của chúng xảy<br />
ra ngay sau khi phóng thích ra ngoài môi trường<br />
nước (sinh sản tự nhiên) hoặc trong môi trường<br />
thích hợp (sinh sản nhân tạo). Một trong những<br />
thông số quan trọng để đánh giá chất lượng tinh<br />
dịch và khả năng thụ tinh của tinh trùng cá là hoạt<br />
lực của chúng [13], [15], [18]. Tuy nhiên, hoạt lực<br />
của tinh trùng cá bị ảnh hưởng của một vài thông số<br />
trong môi trường hoạt động của chúng như nồng độ<br />
các cation (K+, Na+, Ca2+, Mg2+), áp suất thẩm thấu,<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
nhiệt độ, pH và tỉ lệ pha loãng [4], [5], [16], [18], [19].<br />
Hiểu biết các thông số này có thể giúp tạo ra được<br />
môi trường hoạt lực tối ưu cho tinh trùng của cá,<br />
giúp quá trình sinh sản nhân tạo được tốt hơn [13].<br />
Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên tinh<br />
trùng cá đù vàng [16], tinh trùng cá chẽm [3], cá bò<br />
da [17], cá hồi Đại Tây Dương [9]…<br />
Cá mú cọp (Epinephelus fuscoguttatus Forsskal,<br />
1775) là đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế cao.<br />
Hiện nay, chúng đang được nuôi nhiều ở khu vực<br />
của châu Á như Đài Loan, Singapore, Philippines. Ở<br />
Việt Nam, loài cá này đang được nuôi ở một số tỉnh<br />
<br />
TS. Lê Minh Hoàng, 3 ThS. Phạm Phương Linh, 4 TS. Phạm Quốc Hùng: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
Hoàng Thị Hiền: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2011 – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 19<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
như Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa và Bà Rịa Vũng Tàu [1, 2]. Mặc dù trong những năm gần đây,<br />
việc sinh sản nhân tạo cá mú cọp đã được thực hiện<br />
nhưng hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao do thiếu<br />
thông tin về tối ưu hóa các điều kiện cần thiết cho<br />
sinh sản nhân tạo như đặc điểm sinh sản của loài,<br />
môi trường tối ưu cho tinh trùng hoạt động và khả<br />
năng thụ tinh với trứng… Chính vì vậy, nghiên cứu<br />
này nhằm kiểm tra ảnh hưởng của các yếu tố tỉ lệ pha<br />
loãng, nhiệt độ, pH và áp suất thẩm thấu lên hoạt lực<br />
tinh trùng cá mú cọp làm tiền đề cho các nghiên cứu<br />
tiếp theo về bảo quản tinh trùng cá mú cọp.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Quản lý cá đực và vuốt tinh<br />
Cá đực được chăm sóc và nuôi dưỡng tại lồng<br />
nuôi (3x3x5 m) Vũng Ngán – Nha Trang cho đến<br />
khi cá thành thục sinh dục tốt. Thức ăn được sử<br />
dụng là cá tạp với khẩu phần ăn là 5% khối lượng<br />
cơ thể. Cá mú cọp đực trưởng thành có khối lượng<br />
4,4 ± 0,53 kg và chiều dài 46,7 ± 2,81 cm, màu sắc<br />
tươi sáng, hoạt động tốt, không xây sát dị tật và không<br />
bị bệnh được sử dụng để tiến hành vuốt lấy tinh<br />
dịch. Trước khi tiến hành vuốt tinh, cá đực được gây<br />
mê bằng Methylene Glycol (Merck, Đức) 200 ppm.<br />
Sau đó dùng khăn lau sạch xung quanh lỗ sinh dục<br />
giúp tránh việc lẫn tạp nhằm thu được mẫu đạt chất<br />
lượng. Dùng tay vuốt nhẹ bụng cá từ từ cho tinh<br />
dịch chảy ra vào eppendof tube 1,5 ml đã được vô<br />
trùng và khô. Cẩn thận khi vuốt tinh không để lẫn<br />
máu, nước tiểu để thu được tinh có chất lượng tốt.<br />
Tinh thu xong được giữ trên đá bào và tiến hành<br />
nghiên cứu tại phòng thí nghiệm.<br />
2. Đánh giá chất lượng tinh<br />
Tinh dịch được pha loãng trong nước biển nhân<br />
tạo với tỷ lệ 1:100 (1µl tinh dịch và 99µl nước biển<br />
nhân tạo), sau đó dùng micropipette hút 1µl hỗn hợp<br />
trên đặt lên lam kính và quan sát dưới kính hiển vi<br />
có kết nối với camera. Những mẫu có trên 85% tinh<br />
trùng hoạt động được đưa vào nghiên cứu.<br />
3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt lực<br />
tinh trùng cá mú cọp<br />
Kiểm tra ảnh hưởng của các yếu tố: tỉ lệ pha<br />
loãng, nhiệt độ, pH và áp suất thẩm thấu lên hoạt<br />
lực tinh trùng cá mú cọp. Mẫu được thu trên 3 con<br />
cá đực, mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần.<br />
Đầu tiên, hoạt lực của tinh trùng được xác định<br />
sau khi pha loãng tinh dịch với nước biển nhân tạo<br />
(gồm 27 g NaCl; 0,5g KCl; 1,2g CaCl2; 4,6g MgCl2;<br />
0,5g NaHCO3 trong một lít nước cất và pH 7,8) ở các<br />
tỷ lệ 1:25; 1:50; 1:100; 1:200 (tinh dịch: nước biển<br />
<br />
20 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 1/2014<br />
nhân tạo). Quan sát hoạt lực tinh trùng và xác định<br />
được tỉ lệ pha loãng tối ưu cho hoạt lực của tinh<br />
trùng là 1:100. Tỉ lệ này được sử dụng cho các thí<br />
nghiệm tiếp theo.<br />
Kiểm tra ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt lực<br />
tinh trùng bằng cách pha loãng các mẫu tinh dịch<br />
với nước biển nhân tạo ở tỉ lệ 1:100 và được điều<br />
chỉnh ở các nhiệt độ khác nhau: 10; 20; 30; 40 (0C).<br />
Ảnh hưởng của pH lên hoạt lực tinh trùng được<br />
kiểm tra bằng cách pha loãng các mẫu tinh dịch với<br />
nước biển nhân tạo ở các mức pH khác nhau: 6; 7;<br />
8; 9 với tỉ lệ 1:100. Để đạt được các mức pH theo<br />
mong muốn tiến hành bằng cách sử dụng dung dịch<br />
NaOH 0,01N và HCl 0,01N để điều chỉnh.<br />
Muối NaCl được sử dụng để pha các dung dịch<br />
có nồng độ áp suất thẩm thấu khác nhau 200; 300;<br />
400; 500 mOsm/kg. Kiểm tra ảnh hưởng của áp<br />
suất thẩm thấu đối với vận động của tinh trùng bằng<br />
cách cho tinh dịch vào các dung dịch có các mức độ<br />
áp suất thẩm thấu khác nhau với tỉ lệ 1:100.<br />
Hoạt lực của tinh trùng được quan sát dưới kính<br />
hiển vi ở độ phóng đại 400X. Kính hiển vi này được<br />
kết nối với máy tính thông qua camera. Hoạt lực<br />
của tinh trùng (phần trăm hoạt lực, vận tốc của tinh<br />
trùng và thời gian hoạt lực) được phân tích bằng<br />
phần mềm CASA.<br />
Các số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm<br />
SPSS 16.0 và Excel 2003. Ảnh hưởng của tỉ lệ pha<br />
loãng, nhiệt độ, pH và áp suất thẩm thấu lên hoạt<br />
lực của tinh trùng được so sánh theo phương pháp<br />
phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA).<br />
So sánh sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các<br />
đại lượng trên phân tích phương sai (Post Hoc Test)<br />
bằng phương pháp kiểm định Duncan’s với mức ý<br />
nghĩa P < 0,05. Mối quan hệ giữa các đại lượng<br />
được phân tích theo phương pháp hồi quy. Các giá<br />
trị được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± sai<br />
số chuẩn (Mean ± SE).<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng lên hoạt lực<br />
tinh trùng<br />
Tỉ lệ pha loãng là yếu tố quan trọng để kích<br />
thích sự hoạt động và duy trì khả năng thụ tinh của<br />
tinh trùng. Tỉ lệ pha loãng tối ưu có thể giúp chúng ta<br />
kiểm soát sự đồng nhất của tinh trùng về khả năng<br />
vận động [5], [8]. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của<br />
tỉ lệ pha loãng lên hoạt lực tinh trùng cá mú cọp cho<br />
thấy, tỉ lệ pha loãng 1:200 có phần trăm tinh trùng<br />
hoạt động là cao nhất (97,1 ± 1,05%), tiếp sau đó<br />
với 95,3 ± 0,71% tinh trùng hoạt động ở tỉ lệ 1:100;<br />
tuy nhiên, thời gian hoạt lực dài nhất ở tỉ lệ 1:100<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
(538,2 ± 15,48s). Tinh trùng vận động với vận tốc<br />
tương đương nhau ở các tỉ lệ pha loãng. Phân tích<br />
số liệu thống kê cho thấy, tỉ lệ pha loãng là 1:100 và<br />
1:50 không có sai khác giữa phần trăm và thời gian<br />
<br />
Số 1/2014<br />
hoạt lực (P>0,05). Tuy nhiên, hai tỉ lệ này có sự sai<br />
khác (P < 0,05) so với hai tỉ lệ còn lại. Xét chung các<br />
thông số hoạt lực thì thấy ở tỉ lệ 1:100 cho kết quả<br />
tốt nhất trong các tỉ lệ phân tích (hình 1).<br />
<br />
Hình 1. Ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng lên hoạt lực tinh trùng cá mú cọp<br />
<br />
Hoạt lực tinh trùng cá sau khi phóng thích ra<br />
ngoài môi trường tự nhiên hoặc môi trường thụ<br />
tinh nhân tạo là một trong những yếu tố quan trọng<br />
quyết định đến kết quả thụ tinh [6, 8, 18]. Tỉ lệ pha<br />
loãng nằm trong khoảng tối ưu sẽ kích hoạt đồng bộ<br />
tất cả tinh trùng hoạt động và kéo dài thời gian hoạt<br />
lực, trong khi tỉ lệ pha loãng thấp hoặc cao sẽ ảnh<br />
hưởng đến khả năng bơi của tinh trùng do nó phải<br />
cạnh tranh cao trong một không gian hẹp hoặc phải<br />
hoạt động nhiều trong một khoảng không gian quá<br />
rộng sẽ khiến cho tinh trùng tiêu hao năng lượng lớn<br />
và nhanh chết hơn. Do đó, nếu tinh trùng được pha<br />
loãng với một tỉ lệ thích hợp sẽ cho kết quả hoạt lực<br />
là tối ưu nhất [8], [18].<br />
Bên cạnh đó, tỉ lệ pha loãng đối với các loài<br />
cá khác nhau thì khác nhau. Kết quả trong nghiên<br />
cứu này tương tự với nghiên cứu của Le và ctv [16]<br />
trên cá đù vàng, Morisawa và ctv [19] trên cá vàng,<br />
Tan-Fermin và ctv [21] trên cá da trơn châu Á. Trong<br />
khi đó ở cá tầm Iran và cá rô châu Âu tỉ lệ 1:50 [5], [8],<br />
cá mú đen và cá đối mục lại là tỉ lệ 1:10 cho hoạt lực<br />
cao nhất [10], [12].<br />
<br />
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt lực tinh trùng<br />
Kết quả quan sát hoạt lực tinh trùng cá mú cọp<br />
cho thấy có sự sai khác ý nghĩa giữa phần trăm, vận<br />
tốc và thời gian hoạt lực ở các nhiệt độ thí nghiệm<br />
(P0,05), tuy<br />
nhiên lại có sự sai khác ý nghĩa về thời gian hoạt<br />
lực của tinh trùng (P