Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI ENZYME VÀ ĐIỀU KIỆN THỦY PHÂN ĐẾN<br />
HOẠT TÍNH KHỬ GỐC TỰ DO DPPH CỦA PROTEIN ARTEMIA THỦY PHÂN<br />
THE EFFECT OF ENZYMES AND HYDROLYSIS CONDITIONS ON DPPH RADICAL<br />
SCAVENGING ACTIVITY OF ARTEMIA PROTEIN HYDROLYSATES<br />
Nguyễn Hồng Ngân1, Nguyễn Anh Tuấn2, Huỳnh Nguyễn Duy Bảo3<br />
Ngày nhận bài: 12/9/2012; Ngày phản biện thông qua: 12/10/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này nhằm khám phá hoạt tính khử gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) của Protein Artemia<br />
thủy phân (APH). Protein của Artemia được thủy phân bằng các enzyme Protamex, Neutrase, Flavourzyme và Alcalase<br />
trong 5 giờ ở 500C, với tỷ lệ enzyme/cơ chất (E/S) là 0,375 AU/g nguyên liệu. Tất cả các enzyme đều tạo ra APH có hoạt<br />
tính khử gốc tự do DPPH. Protein Artemia thủy phân bởi enzyme Protamex có hoạt tính khử gốc tự do DPPH cao nhất nên<br />
đã chọn enzyme Protamex để nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện thủy phân. Kết quả cho thấy tỷ lệ E/S, nhiệt độ, pH và<br />
thời gian thủy phân protein Artemia bằng enzyme Protamex có ảnh hưởng đến khả năng khử gốc tự do DPPH của APH<br />
tạo thành.<br />
Từ khóa: artemia, enzyme, chống oxy hóa, protein, thủy phân<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The present study was aimed to investigate the 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) radical scavenging activity<br />
of Artemia Protein Hydrolysates (APH). The Artemia protein was hydrolyzed with Protamex, Neutrase, Flavourzyme and<br />
Alcalase for 5h at 500C, at an enzyme/substrate (E/S) ratio of 0.375 AU/g material. All the enzymes yielded APH that<br />
possessed DPPH radical scavenging activity. Protamex derived hydrolysates having the highest DPPH radical scavenging<br />
activity and was therefore used to investigate the effect of other hydrolysis conditions. Time, temperature, pH and E/S ratio<br />
were shown to influence DPPH radical scavenging activity of Protamex-derived APH.<br />
Keywords: artemia, enzymes, antioxidant, protein, hydrolysates<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Artemia là một loài giáp xác nhỏ có thể sống ở<br />
những vùng nước mặn có nồng độ muối dao động<br />
lớn từ vài phần nghìn đến 250‰. Với chu trình sinh<br />
trưởng ngắn, sau 10 - 15 ngày Artemia có thể đạt<br />
giai đoạn trưởng thành và tham gia sinh sản. Artemia<br />
có thể sinh sản lần đầu sau 8 ngày phát triển. Mỗi<br />
lần đẻ khoảng 300 trứng hoặc con, với chu kỳ đẻ<br />
4 ngày/lần vì vậy lượng sinh khối Artemia thu được<br />
rất lớn [1,2]. Artemia là loại nguyên liệu thủy sản có<br />
hàm lượng protein cao, chiếm 67,8% trọng lượng<br />
khô. Hiện tại, các nghiên cứu chế biến Artemia còn<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
rất hạn chế đặc biệt là chế biến Artemia thành thực<br />
phẩm cho người chưa được quan tâm. Artemia chủ<br />
yếu được sử dụng dưới dạng sinh khối tươi dùng<br />
làm thức ăn nuôi ấu trùng tôm càng xanh, cua, tôm<br />
biển và cá cảnh [5]. Phần sinh khối dư thừa hiện<br />
chưa được sử dụng một cách hiệu quả; do vậy việc<br />
nghiên cứu chế biến Artemia thành các sản phẩm<br />
thực phẩm là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử<br />
dụng loại nguyên liệu thủy sản giàu protein này.<br />
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu tách chiết các<br />
chất có hoạt tính sinh học, đặc biệt là các chất có<br />
hoạt tính chống oxy hóa từ protein của động vật<br />
<br />
Nguyễn Hồng Ngân: Lớp Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2009 - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Nguyễn Anh Tuấn, 3TS. Huỳnh Nguyễn Duy Bảo: Khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
120 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
thủy sản [7, 9, 15]. Protein thủy phân có chứa các<br />
peptide, acid amin có khả năng chống oxy hóa được<br />
sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như thực phẩm,<br />
thực phẩm chức năng, mỹ phẩm [11, 14].<br />
Vì vậy, nghiên cứu khả năng chống oxy hóa<br />
của protein Artemia thủy phân để sử dụng trong lĩnh<br />
vực thực phẩm cho con người là một hướng đi mới<br />
góp phần sử dụng hiệu quả hơn nguồn sinh khối<br />
Artemia. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá<br />
ảnh hưởng của loại enzyme và điều kiện thủy phân<br />
đến hoạt tính khử gốc tự do DPPH của APH.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Nguyên vật liệu và hóa chất<br />
Gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH)<br />
mua từ công ty hóa chất Sigma-Aldrich, Hoa Kỳ.<br />
Các hóa chất khác dùng trong nghiên cứu này là<br />
loại đạt tiêu chuẩn dùng cho phân tích.<br />
Dựa vào việc sử dụng enzyme trong các nghiên<br />
cứu về hoạt tính chống oxy hóa của prtein thủy<br />
phân từ sinh vật biển [6, 7, 10], nghiên cứu này sử<br />
dụng các chế phẩm protease thương mại bao gồm:<br />
Neutrase, Alcalase, Flavourzyme và Protamex của<br />
hãng Novo - Đan Mạch. Neutrase là loại metallo<br />
endoprotease được thu nhận từ vi khuẩn Bacillus<br />
amyloliquefaciens; Alcalase là loại endoprotease<br />
được thu nhận từ vi khuẩn Bacillus licheniformis;<br />
Protamex kết hợp cả hai loại edoprotease và<br />
exopeptidase được thu nhận từ vi khuẩn Bacillus<br />
licheniformis<br />
và<br />
Bacillus<br />
amyloliquefaciens;<br />
Flavourzyme kết hợp cả hai loại edoprotease và<br />
exopeptidase thu nhận từ nấm Aspergillus oryzae.<br />
2. Chuẩn bị protein Artemia thủy phân<br />
Artemia được thủy phân bằng các enzyme<br />
thương mại bao gồm Protamex, Neutrase, Alcalase<br />
và Flavourzyme. Quá trình thủy phân được giữ ở<br />
50oC trong bể ổn nhiệt trong thời gian 5 giờ. Hoạt độ<br />
của enzyme so với cơ chất là 0,375 AU/g. Hỗn hợp<br />
sau khi thủy phân đưa đi bất hoạt enzyme ở nhiệt độ<br />
85oC trong 10 phút, rồi lọc tách bỏ phần bã thu dịch<br />
protein Artemia thủy phân (APH).<br />
3. Phương pháp phân tích<br />
Khả năng khử gốc tự do DPPH của APH xác<br />
định theo phương pháp của Fu và cộng sự (2002)<br />
[8, 12].<br />
Dịch thủy phân được pha loãng 5 lần bằng<br />
nước cất. Đối với mẫu đo cho vào ống nghiệm 1,8ml<br />
nước cất, 0,2ml mẫu tương ứng, 1ml methanol, 1ml<br />
DPPH. Do dịch thủy phân có màu nên ta cần chuẩn<br />
<br />
Soá 1/2013<br />
bị mẫu blank. Mẫu blank cũng chuẩn bị tương tự<br />
nhưng thay 1ml DPPH bằng 1 ml methanol. Ống<br />
chuẩn gồm: 2ml nước + 1ml methanol + 1ml DPPH.<br />
Lắc đều rồi đem ủ trong bóng tối ở nhiệt độ phòng.<br />
Sau 30 phút đem đi đo độ hấp phụ ở bước sóng 517<br />
nm trên thiết bị UV-Vis mini 1240.<br />
4. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Số liệu trình bày trong bài báo này là giá trị trung<br />
bình của 3 lần thí nghiệm ± SD (độ lệch chuẩn). Tính<br />
giá trị trung bình và vẽ đồ thị sử dụng phần mềm<br />
Microsoft Excel 2003. Sự khác biệt có ý nghĩa về<br />
mặt thống kê (p < 0,05) của các giá trị trung bình<br />
được phân tích trên phần mềm thống kê R phiên<br />
bản 2.15.1. Các kí tự a, b, c, d, e, f khác nhau trên<br />
đồ thị thể hiện số liệu khác nhau có ý nghĩa ở mức<br />
p