Ảnh hưởng của việc làm thêm đối với sinh viên
lượt xem 5
download
Bài viết cho thấy: Hiện nay ở nước ta có khoảng 60% sinh viên ở tất cả các trường Đại Học đang có công việc làm thêm ngoài giờ học, hơn thế nữa những chủ nhân tương lai còn muốn kiếm thêm một khoản tiền lớn và ít nhiều kinh nghiệm trước khi rời khỏi trường Đại Học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của việc làm thêm đối với sinh viên
- ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐỐI VỚI SINH VIÊN Dƣơng Thị Trà My, Dƣơng Thị Thu Thảo, Nguyễn Tú Nhƣ, Nguyễn Thị Hải Anh Khoa Kế toán Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh, HUTECH TÓM TẮT Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đã có không ít các bạn sinh viên chủ động đi tìm việc để làm thêm với vô vàn những lý do khác nhau: làm cho biết, làm để lấy kinh nghiệm, làm để có thêm thu nhập chi tiêu hay đơn giản chỉ vì bạn bè làm được thì tại sao mình lại không làm được Ai đó từng trải qua thời sinh viên có lẽ đều phải thấu hiểu khái niệm việc đi làm thêm. Hiện nay ở nước ta có khoảng 60% sinh viên ở tất cả các trường Đại Học đang có công việc làm thêm ngoài giờ học, hơn thế nữa những chủ nhân tương lai còn muốn kiếm thêm một khoản tiền lớn và ít nhiều kinh nghiệm trước khi rời khỏi trường Đại Học. Đa số các bạn sinh viên tìm việc là do bạn bè giới thiệu, qua trung tâm môi giới hoặc đến tuyển dụng trực tiếp tại các đơn vị tuyển dụng. Có nhiều sinh viên may mắn đã dễ dàng tìm được công việc phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân, được trả công và đối xử đúng mực, nhưng cũng có không ít trường hợp mất tiền, mất của, mất cả công sức mà chẳng được gỡ… Chuyện đi làm thêm ngoài giờ học không đơn giản như ta vẫn thường nghĩ. Từ khóa: Sinh viên, làm thêm. 1. SINH VIÊN NÊN HAY KHÔNG NÊN ĐI LÀM THÊM? Đây là câu hỏi mà chúng tôi đã đặt ra cho các bạn sinh viên trong cuộc điều tra này. Trong số 40 phiếu điều tra cho các bạn sinh viên của trường Kinh tế quốc dân và các bạn ở khoa Quốc tế IBD, kết quả thu được như sau : Biểu đồ: Sinh viên có nên đi làm thêm Hơn 60% ý kiến cho rằng sinh viên nên đi làm thêm còn 38% ý kiến phản đối. Các bạn cho rằng sinh viên không nên đi làm thêm đưa ra lý do: việc làm thêm chiếm nhiều thời gian nên ảnh hưởng việc học tập trên lớp, các bạn đi làm thêm cũng có ít thời gian tham gia các hoạt động tập thể của lớp. Các bạn đồng tình với việc sinh viên đi làm thêm lại đưa ra ý kiến rằng,việc làm thêm là cơ hội tốt để cọ xát với thực tế, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện sự tự tin, giải quyết tình huống mà trong trường đại học các bạn ít có cơ hội thực hành. Tuy nhiên các bạn ủng hộ việc làm thêm cũng đưa ra lời khuyên rằng: các bạn đi làm thêm nên sắp xếp thời gian làm việc hợp lý và đặc biệt không nên làm thêm vào mùa thi. Tóm lại, đại đa số các bạn sinh viên ủng hộ quan điểm sinh viên làm thêm hoặc làm việc bán thời gian. 429
- Vậy tình hình sinh viên đi làm thêm trong dịp hè này như thế nào? Có nhiều ý kiến khác nhau cho câu hỏi:” Bạn có đi làm thêm không?” Có 38% các bạn đuợc hỏi không đi làm thêm và 62% còn lại đã đang và có dự định đi làm thêm. Vậy công việc của các bạn giờ đây có gì khác? 2. NHỮNG VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN SINH VIÊN LÀM THÊM 17% 30% 38% 15% DỰ ĐỊNH ĐANG LÀM KHÔNG ĐÃ LÀM Sau khi hỏi một số bạn đã đi làm thêm, chúng tôi thấy việc làm thêm của sinh viên hiện đại đang diễn ra với một xu hướng mới: Sinh viên học ngành gì luôn muốn làm công việc liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới ngành học đó. Khi nắm được cơ hội, họ sẽ vận dụng chính những kiến thức học ở trường để khẳng địnhh mình trong thực tiễn công việc. Quan trọng hơn, nếu có năng lực, nhiều sinh viên có thể tìm thấy cơ hội lớn hơn cho mình trong tương lai. Ví dụ như sinh viên nghành ngoại ngữ làm nhân viên trong một số nhà hàng, quán ăn được giao tiếp với người nước ngoài. Trong quá trình làm việc, họ có thể thực hành luôn khả năng nghe nói và giao tiếp. Hay như sinh viên trong các ngành kinh tế chẳng hạn, họ sẽ hiểu biết hơn về tâm lý khách hàng, cách điều hành của các ông chủ sao cho đem lại hiệu quả nhất… Và một điều nữa là hầu hết sinh viên đều rảnh rỗi sau nửa ngày học ở trường. Vì thế nhiều sinh viên tìm cho mình một công việc bán thời gian, không chỉ giúp cho họ có thêm một khoản chi tiêu mà còn hữu ích húa thời gian rảnh rỗi, tránh " nhàn cư vi bất thiện". Ngoài ra, các công việc không đỏi hỏi chuyên môn cao, mức lương ổn định cũng được các bạn sinh viên lựa chọn. Nếu 5 hoặc 10 năm trước việc làm thêm của sinh viên còn khá đơn giản và chủ yếu là : làm gia sư hay phát tờ rơi. Ngày nay, nhu cầu tìm việc làm thêm, việc làm bán thời gian của sinh viên ngày càng tăng và loại hình việc làm bán thời gian cũng rất đa dạng, đủ mọi ngành nghề, công việc để lựa chọn. Các công việc tập trung chủ yếu ở một số lĩnh vực như: làm ở tiệm thức ăn nhanh, tiếp thị sản phẩm, bán hàng siêu thị, dạy kèm, tìm hiểu thị trường, Promotion Girls, cộng tác viên cho một số báo, phiên dịch viên, hướng dẫn viên…. Nhìn chung, đó là những việc bán thời gian vì không đòi hỏi chuyên môn, mức lương lại khá hấp dẫn (ví dụ, mức lương dành cho lễ tân từ 120. 000đ – 150.000đ/buổi, nếu làm theo ca thì được từ 900.000đ–1.000.000đ/tháng). 3. MỤC Đ CH SINH VIÊN ĐI LÀM THÊM Một số đi làm là vì điều kiện gia đình khó khăn, không đủ tiền để trang trải tiền học phí, tiền sinh hoạt. Một số khác đi làm cho vui, vừa lấp đầy quỹ thời gian trống vừa có tiền rủng rỉnh tiêu xài thêm! Còn đại đa số các bạn làm thêm để có điều kiện tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm thực tế của cuộc sống, coi đó như là bước trải nghiệm ban đầu để các bạn có thể vững tin hơn trong tương lai Về mặt tích cực, có thể coi công việc ngoài giờ của sinh viên là một môi trường học tập mà nhà trường không thể dạy được. Sinh viên được giao tiếp rộng hơn bên ngoài xã hội, điều này giúp cho họ có được thêm sự tự tin và mạnh mẽ, rất có ích cho cuộc sống sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó họ có thể rèn luyện thêm những kỹ năng mà họ đã được học trên giảng đường nhưng chưa có dịp đem nú ra thực hành. Tuy vậy, các bạn sinh viên vẫn còn gặp phải những trở ngại khi đi làm thêm, trước tiên là việc tìm việc làm…. 430
- 4. CÁC CÁCH TÌM VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN Nhiều sinh viên cho rằng kiếm được việc làm thêm là rất khó khăn bởi họ không biết nên tìm việc như thế nào. Tuy nhiên thực tế có rất nhiều cách mà sinh viên có thể tìm cho mình 1 công việc với mức lương phù hợp. Chúng tôi đã điều tra trong 100 sinh viên IBD về các cách mà họ tìm việc: 35% sinh viên tới trung tâm giới thiệu việc làm 10% sinh viên tìm việc nhờ người thân 5% sinh viên tìm việc qua báo chí Có rất nhiều cách mà sinh viên có thể tìm cho mình 1 công việc làm thêm vừa đảm bảo thời gian, vừa đảm bảo việc học tập. Vậy tại sao nhiều sinh viên vẫn lo lắng? Chúng tôi đã tìm hiểu và thấy rằng 60% sinh viên không thể tìm được việc làm thêm, 30% sinh viên tìm được việc làm nhưng lại không như ý muốn. Tại sao vậy? Sinh viên thường vẫn gặp một số khó khăn trong lúc tìm việc, ví dụ như thiếu tự tin, gặp một số vấn đề về nghiệp vụ hay hình thức chưa được…Bởi không thể khắc phục hay không khắc phục được những điểm chưa tốt, nhiều sinh viên đã phải từ bỏ công việc mà theo họ là phù hợp để tìm tới công việc khác hay không thể tìm cho mình 1 việc làm thêm Mỗi cách tìm việc đều có mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực. Sau đây chúng tôi xin đưa ra 1 số thuận lợi và khó khăn của mỗi cách tìm việc mà sinh viên thường gặp 5. CÁC KÊNH THÔNG TIN VIỆC LÀM 5.1.Trung tâm giới thiệu việc làm Hiện nay hầu hết các bạn sinh viên thường tìm tới các trung tâm giới thiệu việc làm với mong muốn tìm được 1 công việc và mức lương phù hợp bởi đây là cách dễ dàng. Chi phí cho mỗi lần giao dịch như vậy là 10.000 đồng. Sau khi đã tìm được những công việc và mức lương phù hợp với khả năng của mình tại bảng thông tin được công khai đặt tại trung tâm, các bạn sinh viên sẽ được nhân viên tư vấn cung cấp thêm thông tin về công ty cũng như vị trí công việc mà mình đã chọn. Trong quá trình tư vấn, sinh viên sẽ được hướng dẫn làm những thủ tục cần thiết để khi tới gặp nhà tuyển dụng sẽ không khỏi bỡ ngỡ. Vì vậy những khó khăn nhỏ như: Chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, ấn tượng đối với nhà tuyển dụng đều được khắc phục. Tuy nhiên hiện nay có một số trung tâm giả mạo mọc lên. 5.2. Báo chí Hiện nay rất nhiều nhà tuyển dụng thông báo tuyển người qua báo chí. Nhiều thông báo nêu rõ nội dung công việc, yêu cầu về các kỹ năng, điều kiện lao động, mức lương, hồ sơ xin việc... Điều này rất có lợi để sinh viên tự so sánh năng lực của mình với yêu cầu của nhà tuyển dụng, và cũng nhờ vậy sinh viên có thể bổ sung, hoàn thiện những yêu cầu còn thiếu hay còn yếu. Mặc dù vậy sinh viên vẫn gặp 1 số khó khăn như: Yêu cầu của công việc quá cao, hay không phù hợp chuyên ngành… 5.3. Internet – Đây là 1 cách mới đối với sinh viên hiện nay nhưng lại rất tiện lợi. Chỉ với 1 cái máy tình nối mạng, bạn có thể tìm được việc làm ở bất kỳ đâu trên thế giới với lương khá cao và đảm bảo. Hiện nay nhiều công ty cho ra các trang web tìm việc miễn phí rất thu hút sinh viên. Nhưng trên thực tế, tìm việc làm thêm qua mạng không dễ chút nào. Với 1 công việc có ít nhất mấy nghìn người đăng ký, và trong 1 rừng người như vậy, liệu sinh viên có thể có được công việc đó dễ dàng? – Có lẽ đây là cách an toàn và dẽ dàng nhất đối với sinh viên khi tìm việc. Hãy dành thời gian tiếp xúc với bạn bè hoặc người thân đang làm việc, trao đổi với họ về nguyện vọng của mình. Rất nhiều trường hợp, chính họ là người cung cấp thông tin cho bạn về chỗ làm việc trống ở cơ quan của họ hoặc ở một nơi nào khác mà họ biết. Điều có lợi hơn nữa là họ còn có thể cho bạn thông tin và đặc điểm của cơ quan ấy (tổ chức, quy mô, sản phẩm, thiết bị, cách tuyển dụng, người phụ trách nhân sự...). 431
- 5.4. Tiếp cận trực tiếp, qua tờ rơi Có một số doanh nghiệp, công ty niêm yết yêu cầu tuyển dụng ngay ở cửa chính của công ty, hay in các tờ rơi rồi phát cho sinh viên ở cổng trường ĐH. Chỉ cần mạnh dạn đến tiếp cận sinh viên sẽ có thế tìm được cho mình 1 công viờc an toàn và phù hợp. Tuy nhiên 1 khó khăn mà sinh viên hay gặp đó là sự thiểu tự tin. Khi tới phỏng vấn trực tiếp, nhiều sinh viên đã quá hồi hộp mà để tuột mất cơ hội. Một vấn đề bất cập ở đây là hiện nay đã xuất hiện nhiều công ty ma, cũng in tờ rơi, yêu cầu tuyển nhân viên với mức lương hấp dẫn nhưng trên thực tế thì không hề tồn tại. Qua điều tra của chúng tôi thì 20% sinh viên đã bị lừa bởi các công ty ma này. 6. ẢNH HƢỞNG CỦA LÀM THÊM ĐẾN SINH VIÊN 6.1 Sức khoẻ: Các việc làm thêm ngoài giờ thường ảnh hưởng khá rõ lên sinh viên. Với những công việc nhẹ nhàng, khó có thể thấy rõ được ảnh hưởng này nhưng chúng ta đã biết là sinh viên thì thời gian phần lơn được dành cho học tập tại trường và tự học vì thế những công việc làm thêm thường vào ngoài giờ học. Sau tình trạng quá tải, kiệt sức. Nhiều việc làm thêm dựa nhiều vào sức lực và vào các ca đêm còn khiến sinh viên mất một lượng sức lực khá lớn. Mệt mỏi, buồn ngủ nhưng ngay sáng hôm sau đó phải có mặt tại giảng đường, hậu quả của việc làm thêm một cách quá sức và quá tải lên việc học tập là qua rõ ràng. 6.2 Tài chính: Chúng ta hoàn toàn không thể phủ nhận việc làm thêm đã giúp sinh viên trang trải một phần cho cuộc sống của mình. Sinh viên hoàn toàn có thể dựa vào những công việc làm thêm để có thể học tập và sinh hoạt một cách độc lập một cách tự lập mà không cần nhờ đến sự trợ cấp của gia đình. Khi phải học tập xa gia đình thì kinh phí là một điều băn khoăn đăc biệt cho sinh viên nghèo ngoại tỉnh. Với một gia đình nông thôn nghèo, chỉ dựa vào nghề nông thì số tiền kiếm được hàng tháng còn khó khăn cho việc sinh hoạt tại gia đình chứ chưa nói tới việc chu cấp cho con học Đại học, hơn nữa sinh hoạt phí tại các thành phố lớn là khá đắt đỏ. Vì thế sinh viên tìm đờn việc làm thêm như một phần tất yếu. Không những thế nhiều sinh viên còn có thể kiếm tiền gủi về gia đình ngay khi ngồi trên ghế Giảng đường, giúp gia đình cải thiện đời sống. Vì thế làm thêm là một phương pháp tốt cho sinh viên khi tìm một nguồn tài chính để chu cấp cho bản thân 6.3 Thời gian Nhiều bạn sinh viên dành nhiều thời gian cho việc làm thêm nên ảnh hưởng đến thời gian học trên lớp. Vào những dịp nghỉ lễ Tết, hay kỳ nghỉ hè các bạn có thể làm việc cả ngày mà không ảnh hưởng đến việc học trên lớp. Nhưng trong năm học, việc làm thêm rất ảnh hưởng đến việc học của các bạn. Nhiều bạn chọn công việc làm thêm nửa ngày nhưng sau thời gian làm việc, hầu hết các bạn đã mệt mỏi và không đủ sức để học bài trên lớp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://khotrithucso.com/luan-van-do-an-bao-cao/kinh-te/quan-tri-marketing [2] ww.thongke.com 432
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những tác động và sự ảnh hưởng của việc làm thêm đối với kết quả học tập của sinh viên trên địa bàn TP.HCM
6 p | 232 | 14
-
Đánh giá thực trạng việc làm thêm của sinh viên tại trường đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng
6 p | 96 | 8
-
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ
9 p | 61 | 8
-
Miền nguồn con người của các ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh Mĩ
15 p | 23 | 6
-
Phong tục Việt Nam: Phần 1
241 p | 19 | 5
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi nghề và tìm việc làm thêm của người lao động nông thôn ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang
13 p | 17 | 4
-
Những bài đọc thêm vè đề tài " Đất Nứơc"
5 p | 79 | 4
-
Áp dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vào học phân hiệu trường đại học lâm nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
0 p | 63 | 4
-
Để học tập tốt (Bàn góp với thầy cô để giúp sinh viên học tập tốt)
12 p | 21 | 4
-
Liên kết từ vựng trong văn bản tiếng Anh
12 p | 50 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng và ra quyết định giải pháp giảm ngập Trường hợp điển cứu tại Thành phố Cần Thơ
10 p | 55 | 2
-
Ảnh hưởng của yếu tố giới tính đến mức độ tập trung từ ngữ và việc sử dụng các phương pháp cấu tạo từ của đối tượng sinh viên
5 p | 92 | 2
-
Tư tưởng “đức trị” của Khổng Tử và vận dụng trong quản lí giáo dục
6 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn